<DIV align=center>
<H2><A name=cvgt><FONT color=maroon size=5>CÁC VỊ GIÁO TÔNG<BR>của Đạo Cao Đài</FONT></A></H2></DIV><FONT face="Times New Roman">
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>Tờ báo </SPAN><I><SPAN lang=EN-US>Le Populaire </SPAN></I><SPAN lang=EN-US>[Bình Dân] (xuất bản tại Sài Gòn ngày 18-11-1935) loan tin : Ở Tây Ninh, Ngài Phạm Công Tắc kế vị Ngài Lê Văn Trung và trở thành Giáo Tông của </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo Cao Đài</SPAN><SPAN lang=EN-US> :</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Nhơn dịp lễ kỷ niệm ngày mất của Ngài Lê Văn Trung, Giáo Tông của </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo Cao Đài</SPAN><SPAN lang=EN-US> (*), </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Tòa Thánh Tây Ninh</SPAN><SPAN lang=EN-US> tổ chức </SPAN><SPAN lang=X-NONE>đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> lễ trong ba ngày : 8, 9 và 10 tháng 11 vừa qua, có hơn 5 ngàn tín đồ dự lễ.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Một </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> hội gồm : Hội Nhơn Sanh và </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Hội Thánh</SPAN><SPAN lang=EN-US> được tổ chức vào hai ngày 11 và 12 tháng 11, sau khi chấm dứt các buổi lễ, để giải quyết vấn đề khó khăn là việc kế vị Ngài Lê Văn Trung.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Hội Nhơn Sanh và </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Hội Thánh</SPAN><SPAN lang=EN-US> </SPAN><SPAN lang=X-NONE>đồng</SPAN><SPAN lang=EN-US> thanh tín nhiệm giao chức vụ nặng nề nầy cho </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. </SPAN><SPAN lang=EN-US>Tất cả kiến nghị tín nhiệm đều được </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> hội biểu quyết </SPAN><SPAN lang=X-NONE>đồng</SPAN><SPAN lang=EN-US> ý.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Như thế, một vấn đề gây ra sự chú ý </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">nhiều</SPAN><SPAN lang=EN-US> lần của công luận đã được giải quyết đúng qui tắc.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Chúng tôi mong rằng, dưới </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">quyền</SPAN><SPAN lang=EN-US> lãnh đạo của vị Giáo Tông mới, </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo Cao Đài</SPAN><SPAN lang=EN-US> sẽ tiến </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">bước</SPAN><SPAN lang=EN-US> êm đềm.</SPAN></P>
<P ="MsoText"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 8pt">____________________________________________________________ _______</SPAN></P>
<P ="MsoText"><I><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">(*) </SPAN></I><B><I><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Chú thích của Dịch giả : </SPAN></I></B><I><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Gọi Ngài Lê Văn Trung là Quyền Giáo Tông (Pape intérimaire) thì đúng hơn, vì Ngài chỉ nắm </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">quyền </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Giáo Tông hữu hình tại thế. Giáo Tông chánh thức của Đạo Cao Đài là Đức Lý Thái Bạch, nắm cả hai </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">quyền</SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt"> : vô vi và hữu hình.</SPAN></I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>Tờ báo còn thông báo các buổi lễ :</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Nhơn dịp lễ Kỷ niệm ngày mất của Ngài Lê Văn Trung, Quyền Giáo Tông của Đạo Cao Đài, các cuộc lễ lớn diễn ra trong các ngày : 8, 9, 10 và 11 tháng 11 tại </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Tòa Thánh Tây Ninh</SPAN><SPAN lang=EN-US>. Đây là chương trình các buổi lễ :</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ngày 8 tháng 11, lúc 14 giờ : </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> lễ mãn tang tại Giáo Tông Đường.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ngày 9 tháng 11, lúc 19 giờ : Thỉnh linh vị vào Đền Thánh; 20 giờ : Cúng tế.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ngày 10 tháng 11, lúc 19 giờ : Thỉnh linh vị ra </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> Đồng Xã.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ngày 11 tháng 11, lúc 6 giờ : Lễ Cúng tế trước Cửu Trùng Thiên. Điếu văn của các Chức sắc </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> Thiên phong.”</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US> Nhơn dịp Lễ Kỷ niệm Khai Đạo lần thứ 10, tờ báo </SPAN><I><SPAN lang=EN-US>La Presse indochinoise</SPAN></I><SPAN lang=EN-US> [Báo chí Đông Dương] (ngày 3-9-1936) nhắc lại cho công chúng Đông Dương biết rằng, Đạo Cao Đài hay là Phật giáo canh tân :</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Đạo Cao Đài, một Tân tôn giáo phát sanh tại Đông Dương vào năm 1926, đã ban cho những người được khai tâm đầu tiên những bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn, Đấng Cao Đài, dưới hình thức là những thông điệp huyền bí mà các </SPAN><SPAN lang=X-NONE>đồng</SPAN><SPAN lang=EN-US> tử đã nhận được một cách thận trọng để lưu truyền lại cho đời sau. </SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Vật làm thông công môi giới của Thần linh học cho phép tiếp nhận nhiều thông điệp phát ra từ các bậc </SPAN><SPAN lang=X-NONE>đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> hiền triết của thời cổ, từ cõi vô hình, giáng </SPAN><SPAN lang=X-NONE>điển</SPAN><SPAN lang=EN-US> xuống </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Tòa Thánh Tây Ninh</SPAN><SPAN lang=EN-US> (Nam Kỳ) một cách đều đặng.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Các tín đồ của Đạo Cao Đài càng lúc càng nhiều, được dạy cho biết các kiến thức về giáo lý và </SPAN><SPAN lang=X-NONE>luật pháp</SPAN><SPAN lang=EN-US> của Ba Đấng Giáo chủ : Đức Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Những điều giáo huấn tổng quát của Phật giáo là : không sát sanh, không trộm cướp, không muốn vợ của người khác, không làm chứng dối, không uống rượu. Phật giáo còn tiến rất xa trong việc tìm đến sự toàn thiện, vì Phật dạy thương yêu kẻ thù, lời giáo huấn mà phương Tây của chúng ta xem như là một chuyện buồn cười, bởi vì nó đem đến một cảnh tượng đau buồn của lòng thù hận, của sự hung dữ, của sự trả thù mà lịch sử đã ghi lại.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Lão giáo mà giáo lý lấy trọn trong sách Đạo Đức Kinh, khai triển song song đến các tư tưởng triết lý tuyệt diệu của Thiên Chúa giáo, mặc dù Lão giáo xuất hiện trước Thiên Chúa giáo gần 600 năm. Lão giáo dạy tôn thờ sự thật và giữ gìn đức tánh. Điều nầy chứng tỏ rằng người ta có thể gặp nơi các quốc gia (Á đông) xem như còn mọi rợ đối với một Âu châu già nua của chúng ta, sự thực hành những câu phương ngôn dịu hiền và nhân từ, cốt yếu giữ gìn sự hòa hợp và lòng lương thiện giữa loài người.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Nho giáo (Khổng giáo) mà những lời giáo huấn không phản đối tinh thần khoa học tân thời của chúng ta, luôn luôn tỏ ra lo âu là muốn nâng cao nhơn loại lên trên các thú tánh bằng cách mở mang phát triển các phẩm chất </SPAN><SPAN lang=X-NONE>tốt đẹp</SPAN><SPAN lang=EN-US>, tạo ra một tinh hoa tinh thần và trí thức, để dẫn dắt đến hạnh phúc cho những người bất lực, dốt nát, bởi họ thiếu các yếu tố ban đầu về sự thông minh, lý trí và hiểu biết. </SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Giáo lý của Ba Đấng Giáo chủ thêm vào tôn giáo lòng Bác Ái và nhân từ của Đấng Christ, sự kính trọng người chết và sự thờ cúng tổ tiên.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><I><SPAN lang=EN-US>“ Tóm lại, Đạo Cao Đài là bằng chứng của lòng khoan dung </SPAN><SPAN lang=X-NONE>đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> độ đối với tất cả các tôn giáo hiện hữu, bởi vì nó bao gồm tất cả, nó tự cho mình có mục đích là chống lại tà giáo, gieo vào dân chúng lòng thương yêu điều thiện và thương yêu </SPAN></I></P>
<P ="MsoText"><I><SPAN lang=EN-US>vạn vật của Thượng Đế, thực hành đạo đức, học tập sự yêu mến công lý và sự nhẫn nhục, phát hiện về luật quả báo các hành động của con người sau khi chết, sự tẩy trược tâm hồn.</SPAN></I></P>
<P ="MsoText"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 8pt"></SPAN> </P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><B><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 13pt">“ </SPAN><I><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 13pt">Đối với tất cả lời chỉ dẫn, gởi đến cho : </SPAN></I></B></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ngài Phạm Công Tắc, lãnh đạo cao cấp của </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo Cao Đài, </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">Tòa Thánh Tây Ninh</SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">“ </SPAN><SPAN lang=EN-US>Ông Đặng Trung Chữ, Chủ trưởng </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Hội Thánh</SPAN><SPAN lang=EN-US> Ngoại Giáo tại Nam Vang.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ trưởng </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Hội Thánh</SPAN><SPAN lang=EN-US> Ngoại Giáo tại Nam Vang.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Bà Batrya (Trần Kim Phụng), Giáo Sư, Chủ trưởng Nữ phái tại Nam Vang.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US> <B>Hiệp Thiên Đài :</B></SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ô Cao Đức Trọng, Tiếp </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo</SPAN><SPAN lang=EN-US> </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">(</SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">đồng</SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt"> tử)</SPAN><SPAN lang=EN-US> tại Nam Vang. </SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US> <B>Tại Âu Châu :</B></SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo</SPAN><SPAN lang=EN-US> Nhơn tại nước Pháp của Phật giáo canh tân, được giải thưởng của Hàn Lâm Viện Pháp, ở số 12 đường Thiers, Rethel (Ardennes), Pháp.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US> “ Thư từ quốc tế : tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><B><SPAN lang=EN-US> Những </SPAN><SPAN lang=X-NONE>đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> diện khác :</SPAN></B></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ông Charles, cựu Giám đốc Sở Dân sự Đông dương, số 8 công trường P. -Royal, Ba-lê.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ông Henri François, Văn khố thành phố Nantes (Loire-Inférieure) Pháp.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ông Gabriel Abadie, Giáo Hữu, Sở Tư pháp, Hà Nội.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ông Delagarde, Lễ Sanh, P.T.T. Hà Nội.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ông Bùi Quế, Lễ Sanh, làng An Cựu, thôn Nhi Tây, Huế, Việt Nam.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Ô. Mai Văn Nghĩa, Lễ Sanh,130 đường Huế, Hà Nội</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>“ Nguyễn Văn Khỏe, Lễ Sanh, Chánh Thơ ký Sở Thương chánh, vv . . .</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 8pt"></SPAN> </P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=EN-US>Nhiều nhựt báo loan tin : “ </SPAN><SPAN lang=X-NONE>Đại</SPAN><SPAN lang=EN-US> lễ của Đạo Cao Đài Kỷ niệm Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung” :</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh từ mấy ngày nay rất nhộn nhịp. Hàng ngàn tín đồ ráo riết làm việc để hoàn thành các việc chuẩn bị lễ Kỷ niệm người quá cố cho xứng đáng.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>Cuộc lễ bắt đầu từ thứ năm ngày 26 tháng 11 lúc 19 giờ, kéo dài trong 3 ngày. Hội Thánh sẽ thiết lễ. Cũng trong dịp nầy, sự tự do thờ cúng mà chủ nghĩa tự do của Chánh phủ Pháp được ban cho tôn giáo. Tất cả địa phương của Đạo Cao Đài ở Đông Dương đều được kêu gọi về Tòa Thánh dự lễ. </SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>Một chương trình vĩ đại được tiên liệu : Đốt đuốc, cộ hoa rực rỡ, pháo bông. Một đại lễ sắp diễn ra.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>Người ta quả quyết rằng, đây là cuộc lễ lớn nhứt từ khi lập Đạo Cao Đài.”</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 4pt"></SPAN> </P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>Tờ báo </SPAN><I><SPAN lang=X-NONE>La Vérité </SPAN></I><SPAN lang=X-NONE>[Sự thật] (ngày 20-11-1936) báo cáo những sự việc vui vẻ bằng từ ngữ : “ Nơi Tòa Thánh Cao Đài, 20 ngàn tín đồ làm lễ Kỷ niệm Khai Đạo lần thứ 10 và lễ mãn tang Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung.”</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ </SPAN><I><SPAN lang=X-NONE>Ngày 28 tháng 11, đặc phái viên của chúng tôi gởi về </SPAN></I><SPAN lang=X-NONE>: Từ tất cả các nơi ở Nam Kỳ, Cao Miên, cả vài bộ tộc thiểu số (Mọi), hàng ngàn tín đồ đi đến Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh vào các ngày nầy để dự lễ Đại Tường và tiếp theo là lễ mãn tang Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Đúng 2 năm, Đức Quyền Giáo Tông của Đạo Cao Đài từ trần - dùng một từ ngữ tỏ ý tôn kính : qui Thiên.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Sự chia rẽ trong Đạo Cao Đài thành hai phe lớn đối nghịch nhau sắp hoàn toàn tiêu hủy nhơn dịp bổ nhiệm người kế vị. Nơi Thánh địa, Hội Thánh thận trọng chỉ định Ngài Phạm Công Tắc vào chức vụ lãnh đạo tối cao tạm thời, nhưng không cho một danh hiệu chánh thức của tôn giáo. </SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Còn ở Mỹ Tho, ông Nguyễn Ngọc Tương được ban cho danh hiệu Giáo Tông bởi vài trăm tín đồ. Vị Giáo Tông mới nầy được bổ nhiệm như thế, được hộ tống bởi một đám đông ủng hộ, đến Tòa Thánh Tây Ninh để nhậm chức và </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">cũng</SPAN><SPAN lang=X-NONE> để tham dự lễ Đại Tường.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Cổng vào Tòa Thánh của </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo Cao Đài</SPAN><SPAN lang=X-NONE> bị cấm, không cho vị đứng đầu chi phái Mỹ Tho vào, bởi vì chỉ có nơi Thánh địa, lời nói chơn thật và thiêng liêng (của </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">Đức Chí Tôn</SPAN><SPAN lang=X-NONE>) truyền dạy các Chức sắc cao cấp của </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo</SPAN><SPAN lang=X-NONE> do cơ bút của đồng tử. P</SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">hải</SPAN><SPAN lang=X-NONE> chăng Đấng Cao Đài đã chỉ định Ngài Phạm Công Tắc vào phẩm vị lãnh đạo tối cao của </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">Đạo</SPAN><SPAN lang=X-NONE> ?</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE> “ Người ta hiểu rằng, từ đây, tại sao các vị lãnh đạo </SPAN><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt">Cao Đài</SPAN><SPAN lang=X-NONE> tổ chức lễ Đại Tường huy hoàng hiếm có. Những cộ hoa đi diễn hành trong tỉnh lỵ Tây Ninh không bị Tỉnh trưởng ngăn cấm. Chúng tôi nghĩ rằng, sự ngăn cấm đó không chánh đáng, bởi vì tất cả đều diễn ra trong bình yên ở khắp nơi. Cộ hoa, rước đuốc, pháo bông trong 3 ngày lễ làm tăng thêm sự vui mừng của dân chúng. Ánh sáng đèn điện rực rỡ làm cho vùng Thánh địa có vẻ là một thành phố nhỏ náo nhiệt.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Chúng tôi có gặp các vị lãnh đạo cao cấp nhứt. Người đứng đầu hiện thời của Đạo mà chúng tôi trước đây đã sát cánh cùng nhau trước khi cải sang Đạo Cao Đài, đã làm việc trong Sở Thương chánh, trong lúc đó, người bạn thời niên thiếu của chúng tôi là Lê Thế Vĩnh, Trưởng ban Nghi lễ, đã chiến đấu như là “Thanh niên Việt Nam” để cải thiện số phận của dân tộc Việt Nam.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Chiều nay là lễ mãn tang Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, những bài diễn văn sẽ được đọc lên cho chúng ta biết về tình hình hiện tại của nền Đạo Cao Đài, những khuynh hướng, những khả năng và về tương lai của Đạo.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Người ta biết rằng, Đạo Cao Đài phát sinh từ năm 1926, dưới sự thúc giục của phong trào xây bàn nhập cảng từ nước Pháp. Nhưng có điều quần chúng không biết là có một người Pháp lai, độc giả trung thành của Léon Denis và Allan Kardec, đã bỏ tiền túi ra để đi truyền bá những tư tưởng về Thần linh học trong thuộc địa, việc nầy góp phần không ít vào sự phát triển nhanh chóng lạ thường của nền Tân tôn giáo, đặt trên cùng một hàng Bốn Đấng Giáo chủ : Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca và Jésus Christ. Chủ nghĩa tổng hợp lạ thường nầy giải thích rõ hơn nữa sự thành công mau lẹ của phong trào bên cạnh những người VN và cả người Cao Miên nữa.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Chánh phủ Pháp có thể lo sợ trong một lúc nào đó về nền Tân tôn giáo phát sinh chậm trễ giữa thế kỷ 20 nầy, nhưng về sau, những nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta được phép truyền đạo nơi Bắc Kỳ, những phái bộ truyền giáo Cao Đài được đi Pháp, Trung hoa.</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Sự biểu lộ hiện thời tại Tây Ninh, phải chăng là điểm khởi đầu cho sự củng cố và bành trướng phong trào, đã bị ngưng trệ trong suốt năm qua ?</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Phải chăng các vị lãnh đạo tôn giáo Cao Đài nuôi tham vọng trở thành những nhà lãnh đạo tinh thần của một phần Viễn Đông nhờ vào sự phát triển của Đạo Cao Đài ?</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE>“ Một tương lai không xa sẽ cho chúng ta cái chìa khóa của những bí ẩn nầy.”</SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE> SROK - SAROU - </SPAN><I><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Times New Roman">(Đặc phái viên)</SPAN></I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt" ="MsoText"><SPAN lang=X-NONE style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Times New Roman"><strong><FONT size=2>Tác giả: Tiếp Dẫn Đạo Nhơn<BR>Gabriel Gobron <BR>Dịch giả<BR>Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng</FONT></strong></SPAN></P></FONT>