Thiền trong cao đài?

khaitam

New member
Tiền Bối kính!<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ngu đệ tuy còn kém trí, nhưng giáo lý nhiệm mầu của ĐẤNG ĐẠI TỰ PHỤ gieo truyền phổ hóa cứu độ ân xá kỳ ba, ngu đệ cũng ráng lần do mà học, mà vịnh níu lấy cái lý sâu. Nên nhưng lời cũng dụng phương tiện của tiền bối khơi ngợi cũng làm cho ngu đệ hiểu được phần nào cái tinh túy u uẩn mầu nhiệm thiêng liêng mà hành giả cần luôn tin tấn tịnh tiến đến. Nhiệm huyền là chỗ ấy, giải thoát không là chỗ ấy, hành có đúng không là chỗ ấy. Hậu bối rất vui và hạnh ngộ đọc những âm hưởng giảng thuyết về chân pháp dụng ngôn từ thế gian mà biểu tả cái thông liên và diệu dụng của tịnh thiền trong công phu tứ thời. Ngu đệ là hậu hậu còn non yếu, trí phàm nên mong chư đạo hiền (xin mạng phép gọi như thế) thấy chỗ nào không phải mà giảng thuyết cho ngu đệ thông tường trong Bí Pháp Cao Đài. Trường dưỡng tinh, khí, thần để cường tráng phụ tùy vạo lối dụng hành của hành giả trong từng bước chân, trong Tam Công nêu rõ trong Tân Pháp Cao Đài. Nhưng mấu chốt của sự vận hành qui hội của tam thể xác thân là vấn nạn của nhiều tín hữu Cao Đài. Ngu đệ khaitam xin nói cái sở hành thiển hạ mà mong được chư quý anh lớn chỉ dạy cho tận ngõ. Ngu đệ rõ thông cái giá trị của Tam Công trên con đường lập vị thiêng liêng cảnh. Nên cả ba con đường ấy hội ngộ là Đại Đại đắc nhứt. Ba công ấy phải hành rốt ráo và đúng nghĩa mới mong đi trên con đường Đại Đạo qui nhất. Cốt lõi và hệ trọng là công phu. Cao Đài được xem như là Phật Giáo chấn hưng nên những gì Pháp Phật còn trinh nguyên đúng lý cho sở hành thì bảo tồn và hành giả nên thực hiện vì bởi người tín hữu Cao Đài đúng nghĩa chỉ biết có một pháp mà thôi, pháp ấy là Đạo Pháp, pháp của sự giải thoát kiếp luân hồi, pháp đem hành giả trở về chốn an vui ngay cả thực tại hiện hữu mà không hề phân biệt phương tiện màu da, sắc áo. Chính điểm yếu trọng là Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Hiệp Nhứt giúp hành giả ngộ ra "vạn giáo nhất lý" và "vạn thù qui nhứt bổn" trên một con thuyền phương tiện - đó là Đạo Pháp. Pháp nào giúp hành giả an tịnh, minh triết, tịnh tiến đến bến bờ của thanh định, của tuệ thông thì hành giả nương náo. Ngu đệ thấy rằng chất thiền của Phật Học rất diệu linh mà người tín hữu Cao Đài cũng phải hành. Thiền tức là quán định đi vào sự vô chấp để "vô trí diệc vô đắc". Ngày nay Tân Pháp Cao Đài dưới ân huệ Thiên Ân ban cho nhơn loại hầu "tu nhất kiếp, ngộ nhất thời" trong tam kỳ hạ ngươn mạt pháp. Tân Pháp là pháp cứu cánh giải thoát, không phải là pháp hữu vi. Đối với hành giả, việc bảo tồn tam ngươn là điều quan trọng và phát triển nó lên cho hợp với lý thiên nhiên là cần yếu. Tứ thời nhựt tụng là bốn thời công phu hành trì của hành giả không riêng trong tôn giáo Cao Đài nêu mà tiền nhân cổ giáo đã giảng và thực hành vì Đạo có một lý mà thôi. Ngu đệ ngẫm suy trong bí pháp luyện tam ngươn hợp nhất làm sao cho đặng. Nếu nói về tam ngươn thì nói về Tiên Gia, còn nói về thiền chỉ thì nói về Phật Gia. Mỗi đàn cúng có ba thức: nhạc, lễ, đồng nhi. Công phu, theo tín ngưỡng của hành giả hay cụ thể hóa là Cao Đài là chầu lễ để hưởng ân Thiên của ĐẤNG CHÍ TÔN, ĐẤNG PHẬT MẪU cùng các Đấng Thiêng Liêng Thần Thánh Tiên Phật bố hóa hầu gội rữa phàm tâm tánh tục, giúp tâm khai trí mở mà dần đến chỗ HƯ KHÔNG TỊCH DIỆT của cảnh giới cao sâu lặng lẽ huyền tịch. Nhưng thực tế hầu hết, ngoại trừ những thiên sứ, những nguyên nhân cao trọng thì hóa nhân là người khó định tâm giữa đàn cúng vì sự lên xuống, âm hưởng của nhạc, lời kinh,...Thế nào sao tâm con người đi đến chỗ định cho đặng? Nếu muốn hưởng được ân huệ thiêng liêng, ắt hẳn tâm hành giả phải chí thanh, chí định mới cảm và cộng thông cùng Trời Đất. Chí định tức là thiền. Nên ngu đệ thường áp dụng trong mỗi đàn cúng là hay yên lặng cho tâm chánh định, mong được cảm hòa với dòng kinh. Nên mỗi thời công phu là một thời thiền định. Đôi khi nhập đàn vì chú trọng vào nghi lễ mà tâm tán, ngược lại an an định thì nghi lễ lại lỡ cỡ. Kính xin quý tiên nhân giáo dạy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bách bái!<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
 

Facebook Comment

Top