Thi đua tìm hiểu Danh xưng của Đức Mẹ

dong tam

New member
2. Về số lượng và những Đấng Nữ Tiên Nương giáng cơ trong đêm Hội Yến lịch sử.

Theo một số tác giả cho rằng đêm Hội Yến lịch sử đó có đủ Cửu Vị Tiên Nương giáng cơ ban cho 9 bài thơ cùng với bài của Đức Cửu Thiên Huyền Nữ! Mười bài thơ này về sau được dùng làm kinh cúng trong các Lễ Hội Yến hàng năm. Thật là một nhầm lẫn đáng tiếc!

Những bài này được ban cho thuộc về một đàn cơ khác sau này (cần phải tiếp tục truy tìm xuất xứ các bài kinh cúng Phật Mẫu được ban cho vào khi nào).

Vì các bài kinh này khá thông dụng, quen thuộc với đạo hữu cho nên đây là một trong những nguyên nhân chính góp phần gây ra sự nhầm lẫn về danh xưng của Đức Mẹ cũng như số lượng bài thơ được ban trong đêm lịch sử ấy.
Thật ra chỉ có 4 bài thơ của các Đấng Nhất Nương, Lục Nương, Thất Nương và Bát Nương được ban cho.

3. Về hình thức tái hiện Yến Bàn Đào.

Ông Cư đã sắp đặt một cái bàn dài”. Qua tài liệu ghi lại và qua thực tế hình ảnh tái hiện nghi thức Yến Bàn Đào nơi Báo Ân Từ ở Tòa Thánh Tây Ninh chúng ta thấy “chiếc bàn dài” đã được sử dụng. Tuy nhiên, một số nơi hiện nay khi tái hiện hình thức Hội Yến mỗi dịp trung thu lại chưa chú ý đến chi tiết này. Thông thường chúng ta thấy chiếc bàn tròn thường được sử dụng hơn! Xét về Lý Đạo, hình chữ nhựt gần gũi với hình vuông hơn là hình tròn và tượng trưng cho Khôn hay Địa.

“Tiệc chay” có những món được nấu nướng. Sau này, các Đấng có dạy nữ phái làm bánh hiến cúng dịp Hội Yến.

4. Về lịch sử cơ bút Cao Đài, đây là lần đầu tiên Đại Ngọc Cơ được chánh thức sử dụng nơi nhóm Phổ Độ. Đức Nương Nương đã đến trước, phải mất nhiều năm sau tín hữu Cao Đài mới biết đó chính là Đấng Vô Cực.

Sau đó đến Noel, cũng qua Đại Ngọc Cơ, Đức Thái Cực – Ngọc Hoàng Thượng Đế kim viết Cao Đài Tiên Ông mới đến.
Hai Đấng Tạo Hóa tượng trưng cho Đạo Tiên Thiên đã lần lượt xuất hiện đúng như Lý “Vô Cực nhi Thái Cực”.
 

dong tam

New member
III. VỀ CÁC DANH HIỆU CỦA ĐỨC MẸ

1. Các danh hiệu:

Sau lần giáng cơ độ dẫn ba vị Cư, Tắc, Sang vào trung thu năm Ất Sửu (1925); khi Đức A,Ă, chưa lộ diện cho các ông biết danh tánh thật của mình; lần đầu tiên Đức Chưởng quản Diêu Trì Cung giáng cơ trở lại với quý vị là vào cuối năm Mậu Thìn đầu năm 1929.

Thiếp chào chư Đạo hữu, chư Đạo muội, bình thân. Thiếp vì cảm tình xưa mà phải chính mình đến cùng Cửu Nương, cho hiểu mọi điều.

Diêu Trì Cung đã thượng sớ cho Chí Tôn... Thiếp còn nhớ khi đến dìu dắt chư Đạo hữu vào đường Đạo, phải mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì Thiếp đã nói bởi vì tình riêng của mấy Đấng Chơn Quân đến lo cứu độ chớ không phận sự chi trong lúc nầy.

Và cũng bởi lịnh Chí Tôn sai khiến, chắc rằng: Nếu không phải Thiếp mở Đạo thì không phương thành Đạo đặng.
Khi Thiếp mở Đạo thì độ ai? Có phải là cả Chức sắc Hiệp Thiên Đài. Các Chơn Quân thiệt tình của Thiếp là ai chăng?


Qua nhiều lần giáng cơ:

▪ Đa số danh xưng của Ngài là Diêu Trì Kim Mẫu.
▪ Có những lần, Ngài xưng danh Diêu Trì Nương Nương.
▪ Ngày nay, chúng ta ai cũng biết Đức Vô Cực là Đức Diêu Trì nhưng lần đầu tiên Đức Diêu Trì xưng danh “Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn” là khi nào?

Tại Thánh thất Cầu Kho vào đêm 29 tháng 8 Tân Vì (1931) Ngài giáng cơ xưng Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn nhưng bài thi xưng danh khi khoán thủ lại là Vô Cực Từ Tôn:

vi cảnh báu chẳng mòn phai,
Cực trí Mẹ đây thãm mỗi ngày;
Từ thuở Tạo Thiên nay giáng thế,
Tôn truyền lý Đạo giữ lòng hoài
.”
[HUẤN NỮ THÁNH NGÔN Thánh thất Cầu Kho – 1931 Đệ Lục Niên; tr20]

vi Đại Đạo chí cao sùng,
Cực lạc thanh nhàn kiết bất hung;
Từ thiện Mẫu Hoàng tâm ái tử,
Tôn Hồng Lạc bỗn, đức tam tùng
.”
[HUẤN NỮ THÁNH NGÔN Thánh thất Cầu Kho – 1931 Đệ Lục Niên; tr23]

Riêng ở Tây Ninh cho đến ngày mùng 9 tháng giêng năm Đinh Hợi 1947 mới biết danh xưng này của Đức Diêu Trì.
Qua Thánh giáo của các Hội Thánh trong Đại Đạo, chúng ta còn biết thêm nhiều danh xưng khác của Đức Mẹ như: Vô Cực Từ Tôn, Diêu Trì Thánh Mẫu, Diêu Cung Kim Mẫu Đại Thiên Cung, Diêu Cung Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn, Diêu Trì Phật Mẫu, Kim Bàn Phật Mẫu, Tây Vương Mẫu, Tây Thiên Mẫu, Tây Cung Kim Mẫu, Diêu Cung Kim Mẫu, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Huyền Thiên Thánh Mẫu,... hay kết hợp: Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn,...

2. Danh xưng ngắn gọn “Mẹ”:

Danh xưng “Mẹ” đã được Đức Diêu Trì Kim Mẫu sử dụng ngay từ lần đầu trở lại với chư vị Tiền bối vào cuối năm Mậu Thìn (1928). Kể từ đó, “Mẹ” đã trở thành một đại từ thân thương trìu mến thường được sử dụng của Đức Từ Tôn và đàn con thân yêu cho cả nữ và nam.
 

dong tam

New member
IV. KẾT LUẬN

- Cũng như danh xưng là “A,Ă,” của Đức Ngọc Hoàng thường dùng vào “tiến trình của ngày sơ khai Đại Đạo” giai đoạn ban đầu còn sử dụng hình thức Xây Bàn để thông công chứ không là bất kỳ tên gọi nào khác; khi chúng ta chép lại lịch sử ghi nhận những sử kiện liên quan đến giai đoạn ban đầu khi Đức Chưởng quản Diêu Trì Cung giáng cơ trong Tam Kỳ Phổ Độ (rạng Rằm tháng 8 Ất Sửu - 1925) không thể nào viết hay kể lại khác hơn danh từ “Cửu Thiên Nương Nương” là tên gọi gắn liền với lịch sử Hội Yến Bàn Đào Diêu Trì Cung.

Sau đó, bẳng đi một khoảng thời gian khá dài, Đức Cửu Thiên không có giáng cơ trở lại, cho nên trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển bổn thứ nhứt được xuất bản vào đầu năm 1928 không có bài Thánh ngôn nào của Đức Mẹ!

Các tên gọi khác như Diêu Trì Kim Mẫu, Vô Cực Từ Tôn, Phật Mẫu, v.v... chỉ là những bắt chước của tín hữu chúng ta theo danh xưng của Đức Mẹ khi Ngài giáng cơ sau này.

- Về hình thức phương tiện Hội Yến đã được chư tiền bối thiết lập là chiếc bàn chữ nhựt chứ không phải là bàn tròn. Đây là những chi tiết lịch sử cần phải được lưu ý ghi lại chính xác đúng y như sự thật đã diễn ra. Ghi chép cẩn thận đúng với sự kiện lịch sử còn được lưu giữ bởi các nhân chứng lịch sử, có như thế việc chép sử mới chính xác đúng theo tinh thần khoa học nghiên cứu lịch sử.
 

dong tam

New member
"Tạo hóa thiên huyền vi thiên hậu, Chưởng kim bàn Phật mẫu Diêu trì"

Câu kinh này có nghĩa như thế nào?
 

luutunha

New member
Kính thưa quí Huynh Tỷ;

Khi xưa Đức Phật Thích Ca thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cùng Kinh Vô Lượng Thọ, nay vào thời Tam kỳ Phổ Độ ngài lại thuyết Di Lặc Chơn Kinh. ( Thuyết chứ không phải thực như vậy, nhưng từ chỗ lý thuyết chúng ta hiểu ra lẽ thật). Trong các thuyết kinh của Đức Phật có dùng đến chữ THIÊN .

Ngày xưa thì thuyết 36 hay 18 từng trời , ngày nay lại thuyết 6 cõi trời. Chữ Thiên trong Hán Việt tự điển có nhiều nghĩa, nhưng có lẽ nghĩa : -(Danh từ) Nhà tôn giáo gọi chỗ các thần linh ở là thiên. ◎Như: thăng thiên lên trời, quy thiên về trời.

Trong kinh Di Lặc, Đức Thích Ca thuyết có 6 cõi trời :1 -THƯỢNG THIÊN HỖN NGƯƠN - 2 -HỘI NGƯƠN THIÊN - 3 - HƯ VÔ CAO THIÊN - 4- TẠO HÓA HUYỀN THIÊN- 5 -PHI TƯỞNG DIỆU THIÊN - 6 -HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN . Mấy danh gọi các cõi trời nầy tìm trong kinh xưa không thấy.

Trong 6 cõi trời mà ngài lập thuyết thì có 4 cõi :- HƯ VÔ CAO THIÊN - - TẠO HÓA HUYỀN THIÊN- -PHI TƯỞNG DIỆU THIÊN - -HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN . là có hằng hà sa số chư Phật.

Nói riêng về cõi trời Tạo Hóa Huyền Thiên thì do KIM BÀN PHẬT MẪU cai quản. Trong cõi trời nầy cũng có vô lượng Phật hóa sinh. Vậy cõi trời nầy ở đâu ? Chúng ta thử đặt giả sử : Cõi trời nầy ở một nơi nào đó trong vũ trụ bao la. Thì thử hỏi nơi đó làm sao có thể hóa sinh vô lượng phật cho được ? Vì nơi đó không có con người . Thầy nói: Có con người các con mới có Phật Tiên.
 

dong tam

New member
Càm ơn huynh LTN.

Đây là câu kinh bị nhỉều người hiều sai, gắn chữ "huyền" với chữ "vi" thành "huyền vi".

Phải hiểu TẠO HÓA THIÊN HUYỀN hay TẠO HÓA HUYỀN THIÊN là ngôi âm của Thái Cực.

vi Thiên Hậu: chữ kép Thiên Hậu nghĩa là Đấng tối cao chứ không là "bà Thiên Hậu" (hiểu theo Dịch lý)
 

Facebook Comment

Top