TAM CÔNG

QUANG

New member
Tinh, Khí, Thần cũng như một thanh kiếm vậy. Nếu như can đảm đem Tinh, Khí, Thần ra phục vụ xã hội, bá tánh, thì Tinh, Khí, Thần đó ngày cáng trở nên cao quý. Nếu như không đem Tinh, Khí, Thần ra phục vụ xã hội, bá tánh, thì Tinh, Khí, Thần đó giống như một thanh kiếm không được mài. Tinh, Khí, Thần không phân biệt giai cấp, không phân biệt cấp độ, chỉ khác là có hiến dâng Tinh, Khí, Thần cho đức Chí Tôn hay không.

Nói đến trai giới, mong quý huynh, muội, hiền hửu đừng nên vội vàng chỉ nghỉ đến chuyện ăn chay hay mặn. Mà hãy nghỉ đến chuyện hành thiện, tu thân. Trong thời kỳ này, chỉ cần 1/3 cuộc đời, quý huynh, muội, hiền hửu can đảm đề tu thân, hành thiện, chắc chắn sẽ đoạt được bửu pháp.

Nói đến hành thiện, cũng như nói đến việc làm giàu vậy. Có người suối đời muốn làm giàu, nhưng không làm giàu được. Có người muốn hành thiện, nhưng suốt đời không thể hành thiện được. Cũng như, muốn làm giàu phải lấy tiền đầu tư, muốn hành thiện phải đem Tinh, Khí, Thần để hành thiện.
Hành thiện mà không bắt nguốn từ Tinh, Khí, Thần thì cũng giống như một quyển sách không có chữ mà thôi.
 

Trung ngôn

Active member
Kính Huynh dong tam
1.
dong tam nói:
2. Trung Ngôn viết: [Đối tượng phổ độ của Tam Kỳ Phổ Độ là tất cả chúng sanh trong bát hồn (kinh nhà Phật nói rõ, kinh sách Cao Đài sau đó nói lại cho tất cả chúng sanh hiểu rõ hơn).]Xin được diễn giải cho rõ thêm ý này?
Kính huynh dongtam,
Thực tế thì TN nhớ rằng: Trong lời dạy của ơn trên có nhắc lại sự tiến hóa của loài người từ vật chất mà đi lên thượng đẳng hồn (tức con người) mà giáo lý Nhà Phật có nói đến.
Thế nhưng, TN vẫn chưa tìm ra bài Thánh ngôn này.
Xin lỗi trước vậy, sau này tìm ra sẽ trả lời cho Huynh.
2. Kính Huynh Quang,
Theo ý của Huynh nói, TN có thể hiểu được ý Huynh nghĩ gì rồi.
Thầy nói Tinh Khí Thần là tam bảo của con người, xưa chỉ có Tinh Khi nên loài người tu nhiều nhưng mấy ai đặng; nay Thầy cho Thần hườn nguyên thì loài người mới mong tạo Tiên tác Phật.
Huynh và một số người cứ đem Tinh Khí Thần ra hành thiện - tức phục vụ nhơn loại như cách nghĩ của mình cũng không sao, làm càng nhiều càng tốt. Hãy làm thật nhiều và cùng mọi người quanh mình làm thật nhiều. Đấy cũng là một cách phổ độ như lời Thầy nói.
Song, đến một lúc này đó nhận thấy rằng hành thiện thật nhiều rồi nhưng Tinh Khí Thần chưa hợp nhất thì mình tìm cách khác. Nếu không kịp kỳ này thì mình cũng còn kỳ khác. 700 ngàn năm, đếm thì thấy nhiều nhưng kỳ thực khoảng thời gian này cũng ngắn lắm.
Một giấc mộng huỳnh lương!
Trung Ngôn.
 

1234

Active member
Vài dòng ngu muội cùng chủ đề cùng chư huynh.

Đây quả là 1 bài toán "khó" Có nhiều quan điểm rất hay nơi huynh Quang nêu về sự tương quan mật thiết của tinh - khí - thần Vì ví như chúng ta trên tay có chiếc điện thoại di động nhưng giả như trong đó không có sim , hoặc không có tài khoản thì chiếc điện thoại kia coi như không thể ALLO được mà chỉ dùng chơi game hay dùng làm đồng hồ xem giờ hay làm máy tính, đèn pin ... mà thôi !

Nếu không có tinh - khí - thần thì cái gì , ai ? Hành . Cái gì, ai ? giao cảm và thọ nhận bữu pháp ? Không có sim, tài khoản thì chiếc điện thoại kia cũng tựa như 1 cục đồ chơi gì đó thôi chứ không có công năng giao cảm, giao tiếp thông lưu cùng thế giới bên ngoài đặng vậy !

Nhưng cuối cùng thì nhận định của huynh Dong tam xoáy kỹ vào thì cũng rất chí lý :
Như vậy bửu pháp là cái pháp quý, người hữu duyên và xứng đáng mới được "thọ nhận"

Huynh Quang :
Có người muốn hành thiện, nhưng suốt đời không thể hành thiện được

Có lẽ ! Vì người này không chịu tự tạo cho mình cơ hội và không chịu nắm bắt lấy cơ hội khi ... họ có thể ... ! ?

Có những người không mong giàu mà sau này họ tự dưng cuộc đời đưa đẩy họ giàu !
( có lẽ vì người này có hữu duyên ! )

Vì họ biết tạo cho mình cơ hội và biết nắm bắt lấy cơ hội khi nó chợt đi thoáng qua trước mắt họ.

Có những người mong giàu nhưng suốt cả cuộc đời họ không có cơ hội nào cả ! và họ bất lực và không biết tự tạo lấy cho mình bất kỳ 1 cơ hội nào cả và bất lực đứng nhìn cơ hội đi lại - qua trước mắt mình ? ( vì không có sự đầu tư để mình có đủ tư thế chuẩn bị, sẵng sàng để nắm bắt lấy ? )

Trước đây trong đám bạn hồi nhỏ của đệ có 1 người học hành yếu kém, biếng nhác mọi người trong gia đình và bạn bè hay trêu : Sau này mày lớn lên chỉ có Cạp Đất mà ăn thôi !
Quả tình lớn lên người này khá nhất trong đám bạn vì Cạp Đất mà ăn ! ( không những vậy mà có cuộc sống tương đối khá hơn những người bạn cùng trang lứa khác thời nhỏ xa xưa ! ) cũng vì Cạp Đất mà ăn ! ( người này lớn lên không biết sao ! Do thời cơ , cơ may nào đó đẩy đưa mà có tới mấy xe Cạp Đất công trình , và cuối cùng sống bằng nghề Cạp Đất mà ăn , mà sung túc ! ) có lẽ người bạn này biết chộp nắm bắt lấy cơ hội khi mình có cơ duyên có được !
( và đó cũng có lẽ là căn cơ ! Bù lại người này có kỹ năng giao tiếp, tính toán và khả năng nắm bắt ... trong khi lúc nhỏ yếu kém, biếng nhác ... ! )

Một bài toán khó ! Tinh - khí - thần đó là của chính mình dùng hành thiện nhưng lại không nghĩ đó là của chính mình, mà kỳ thực đó lại là của chính mình.Nếu không có phần dự lưu của tinh - khí - thần thì ai hành ? cái gì hành ? cái gì bên trong làm nhiên liệu cho động cơ hành => để nhận biết ra mục đích, mục tiêu nào để => công hành ? cái Cảm và cái Ứng dựa vào đâu để biết đó là điều mỹ mãn trong công hành ?

Không có tinh - khí - thần => ( tựa như điện thoại không có sim, tài khoàn ) chúng ta sẽ không biết cuộc gọi, hay tin nhắn chúng ta có được thực hiện sự kết nối cho cái kết quả ! qua cái thao tác mình vừa Hành hay không ? mặc dù chúng ta đã hoàn thành đủ, đúng mọi thao tác cần làm ! )

Mình hành thiện không mang nặng niệm nghĩ là mình hành thiện => Thuần chơn vô ngã => Người đi bằng cái chơn Thuần chuyên rồi chắc hẳn rằng nếu lỡ vấp phải những hạt sỏi nhỏ , lâu dần nếu lỡ có va vấp phải những hòn đá to hơn 1 tí , e rằng cũng không đến nổi phải té ngã .

Tinh - khí - thần cũng là 1 phần thiết yếu có sự tương quan mật thiết trong tam công .
Có những cái không ngã nhưng lại ngã - thấy có ngã mà lại là vô ngã => cái khó cái đau đầu là đây !

Ngã hay không ngã do tâm mình tự biết , tự thấu lấy vậy . Do vậy nhân gian có câu :
Ta biết - Trời biết - Đất biết quả thật không sai chạy !

( Vì chúng ta sẽ nghiệm sâu hơn rằng Trời ở đâu mà biết ? Đất ở đâu mà hay ? mà kỳ thực 1 tư tưởng vừa mới manh nha chuẩn bị phóng xuất ra thôi ! chứ chưa nói đến 1 hành động thì Trời - Đất - Chư Thiên cũng đã chứng tri rồi . )

Ôi quả là 1 bài toán khó !
( đệ dốt nên có cảm nhận dốt về những điều trên, mong rằng có chi sai sót mong chư huynh hoan hỹ cho ! )
Kính chư huynh .
 

dong tam

New member
1. Trước tiên, hoan hô và cảm ơn 1234 đã đưa ra 1 thí dụ rất hay

2. Người mà để tâm tức "tinh thần" của mình vào việc làm thiện, tu thân như lời đã trình bày của bạn Quang cũng đáng quý nhưng tiếc là chỉ mới ở mức Nhơn Đạo và Thần Đạo (giúp đồng bào) chứ không dễ gì có điều kiện và tâm chí giúp người (vượt qua rào cản biên giới quốc gia) như Bill Gate mà thực hành Thánh Đạo.(giúp nhân loại)

Vì thế người ăn chay kỳ là người bắt đầu đấp nền để cho tinh khí thần trong bản thân phát triển. Với tín hữu Cao đài khởi đầu phải ăn 6 ngày chay mỗi tháng là hành vi vừa độ mình vừa độ cho chúng sanh động vật có cơ hội sinh tồn và tiến hóa. Đây là điều rất quan trọng.

Còn nếu đạt đúng chuẩn ăn chay 10 ngày, rồi còn cúng tứ thời để được tiếp nhận THẦN từ Thiên Nhãn thì lại càng hay hơn nữa. Tất nhiên bên cạnh đó phải làm thêm nhiều loại công quả khác như "quan hôn tang tế" mà người chỉ chuyên lo hành thiện giúp đời đói khổ cho rằng việc tụng kinh gõ mõ đó là tiêu cực. Nhưng kinh sách thì lại chỉ rõ: giúp người về phương diện vật chất là quý nhưng giúp về phương diện tinh thần và tâm linh thì lại quý hơn gấp nhiều lần.

Đây là chỗ mà các bạn thấy, người tín hữu Cao Đài thực hiện "phổ độ" rất cụ thể trong nhiều khía cạnh khác nhau. Pháp môn Cao Đài là "tận độ", không có bất cứ tôn giáo nào xưa nay có quan điểm tận độ như Cao Đài!

Các bạn thử suy nghĩ và đưa ra những thí dụ để so sánh hầu thấy được giá trị và ý nghĩa của nền tôn giáo mà đức Cao Đài đã lâm phàm thực hiện đại ân xá để cứu độ và tận độ.

Hoan nghênh các bạn đã tham gia trao đỗi ý kiến để mở rộng đường học hỏi
 

QUANG

New member
Đệ rất thích câu tận độ. Độ cả bát hồn.
Vậy đệ xin hỏi làm sao để độ được một con vật !?
 

dong tam

New member
Có nhiều cách để độ loài vật

1. Vật nuôi trong nhà.

Bạn có thể tập nó cho ăn chay một phần nào đó, hay không cho nó ăn thịt sống, v.v... Nhờ vậy dần dần con vật sẽ hiền hơn

Sống chung, được chủ nuôi vuốt ve thương yêu, các con vật cũng từ từ hiền hơn. Ai có nuôi thì thấy rõ kinh nghiệm này

Những con chó hay mèo được nuôi trong chùa hay Thánh thất, vừa ít ăn mặn lại vừa được nghe kinh kệ hàng ngày nên chắc chắn sẽ tiến hóa nhanh hơn những con khác

2. Dã thú được người nuôi

Do cách xa môi trường tự nhiên nên bản năng săn mồi dần bị mai một

Trong một đoạn phim chiếu trên truyền hình cho thấy việc xảy ra ở trung tâm bảo tồn "hổ" bên Trung Quốc: do được nuôi từ nhỏ nên khi lớn lên lúc thả mấy chú dê rừng vào chung với cọp, dê sợ nên nhảy lung tung và húc đầu có sừng vào cọp để tự vệ theo bản năng. Kết quả là cọp sợ và bò đi chỗ khác!

3. Cao Đài có "dộng chung U minh", Phật giáo có hay không?

Tiếng chuông U minh và lời kệ thúc đẩy sự tiến hóa của cả bát hồn. Ai có thể chứng minh điều này?
 

1234

Active member
Cùng chư huynh, cùng chủ đề
Cách đây đã rất lâu trên 20 năm rồi ! lúc đó nhà đệ có nuôi 1 con chó ! có nhiều người ghé nhà ( vì nhà đệ lúc ấy bán cơm bình dân ) Có những vị khách tới từ xa xa là con chó cứ hậm hực sủa vang rân lên vậy ! và lần nào cũng như lần nào vậy ! ( vì người này là người bà con lớn tuổi đã từng giúp gia đình "thiến" nó ! và sau lần "thiến" đó nó nhớ đời mãi mãi ! và mỗi khi người này tới là nó sủa vang rân ! )
Và đặc biệt hơn có những vị khách khác tới dùng cơm, thì cứ thấy bóng từ xa xa chưa tới chỗ là con chó này nó cũng sủa vang rân lâu dần do quen khách người nhà đệ mới kề tai hỏi nhỏ : Ê cha nội ! cha nội có nhậu "Cờ Tây" không vậy cha !
Thì những người này đều thú nhận họ đều là những thành viên của hội "Cờ Tây" cả !
Nhà đệ mới vở lẽ ra : Hèn gì !
Người ra tay "thiến" nó thì đã lưu trong tiềm thức nó 1 "ân oán" gian hồ với nó nên nó theo bản năng là thấy kẻ "thẻo thịt" mình thì nó sủa là lẽ đương nhiên .
Còn những người kia trong hội "Cờ Tây" thì chắc có lẽ trong người có mầm móng , chủng tử của cái mùi hơi "Cờ Tây" toát ra ! hoặc do trong người họ phát ra 1 loại xung điện, xung khí đặc dị nào đấy mà loài chó là loài có khứu giác đặc biệt thêm phần chúng là loài tánh linh nên chúng phát giác ra ngay vị này là vị chuyên "Sực" đồng loại của chúng ?

( Chứ hẳn nhiên là những vị này nào có khai thiệt với mấy con chó và những người xung quanh rằng mình là người , là thành viên trong hội " Cờ Tây" đâu ! Ấy vậy mà .... ! )

Người có tâm tánh nhu hòa ,từ ái ! dễ tiếp cận loài vật và phát ra xung năng hòa ái mà loài vật có thể định vị , giao cảm nắm bắt được luồng xung năng hòa ái ấy mà sanh ra => dễ gần gủi và dễ thuần phục được chúng . dễ tiếp độ cho chúng hơn !

Đó chỉ là những cảm nhận riêng của đệ thôi ! ( chỉ mang tính chất tham gia bài và để tham khảo thôi. ) Mong rằng có chi sơ xuất mong chư H.T.Đ.M thông cảm hoan hỹ cho .
Kính .
 

QUANG

New member
Chung quy lại là sử dụng tình thương yêu để phổ độ.
Thương yêu thiên nhiên, cây cảnh, thương yêu từng dòng sông, ngọn núi...
Làm cho thiên nhiên thêm tươi đẹp, môi trường sống trong lành cũng không phải là phổ độ hay sao !?
 

dong tam

New member
Chung quy lại là sử dụng tình thương yêu để phổ độ.<br />Thương yêu thiên nhiên, cây cảnh, thương yêu từng dòng sông, ngọn núi...<br />Làm cho thiên nhiên thêm tươi đẹp, môi trường sống trong lành cũng không phải là phổ độ hay sao !?
<br /> <br />

Vậy là bạn đã nắm được "cốt tủy" của giáo lý nhưng cũng cần có thêm bản đồ để thấy rỏ lộ trình hầu "giáo dân vi thiện" trên đường phổ độ.
 

QUANG

New member
Các huynh, tỷ, muội có can đảm cùng đệ đi trên con đường trong bản đồ này không ?
 

dong tam

New member
Diễn đàn này là môi trường để thanh thiếu niên Đại Đạo học và tập theo "tình Tạo hóa" để lại sau lưng những mắc mứu quá khứ, cùng nhau nhìn về phía trước "Dẹp tan sắc phái phục hồi tình thương" [Kinh Cầu nguyện, Lê Đại Tiên]

để mọi thanh thiếu niên cùng nhau học hỏi, trao đổi hầu ngày càng thông cảm với nhau nhiều hơn rồi giúp nhau tự hoàn thiện mình để ngày mai có thể góp phần vào công cuộc "hoằng khai Đại Đạo - phổ độ chúng sanh"

"Hộ con tạo thế Nhơn Hòa. Trời Nam xây dựng bửu tòa vạn linh"
 

dong tam

New member
Nầy chư thiện tín! Trước kia Thế Tôn chỉ vì hiểu được cảnh giả trần là nơi sống ở thác về chẳng gọi chi là bền bỉ, vì lẽ tử sanh khổ hãi của nhân loài. Nên Thế Tôn đành lìa ngôi báu tìm… mở hướng đại đồng cứu rỗi được nhơn sanh nên giờ tịch đạo chơn linh nhập niết bàn…

Vậy hiện thời chư thiện tín cũng đã và đang noi dấu các bậc giáo chủ khi xưa lo tu hành tìm phương chước giải khổ chúng sanh, nhưng với một giáo lý tân pháp Tam Kỳ gồm thâu ba giáo. Thế thì đường hướng cứu rỗi chúng sanh lại còn định hướng đại đồng rộng lớn hơn khi xưa. Thế Tôn khuyên cả chư thiện tín nên vững chí tu hành, phải hết tâm thành thì sẽ ngộ được huyền linh của Thượng Đế……

Chư thiện tín sống trong thế hệ này với một nền tân giáo lý thật phù hợp và đúng trình độ tiến hóa của nhân loại hiện nay. Như thế thật hữu hạnh cho chư thiện tín. Nhưng chưa mấy kẻ hành đúng theo mục đích của Thượng Đế truyền ban
.” [Đức Thích Ca Như Lai, Huờn Cung Đàn 08.4 Canh Tý (02.5.1960)]
 

1234

Active member
Chung quy lại là sử dụng tình thương yêu để phổ độ.
Thương yêu thiên nhiên, cây cảnh, thương yêu từng dòng sông, ngọn núi...
Làm cho thiên nhiên thêm tươi đẹp, môi trường sống trong lành cũng không phải là phổ độ hay sao !?

Có 1 dạo đệ xem truyền hình về phóng sự .Đệ thấy phóng sự ấy chiếu về 1 cụ già mặc bộ đồ trắng ( không nhớ rõ là bài phóng sự ấy có nói cụ già ấy là người theo đạo Cao Đài hay không ! nhưng có lẽ là như vậy ! )
Đoạn phim phóng sự ấy trình chiếu cảnh những trẻ nhỏ tay ôm cặp đi học và những người dân ở 1 vùng quê nông thôn hằng ngày phải đi lại - qua 1 đoạn đường lông chông đầy ổ gà và lầy lội . Thấy cảnh người cũng như mình đi mà cơ cực quá ! Cụ già thôn quê hầu bao chẳng có là bao nhiêu ! nhưng vì tấm lòng ! Cụ đã huy động sức người và tiền của và đích thân đứng ra chỉ huy cho đám người đổ đất cát , san lấp cải tạo lại đoạn đường cho lành tốt để mọi người đi lại - qua bớt phần lầy lội cơ cực .

Tuy cụ không rình rang hô hào ! nhưng chả hiểu sao truyền hình lại có loạt phóng sự ấy ( chiếu về công đoạn con đường đang được thi công , và đoạn đường sau lúc hoàn thành )

Với 1 nghĩa cử ấy ! tuy rằng không có mang danh mệnh là phổ độ. Nhưng kỳ thật đó cũng không ngoài tính Phổ Độ . cái Độ mà đôi khi có những người xa lạ chợt đi qua - lại vùng ấy chẳng biết rằng mình cũng là 1 thành phần, 1 thành viên nằm trong cái sự Độ ấy ! Không những với những người thân - quen của cụ đi lại - qua đoạn đường ấy thôi mà còn vì với những người xa lạ đi ngang qua đoạn đường ấy nhìn họ đi lành lặn trơn tru có lẽ cụ già đứng ngắm nhìn họ mà trong lòng hả hê ! nếu cụ già mà biết nhạc lúc ấy thì đệ nghĩ cụ sẽ khe khẻ ..... hát thầm :
( Không cần biết You là ai ! không cần biết You từ đâu .... ! nhưng trong tâm ta nghe sao thầm lặng .... ! ) :x

Huynh dong tam :

Vậy hiện thời chư thiện tín cũng đã và đang noi dấu các bậc giáo chủ khi xưa lo tu hành tìm phương chước giải khổ chúng sanh, nhưng với một giáo lý tân pháp Tam Kỳ gồm thâu ba giáo. Thế thì đường hướng cứu rỗi chúng sanh lại còn định hướng đại đồng rộng lớn hơn khi xưa. Thế Tôn khuyên cả chư thiện tín nên vững chí tu hành, phải hết tâm thành thì sẽ ngộ được huyền linh của Thượng Đế……

Theo ngu ý của đệ thì có lẽ cụ già đã ngộ được 1 phần lớn nào đó Huyền linh của Thượng Đế rồi còn gì ! ( tuy cụ không thể lậu trình ra cho cụ thể cho mọi người được biết ? )

Độ mà chẳng Độ - chẳng Độ mà là Độ cái Độ này thật ẩn vi và quá sâu xa ý nghĩa ! Đáng cho chúng ta học hỏi theo những nghĩa cử thầm lặng này của 1 cụ già .

Cụ già này tuy dáng người gầy gò , nhưng cụ biết tự tạo cho mình có cơ hội giang tay đóng góp 1 phần nhỏ thầm lặng của mình trong công cuộc Phổ Độ và cụ có quyết tâm dám nghĩ và đã... dám làm và thật sự cụ ấy đã .... THÀNH CÔNG !
Cụ đã Thành Công với mọi người , với chính cụ với những gì mà cụ đã Công và đã Hành
( thật đơn giản ! chỉ có thế thôi .)

Có người thấy giửa đường có 1 cục đá to nằm khiêu khích ra đấy ! thấy có nguy cơ trong tương lai ắt sẽ có 1 hay nhiều người sẽ té vì cục đá này ( có thể biết đâu chừng dẫn đến tử vong ) bèn đi ra cúi nhặt vất vào lề đường, lại có người thấy có cái hố bất ưng chình ình ngay giửa đường bèn phát tâm lấy cây , lấy lá làm bảng báo hiệu cho người đi đường biết mà tránh né ! lại có người thấy đường dây điện đứt rớt treo tòn ten, lòng thòng có nguy hại cho mọi người bèn tìm phương kế lấy cây gỗ khều vắt lên trên cao, lại có người thấy trên đường có xe nào đấy ! bị sự cố nhớt trên xe đỗ đầy 1 vũng trên đường nhựa thấy có nguy cơ người phóng xe nhanh cán nhầm phải trợt té có khi phải mạng vong bèn lấy cát hay mạt cưa rải lên và làm báo hiệu cho người đi đường biết phương mà né tránh !

Những việc làm cỏn con này đôi lúc ngồi suy nghiệm thấy họ rất hay ! tuy họ không được nêu danh đề tuổi hay được thưởng phong gì cả ! Nhưng lương tâm họ đáng để họ được hảnh diện vì họ rất rất rất ...rất xứng đáng 2 chữ Làm Người

Trong kinh Bát Dương Kim Cang Thọ Mạng Chơn Kinh của Nhà Phật đệ có xem qua có câu Phật Thuyết :
Đừng nói làm nên được con người là dễ ! sống làm sao cho đúng đạo lý , nhơn luân .....

Nếu chúng ta sống không đúng nghĩa thì có lẽ chúng ta chỉ làm Con Người .
Còn làm Người có lẽ lại là 1 chuyện khác nữa !

Sống yêu người - mến vật , sống sao cho có ích cho cái cộng đồng chúng ta đang sống tuy nhỏ nhoi , nhưng cũng là 1 phần căn bản thiết yếu , trong 1 bước đi ngắn sẽ là 1 cái hứa hẹn trong tương lai lâu xa những bước đi ... dài và cao xa hơn !

Trong đời có những nốt lặng đáng để đời cho chúng ta ghi nhận, lưu tâm và học hỏi ! Thật là cụ thể và thật là hay biết bao nhiêu .

Vài dòng tản mạn , cảm nhận cùng chủ đề, cùng chư huynh .
Kính .
 
Sửa lần cuối:

QUANG

New member
Nghe những lời của 1234 làm đệ nhớ đến câu : hãy giảng đạo sao cho một đứa bé 3 tuổi cũng có thể hiểu được.
Phổ độ là như vậy đó, đơn giản, nhưng để làm được việc đơn giản đó cần phải có lòng can đảm.
Lòng can đảm đó là gì ? Đó là dâng Tinh, Khí, Thần cho Thầy.
 

1234

Active member
Cùng chư huynh - cùng chủ đề .

Quả là trong tam công hay trong sự cuộc Phổ Độ ắt hẳn nhiên không thể thiếu vắng thành phần tam bữu ( tinh - khí - thần ) kể cả trong đó rất đúng như huynh Quang đã nhận định là : Phải có lòng Can Đảm .

Sau đây chỉ là cảm nhận (dốt ) riêng của đệ thôi nhé ! ( nếu có chi sai sót mong chư huynh hoan hỹ ) . Theo thiển ý , cảm nhận của riêng đệ can đảm không thôi có lẽ cũng còn hơi thiếu vắng 1 thứ gì đó bên trong nữa thì phải ?

À ! hình như bên trong lòng can đảm này còn phải có "động cơ nguồn" nữa thì phải ? nó tựa như 1 lò than cháy âm ỷ bên trong để luôn "hâm nóng" tam bữu ( tinh- khí - thần ) để cho tam bữu luôn được nóng ấm mà không bị nguội lạnh ? có lẽ ngu ý đệ thì tam bữu là cái để cho con người sống động, lưu chuyển thần thức và vận chuyển hoạt động của cơ thể hầu có cơ tác động lên những sự Hành của con người .

Nếu nói về tam công hay Phổ độ ngoài tinh - khí - thần dự lưu thì ẩn vi , ẩn mật bên trong phải là động cơ nguồn của Bi - Trí - Dũng ( đi hậu tống yểm trợ bên trong làm động cơ nguồn ) để phát xuất những sự Hành ấy trở nên có tác dụng và hữu ích hơn trong tam công và sự cuộc Phổ Độ !

Giả như có 1 người rất gan lỳ có thể tay cầm 1 thanh cây ngang dài mà đi trên dây cáp treo , treo vắt ngang giửa 2 dãy nhà cao tầng ( hay trên cao giửa 2 khoảng cách của 1 hóc núi ) hoặc giả là có người rất gan dạ có thể phóng xe mô - tô bay vút lên trên không , bay lướt qua hàng chục chiếc xe ô - tô sắp hàng bên phía dưới đất .v.v và v.v.

Thử hỏi những người này có can đảm không ? trong này tính gan - lỳ, liều mạng ... thì hẳn nhiên họ được xác nhận mạnh dạng rằng là Có ! nhưng xét về mặt Can Đảm thì theo đệ có lẽ cần xét lại thêm 1 tí về vài khía cạnh .

Lúc nhỏ đệ nhìn nhận về thế giới quan, nhân sinh quan sống động hiện hữu quanh mình đệ rất hoang mang và rất ngộ nhận nhiều điều ( có lẽ cũng không ít người mắc phải những ngộ nhận lầm lẫn trong đời như đệ đã từng ... ! ) đệ đã từng ngộ nhận về tính gan dạ - dũng cảm - tính gan lỳ và tính liều mạng ... !

Những người có những hành động phi phàm như trên họ gan dạ - liều mạng nhưng chưa chắc đã có tính can đảm ! Vì sao đệ có cái cảm nhận kỳ quái không giống ai như vậy vì .. :

Những vị superman đó ! họ có thể biểu diễn hay như vậy ( cũng với chủ đích thỏa mản những gì , những cảm giác lạ, họ thích sự tán dương cổ vũ của đám đông, họ thích được mọi người biết đến hoặc được ghi danh vào sổ guiness của thế giới ? ) Nhưng trở về trong đời sống thường nhật thì sao ? có khi họ thấy những gì họ có thể giúp người khác được ! trong khả năng của họ có hoặc dư có được nhưng ..... họ bèn lảng mắt - tai ngơ !

+ Tính gan dạ - liều mạng họ có nhưng họ chỉ biểu diễn ( chỉ hành được nơi điều kiện có thể cho phép họ hành , và thường không đem lại lại ích thiết thực cả cho người xung quanh họ ) Chủ yếu là để thỏa mãn cái Tôi của chính họ mà thôi ( vì trong cái hành của họ không từng có hoặc không từng biết đến 3 từ Bi -Trí - Dũng trong việc họ hành )

+ Hồi nhỏ đệ cũng từng nghe 1 câu cũng rất giản đơn nhận định về tính can đảm như vầy ! và đệ vẫn thấy câu đó tuy đơn giản mà quá đúng về mặt thực tiễn ( chẳng cần dùng chi đến những mỹ từ cao xa ! ) đại để câu nhận định ấy về tính can đảm như vầy :

Người mà dám làm và làm những gì mà mình có thể làm => là người Can Đảm !
( đơn giản như thế thôi ! )

Xét cho cùng người gan dạ superman kia có thể làm được những việc , những hành động mà có lẽ ít ai dám làm và làm được ! ( vì những người khác họ không đủ khả năng , tâm lý sức khỏe , thể hình ..... v..v ) nên chi những người khác đa phần họ không có khả năng làm như vậy nên họ chẳng làm ( là đúng lý thôi ! )

Xét về con người trong đời nói chung người kia tuy làm được những chuyện khác người nhưng ngược lại có những thứ cần làm , cần hành chuyện giống người thì đôi khi ... chưa chắc họ đã làm được ! như giúp người hoạn nạn hay những gì họ có thể giúp 1 ai đó trong khả năng dư thừa của họ thì họ mắt nhắm , tai ngơ => trong này cho chúng ta thấy rõ động cơ nguồn .

Nếu đệ nhớ không nhầm thì 1 thời gian hiện tại gần đây đệ có xem qua thông tin trên báo thấy có nói về 1 diễn viên Mỹ ( xin không tiện nêu danh ) là 1 trong những ngôi sao điện ảnh cơ bắp về phim hành động của điện ảnh Mỹ , là 1 thần tượng của giới trẻ lúc bấy giờ ( vì chuyên thủ vai là : Người Hùng cơ bắp trong những phim Hành Động )

Ấy vậy mà có bài báo đăng trình Nhân trong 1 dịp nào đó có chuyện xãy ra trong đám đông ( trong đó có rất đông quần chúng đệ không nhớ rõ là chuyện gì ! ) Nhưng bài báo đăng là giới khán giả rất thất vọng và có vẽ như chê, thất vọng về vị Anh Hùng, Thần tượng trong phim hành động này ! một cách ... thảm hại ! Vì khi có nguy biến thật tế thì Vị Thần Tượng này chính là người co giò chạy thủ thân ... lẹ nhất ! bõ mặc lại bao người khác trong đó có người già , trẻ em, phụ nữ ....

Có thể vị Thần Tượng người Hùng này chỉ Can Đảm và Nghĩa Hiệp trên phim ảnh thì đạt mà thôi ! Còn khi trong cuộc sống thường nhật với cộng đồng chung quanh thì lại là người ... Nhác nhất ! Xong phim rồi thì cái Anh Hùng tính kia cũng coi như .... :
Xong xôi - rồi việc vậy !

Nếu mà là đệ thì sau loạt bài báo ấy thì đệ sẽ nhất quyết về nhà và đi xăm phía trước ngực hình 1con Hổ và đàng sau lưng đệ sẽ xâm thêm hình 1 con Sấu nếu có ai hỏi về ý nghĩa 2 hình xâm ấy đệ sẽ nói rằng nếu ghép hình tên 2 con vật đó lại thì là : Sấu - Hổ ( xấu hổ ! ) :109::12:

Bi - Tri - Dũng thiếu vắng , họ không có nên cái gan dạ của họ không thể coi là người Can Đảm được !
Còn về những người khác như có thể họ già cả hay tật nguyền ,bị khiếm khuyết họ luôn sẵng lòng lao vào giúp người 1 cách tự nhiên không hề cân phân so đo những người này là người can đảm vì họ đã dám làm trong sự hết mình trong những gì mà họ có thể ... và có khả năng ! ( những người này họ có động cơ nguồn ) Họ có lòng từ phát xuất trong chuyện họ hành, chứ không vì để thỏa mãn cái TÔI của họ ( những người tầm thường này họ không thể hiện cái phần cái phần Con của họ mà họ thể hiện cái phần Người của họ nhiều hơn )

Trong tam công hay trong sự cuộc Phổ độ có lẽ không thể bên trong thiếu vắng động cơ nguồn : Bi - Trí - Dũng

Vài dòng cảm nhận dốt tham gia cùng chủ đề cùng chư huynh ( đệ mong rằng sẽ không làm loãng chủ đề ). Kính
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
"Quyền pháp Đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người".
[Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Nam Thành Thánh Thất, 01-01-Kỷ Dậu, 1969]

Đây chính là khía cạnh tận độ của Cao Đài: "giải quyết toàn diện cá thể con người"
 

dong tam

New member
- Mót bòn công quả:

▪ “Các con đã từng nghe Thầy dạy rằng: Công Quả dầu nhỏ nhoi đến độ nào cũng là công quả, không mất đâu! Các con cố gắng mót bòn dành dụm trong khoảng đời tu học như con kiến tha mồi lâu ngày ắt đầy ổ đó các con. Đừng chễnh mãng, đừng lười biếng, đừng chấp nhất giận hờn với bạn đạo rồi bê trễ đường tu tiến của mình. Các con cũng đừng ngần ngại trước những công quả dầu là công quả nhỏ mà không làm, cũng đừng sợ sệt trước trở ngại dầu là trở ngại lớn mà không tiến. Chí tâm sẽ chí đạo, con nên đạo là chỗ đó nghe các con.”

▪ “Công đức không nhỏ và phẫm vị thiêng liêng cho những ai công quả từng việc nhỏ đến việc thật tầm thường.”

Mót bòn nói lên đức tính kiên nhẫn, không chê việc nhỏ hay việc tầm thường, không so đo chỉ lựa chọn việc lớn hay việc làm cho mình được nổi danh mới làm. Mót bòn sự phối hợp giữa công quả và công trình.
 

khaitam

New member
Kính huynh tỷ!

Tam Công là con đường mà THẦY đã định cho người Cao Đài phải đi. Những lời châu ngọc thật là quý hơn cả lâu đài vinh thự của thế gian. Thà rằng nghe những lời ấy mà ăn rau cháo con hơn tận hưởng vinh hoa, danh lợi mà vô minh, không duyên đọc được những chân truyền của Cao Đài phải không huynh tỷ?

Kính bút!
 

dong tam

New member
2. CÔNG TRÌNH:

A. Định Nghĩa
:

Công Trình là sự gia công tu sửa, rèn luyện đức hạnh.

Ơn trên thường dạy: “Công trình luyện kỷ”.

“Kỷ” là mình, là ta. Còn “Luyện” là sự trui rèn, như luyện kim khí tức là phải trải qua quá trình “nung nhiệt” và “đập dũa” liên tục lâu dài!

Đức Quan Âm dạy:
Công trình đó là đào luyện trui rèn ý chí phàm tánh bản năng sinh tồn.
Đừng nói rằng mình ít oi về đạo đức, giáo lý, giảng dạy đó đây cho đời hướng thiện. Vậy chứ một cử chỉ nhỏ như tha thứ lỗi người, dằn cơn nóng giận để cảm hóa lòng người, gần đến giờ cúng thời (hoặc vào thiền công phu) hoặc đến ngày đi chùa thất, nghiệp trần dấy lên nêu đủ lý sự, nào mắc việc này này bận viêc kia, tại bần thần uể oải… Hãy cố gắng cương quyết diệt những tư tưởng chủ bại đó, dứt khoát làm liền ý định đúng lý của mình rồi thì được việc ngay.
Đó không là công trình đặng sao
” [Đức Quan Âm, Vĩnh Nguyên Tự, mùng 3 tháng Giêng Giáp Dần (25.01.1974)]

Ngài cũng đối chiếu Công trình trong Tam Công với 3 yếu tố của Lục Độ Ba La Mật nhà Phật là: “Trì giới, Nhẫn nại và Tinh tấn”.
 
Sửa lần cuối:

khaitam

New member
Kính huynh tỷ!

Nhân tiện huynh Dongtam có nhắc Lục Độ Ba La Mật Đa của Phật Pháp. Tiểu đệ có vài dòng chia sẽ. Pháp là nói về 6 phương tiện mà hành giả dụng nó để hành trên tinh thần đại trí, đại bi, đại hùng, đại lực để có thể thực hiện pháp tu cứu chúng sanh, nhìn chúng sanh, đối đãi với chúng sanh như đối đãi với mình. Đó là tinh thần Phật Đạo vô sở cầu, vô sở đắc. Sáu phương tiện giúp hành giả thực thi qua bờ giác: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Cả thảy thiển nghĩ để rốt ráo đến TRÍ HUỆ BÁT NHÃ VIÊN THÔNG vì kinh Pháp Hoa có kệ rằng:

Chư Pháp tùng bổn lai
Thường tự tịch diệt tướng
Phật tử hành đạo dĩ
Lai thế đắc tác Phật

Tạm dịch:

Các Pháp xưa đến nay
Tướng thường tự vắng lặng
Phật tử hành đạo rồi
Đời sau được làm Phật

Trạng thái vô biên phân là trạng thái của Bát Nhã trí hành giả cần hướng đến để thấy sự không rỗng, không pháp không tướng nhưng diệu hữu.

Đối với người Cao Đài giáo, đa phần chấp cố, hoán cựu nghinh tân mà không chịu tìm lý của Phật ngày xưa cần thiết đối với chúng ta như thế nào. ĐỨC CHÍ TÔN phổ độ, dùng câu từ bình dân cho Thánh Ngôn nhưng ý tứ của diễn tả cái biển ĐẠO PHÁP cao xâu mà người tín hữu phải không ngừng vươn xa trên con đường hoát ngộ, liễu tánh. Đạo THẦY dạy nào có khác chi pháp hành ngày xưa? Không nên chấp ngôn thành ra trường phân biệt chia rẽ.

Kính bút!
 
Sửa lần cuối:

Facebook Comment

Top