Kính thưa HuynhHuuDuyen! Chắc do đang viết có ..”cảm xúc tầm bậy” nên mới đưa Tam Quốc vào!
Ta biết cốt truyện tam quốc là sự tranh hùng giữa các thế lực, chánh – tà, phải trái, sai đúng, thiện ác ….nhưng chung quy lại đều mong muốn người dân có một cuộc sống ấm no hạnh phúc! Không chiến tranh, cướp bóc, giựt dành! Không chia phe lập phái, tạo thành một nước thống nhất!
Giống như sau khi nhà châu mất vận thì bảy nước tranh hùng …chiến tranh liên miên ..và nhà Tần với thế lực hùng mạnh đã thống nhất đất nước chính vì Nhà Tần thống nhất bằng vũ lực giết chóc kinh người, sau khi thống nhất tuy có nhiều cải cách tốt ích nước lợi dân nhưng sau đó lại khiến nhân dân oán thoán …..và nhà Tần lại bị diệt vong ….
TAM QUỐC CHÍ là sự tranh hùng giữa hai nhà Hán và Sở! Sau này nhà Hán diệt được sở và quy về 1 mối! ! Q nhắt đến Lưu Bị vì ông là nhà lãnh đạo có tài của nhà Hán ông nổi tiếng thu phục lòng người = tính nhân nghĩa hòa ái và …tế nhị nữa! nên dưới trướng ông có rất nhiều nhân tài quyết theo ông không màng đến tính mạng của mình: như Gia Cát Lượng, Trương Phi, Quan Vân Trường và một nhân vật “đặc biệt” nữa rất giỏi dưới trướng của Lưu Bị là nhân vật Từ Thứ! Vì bị Tào Tháo mang tính mạng mẹ già ra dọa nên từ thứ phải từ biệt Lưu Bị mà sang đầu quân cho Tào Tháo! Trước khi đi Từ Thứ có nói với Lưu Bị rằng: “Dù Thứ này đi sang với tên hoạn quan Tào Tháo nhưng cả đời, Thứ thề không cống hiến cho hắn bất kì 1 kế nào.” Chung quy Từ Thứ biệt đầu quân sang Tào vì chỉ Hiếu! Vậy Lưu Bị đã làm gì mà khiến nhiều trướng dưới mình phải hết mình như thế? Huynh Huuduyen có thể tham khảo trong Tam quốc chí, nếu Huynh gặp bài thơ này thì đó là Tam quốc diễn nghĩa đó,
mở đầu tuyện có bài thơ cũng là kết thúc truyện luôn:
Sông dài cuồn cuộc ra khơi ,
Anh hùng : sóng dập, cát vùi thiên thu...
Dở hay, thành bại nào đâu?
Bể dâu chớp mắt , nghoảnh đầu thành mơ !
Non xanh còn đó trơ trơ ,
Tà dương lần lửa sưởi hơ ánh hồng.
Lão tiều gặp lại ngư ông ,
Bên sông gió mát , trăng trong , kho trời.
Rượu vò lại rót khuyên mời ,
Cùng nhau lại kể chuyện thời xa xưa...
Kể ra biết mấy cho vừa?
Nói cười hỉ hả , say sưa quên đời
Dù trong thời chiến khó có thể đánh giá 1 con người hoàn hảo được nhưng: Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa Lưu Bị được ca ngợi như người “Thương dân, lấy dân làm gốc”, và hay lấy đức để thu phục người khác.!
Ghi chú: Quan Vân Trường bây giờ là một trong Tam trấn trong nền đạo chúng ta: QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN!
Từ Thứ : Bây giờ Thánh danh là HUYỀN HẠO CHƠN QUÂN trong nền Đạo chúng ta!
Và đây là bài thi của ông:
Căn quả nhơn luân trả khó cùng,
Đừng vì hiếu nghĩa phế tâm trung.
Ven mây đã thấy đường ngân hải,
Dựa truyện chớ quen núp bóng mùng.
Ngựa tứ rảnh chơn chơi cảnh trí,
Hạc đồng khỏe cánh hứng thanh phong.
Trường công quả ấy không thường gặp,
Cửa võ thiêng liêng gắng vẫy vùng.
Huynh huuduyen thử đọc và tìm hiểu mấy truyện đó xem sao!
Đức Lý Giao Tông có lần giáng cơ dạy tại Trung Hưng Bửu Tòa rằng: “ Chỉ có tu mới hiệp nhất được mà thôi”
Tu không chỉ là tu ở Nội Tâm, ngoại tâm mà còn để tâm nghiên cứu các tôn giáo bạn để có cái nhìn tổng quát về nền đạo! Q tuy chưa nghiên cứu các tôn giáo bạn nhưng ở các hội thánh CAO ĐÀI trong đó có Hội thánh Tây Ninh Q cũng từng đọc ..các cuốn …nói chung là …nếu có ..là đọc! Còn phân định chánh tà thì do Tâm mình nhận biết!
Bởi “GỐC” của Đạo không chỉ về hữu hình, hữu tướng mà còn ở trong tâm có câu kinh mà chúng ta hay đọc ( Q thì ít) cúng tứ thời: “ đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp” muốn phân định chánh tà thì phải “thành tín hiệp” chớ không thể nghe theo sách vở viết hoặc ai đó nói: nơi đó là chánh, nơi kia là tà là mình tin thì không ! Như thế không ổn cho lắm!
Khi HTĐM các Hội thánh bàn luận về đạo thì Q nhận biết có 1 điểm kg biết có nên nói không! …thôi kệ hên xui! Các hội thánh, cơ quan bạn rất thông hiểu về Tây Ninh nhưng HTĐM tây ninh lại …ít biết về các Hội Thánh bạn!
Nếu HTĐM các hội thánh nghiên cứu nhiều hơn thì chúng ta sẽ dễ thông cảm nhau hơn!
Vì có việc bận Q viết hơi vội, có thể không đúng hết được, mong HTĐM cứ góp ý trên tinh thần cùng nhau học hỏi và hòa ái!
Chúc Huynh Huuduyen thật mạnh khỏe và tổ chức tốt Lễ Khánh thành Thánh Thất Đa Phước!