B. Các hình thức Công trình:
- Giữ gìn giới luật:
Đức Thích Ca có hướng dẫn:
“Vậy Hội Thánh (nay) cũng như giáo hội của Thế Tôn khi xưa phải cần nghiêm trì giới luật, vì có thực hành đúng theo giới luật, thì giáo hội hay Hội Thánh mới được vững vàng gương mẫu cho nhơn sanh kính phục.
Bởi vậy khi Thế Tôn tịch diệt rồi, có một Tỳ Kheo còn si mê trong vòng thất tình lục dục, nên thốt ra câu nầy: Thích ca còn ở đời hay đem giới luật ra mà bó buộc chúng ta, làm cho mất hết quyền tự do của chúng ta. Nói cái nầy nên làm, cái kia không nên làm, làm cho ta khổ tâm vì giới luật quá. Từ nay trở đi chúng ta sẽ tùy theo ý muốn.
Bởi câu ấy thấu đến tai Ca Diếp nên mới triệu tập các đệ tử của ta lại mà kết tập Tạng Kinh và Tạng Luật truyền lại cho đến hôm nay đó.
Thì đây cũng là một gương cho Hội Thánh trong Đại Đạo nên nghiêm trì giới luật.
Thế Tôn để đôi lời đạo lý giáo hóa khuyến thiện nhơn sanh tinh tấn trên đường tu học.” [Tiên Thiên Thánh Huấn quyển XI xb 1961 trang 15, Đức Thích Ca ]
Sửa mình trong sạch ấy là tu,
Gìn giữ giới qui cũng gọi tu.
Công quả, công trình cho xứng phận,
Cởi lần cái lớp của phàm phu.
- Kiên nhẫn, trì thủ:
Cụm từ “kiên nhẫn” bao gồm cả hai đặc tính của hai quẻ Kiền và Khôn. “Đức kiên” tương ứng với cụm từ “tự cường bất tức” của quẻ Kiền, còn “đức nhẫn” tương ứng với tính “nhu thuận” của quẻ Khôn.
Đức Quan Âm có dạy:
“Vẫn biết rằng trong cửa thiện, người người đã góp công góp ý vào việc thiện, nhưng hãy xét lại mình có được trọn vẹn với hai chữ vô tư chưa? Hay còn hẹp hòi, hay còn chấp nhứt, hay còn vị kỷ, hoặc thiếu tình thương, hoặc làm để được tiếng đời ca tụng rằng mình là bậc hiền nhân quân tử.
Xem lại mình có thật tâm bảo vệ và nuôi dưỡng sự hành thiện cho đến nơi đến chốn cùng chăng? (…)
Hay chỉ làm với mối từ tâm phát hiện nhứt thời, rồi một lúc nào đó vẫn còn đeo đuổi vì thể diện, vì nhân nghĩa, vì tai tiếng, vì cơ sở ràng buộc, tấn thối lưỡng nan, rồi hành sự với miễn cưỡng, được lúc nào hay lúc ấy. Nếu khi gặp một vài thử thách nặng nề, rồi buông xuôi cho đại cuộc dở dang, rồi nêu hai tiếng "tại" và "bị" để biện hộ cho danh dự của mình.” [Đức Quan Âm, Hoa Linh Nguyệt Điện – Thủ Đức, 14 tháng 8 Đinh Mùi (17.9.1967)]
- Giữ gìn giới luật:
Đức Thích Ca có hướng dẫn:
“Vậy Hội Thánh (nay) cũng như giáo hội của Thế Tôn khi xưa phải cần nghiêm trì giới luật, vì có thực hành đúng theo giới luật, thì giáo hội hay Hội Thánh mới được vững vàng gương mẫu cho nhơn sanh kính phục.
Bởi vậy khi Thế Tôn tịch diệt rồi, có một Tỳ Kheo còn si mê trong vòng thất tình lục dục, nên thốt ra câu nầy: Thích ca còn ở đời hay đem giới luật ra mà bó buộc chúng ta, làm cho mất hết quyền tự do của chúng ta. Nói cái nầy nên làm, cái kia không nên làm, làm cho ta khổ tâm vì giới luật quá. Từ nay trở đi chúng ta sẽ tùy theo ý muốn.
Bởi câu ấy thấu đến tai Ca Diếp nên mới triệu tập các đệ tử của ta lại mà kết tập Tạng Kinh và Tạng Luật truyền lại cho đến hôm nay đó.
Thì đây cũng là một gương cho Hội Thánh trong Đại Đạo nên nghiêm trì giới luật.
Thế Tôn để đôi lời đạo lý giáo hóa khuyến thiện nhơn sanh tinh tấn trên đường tu học.” [Tiên Thiên Thánh Huấn quyển XI xb 1961 trang 15, Đức Thích Ca ]
Sửa mình trong sạch ấy là tu,
Gìn giữ giới qui cũng gọi tu.
Công quả, công trình cho xứng phận,
Cởi lần cái lớp của phàm phu.
- Kiên nhẫn, trì thủ:
Cụm từ “kiên nhẫn” bao gồm cả hai đặc tính của hai quẻ Kiền và Khôn. “Đức kiên” tương ứng với cụm từ “tự cường bất tức” của quẻ Kiền, còn “đức nhẫn” tương ứng với tính “nhu thuận” của quẻ Khôn.
Đức Quan Âm có dạy:
“Vẫn biết rằng trong cửa thiện, người người đã góp công góp ý vào việc thiện, nhưng hãy xét lại mình có được trọn vẹn với hai chữ vô tư chưa? Hay còn hẹp hòi, hay còn chấp nhứt, hay còn vị kỷ, hoặc thiếu tình thương, hoặc làm để được tiếng đời ca tụng rằng mình là bậc hiền nhân quân tử.
Xem lại mình có thật tâm bảo vệ và nuôi dưỡng sự hành thiện cho đến nơi đến chốn cùng chăng? (…)
Hay chỉ làm với mối từ tâm phát hiện nhứt thời, rồi một lúc nào đó vẫn còn đeo đuổi vì thể diện, vì nhân nghĩa, vì tai tiếng, vì cơ sở ràng buộc, tấn thối lưỡng nan, rồi hành sự với miễn cưỡng, được lúc nào hay lúc ấy. Nếu khi gặp một vài thử thách nặng nề, rồi buông xuôi cho đại cuộc dở dang, rồi nêu hai tiếng "tại" và "bị" để biện hộ cho danh dự của mình.” [Đức Quan Âm, Hoa Linh Nguyệt Điện – Thủ Đức, 14 tháng 8 Đinh Mùi (17.9.1967)]