Một bài Thánh Giáo của Đức Lý Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
Luận về Tình Mẫu Tử
Thi
Thanh nhàn kiếp sống bởi nhờ tu
Phong hỏa dấy lên trí mịt mù
Đồng cả chúng sanh thường tạo nghiệp
Tử sanh luân chuyển chịu muôn thu
Tiểu Thánh đắc lịnh Gíao Tông lai đàn báo tin
Tiểu Thánh xuất ngoại.
Thăng
Tiếp điển
Thi
Lý luận mà chi các đệ hiền
Trường tu hạnh đức phải dè kiên
Canh thu giáng điển truyền quang khiếu
Lai đáo trần gian giải não phiền
Lý Trường Canh Lai
Bần Đạo chào chư Thiên Mạng!
Giờ nay Bần Đạo chuyển điển quang do nguyện vọng tâm tư hoài bão của chư hiền trước mọi đạo sự và cũng để đáp ứng những nỗi lòng khắc khoải không nguôi qua bi sự vừa rồi nơi cảnh tại,vẫn còn phưởng phất nết buồn mênh mang nơi tâm khảm.
Hỡi chư Đệ Muội.
Bần Đạo rọi điển vào tâm hồn của mỗi vị thuộc gia môn với nỗi lòng phiền não khôn nguôi trước sự ra đi của người thương kính nhứt trong cuộc đời mình. Đó là Đấng sinh thành khả kính: Một người Mẹ.
Nghe Bần Đạo luận:
Chư đệ muội là những linh hồn phát sinh từ Đức Cha Trời và không thể ấp ủ mãi nơi cõi lòng của Đại Từ Phụ. Vì luật định tiến hóa nên phải thực hiện cuộc hành hương xa muôn vạn dặm, xuyên qua các cảnh giới để đến cảnh hồng trần này hầu tiến hóa.
Chư đệ muội đã trải qua biết bao lần cởi thay chiếc áo nhục thể, và cứ mỗi lần như vậy thì chư Đệ Muội lại được Đức Thượng Đế an bày tiếp cận với một số linh hồn, tùy theo duyên nghiệp trong hình thức Cha Mẹ, vợ chồng, con cái ..trải qua đời đời kiếp kiếp.
Hiện nay chư Đệ Muội hầu hết là những linh hồn thông minh đạo đức. Điều này cho Bần Đạo thấy rằng: Chư đệ muội đã vượt qua quá trình tiến hóa dặm dài. Với vô số kiếp luân hồi như thế, chư Đệ Muội đã có vô số những người cha, những người Mẹ.
Nghe Bần Đạo hỏi: “ giờ đây những ông Cha, Bà Mẹ ấy đang ở đâu??
Chư Đệ Muội đã mất đi một người Mẹ khả kính, cõi lòng vô cùng đau xót bi ai! Bần Đạo khen trước tấm lòng hiếu thảo như vậy. Nhưng tình yêu thương đối với Cha Mẹ phải được quan niệm như thế nào mới đúng tinh thần của Chánh Pháp?
Mất đi một người Mẹ mà còn đau thương đến như vậy, Bần Đạo giả sử nếu chư đệ muội nhìn thấy được vô số những Bà Mẹ của mình từ những tiền kiếp , có vị ngày nay đang bất hạnh thì với xác thân phàm bé nhỏ và Đầu óc với những mạch máu li ti của chư Đệ Muội có thể chịu nỗi những căng thẳng do đau khổ hay không??
Niềm hạnh phúc cũng như sự khổ đau của mỗi chúng sanh đều phát sinh từ quan niệm tư tưởng mà ra. Giờ đây nơi thế giớ vô hình, người Mẹ của chư đệ muội rất an lạc, và biết đâu người đang có ý trông chờ tử tôn của mình cố gắng tu hành để ngày kia trở về cùng đoàn tụ.
Vì hơn ai hết, giờ phút này, người đang thấy rất rõ thế giới vô hình mới là trường tồn vĩnh cửu. hữu hình thì hữu hoại, có sanh tức có tử. Trong khi đó chư đệ muội lại muốn người thân của mình bằng cách nào đó sớm trở lại trần gian, nơi mà người Mẹ của chư hiền đã quá nhàm chán và sợ hãi
Bần Đạo dẫn ý Trang Tử: “ người con gái trước khi về nhà chồng thì hay khóc lóc không muốn rời Cha Mẹ nữa bước. Nhưng khi về nhà Chồng lau ngày, quen với mọi nếp sống bên chồng thì lại không muốn về quê nhà của mình”. Đó là tâm trạng của chúng sanh nói chung và của chư Đệ Muội nói riêng.Ngày rời khỏi lòng Thượng Đế để dấn bước cuộc hành hương đến trần gian thì lưu luyến thệ nguyện sớm trở về Thiên Quốc, nhưng khi đến trần gian thì lại muốn ở mãi nơi chốn bụi hồng.
Hiện nay, người Mẹ của chư Đệ Muội nhẹ nhàng tiêu dao bằng linh thể, nhưng vẫn còn thường trụ nơi cảnh tại để lập thêm công quả và thiền định. Người rất an lạc vì đã cởi bỏ nhục thân đầy đau đớn. Niềm ao ước của Người là muốn trông thấy các con hiểu Đạo và tu hành. Đó là sự đền đáp thâm ân đúng theo tinh thần của Chánh Pháp.
Chư Đệ Muội khá biết rằng, nhục thân của các Bà Mẹ trên thế gian này, tuy hình sắc có khác nhau nhưng hoàn toàn giống nhau về tình thương đối với con cái, vì tình thương ấy được phát sinh từ Đức Diêu Trì đã đặt vào lòng của tất cả mọi người phụ nữ, của tất cả những Bà Mẹ.
Chư Đệ Muội khắc khoải nhớ thương người Mẹ ở điều chi? Có phải chăng tâm hồn bi xiết không nguôi trước cái tình yêu thương của Mẹ đã từng ấp ủ trong thai bào cho đến lúc sinh ra, nhơ từng giọng ru, từng tiếng mắng yêu, hay từng cử chỉ chăm sóc. Tất cả đều phát sinh từ tình thương và cái tình thương ấy không bao giờ hoại diệt, hiện nay vẫn còn tồn tại liên tục và liên tục nơi các Bà Mẹ trên thế gian này.
Nếu chư Đệ Muội nói rằng, chư Đệ Muội yêu thương cái xác úa ấy một cách tuyệt đối, không có gì thay thế được, thì Bần Đạo giả sử, nếu người Mẹ ấy lúc sinh tiền thiếu mọi bổn phận và không hề yêu thương con cái. Khi người Mẹ ấy chết đi, chư đệ muội có còn lưu luyến như hiện giờ hay không? Hẳn là không!
Như vậy , Bần Đạo đã chứng minh quá rõ ràng tường tận nỗi nhớ thương của chư Đệ Muội đối với Mẹ là thuộc về yếu tố tinh thần ( thương Mẹ là do tình thương của Mẹ đối với con cái) chứ không thuộc về yếu tố vật chất.( thương xác thân của Mẹ)
Hiện nay, chư Đệ Muội cần phải phụng sự, hãy xem tất cả người phụ nữ niên trưởng như người Mẹ của mình, hãy nhân cơ hội để giúp đỡ ……..vì như Bần Đạo đã nói, tình thương của các bà Mẹ đối với con cái chỉ là một, và tình thương duy nhứt ấy phát sinh từ Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Bần Đạo có đôi lời khai thị. Bần Đạo ban ân
ThiHỡi chư Đệ Muội.
Bần Đạo rọi điển vào tâm hồn của mỗi vị thuộc gia môn với nỗi lòng phiền não khôn nguôi trước sự ra đi của người thương kính nhứt trong cuộc đời mình. Đó là Đấng sinh thành khả kính: Một người Mẹ.
Nghe Bần Đạo luận:
Chư đệ muội là những linh hồn phát sinh từ Đức Cha Trời và không thể ấp ủ mãi nơi cõi lòng của Đại Từ Phụ. Vì luật định tiến hóa nên phải thực hiện cuộc hành hương xa muôn vạn dặm, xuyên qua các cảnh giới để đến cảnh hồng trần này hầu tiến hóa.
Chư đệ muội đã trải qua biết bao lần cởi thay chiếc áo nhục thể, và cứ mỗi lần như vậy thì chư Đệ Muội lại được Đức Thượng Đế an bày tiếp cận với một số linh hồn, tùy theo duyên nghiệp trong hình thức Cha Mẹ, vợ chồng, con cái ..trải qua đời đời kiếp kiếp.
Hiện nay chư Đệ Muội hầu hết là những linh hồn thông minh đạo đức. Điều này cho Bần Đạo thấy rằng: Chư đệ muội đã vượt qua quá trình tiến hóa dặm dài. Với vô số kiếp luân hồi như thế, chư Đệ Muội đã có vô số những người cha, những người Mẹ.
Nghe Bần Đạo hỏi: “ giờ đây những ông Cha, Bà Mẹ ấy đang ở đâu??
Chư Đệ Muội đã mất đi một người Mẹ khả kính, cõi lòng vô cùng đau xót bi ai! Bần Đạo khen trước tấm lòng hiếu thảo như vậy. Nhưng tình yêu thương đối với Cha Mẹ phải được quan niệm như thế nào mới đúng tinh thần của Chánh Pháp?
Mất đi một người Mẹ mà còn đau thương đến như vậy, Bần Đạo giả sử nếu chư đệ muội nhìn thấy được vô số những Bà Mẹ của mình từ những tiền kiếp , có vị ngày nay đang bất hạnh thì với xác thân phàm bé nhỏ và Đầu óc với những mạch máu li ti của chư Đệ Muội có thể chịu nỗi những căng thẳng do đau khổ hay không??
Niềm hạnh phúc cũng như sự khổ đau của mỗi chúng sanh đều phát sinh từ quan niệm tư tưởng mà ra. Giờ đây nơi thế giớ vô hình, người Mẹ của chư đệ muội rất an lạc, và biết đâu người đang có ý trông chờ tử tôn của mình cố gắng tu hành để ngày kia trở về cùng đoàn tụ.
Vì hơn ai hết, giờ phút này, người đang thấy rất rõ thế giới vô hình mới là trường tồn vĩnh cửu. hữu hình thì hữu hoại, có sanh tức có tử. Trong khi đó chư đệ muội lại muốn người thân của mình bằng cách nào đó sớm trở lại trần gian, nơi mà người Mẹ của chư hiền đã quá nhàm chán và sợ hãi
Bần Đạo dẫn ý Trang Tử: “ người con gái trước khi về nhà chồng thì hay khóc lóc không muốn rời Cha Mẹ nữa bước. Nhưng khi về nhà Chồng lau ngày, quen với mọi nếp sống bên chồng thì lại không muốn về quê nhà của mình”. Đó là tâm trạng của chúng sanh nói chung và của chư Đệ Muội nói riêng.Ngày rời khỏi lòng Thượng Đế để dấn bước cuộc hành hương đến trần gian thì lưu luyến thệ nguyện sớm trở về Thiên Quốc, nhưng khi đến trần gian thì lại muốn ở mãi nơi chốn bụi hồng.
Hiện nay, người Mẹ của chư Đệ Muội nhẹ nhàng tiêu dao bằng linh thể, nhưng vẫn còn thường trụ nơi cảnh tại để lập thêm công quả và thiền định. Người rất an lạc vì đã cởi bỏ nhục thân đầy đau đớn. Niềm ao ước của Người là muốn trông thấy các con hiểu Đạo và tu hành. Đó là sự đền đáp thâm ân đúng theo tinh thần của Chánh Pháp.
Chư Đệ Muội khá biết rằng, nhục thân của các Bà Mẹ trên thế gian này, tuy hình sắc có khác nhau nhưng hoàn toàn giống nhau về tình thương đối với con cái, vì tình thương ấy được phát sinh từ Đức Diêu Trì đã đặt vào lòng của tất cả mọi người phụ nữ, của tất cả những Bà Mẹ.
Chư Đệ Muội khắc khoải nhớ thương người Mẹ ở điều chi? Có phải chăng tâm hồn bi xiết không nguôi trước cái tình yêu thương của Mẹ đã từng ấp ủ trong thai bào cho đến lúc sinh ra, nhơ từng giọng ru, từng tiếng mắng yêu, hay từng cử chỉ chăm sóc. Tất cả đều phát sinh từ tình thương và cái tình thương ấy không bao giờ hoại diệt, hiện nay vẫn còn tồn tại liên tục và liên tục nơi các Bà Mẹ trên thế gian này.
Nếu chư Đệ Muội nói rằng, chư Đệ Muội yêu thương cái xác úa ấy một cách tuyệt đối, không có gì thay thế được, thì Bần Đạo giả sử, nếu người Mẹ ấy lúc sinh tiền thiếu mọi bổn phận và không hề yêu thương con cái. Khi người Mẹ ấy chết đi, chư đệ muội có còn lưu luyến như hiện giờ hay không? Hẳn là không!
Như vậy , Bần Đạo đã chứng minh quá rõ ràng tường tận nỗi nhớ thương của chư Đệ Muội đối với Mẹ là thuộc về yếu tố tinh thần ( thương Mẹ là do tình thương của Mẹ đối với con cái) chứ không thuộc về yếu tố vật chất.( thương xác thân của Mẹ)
Hiện nay, chư Đệ Muội cần phải phụng sự, hãy xem tất cả người phụ nữ niên trưởng như người Mẹ của mình, hãy nhân cơ hội để giúp đỡ ……..vì như Bần Đạo đã nói, tình thương của các bà Mẹ đối với con cái chỉ là một, và tình thương duy nhứt ấy phát sinh từ Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Bần Đạo có đôi lời khai thị. Bần Đạo ban ân
Tiết thu mãng, thu mùa ảm đạm
Giọt thu rơi mây xám giăng ngang
Chim trời trĩu cánh lạc đàn
Tiếng kêu chíu chít lạc hàng trong mưa
Lằn quang điễn khi thưa lúc nhặt
Khiếu Thiên Đài chưởng chấp huyền linh
Vận hành máy nhiệm vô hình
Bả tồn chánh pháp đạo tình tách phân
Nhìn thế giới sở tần tranh đấu
Cuộc lợi quyền ấn dấu tang thương
Tai trời ách nước khôn lường
Chúng sanh trăm họ đoạn trường giờ đây
Đạo cứu cánh Đông Tây thảm khốc
Nhưng thế này, thực chất có ai?
Danh quyền áo mão đeo đai
Người tu đánh mất trong ngoài thân tâm.
Thi
Thanh niên tu sĩ muốn vươn lên
Thì phải quyết tâm chí vững bền
Rèn luyện đêm ngày gương hạnh đức
Dưỡng nuôi lý tưởng, nhớ đừng quên.
(Gởi một người bạn )
Sửa lần cuối: