Đạo quy Hội thánh Truyền Giáo và Pháp chánh truyền, Tân luật

  • Người khởi tạo QuanTriVien1
  • Ngày gửi

Trung ngôn

Active member
(tiếp theo phần trên)
Kính HTDM,
Theo cách thức trình bày, bố trí các điều luật, TN hiểu các nhà lập luật của Hội Thánh này thiết lập:
- Một điều khoản tức điều 51, quy định về Chức sắc – là môn đệ của Đức Chí Tôn có giáo phẩm của Cửu Trùng Đài từ Chánh trị sự, Phó trị sự và Thông sự trở lên đến Giáo tông; có giáo phẩm của Hiệp Thiên Đài từ Tùng Sỹ Quân trở lên đến Hộ pháp. Các giáo phẩm này nằm trong chín (9) phẩm mà Pháp chánh truyền lưỡng đài quy định; và
- Một điều khoản tức điều 52 (chúng ta đang xem xét), quy định về phần còn lại của giáo hội phẩm thấp nhất và đông nhất là tín đồ.
Chúng ta tiếp tục xem Hội Thánh này đã thiết lập phẩm tín đồ này như thế nào và những xung đột vị trí pháp lý của giáo phẩm được hiểu dưới khái niệm “hàng đạo chúng” được quy định tại điều 52, đạo quy bản in năm 2007.
Còn tiếp.
Kính.
 
Sửa lần cuối:

Trung ngôn

Active member
khoản 2 nói:
2. Xuất gia là hàng giáo phẩm và tu sỹ :
a) Hàng giáo phẩm là Chức sắc đào tạo từ hạnh đường, được Hội Thánh phong cử [x1] và xuất thân hành đạo.
b) Hàng Tu sỹ là người phát nguyện trọn đơi phụng sự Giáo hội, tu học, lập công tại các giáo sở.

Trước khi xem xét điều 52, chúng ta xem điều 53 của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài quy định về “Chế độ phong cử và bổ nhiệm chức sắc” [Chương VI bao gồm điều 53, 54, 55].
Điều 53 quy định: Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài thực hiện chế độ công cử và cầu phong Chức sắc, Chức việc theo đúng Pháp chánh truyền, Tân luật, Đạo luật, Đạo quy của Hội Thánh.
Chúng ta lần lược xem qua:
A. Phong cử : Tại điều 52, Đạo quy có ghi « Hàng giáo phẩm là Chức sắc đào tạo từ hạnh đường, được Hội Thánh phong cử” [x1]. Thế nhưng, chúng ta xem tiếp điều 53 thì trong toàn bộ điều này không tìm thấy từ ‘phong cử’ mà chỉ tìm thấy ’công cử’ và ‘cầu phong’ mà thôi.
Vậy theo ý chí của các nhà làm luật thì, TN hiểu :
- Đặt ra theo một chế độ ‘phong cử’ mà không thấy quy định chi tiết về việc phong này. Việc quy định thêm hay thừa hay thiếu hay v.v. tạo tiền lệ cho các chức sắc, chức việc tùy nghi sử dụng. Dĩ nhiên là họ không thể nào sử dụng được chế độ ‘phong cử’ này rồi.
- Mặt khác tai hại hơn là các giáo phẩm hàng tín đồ là ‘Hàng giáo phẩm là Chức sắc đào tạo từ hạnh đường’ bỗng dung vô thừa nhận vì không được Đạo quy này điều chỉnh bằng một trong trong chế độ là ‘công cử’ và ‘cầu phong’. Hiện tại, khoản hơn 200 Hạnh sinh của khóa Hạnh đường hiện nay sắp ra trường sẽ bị vô thừa nhận một thời gian cho đến khi Hội Thánh này thay đổi tư duy lập luật hay nói cách khác là nâng tầm của các nhà lập luật.
- Ánh sáng cuối con đường hầm : Một số cá nhân có kiến thức về luật [thường là chưa qua đào tạo chính thống] thì cho rằng ‘phong cử’ chính là ‘công cử’ và ‘cầu phong’ tức là dùng danh từ kép từ phong và cử với nhau. TN nghĩ, nếu có sử dụng ý đó đi nữa thì các nhà làm luật cần đưa khái niệm này lên phần điều khoản chung ; theo đó dùng để giải thích các từ ngữ đa nghĩa, danh từ kép, v.v. tùy ý ; song việc cho rằng như trên thì vô hình chung lấy dây tự trói lại rồi kêu rằng mình ‘bị cột’; việc cho rằng cũng chỉ dừng lại ở chổ biện minh mà thôi.
Cách tốt nhất là xây dựng cái gì thì thiết lập điều luật để điều chỉnh cái đó để tránh một điều luật tồn tại mà mạnh ai người đó hiểu và áp dụng một cách tùy thích, bất chấp tín đồ phải chịu thiệt thòi mà không ai hay.
TN vẫn chưa hiểu các Chức sắc Hiệp Thiên Đài của Hội thánh này đã tham gia bảo tồn pháp luật như thế nào khi tiến hành xây dựng Đạo quy 2007 này ???!!!
Câu hỏi vẫn luôn tồn tại cho các điều khoản sau nữa khi chúng ta tìm hiểu.
Còn tiếp.
 

Trung ngôn

Active member
Đạo quy Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài nói:
2. Xuất gia là hàng giáo phẩm và tu sỹ :
a) Hàng giáo phẩm là Chức sắc đào tạo từ hạnh đường, được Hội Thánh phong cử và xuất thân hành đạo.
b) Hàng Tu sỹ là người phát nguyện trọn đơi phụng sự Giáo hội, tu học, lập công tại các giáo sở.
Kính HTDM,
Chúng ta quay lại khoản 2, điều 52:
Như đã nói ở trên, nội dung chủ yếu của điều 52 này đề cập đến đối tượng là tín đồ - môn đệ của Đức Cao Đài.
Theo cách hành văn thì TN hiểu như sau: Tín đồ có hàng tại gia và xuất gia.
Tín đồ ở thành phần xuất gia được định nghĩa tiếp là “hàng đồ giáo phẩm”.
Từ đây, các nhà làm luật tiếp tục đưa chúng ta tiếp cận một khái niệm mà TN xem là “lạ”:
1. Một khái niệm để đưa tín đồ có một cái tên mới “hàng giáo phẩm”.
2. Một nhóm tín đồ thuộc “hàng giáo phẩm” được định nghĩa như sau:
a) Hàng giáo phẩm là Chức sắc đào tạo từ hạnh đường, được Hội Thánh phong cử và xuất thân hành đạo.
Xung đột pháp lý hiện ra là khi chúng ta thay thế khái niệm – tức chủ ngữ “hàng giáo phẩm” bằng cụm từ “tín đồ” thì khoản a) trở thành:
a) Tín đồ là Chức sắc đào tạo từ hạnh đường, được Hội Thánh phong cử và xuất thân hành đạo.
Như vậy, “tín đồ” sau một đêm thức giấc được điều khoản này cất nhắc ngay lập tức thành “chức sắc”.
Hoặc ngược lại
Từ điềm a, khoản 2) của điều này thì cụm từ
“Chức sắc đào tạo từ hạnh đường, được Hội Thánh phong cử và xuất thân hành đạo” chỉ rõ rằng “chức sắc ” được Hội thánh đào tạo bài bản từ trường lớp có tên là “hạnh đường”, sau đó được Hội thánh phong cử, cùng lúc đó phải xuất thân hành đạo bỗng dung quay lại làm phẩm thấp nhất trong 9 phẩm là “tín đồ”.
Trong khi đó, điều 51 quy định 8 phẩm từ Chánh trị sự, Phó trị sự và Thông sự trở lên đến Giáo tông là chức sắc [xem bài phân tích ở trên].
Theo sự hiểu biết thấp kém của TN thì các nhà lập luật của Hội thánh này dẫn người đọc đi lòng vòng bằng câu chữ mà phận thấp thỏi của tín đồ khó mà có người nhận thấy hay đây là sự thiếu hiểu biết về kỹ năng xây dựng văn bản mang tính luật của các nhà lập luật đã vô tình triệt tiêu quyền làm chức sắc của một thế hệ một nhóm người được học qua Hạnh đường, được Hội thánh “phong cử”cùng lúc phải xuất thân hành đạo.
Hy vọng, với 4 năm trường học hành, các hạnh sinh Hạnh đường bằng sự hiểu biết của mình cố gắng tìm cách làm cho mình được “chính danh” hơn trong Đạo quy, cụ thể tại khoản 2, điều 52.
Trung ngôn đề xuất: Một Hạnh sinh làm luận văn tốt nghiệp với đề tại với gợi ý:
1. Sự xung đột pháp lý của “chức sắc” và “tín đồ” tại khoản 2, điều 52 thuộc Đạo quy Hội thánh Truyền giáo Cao Đài. Giải pháp giải quyết sự xung đột trên. Hoặc,
2. Làm thế nào để một hạnh sinh (tức tín đồ) của Hạnh đường được đào tạo, được Hội thánh phong cử và xuất thân hành đạo trở thành một chức sắc chính danh khi vượt qua rào cản của khoản 2, điều 52 thuộc Đạo quy Hội thánh Truyền giáo Cao Đài. Hoặc,
3. V.v..
TN chỉ gợi ý cho vui và chính mình sau này phải qua cửa ải “hạnh đường” thôi, chứ thật sự khó khăn cho hạnh sinh nào đó khi nhận đề tài luận văn tốt nghiệp nếu đề cập tới khoản 2, điều 52 như đã nói; vì khó có người nhận người hướng dẫn đề tài bởi chính những người hướng dẫn khả dĩ (có danh phận chính danh chức sắc hiện tại) lại là “các nhà lập quy” của Hội thánh lập ra các điều khoản của Đạo quy hiện nay.
Tiến thoái lưỡng nan.
Không biết trong số các giáo phẩm Cửu trùng đài được Thầy cho phép kêu nài, sửa đổi luật, v.v. (quy định tại Pháp chánh truyền) có ai có giải pháp gì cứu bồ cho khoản 200 Hạnh sinh tương lai hay không nhỉ? Các nhà bảo an quyền pháp Hiệp thiên đài sẽ làm gì để ngăn đường thối hóa của chức sắc tương lai khi bị ràng buộc bởi điểm a), khoản 2, điều 52 này nhỉ?
Hy vọng vẫn là hy vọng, còn một khoảng thời gian dài đến 700 ngàn năm để điều chỉnh các điểm sai sót trọng yếu như cá nhân TN hiểu. Hay chỉ cần các nhà lập quy được đào tạo bài bản thì trong khoảng 20 đến 30 năm sau [sau khi giáo chức đang lãnh đạo được thay thế khoảng 2 đến 3 thế hệ, mỗi thế hệ là 10 năm], các sai sót trọng yếu này sẽ được hiệu chỉnh tốt nhất; mong muốn của TN chỉ ước mong giản đơn như vậy. Các nhìn nhận và suy nghĩ trên chỉ là ý kiến cá nhân, xin vui lòng hiểu cho và nếu có trích thì xin trích nguyên văn.
Kính lời học hỏi.
 

Trung ngôn

Active member
CHƯƠNG XII
BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 75. Đạo quy do Hội Thánh ban hành sau khi được ít nhất ¾ số thành viên Hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh thống nhất và công bố trước Đại hội Hội Thánh.
Điều 76. Hội Thánh mới có quyền sửa đổi Đạo quy khi được ít nhất ¾ số thành viên Hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh yêu cầu.
Điều 77. Dự án sửa đổi, tu chỉnh Đạo quy do Tòa Nội chánh Cửu Trùng Đài thực hiện và trình Hội nghị chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh (theo điều 15 Đạo quy này) phê chuẩn. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, Đạo quy này vẫn có hiệu lực cho đến khi ban hành Đạo quy mới.

Kính HTDM,
Vì lý do thất nghiệp nên rãnh rổi tập và tập viết bài để nâng mình trong bước đường tìm hiểu kinh luật; TN xin được tiếp tục tìm hiểu vài điều trong chương XII của Đạo quy 2007.
1. Trước hết chúng ta xem tiếp điều 75. Tại điều này có ghi “Đạo quy do Hội Thánh ban hành”.
Tìm hiểu thêm trong toàn bộ Đạo quy 2007, chúng ta sẽ thấy có 02 chủ thể có tên gọi “Hội thánh”.
1.1 Một chủ thể Hội Thánh có tên Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài như quy định tại điều 1 của Đạo quy.
1.2 Một chủ thể Hội Thánh có tên nằm trong 03 Hội gồm có Thượng Hội, Hội Thánh, Hội Nhân sinh như quy định tại điều 12 của Đạo quy.
Ta tiếp tục xem xét chức năng của Hội Thánh ở chủ thể 1.2: Hội Thánh trong Ba Hội lập quyền được Đạo quy xác định bằng một điều 16 (xem tại các file scan ở trước); tìm hết trong điều này thì TN không thấy các nhà lập luật quy định cho chủ thể Hội Thánh này có quyền “ban hành”. Ta có thể loại suy rằng, chủ thể Hội Thánh trong Ba Hội lập quyền không có quyền “ban hành” Đạo quy; như vậy chỉ còn chủ thể cuối cùng là Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài mới có quyền “ban hành”.
Đọc đến đây, có lẽ rất nhiều người đồng tình và cho rằng TN nói một chuyện mà chuyện ấy là dĩ nhiên, có gì mà nói; còn lại vài người sẽ suy nghĩ “chờ xem lý do tại sao TN lại phân tích điểm này”. Vậy TN sẽ tiếp tục trao đổi vài người trong số ít này.
Kính HTDM,
Theo điều 12, Hội Thánh Truyền Giáo (chủ thể tại 1.1) có Ba Hội lập quyền, vậy là Đạo quy chỉ được ban hành khi có được nhân sự của 03 Hội này thông qua, có phải không?
Thật sự không phải, rắc rối nhận thấy rõ khi đọc tiếp điều 75. “Đạo quy do Hội Thánh ban hành sau khi được ít nhất ¾ số thành viên Hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh thống nhất và công bố trước Đại hội Hội Thánh”.
Theo điều này thì TN hiểu “Hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh” mới có quyền “ban hành” như quy định tại điều 15 của Đạo quy. Điểm c, khoản 2, chỉ rõ: “Phê chuẩn Đạo quy, các quy định, v.v..”
Vậy, việc quy định con gà mẹ (tức Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, nơi này có 03 Hội lập quyền) mới có quyền đẻ trứng (ban hành Đạo quy), thế nhưng sau khi đi tìm kiếm một hồi thì thấy con gà con (tổ chức Thượng Hội, một hội trong số 3 Hội) lại có quyền đẻ trứng.
Hy vọng, những sai sót trọng yếu (cơ bản như làm toán 1+1=2) này sẽ được các nhà lập luật tương lai sẽ xem xét, điều chỉnh và cân nhắc khi giơ tay (hay bỏ phiếu) tán thành thông qua Đạo quy lần đến. Điều này quan trọng vì liên quan đến quyền pháp của Giáo hội, danh tiếng của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, danh Thầy, danh Đạo và quan trong hơn là rất nhiều tín đồ của Hội Thánh này trong đó có cả TN.
Kỳ đến chúng ta sẽ xem xét tiếp các điều khoản còn lại.
 

Trung ngôn

Active member
Điều 75. Đạo quy do Hội Thánh ban hành sau khi được ít nhất ¾ số thành viên Hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh thống nhấtcông bố trước Đại hội Hội Thánh.
--------------------------
Kính HTDM,
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ dành chút thời gian xem xét ý nghĩa của các từ:
1. Ban hành.
2. Thống nhất.
3. Công bố.
Các từ ngữ này đều nằm trong điều 75 và có ý nghĩa nhất định liên quan tính "có hiệu lực" của điều luật này.
Kính.
 

Trung ngôn

Active member
Kính HTDM,
TN chưa tìm kiến được cuốn tự điển hoặc từ điển để trao đổi với Quý HTDM nhằm nói rõ về các từ ban hành, thống nhất và công bố, hẹn kỳ khác sẽ tiếp tục.
_______________________________________________
Dưới đây, TN tiếp tục tìm hiểu về cách lập luật của HTTG Cao Đài; vấn đề trao đổi liên quan đến “nguyên tắc tổ chức”.
Theo nguyên tắc tổ chức được mô tả tại điều 12, mục 1 của Đạo quy 2007 thì chúng ta có (trích nguyên văn):
1. Bát Quái Đài là cơ quan Lập pháp do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế làm chủ, cầm quyền siêu rỗi.
2. Hiệp Thiên Đài là cơ quan Bảo pháp, nơi thông công cùng Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng.
3. Cửu Trùng Đài là cơ quan Hành pháp, điều hành Giáo hội.
Theo mô tả tại điều luật này thì có 02 cơ quan độc lập tuyệt đối là bảo pháp và hành pháp, hoạt động trong tổ chức Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.
Tuy nhiên, thực tế không phải vậy; chúng ta xem tiếp từ điều 13, liên kề sau điều 12, thì Cơ quan Cửu trùng đài và Hiệp Thiên đài bổng dưng “đi đâu không rõ” (người viết); và xuất hiện một tên gọi khác có chức năng và nhiệm vụ tương tự Cửu trùng đài và Hiệp thiên đài đó là:
- Tòa pháp chánh Hiệp thiên đài, và
- Tòa Nội chánh Cửu trùng đài.
Việc gắn 02 tên Tòa Nội chánh và Tòa Pháp chánh vào 02 cơ quan của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài dẫn đến hệ lụy là tổ chức có tên (là Hiệp thiên đài và Cửu trùng đài) thì không có chức năng nhiệm vụ, còn một tổ chức bổng dưng xuất hiện lại có chức năng và nhiệm vụ (Tòa Pháp chánh và Tòa Nội chánh).

Hy vọng các nhà lập luật của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài sẽ cân nhắc những điểm mâu thuẩn không đáng có mà rất trọng yếu trong cách thiết lập các điều luật ở Đạo quy mới.
Hy vọng Đạo sẽ hơn Đời (trong cách lập luật hiện nay của HTTG Cao Đài) một chút, một chút thôi.
Hy vọng cũng chỉ là hy vọng.
Kỳ sau sẽ xem xét tiếp những vấn đề tồn đọng trong Đạo quy 2007 của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.
 

Trung ngôn

Active member
Có vài người nói rằng TN chỉ giỏi nói, làm thì không làm.
Thực ra giữa nói và làm cũng giống như giữa người với Trời lúc này vậy – Trời Người chia đôi. Ví như Trời nói: không giao chánh giáo cho tay phàm nữa bởi sợ loài người đưa Tam Kỳ Phổ Độ ra phàm giáo nhưng loài người vẫn quyết tâm “phàm giáo”!!!
Khi lập Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế ban pháp chánh truyền để chia đôi quyền hành làm hai là Hiệp thiên đài và Cửu trùng đài; không cho nhập làm một; thế rồi kẻ đi trước nhiếp hai quyền thành một, kẻ sau (mấy chục năm sau) cũng rủ nhau ngồi chung chổ, rồi cũng “bàn bàn, thảo thảo” rồi cùng ký vào, xem ra cũng chẳng khác chi. Chanh chua thì khế cũng chua!!!
Hiệp thiên đài có chức năng bảo pháp, thông công và nắm giữ pháp môn.
Thế nhưng không lo chức năng đặc biệt là nửa Trời nửa Người (phần hồn - cụ thể một cách dễ hiểu là bảo vệ pháp luật) mà lại ưa làm Người (phần xác, cụ thể một cách dễ hiểu là hành pháp); việc của mình không lo bảo pháp (cầm còi) mà lại ưu hành pháp (đá banh); đọc và nhìn lại [rõ nhất là thực tế đang xảy ra] cơ cấu tổ chức cũng như chức năng được gắn cho tổ chức có tên Tòa pháp chánh Hiệp thiên đài để thấy rõ hơn những nhân sự của tổ chức này có quyền vừa suốt ngày đá bóng, lúc mệt thì chạy đi tìm cái còi thổi một hơi; nếu ai đó hỏi thổi ai, việc gì thì họ chắc cũng ú ớ như người tiền nhiệm vì không biết thổi ai, thổi mình hay thổi người; thổi còi vì lý do gì.
Vẫn phải hy vọng.
Trong các cuộc đào thải, đào thải lớn nhất phải chấp nhận một cách đau đớn là tự đào thải.
Pháp chánh truyền đã trao tận tay cho loài người, Tân luật đã lập; Thầy sẽ không làm thay bởi lẽ làm vậy Thầy cũng phạm Pháp chánh truyền!!!
Vẫn phải hy vọng, dù chỉ là hy vọng.


 

dong tam

New member
Trung Ngôn trình bày sự thật đã diễn ra trong lịch sử diễn tiến của ĐĐTKPĐ.
Qua thật tế đó cho thấy con người ở thời Hạ Nguơn mạt kiếp này bị nghiệp lực trì kéo ghê gớm đến mức nào!
Nhưng "CĐ ứng hóa theo lòng chúng sanh" nên Thầy nói "Các con muốn gì Thầy cho cái đó miễn cái đó phục vụ cho nhơn sanh...". Thí dụ:

Thứ hai, 6.12.1926 (âl 2.11 Bính Dần)
"Nghe Thầy dạy:
* Khởi đầu lập Luật tu gọi là: Tịnh Thất Luật,
* kế nữa là lập Luật trị, gọi là Đạo Pháp Luật,
* ba là lập Luật đời gọi là Thế Luật.
Các con hiểu à!
. . . . . . ." (ĐS. II. 71)

NHƯNG hãy xem lại Tân Luật đã đảo ngược thứ tự. Thế mà Đức Giáo Tông và Thầy vẫn phê chuẩn
 

Trung ngôn

Active member
Trung Ngôn trình bày sự thật đã diễn ra trong lịch sử diễn tiến của ĐĐTKPĐ.<br />Qua thật tế đó cho thấy con người ở thời Hạ Nguơn mạt kiếp này bị nghiệp lực trì kéo ghê gớm đến mức nào!<br />Nhưng "CĐ ứng hóa theo lòng chúng sanh" nên Thầy nói "Các con muốn gì Thầy cho cái đó miễn cái đó phục vụ cho nhơn sanh...". Thí dụ:<br /><br />Thứ hai, 6.12.1926 (âl 2.11 Bính Dần) <br />"Nghe Thầy dạy: <br /> * Khởi đầu lập Luật tu gọi là: Tịnh Thất Luật,<br /> * kế nữa là lập Luật trị, gọi là Đạo Pháp Luật, <br /> * ba là lập Luật đời gọi là Thế Luật. <br />Các con hiểu à! . . . . . . ." (ĐS. II. 71)<br /><br />NHƯNG hãy xem lại Tân Luật đã đảo ngược thứ tự. Thế mà Đức Giáo Tông và Thầy vẫn phê chuẩn
<br /> <br />

Kính huynh DT,
Trung Ngôn đã có kế hoạch cho đề tài này nhưng vẫn còn kẹt về sử liệu, hơn nữa là sợ bị "ném đá - tức ném chữ" bởi những tay mù chữ - rất sợ song không phải sợ mà không làm.
Sẽ có chủ đề để trao đổi cùng chư HTDM.
Kính lời cùng huynh DT.
 

Trung ngôn

Active member
Kính HTDM,
Chúng ta theo dõi tiếp đạo quy 2007 của HTTG Cao Đài qua các quy định về tín đồ - thành phần đông đảo, thấp thỏi nhất trong giáo hội hiện nay; thấp thỏi không hẳn là thấp về trí học hay đạo học mà thấp ở ví trí xếp hàng, hàng thứ 9 trong cửu phẩm thiêng liêng Cửu trùng đài.
Cao Đài giáo nhận diện giáo phẩm qua đạo phục, điều này đã quy định rõ trong Pháp chánh truyền; màu áo trắng của tín đồ cũng là màu áo trắng của phẩm Giáo tông; bỏ qua sắc áo xanh đỏ thì khi nhìn vào màu trắng ấy để biết ngụ ý của Thiêng liêng khi lập Pháp chánh truyền. Khởi đầu cho Tam Kỳ Phổ Độ thì Đức Ngô Đại Tiên và Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc khi được nhận làm môn đệ của Đức Cao Đài cũng bắt đầu từ bộ áo dài trắng; đến khi nhận trách nhiệm cùng Thầy thì mới có Đạo phục phân biệt giáo phẩm Hiệp thiên lẫn Cửu trùng.
Trong pháp luật hiện hành của Tam Kỳ Phổ Độ, “tam hội lập quyền” là một tổ chức pháp luật chắc hẳn đã giao quyền hành cho “kênh thứ 3” là tín đồ - nhân sanh, thể hiện rõ nét trong hoạt động của Đại hội nhân sanh; về mặt lý thuyết hay nói cách khác là trên văn bản thì quyền của tín đồ khá lớn, không muốn nói là quá lớn. Không có sự đồng ý hay chuẩn thuận của lá phiếu “nhân sanh” thì 02 lá phiếu của Hội Thánh và Thượng Hội cũng phải đứng chờ để xem xét lại một điều luật, một dự án luật hay một việc gì đó liên quan đến giáo hội cho đến khi có sự đồng ý của lá phiếu này.
Vậy nhân sanh của Hội Thánh Truyền Giáo đã được đặt để như thế nào trong Đạo quy 2007 [sẽ xem xét các văn bản luật của các Hội Thánh khác khi có dịp]; qua cách xây dựng các điều luật cho nhân sanh thì chúng ta thấy ngay “quyền lực của nhân sanh” như thế nào. Đành rằng, trong đám nhân sanh ấy không mấy kẻ đủ sức để kêu nài Hội Thánh hay Thượng Hội về một việc gì đó cho đúng luật; song cũng cần phải cho họ một quyền để mọi việc “có vẻ” công bằng hơn; ít ra là trên văn bản luật. Nhân sanh cần một kênh để kêu nài, xin xỏ; song thực tế “cửa” này hẹp hay nói cách khác là “không có cửa”; ý chí của Người lập pháp chánh truyền – tức Thượng Đế - tạo thế “Thiên Nhân hiệp nhất” đã bị phần Nhân lớn [Thượng Hội và Hội Thánh với giáo phẩm tột cùng, cân đai áo mão đẹp đẽ vô cùng] lấn áp phần Nhân nhỏ [Nhân sanh – vốn dĩ thấp cổ, bé họng, ít hiểu biết pháp luật]; nhưng nói đi cũng phải nói lại rằng: cũng vì đám nhân sanh ấy mà Thượng Đế mới phế Bạch Ngọc Kinh lập Tam Kỳ Phổ Độ để mở cơ tận độ - cứu không sót một ai trừ khi chính họ không chịu “về” mà các giáo phẩm trừ tín đồ [bất kỳ giáo phẩm nào] chỉ là tay chân – kẻ thừa sai - của Thượng Đế mà thôi.
Chúng ta xem 3 điều luật có dính dáng đến nhân sanh – tín đồ tại điều 16, 18 và 52 trong đạo quy 2007 [xem bản scan ở các trang trên].
Trung Ngôn sẽ đi vào chi tiết của điều luật để thấy “phận nhân sanh” nó thấp đến cỡ nào.
Kính.
 

Trung ngôn

Active member
Kính Quý Anh chị em,
Theo thời gian, còn khoảng hơn 5 tháng nữa là Hội thánh Truyền Giáo Cao Đài tổ chức Đại hội nhân sanh; theo đó Hội Thánh cũng tổ chức tu chỉnh Đạo quy để văn bản luật này được chỉnh sửa với biên độ điều chỉnh rộng hơn; chức sắc được quy định những việc phải làm và chỉ được làm; nhân sanh được quyền thụ hưởng nhiều hơn từ những suy nghĩ lẫn hành động của chức sắc; hay nói cách khác: nhân sanh được phụng sự nhiều hơn.
Tuy nhiên, như đã trình bày một số vấn đề mà góc độ cá nhân một tín đồ thì niềm hy vọng ấy chỉ dừng lại chổ hy vọng.
Mong rằng, sau 20 năm nữa, kể từ bây giờ, lớp kế thừa được học nhiều hơn, bài bản hơn trong các vận hành ý chỉ của Thượng Đế trong công cuộc tận độ của Thầy; cũng theo đó: các điều luật được thiết lập đúng luật (trước hết là logic); sau đó là không phạm Pháp chánh truyền - Tân Luật; và hơn nữa là không mâu thuẩn nội tại dẫn đến không có giá trị thi hành (theo thuật ngữ năm hai đại học luật thì thường gọi là vô hiệu) hay nói cách khác: văn bản vừa ban hành thì không có giá trị pháp luật để thi hành (chết ngay lập tức sau khi sinh ra - mô tả như vậy để dễ hiểu).
Hy vọng vẫn chỉ dừng lại ổ chổ hy vọng rằng: Trung ngôn đã sai.
Trung ngôn tạm thời dừng tham gia cho đến khi có cơ hội trao đổi về Đạo quy 2016 của Hội Thánh này.
Kính.
 

Trung ngôn

Active member
Kính Anh Chị Em,
Như vậy, hơn 4 tháng vừa qua, TN cầu nguyện ơn Thầy để các nhà “lập luật” của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có được những quyết định quan trọng trong việc sử đổi, tu chỉnh Đạo quy nhằm cải thiện hơn quá trình quản lý, điều hành tổ chức giáo hội;
Song, sự việc đã không nhưng mong muốn và cầu nguyện;
Bởi lẽ, các nhà lập luật tại Hội Thánh này vẫn chưa định hình các công việc tu chỉnh Đạo quy mà chính các vị này đã thiết lập cho chính mình bởi một điều luật quy định tại điều 77 của Đạo quy 2007 quy định, như sau: “Dự án sửa đổi, tu chỉnh Đạo quy do Tòa Nội chánh Cửu Trùng Đài thực hiện và trình Hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh (theo điều 15 Đạo quy này) phê chuẩn”; [xem nguyên văn tại điều 77, ở phần đầu].
Tuy nhiên, cũng tại Đạo quy này, chúng ta dành chút thời gian tìm xem Điều 23 quy định nhiệm vụ của Tòa Nội chánh thì sẽ không thấy một điều khoản nào cho phép Tòa Nội Chánh được quyền thực hiện việc “sửa đổi, tu chỉnh Đạo quy”; [xem nguyên văn tại điều 23, ở phần đầu].

Kết luận [Trung ngôn đang thực hành lối viết theo kiểu các “nhà viết bài chuyên nghiệp” là có mở bài, thân bài và kết luận]:
1. Đạo quy 2007 không thể nếu không muốn nói rằng không bao giờ “sửa đổi, tu chỉnh” được!
2. Không có 2.

Với cách quản lý và điều hành như hiện tại, các nhà lập luật này thực tế như đã thấy là “không biết làm gì trong lúc này” nếu không có sự giúp sức từ các nhà lập luật chuyên nghiệp, hoặc ít ra là có một chút hiểu biết về phương pháp lập luật.
Một điều đúng đã và đang xảy ra là tiếp tục cầu nguyện và chờ [Trung ngôn là người chờ nhưng không biết mình đang chờ đợi cái gì]!!!

Hy vọng “Đạo” hơn “Đời” một chút, dù chỉ là một chút.
Vẫn phải chờ đợi. Không biết Trung ngôn có còn sức hầu chuyện quý Anh Chị Em khi sự chờ đợi dường như đang tuyệt vọng.

Tuy nhiên, có một giải pháp để “xử lý trong tình huống đã xảy ra” đối với Đạo quy 2007; sẽ trả lời khi có một ai đó cùng trao đổi; Trung ngôn đang có cảm giác đơn độc trong việc này.

Kính.
 
Sửa lần cuối:

Trung ngôn

Active member
(tiếp theo)
Kính Anh chị em,

Chúng ta dành chút thời gian đọc qua điều 23, Đạo quy 2007 sẽ thấy không có dòng chữ nào cho phép Tòa Nội chánh được quyền thực hiện việc "sửa đổi, tu chỉnh Đạo quy".

Điều 23 quy định (nguyên văn, ở bên trên):
Tòa Nội chánh có nhiệm vụ:
1. Thiết lập kế hoạch hành đạo hằng năm của Hội Thánh đệ trình Hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh phê chuẩn.
2. Triển khai thực hiện các Nghị quyết của hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh.
3. Điều động Chức sắc, Chức việc hành đạo.
4. Đề đạt nguyện vọng của nhân sinh lên Hội nghị Chức sắc Lưỡng đài Hội Thánh.

Chỉ cần đọc qua, không cần đọc kỹ và cũng chẳng cần suy nghĩ!!!

Hy vọng các lớp kế thừa (hiện nay ở lứa tuổi từ 25 đến dưới 40) được học hành bài bản bởi các trường chuyên nghiệp sẽ tham gia giúp việc cho các Chức sắc có nhiệm vụ "sửa đổi, tu chỉnh Đạo quy".

Hy vọng vẫn mãi là hy vọng;

Kính.

(TB: Trung ngôn đã qua tuổi "nhi bất hoặc" lâu rồi, cười)
(Còn tiếp)
 

Trung ngôn

Active member
Kính Anh chị em,
Có lần (trong số nhiều lần), Trung ngôn được một người chia sẻ (đại ý): tại sao không đóng góp ý kiến cho Hội Thánh mà lên “mạng” nói làm chi?
Trung ngôn nói: Anh tìm giúp cho Trung ngôn một điều nào đó cho phép một tín đồ có cơ hội trình bày những suy nghĩ của mình cùng với Hội Thánh thì Trung ngôn làm ngay lập tức.
Trung vẫn chưa tìm thấy một manh mối nào cho ý kiến của mình đến tay các “nhà lập luật” của Hội Thánh này một cách hợp pháp cả.
Anh chị em cùng TN tìm hiểu thêm sau bài viết này.
Kính.
 

Mai Hạnh

New member
hihi...
Phải công nhận một điều, huynh Trung Ngôn bền chí. Ngay cả khi không biết có ai theo dõi không huynh vẫn viết bài, vẫn hy vọng
 

Trung ngôn

Active member
Kính Anh chị em,
Trung ngôn ngưng việc trao đổi về chủ đề liên quan đến Đạo quy 2007 của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài bởi lẽ chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 01/6/Âm Lịch – là ngày Hội Thánh tổ chức 60 năm, tròn “hoa giáp” thành lập Hội Thánh.
60 năm dài một khoản thời gian vừa đủ để Hội Thánh “xương minh chánh pháp”; song còn đó những nỗi lo cho nhân sanh trên toàn cõi ta bà; còn đó nỗi lo “trời người chia đôi”; còn đó nỗi lo …
Hệ thống pháp luật thời kỳ sơ khai, khi mà Trời Người cùng lập vẫn còn đó những thiếu sót; song cũng đủ cho loài người lo sơ mà tuân thủ. Tuy nhiên, ngày nay, dân trí càng cao thì loài người rất ư là “ưu cãi” mệnh trời thì Giáo hội cần có hệ thống pháp luật vừa đủ để bảo bọc cho nhân sanh được hưởng tối đa hồng ân của Thầy trong cơn mạt kiếp này.
Trong hành trình “mấy nhánh rồi sau cũng một nhà” còn dài vằng vặc thì mỗi Hội Thánh, tổ chức Cao Đài cần chỉnh chu hơn trong việc lập Hiến Chương, Đạo Quy hay là các quy chuẩn tôn giáo cần phải lấy Pháp chánh truyền, Tân luật làm nền tảng. Không xây dựng trên nền tảng này thì cuối cùng cũng tự đào thải theo quy luật tự nhiên. Lấy ví dụ về gen con người thì có 23 nhiễm sắc thể, các cá thể gần giống người thì không thể có 23 nhiễm sắc thể; là người có 23 nhiễm sắc thể nhưng quá trình phát triển có những lệch lạc về gen thì tự thân sẽ đào thải theo quy luật tự nhiên; ai học quy môn sinh vật lớp 12 thì cũng đã biết.
TN kết thúc bài viết tại chủ đề này để chuyển sang chủ đề khác, có thể là “tìm hiểu về Đạo nghị định số 8” hoặc “tìm hiểu về hiến chương của Hội Thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh”, v.v..
Hẹn gặp lại Quý Anh chị em.
-------------------
Cám ơn Mai Hạnh đã chia sẻ cùng Trung ngôn.
Kính.
 

Trung ngôn

Active member
Kính Anh Chị Em,

Đã một tháng mười ngày qua kể từ ngày 01/6/Âm lịch - 2016; Đại hội nhân sanh của HTTG Cao Đài; việc cầu nguyện này của Trung ngôn vẫn tiếp tục kéo dài ước chừng 04 năm 10 tháng nữa, cho đến khi Đại hội nhân sanh lần kế tiếp. Tuy nhiên, vẫn có thể ngắn hơn nếu được tổ chức bất thường - nhằm giải quyết các việc bình thường phải làm, tuy nhiên không được làm bình thường thì phải làm "bất thường" ???!!!

Nhân sanh còn lắm nghiệp chướng - lẽ tất nhiên, nhưng - nghiệp oan của nhóm người còn lại còn ghê hơn nữa; "Đọa tam đồ bất năng thoát tục" vẫn còn được ghi nhận tại Pháp chánh truyền.

Lo lắm nhưng chẳng biết làm gì hơn là cầu nguyện cho chính mình và cả phần còn lại.

Các tổ chức Cao Đài khác "loại" Pháp chánh truyền ra khỏi văn bản luật của mình thì sao nhỉ??? Trung ngôn chưa biết hậu quả của việc này và không thể hình dung ra được dù khá giỏi "tưởng tượng" như tưởng voi. Cười.

Sẽ tiếp tục nếu còn sức hầu chuyện cùng Anh Chị Em về Đạo quy của HTTG Cao Đài.

Kính.
 

Trung ngôn

Active member
Kính Anh Chị Em,

Đã một tháng mười ngày qua kể từ ngày 01/6/Âm lịch - 2016; Đại hội nhân sanh của HTTG Cao Đài; việc cầu nguyện này của Trung ngôn vẫn tiếp tục kéo dài ước chừng 04 năm 10 tháng nữa, cho đến khi Đại hội nhân sanh lần kế tiếp. Tuy nhiên, vẫn có thể ngắn hơn nếu được tổ chức bất thường - nhằm giải quyết các việc bình thường phải làm, tuy nhiên không được làm bình thường thì phải làm "bất thường" ???!!!

Nhân sanh còn lắm nghiệp chướng - lẽ tất nhiên, nhưng - nghiệp oan của nhóm người còn lại còn ghê hơn nữa; "Đọa tam đồ bất năng thoát tục" vẫn còn được ghi nhận tại Pháp chánh truyền.

Lo lắm nhưng chẳng biết làm gì hơn là cầu nguyện cho chính mình và cả phần còn lại.

Các tổ chức Cao Đài khác "loại" Pháp chánh truyền ra khỏi văn bản luật của mình thì sao nhỉ??? Trung ngôn chưa biết hậu quả của việc này và không thể hình dung ra được dù khá giỏi "tưởng tượng" như tưởng voi. Cười.

Sẽ tiếp tục nếu còn sức hầu chuyện cùng Anh Chị Em về Đạo quy của HTTG Cao Đài.

Kính.
Kính Anh chị em,
Như vậy, sau thời gian hơn 5 năm từ ngày chờ đợi Đạo quy được tu chỉnh; tuy nhiên, đến nay sự kiện đó không xảy ra.
Có một điều khá lạ rằng:
- Cửu trùng đài vẫn "im ẩm";
- Hiệp thiên đài vẫn "im lìm".
- Nhân sanh, trong đó có Trung Ngôn ngồi chờ trong "im lặng".
Đời người, giỏi lắm 60 năm đủ trí lực, minh mẫn; song cũng đã cuối đời rồi nhưng vẫn chưa thấy tăm hơi.
Vẫn phải tin về một giáo hội kiện toàn; bắt đầu từ những hàng lang pháp lý để bảo bọc nhân sanh, chức sắc.
Mong vậy.
[còn 1 ngày nữa là tròn 05 năm, 02 tháng; kể từ 01/6 Âm lịch - ngày mà theo kỳ 05 năm có những hoạt động liên quan đến Đạo quy của Hội thánh truyền giáo Cao Đài].
 
Sửa lần cuối:

Facebook Comment

Top