Trường dạy Đạo theo Tân luật và Học viện Cao Đài

Trung ngôn

Active member
Trường dạy Đạo theo Tân luật và Học viện Cao Đài
___________________________________________________________________
Tân luật – phần Giáo huấn
Ðiều Thứ Hai Mươi Ba:
• Trong Ðạo sẽ lập trường để dạy chữ và dạy Ðạo.
Ðiều Thứ Hai Mươi Bốn:
• Cách dạy và các việc sắp đặt trong trường sẽ có lập thể lệ riêng.
Ðiều Thứ Hai Mươi Lăm:
Sau những người có giấy Tốt Nghiệp của nhà trường cho mới được dự cử vào hàng Chức Sắc trong Ðạo.
_______________________________________________________

Kính HTDM,
Theo Tân luật, bộ luật đang có hiệu lực của Đại Đại Tam Kỳ Phổ Độ có nguyên một chương gồm có 3 điều và cả ba điều ấy đều đề cấp đến trường – một hệ thống giáo dục về đạo đức cho người có đạo – tức tín đồ Cao Đài [có thể không phải là tín đồ Cao Đài ], chức sắc hành đạo.
Đến thời điểm 2015, năm thứ 90 của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, trường dạy Đạo nào đang tồn tại theo Tân Luật của Cao Đài giáo?

Xin được hỏi để biết thêm.

Kính.
 
Sửa lần cuối:

Trung ngôn

Active member
Ðiều Thứ Hai Mươi Ba:
• Trong Ðạo sẽ lập trường để dạy chữ và dạy Ðạo.

Tân luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ quy định về trường dạy chữ tức trường đời; đây là nền tảng mà các nhà đạo đức thiết lập để tránh các rủi ro do học thức hạn chế gây ra; điều này là hiển nhiên, ai cũng biết.
Hiện nay, chính quyền đã và đang làm tốt việc này (miễn bàn), mỗi xã có một đến nhiều trường cấp 1, trường cấp 2, mỗi huyện có một đến nhiều trường cấp 3; và pháp luật quy định chi tiết để việc học nhằm nâng cao dân trí trở thành “nhiệm vụ” buộc phải làm của mỗi công dân; tín đồ Cao Đài theo đó cũng phải học để nâng mình lên. Gia đình và cơ sở giáo dục [cách gọi chung của trường học] có “trách nhiệm” đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình [theo điều 3, nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014, xem tại đây: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/G...D-CP-pho-cap-giao-duc-xoa-mu-chu-224364.aspx].
Vậy việc học nhằm nâng cao dân trí để thích ứng trong trong thời kỳ thứ 3 theo cách nhìn của Cao Đài giáo đã được chính quyền có “trách nhiệm” phải lo cho dân chúng trong đó có tín đồ Cao Đài. Người dân trong đó có tín đồ Cao Đài chỉ còn mỗi quyền là “thụ hưởng”; thụ hưởng nhiều hay ít tùy mỗi người, không có quyền hạn chế; vì thế nếu có một lý do dẫn đến học ít mà “dốt đặc cán mai” cũng đừng trách ông Trời không lo.
Thế phần còn lại, phần đạo học đã được các nhà đạo đức – trong Tam Kỳ Phổ Độ thực hiện như thế nào [chỉ xem xét ở góc độ hiện nay, dựa trên định hướng thể hiện trong Hiến chương, đạo luật, đạo quy, các văn bản mang tính luật; chương trình hành đạo 5 năm, 10 năm hoặc tầm nhìn 30 năm, 50 năm của các Hội Thánh, tổ chức trong nên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ]?
Xin cùng chia sẻ.
Kính.
 

dong tam

New member
Phổ Tế là tiếng nói diệu huyền của Thầy ban rưới, khác nào như giọt nước mưa xuân cho cỏ hoa được tươi tốt… phải hằng kiểm điểm việc tu học của từng đạo hữu một:

- Đã hiểu giáo lý được những gì?
- Có thực hành được những điều đã học chưa?
- Trong hàng đạo đồ có người nào còn dốt nát, đã tìm phương giáo hóa cho họ chưa?

Có thế thì việc làm mới nắm được phần kết quả.

Hằng tháng phải thăm viếng nhắc nhở về phương tu lẽ Đạo cho người người…
 

dong tam

New member
Tham luận hội thảo
Tại HT. Cầu kho Tam quan

HẠNH ĐƯỜNG ĐÀO TẠO CHỨC SẮC

Trong điều kiện chuyển biến thuận lợi về xã hội của đất nước hiện nay, các Hội Thánh trong ĐĐTKPĐ đang dần từng bước cũng cố hàng ngũ chức sắc của mình. Nhưng trước những nhu cầu phát triển hoạt động tôn giáo và tâm linh từ những cộng đồng tín hữu bên trong cũng như bên ngoài đất nước trong nội bộ Cao Đài giáo cũng như trước những biến chuyển xã hội của dân tộc và cộng đồng quốc tế đòi hỏi bản thân Cao Đài giáo chúng ta phải có những chuyển biến tích cực về chất. Với chủ trương “Nho tông chuyển thế” từ lâu Ơn trên đã dạy:

Quân tử tiến đức tu nghiệp”.

“Tiến Đức” nghĩa là sao? Là phải làm lòng lành được nẩy nở, phải xây dựng bản thân con người đạo đức, để tiến lên bực Thánh Hiền. Bắt đầu phải đi từ 1 đến 10; cần trải qua một chương trình thứ lớp.
Phải công phu theo 9 quẻ sau nầy, để tiến đức của người quân tử. LÝ, KHIÊM, PHỤC, HẰNG, TỔN, ÍCH, KHỔN, TĨNH, TỐN
.” [Đức Thánh Trần Hưng Đạo; Tam Tông miếu 10.10 Ất Tỵ (02.11.1965)]

Các quẻ này ở trong phần Hệ Từ Hạ của Kinh Dịch do Đức Khổng Tử biên soạn.

Cao Đài giáo, nếu như không muốn Ơn trên chuyển giao sứ mạng Kỳ Ba cho dân tộc khác cần phải tích cực ôn tập lại những lời Thánh huấn dạy Chư Chức sắc! Đức Lý Giáo Tông có nói vào ngày kỷ niệm Khai Tịch đạo năm 1958:

Nếu muốn biểu dương giáo lý Cao Đài là quy Tam giáo nó phải đòi hỏi đến sự học thức rộng rải từ văn chương đến pháp đạo. Phải thông rành luật lệ ngọn ngành trong Tam Giáo rồi còn phải đòi hỏi đến sinh ngữ nữa,…

Nếu thời kỳ này không thực hiện được, thì Thượng Đế buộc lòng phải đem chánh pháp giao cho một dân tộc khác. Rồi chừng ấy con cái Đức Cao Đài hiện tại sẽ ăn năn nhưng quá muộn. Sứ mạng cao cả của người hướng đạo luôn luôn nặng nhọc nhưng vui về đạo lý thích về tinh thần, hăng hái vì sứ mạng thiêng liêng, chớ không phải tọa hưởng vật chất hồng trần là nơi sông mê bể khổ.

Nên nhớ điểm này nữa nếu hướng đạo vì sứ mạng thì nên quên mình, quên cả chức vụ quyền thế từ đạo lẫn đời mới cảm hóa được lòng người.
” [Nam Thành Thánh Thất, 23 tháng 8 năm Mậu Tuất (1958)]

Do đó, nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu những lời huấn dụ của Thầy và các Đấng Thiêng Liêng ngay từ khi mới Lập đạo, về những tiêu chuẩn căn bản của Chức sắc, là hết sức cần thiết!
 

dong tam

New member
I. ĐÀO TẠO LỄ SANH VỚI SỨ MẠNG KHAI ĐÀN

1. Lịch sử tiêu chuẩn Lễ Sanh:

- Năm Bính Dần – 1926, Đức Chí Tôn khi ban cho Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái, phần phẩm Lễ Sanh đã qui định:

Lễ Sanh là người có hạnh, lựa chọn trong chư môn đệ mà hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi Khai Đàn cho mỗi tín đồ.…

Như vào đặng hàng Lễ Sanh mới mong bước qua hàng chức sắc, kỳ dư Thầy phong thưởng riêng mới đi khỏi ngả ấy mà thôi… nghe à. Chư môn đệ tuân mạng
.”

Ngay từ tháng Giêng Đinh Mão 1927, khi giáng đàn Đức Lý Giáo Tông đã dạy:

"Đại hỷ, đại hỷ! Lão đã nói: Đạo đã lập thành… Nghĩ mà mừng, mà hễ mừng thì lại càng thêm giận lẫn vào trong. Nhiều vị đạo hữu đã lãnh chức mà chơi, chứ chưa hề hành đạo (...).
Thầy vì lòng từ bi can gián Lão, bằng chẳng Lão đã dùng hình phạt mà răn kẻ giả dối ấy
."

Quả thật, đã có một áp lực tinh thần rất lớn về phần trách nhiệm ở vị trí của mình với chư vị từ cấp Lễ Sanh trở lên! Như thế hàng Lễ Sanh phải chăm lo phận sự “Khai đàn Thượng tượng” cho những người mới nhập môn.

- Ba mươi năm sau khi Thầy lập đạo, Đức Trần Hưng Đạo khi giáng đàn ở Thánh thất Từ Quang vào năm Bính Thân (1956) đã dạy:

Lễ Sanh tùy theo công việc mà phân cắt. Nên số cầu phong phải lựa chọn bằng tài có đức, hoặc bằng đức có tài, hay tài đức phải tương đương…

Ai muốn lên Lễ Sanh, bất cứ hàng phẩm giá trị hơn kém ở ngoài đều phải đi qua nấc thang Chánh Phó Trị sự rồi mới được lên Lễ Sanh; dù người ấy có đức có tài, có uy năng công cán cũng vậy; trừ ra, được Thầy ban ơn.
” [Thánh Truyền Trung Hưng 2, Tt Từ Quang 10.01 ĐĐ 31 Bính Thân (21.02.1956)]

Như thế để có năng lực hầu hoàn thành nhiệm vụ của mình, các Lễ Sanh cần thiết phải trải qua một thời gian hành đạo ở phẩm Chức Việc để có cơ hội bồi công lập đức và kinh nghiệm hành đạo.

2. Về phương diện hành chánh đạo, hàng Lễ Sanh có thể được tín nhiệm ở vị trí nào?

Có Thánh giáo dạy của Đức Bạch Liên Tiên Trưởng – Phan Thanh:

Quan niệm về chức sắc tại một Thánh Thất. Nơi Tân Pháp đã có qui định: một chức sắc tại một Thánh Thất chỉ cần và có ở hàng Giáo Phẩm tới cấp bực Lễ Sanh là đủ rồi.”

Như vậy vị Lễ Sanh ở Thánh thất có trách nhiệm nhắc nhở khuyến khích đạo hữu hãy cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình mỗi khi tiến dẫn người mới nhập môn. Cần hướng dẫn cho người đạo hữu mới những khái niệm căn bản về giáo lý từ hình thức lễ bái cho đến nghĩa vụ của người tín đồ, quan niệm tôn trọng các xu hướng tín ngưỡng, v.v... Vị Lễ Sanh vừa phải có tri thức về giáo lý vừa phải có khả năng tổ chức điều hành và theo dõi đốc thúc để các tín hữu nơi Họ Đạo của mình hành tròn nhiệm vụ Thiêng Liêng.

Muốn hoàn thành nhiệm vụ, Lễ Sanh phải nắm vững một số giáo lý căn bản để có thể hướng dẫn chư tín đồ. Bên cạnh các đề tài căn bản trong quyển Hạnh đường Sơ Cấp, cũng nên bổ sung thêm một số đề tài khác như:

• Nghi thức lễ bái và ý nghĩa.
• Ý nghĩa và tác dụng của Kinh Tứ thời.
• Quan niệm về Chánh tín theo đạo Cao Đài là thế nào?
• Nghi thức thờ phượng tại tư gia: Nguồn gốc lịch sử thiết lập Thiên bàn xuất phát từ đâu; việc lựa chọn vị trí đặt Thiên bàn sao cho trang trọng hợp lý với bàn thờ tổ tiên hầu thể hiện lòng kỉnh thành với Thầy; phương cách sắp đặt bàn thờ cùng các lễ phẩm.

3. Chương trình và Kế hoạch Đào tạo Lễ Sanh:

Lễ Sanh là vị trí cuối cùng được Đức Chí Tôn chánh thức nêu lên khi ban cho Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài, ở hàng thứ 7 nếu từ trên đếm xuống . Đây là phẩm vị Thiêng Liêng cao quý để chư vị chuẩn bị bước lên hàng chức sắc Thượng Thừa. Vì thế nên phẩm Lễ Sanh mới được xem là “chuẩn chức sắc” tuy về số lượng không có hạn chế.

Để tăng thêm ý thức trách nhiệm cho hàng ngũ Lễ Sanh, Đức Giáo Tông Tiên Thiên – Thiện Pháp Nguyễn Bửu Tài đã giáng dạy:

Lễ Sanh, Thầy đã nói là chọn trong hàng hạnh kiểm nhứt, lễ độ khiêm cung nhứt để hầu Thầy thì Lễ Sanh là nguồn gốc bởi lễ mà sanh ra mọi hình thức tốt đẹp.

Như có lễ mới sanh ra sự hòa ái thương yêu, đối nhân xử thế và bảo vệ được phẩm giá của người Chức Sắc hành đạo hướng dẫn nhơn sanh, giữ vẹn Thiên điều, hòa thành phẩm tước thiêng liêng vị.
Và trên thượng hòa, dưới hạ mục; đối nội ôn lương, đối ngoại tình cảm. Đối với gia đình trọng tình thân, hiếu, thuận, nghĩa, trinh. Đối với xã hội thì phong hóa xương minh an bình trật tự.

Như vậy Lễ Sanh, Đạo Thầy định làm đầu trong hàng Chức Sắc, nếu hạnh Lễ Sanh không hoàn mỹ thì hàng Chức Sắc lấy đâu mà nương tựa tiến được
.” [Ngày 30.02 ĐĐ41 Bính Ngọ (1966), Tòa Thánh Minh Đức]

Lễ Sanh là chuẩn chức sắc vì thế mỗi khi tham dự Hạnh Đường cần được bồi dưỡng thêm lý thuyết về đức hạnh và trách nhiệm của hàng Giáo Hữu để sau này có thể cầu phong tiến đạo. Để giúp cho các Lễ Sanh có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ, mỗi Hội Thánh cần thiết kế chương trình huấn luyện Hạnh Đường tối thiểu phải trải qua hai cấp:

. Ở Hạnh đường cấp 1: Về đức hạnh, cần học và rèn luyện các đức tính của hàng Tu sĩ: Trang nghiêm – Thuần hậu; Cẩn hạnh –Cẩn ngôn; Khiêm cung – Từ tốn.

Khai đàn Thượng tượng là nhiệm vụ căn bản của mỗi Lễ Sanh. Đi kèm việc thực hành nghi lễ này, Lễ Sanh cần phải được trang bị kiến thức sư phạm về giảng dạy để có thể phụ giúp vị Giáo Hữu nơi địa phận của mình giáo hóa nhơn sanh về những nhiệm vụ căn bản của người tín hữu Cao Đài.

. Ở Hạnh đường cấp 2: các Lễ Sanh được bồi dưỡng chuẩn bị để bước sang hàng ngũ Giáo Hữu. Đến giai đoạn này, các Lễ Sanh cần phải:

Học một phần trong các quẻ “tiến đức tu nghiệp” như: Lý (Lễ), Khiêm, Phục, Hằng, Tổn.
Bước vào học và hành phần tâm pháp công phu ở cấp sơ khởi theo Tân Luật (ăn chay 10 ngày).

Trên đường bồi công lập đức phổ độ sanh chúng, Tứ Đại Điều Qui là phần trọng tâm của chương trình huấn luyện đức hạnh nền tảng của Lễ Sanh, là tấm gương để tín chúng noi dấu. Bên cạnh việc rèn luyện công trình đó đồng thời mỗi Lễ Sanh cũng cần bắt đầu được nâng cao trình độ học hiểu của mình về Đạo Sử Khai Đạo và Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ở mức trung bình và đặc biệt cần trang bị năng lực tổ chức điều hành Hành Chánh Đạo của Họ Đạo. Trong đó không thể thiếu phần trọng tâm về kỷ thuật quản lý giáo dục Trường Đạo Giáo dân của Thánh thất để người Lễ Sanh có thể vượt qua kỳ khảo hạch chuyển cấp lên hàng Giáo Hữu.

Năm 1958, Đức Lý Giáo Tông trong một đợt xét duyệt danh sách cầu phong Lễ Sanh thăng lên Giáo Hữu tại Tòa Thánh Tây Ninh, Ngài đã nhấn mạnh đến “khả năng giáo hóa nhơn sanh” để thay Thầy phổ thông Chơn Đạo. Vì thế cần phải:

Về việc ban thưởng Chức sắc không phải có 5 năm thâm niên sắp lên là đủ điều kiện cầu thăng và được thăng, cần phải có những điều kiện cần yếu khác: thứ nhứt, phương diện hạnh đức; thứ nhì, trình độ học thức; thứ ba, tinh thần phục vụ; thứ tư, khả năng giáo hóa nhơn sanh.”
[Đức Lý Giáo Tông, Tòa Thánh Tây Ninh (09.4.1958)]

Khi đã có đủ các điều kiện đó, người Lễ Sanh đã ở tư thế sẵn sàng có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ mà Đức Chí Tôn đã ân ban cho hàng Giáo Hữu và chỉ còn chờ công quả phổ độ đầy đủ để được các bạn đồng cấp tín nhiệm đã có đủ tâm hạnh đức tài hầu chính thức bước lên hàng ngũ chức sắc, xứng đáng với vị trí đã được định lượng theo Thiên điều là một trong “Tam thiên đồ đệ” của Đức Chí Tôn.

Hạnh đường cho hàng Lễ Sanh đương nhiên cũng được dùng để đào tạo chức phẩm Hiệp Thiên Đài tương ứng.

Trong đàn phê duyệt cầu phong Chức sắc vào năm 1973, Đức Lý Giáo Tông chuẩn phê cầu xin của Hội Thánh Tây Ninh:

Ngài Bảo Đạo bạch: “Với mục đích chọn người có khả năng và đức độ để phổ thông chơn giáo khắp cùng bốn phương hầu thức tỉnh con cái Đức Chí Tôn đang đắm chìm trong vòng tội lỗi, sớm trở về con đường đạo đức,... Đề nghị cho hàng Phó Trị Sự và Thông Sự được dự sổ cầu phong song phải có đủ 10 năm công nghiệp sắp lên và cộng thêm 4 điều kiện như sau: a) Tài đức hơn người. b) Khả năng giáo hóa đầy đủ. d) Hoạt động đắc lực. e) Tinh thần phục vụ chu đáo... Thỉnh cầu Đức Ngài từ bi phê chuẩn và cho ghi vào Đạo Luật năm Mậu Dần.

- Phê chuẩn
.” [Ngày 17.4 Quí Sửu (dl 19.5.1973)]

Qua đây chúng ta thấy “Khả năng giáo hóa đầy đủ” là một tiêu chuẩn trọng yếu để hàng Chức việc được xét cầu phong lên Lễ Sanh.

4. Chuẩn bị Tâm Hạnh Đức Tài cho việc hiến thân hành đạo và xây dựng Họ đạo sớm thành “Trường đạo giáo dân”:

Về mặt vô vi, người Lễ Sanh có phẩm vị tương ứng với hàng Thiên Thần. Vì thế Lễ Sanh phải ý thức trách nhiệm bản thân để cố gắng làm tốt nghĩa vụ của mình “Lễ Sanh tập ra đi hành Đạo” hầu chuyển bước nâng lên vào hàng Thánh vị: “Bước đường sứ mạng nguyên căn lúc nào cũng để tâm nghĩ đến, cần xốc gánh lên đường, phải xứng một Thiên Thần mới đủ tư cách gieo truyền cơ cứu rỗi.”

Mỗi Họ Đạo theo luật định phải có tối thiểu 500 tín hữu, tương đương như một trường học có từ 10 cho đến 15 lớp học. Vị Lễ Sanh phụ trách Phổ Huấn, bên cạnh tâm hạnh đức thì phần khả năng sư phạm giáo lý là điều cần phải luôn nổ lực học hỏi trong quá trình thực hành. Nếu như Thánh thất có khả năng tổ chức giáo huấn cho tất cả các lứa tuổi từ nhi đồng đến thiếu niên, thanh niên và đạo hữu thì đây là lãnh vực đạo sự rất nặng nề. Khi đó vấn đề liên kết với các Thánh thất bạn trong phạm vi không gian hợp lý là điều phải được nghĩ đến để có sự hỗ trợ lẫn nhau qua đó học hỏi kinh nghiệm đồng thời giúp cho học viên tránh được cảm giác đơn điệu khi mãi chỉ được hướng dẫn bởi vài vị tại địa phương. Ơn trên có khuyến khích:

“...người nhân viên Phổ tế phải thay đỗi chỗ này qua chỗ khác, không nên cố định một nơi nào. Món ăn dầu ngon nhưng ăn mãi cũng hóa ra nhàm. Mà khi đã nhàm rồi thì không còn quý nữa. ”
[Đức Trần Hưng Đạo, Thánh Truyền Giáo pháp tập một, 13.6 Nhâm Dần (1962)]

Lễ Sanh là Đầu Họ Đạo hay Trưởng Ban Cai Quản của mỗi Thánh sở cần ý thức lấy chỉ tiêu Đức Lý Giáo Tông đã định hướng “Mỗi Thánh thất là một trường Đạo giáo dân” để làm mục tiêu phấn đấu trên đường Hoằng Khai Đại Đạo và Phổ Độ Nhơn sanh. Năng lực giáo hóa là một điều kiện căn bản trong những điều kiện để Lễ sanh có thể bước lên hàng chức sắc.
 

dong tam

New member
II. ĐÀO TẠO GIÁO HỮU VỚI SỨ MẠNG “PHỔ THÔNG CHƠN ĐẠO”

1. Lịch sử tiêu chuẩn Giáo Hữu:

- Trong Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo, vào đêm 14 rạng Rằm tháng 10 Bính Dần - 1926, Đức Chí Tôn có dạy:

Thầy cần dùng ba chục đứa tình nguyện để phổ cáo xứ xa, ai đâu? Lấy tên, con Tương. Trung Kỳ, Bắc Kỳ (…). Cười, thôi con Tương.

Cả thảy Thầy phong chức Giáo Hữu. (danh sách) Đem đến sau. Thầy buộc học hết Thánh Ngôn rồi mới đi phổ cáo. Nghe à
.”

Qua trích đoạn Thánh Ngôn trên, chúng ta thấy rõ rằng tiêu chuẩn đầu tiên của hàng Giáo Hữu ngay từ buổi ban sơ của nhà Đạo là phải học để nắm vững Thánh Ngôn của Thầy rồi mới có thể lên đường đi truyền Đạo.

- Sau đó, đầu tháng 2 năm Đinh Mão 1927, Tân Luật đã được Đức Chí Tôn phê chuẩn ân ban. Trong phần Đạo Pháp:

Chương I - Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo, điều thứ sáu qui định: “GIÁO HỮU là người để phổ thông Chơn Đạo của Thầy,..”

Còn chương III, điều thứ mười chín qui định: “Một tháng hai ngày sóc vọng, bổn đạo phải tựu lại Thánh Thất sở tại mà làm lễ và nghe dạy...”

Kết hợp cả hai điều lại, có ý nghĩa là mỗi Chức Sắc Giáo Hữu có trách nhiệm hàng tháng hai lần phải thực hiện sứ mạng “phổ thông Chơn Đạo của Thầy” đến với bổn đạo Thánh thất sở tại, nơi vị Giáo Hữu đang hành chánh đạo.

- Một tháng, sau khi Tân Luật được phát hành, trong một buổi đàn cơ Đức Chí Tôn nhắc chư vị Giáo Hữu:

Trung,… Thầy để lời cho con biết rằng phần nhiều các Giáo Hữu không xét biết trách nhậm của mình.

Con phải nhắc cho chúng nó hiểu: mỗi Giáo Hữu ít nữa phải thông cội rễ nền Đạo, chúng nó phải năng tìm biết Thánh Ngôn của Thầy đã dạy và thay phiên nhau mà nói đạo cho chư thiện nam, tín nữ hiểu.

Nhiều Giáo Hữu không biết một nét chi về việc Đạo. Chư tín đồ không trông học hỏi đến đặng thì chức sắc còn có ích chi? Con phải nhắc cho chúng nó và Hội Thánh phải hội một tháng một kỳ mà chỉ dẫn cho nhau về việc thuyết đạo trong mỗi đàn nghe
.”

Phải thông cội rễ nền Đạo”, “phải năng tìm biết Thánh Ngôn của Thầy” và “thay phiên nhau mà nói đạo cho chư thiện nam, tín nữ hiểu”. Đây là hai phần học và hành, nhiệm vụ chánh yếu của các Giáo Hữu. Nếu như không làm được hai điều căn bản này thì tuy được mang danh là Chức Sắc nhưng vị Giáo Hữu cũng chưa giúp được chi cho nhu cầu tìm học hiểu đạo lý của các tín đồ, chưa thể hiện được vai trò của mình trên đường phổ độ nhân sanh.

Tuy nhiên, nơi đây cũng có phần trách nhiệm của tổ chức cấp trên tức là Hội Thánh. Để khắc phục tình trạng này, Đức Chí Tôn đã dạy Hội Thánh tổ chức tập huấn, mỗi tháng phải có một lần các chức sắc được qui tụ về để thực hành thuyết đạo và góp ý cho nhau. Chúng ta thấy có đoạn Thánh Ngôn sau:

Trung, con phải truyền cho các Giáo Sư, Giáo Hữu lo lắng về phần thuyết đạo cho kíp và mỗi đàn lệ đều phải trích một bài Thánh Ngôn dạy về đạo đức mà đọc cho chúng sanh nghe.

Như vậy thì lời Thánh giáo như còn vẳng bên tai các môn đệ để giục bước đường của chúng nó chẳng sụt sè vậy
.”

Trong Đạo Sử Xây Bàn số 2, bà Hương Hiếu có bổ sung thêm đoạn Thánh Ngôn khác:

Trung bạch: Con có ra đề hồi hôm nơi Ðàn Cầu Kho cho các Giáo Hữu làm bài Thuyết Ðạo.

- Phải, như Giáo Hữu nào bê trễ về phận sự và không quản đến lời Thầy thì con hội Chư Thánh, dâng sớ lên cho Lý Bạch phân đoán nghe
.”

2. Mục tiêu đào tạo Giáo Hữu:

Ngày nay ở đầu thế kỷ 21, sau gần 90 năm xuất hiện của Đạo Thầy, đọc lại những lời Thánh Ngôn năm xưa, chỉ riêng về lãnh vực phổ truyền giáo lý chúng ta thấy tính thời sự vẫn còn nóng hổi! Ý thức làm cho “Thánh thất là trường Đạo giáo dân” vẫn chưa được bắt rễ vững chắc trong phần lớn các nơi!

Hãy thử nhìn lại trong thực tế đã có bao nhiêu Thánh thất mỗi kỳ đàn sóc vọng có đọc lời Thánh Ngôn hay Thánh Huấn Thiêng Liêng và phân tích lý đạo cho đạo hữu học hỏi. Nhưng điều quan trọng hơn cả là những vị đang mang chức phẩm Giáo Sư, Giáo Hữu có hiểu và ý thức được trọng trách của mình phải thực hiện đúng theo qui định của Pháp Chánh Truyền – Tân Luật và nhu cầu bức xúc của nhân sanh đạo chúng hay chưa? Các Hội Thánh chúng ta, cần thấy rõ yêu cầu chánh đáng này để bổ sung thêm vào tiêu chuẩn xét chọn hàng chức sắc đúng theo Pháp và Luật Đạo: Buộc phải thông hiểu lịch sử nền Đạo vào buổi sơ khai (10 năm đầu của Đạo) và Thánh Giáo Căn Bản (bao gồm Thánh Ngôn Hiệp Tuyển cùng phần Thánh giáo riêng của mỗi Hội Thánh).

Tóm lại, qua những lời Thánh Ngôn của Thầy và Đức Lý Giáo Tông, chúng ta có thể tóm lược lại mấy điểm căn bản sau:

a. Phải ý thức để biến thành hành động cụ thể: mỗi Thánh thất là một Trường Đạo Giáo dân.
b. Hội Thánh cần phải huấn luyện khả năng sư phạm truyền đạo và phương pháp quản lý giáo dục cho hàng Giáo Hữu.
c. Người Giáo Hữu phải luôn trăn trở với lời phiền trách của Thầy: “Nhiều Giáo Hữu không biết một nét chi về việc Đạo. Chư tín đồ không trông học hỏi đến đặng thì chức sắc còn có ích chi?”[/COLOR][/B]

3. Chương trình và Kế hoạch đào tạo Giáo hữu: nâng cao thêm phần Tâm pháp.

- Giáo Hữu có trách nhiệm phải thực hiện việc “phổ thông Chơn Đạo của Thầy” đến với tín hữu. Để có thể hỗ trợ cho nhiệm vụ căn bản này thì phần trí huệ của mỗi vị Giáo Hữu cần phải được đủ đầy, vì thế về việc công phu thực hành Tâm pháp, các Giáo Hữu cần phải bước lên thêm một bước nữa trên đường Thiên Đạo như lời dạy của Ngài Nguyễn Ngọc Tương:

“Chức sắc từ Giáo Hữu đổ lên muốn vào chánh vị phải thật hành những điều kể ra dưới đây:

1. Phải có vào Thượng thừa là phải trường trai, tuyệt dục, thật hành Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại Điều Qui, phế hết muôn việc trần gian, hiến thân trọn đời cho Đạo.
2. Phải có học Đạo là phải thông hiểu kinh luật của Đạo và Thánh Giáo của Thầy buổi Đạo mới khai…
3. Phải có tịnh 36, 72 ngày, …”

- Khóa Hạnh Đường vào năm Bính Ngọ 1966 tại Tòa Thánh Châu Minh, Đức Giáo Tông Tiên Thiên Thiện Pháp Nguyễn Bửu Tài đã giáng cơ dạy cho chư chức sắc Giáo Hữu khi đó:

Chiếu theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền thì Giáo Hữu phải trường chay tuyệt dục, xả thân hành đạo trọn đời, luôn luôn phục tùng mạng lịnh của Ơn Trên và Hội Thánh thuyên chuyển khắp nơi Thánh Tịnh để lãnh đặc trách, hành đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Vậy nam nữ Chức Sắc phải kiểm điểm, soi rọi kỹ lại công việc hành đạo từ trước có đúng với luật pháp không?

Nếu nhận thức được điều nào Chức Sắc Giáo Hữu của mình hoặc không hành tròn thì từ nay sắp tới phải ráng cố gắng hành xong trọn vẹn để hạnh hưởng ngày phán đoán đại đồng, vinh quang rực rỡ. Nếu đi ngược lại với Tân Luật tức là trái với Thiên điều mà trái với Thiên điều thì không phải dễ vì câu
Thuận Thiên Giả Tồn, Nghịch Thiên Giả Vong”...”

Qua các Thánh giáo vừa trích dẫn, chúng ta thấy chuẩn đạo hạnh của hàng Giáo Hữu là: phải “trường trai tuyệt dục, tâm tánh trọn lành thuần chơn vô ngã”. Có được như thế mới có thể “thế Thiên hành hóa”.

Do đó các Hội Thánh cần có định hướng chung, có kế hoạch huấn luyện và chương trình đào tạo cụ thể để các vị Giáo Hữu nương vào đó nâng cao năng lực hầu đủ sức triển khai phần trách nhiệm trong địa phận cai quản của mình.

Cũng như phần Lễ Sanh, cấp Giáo Hữu cũng cần được trải qua 2 khóa đào tạo.

Hạnh Đường cấp 1 để bồi dưỡng đức hạnh của hàng Giáo Sĩ như: Kiên nhẫn – Trì thủ; Đại tín – Hy sinh. Tiếp tục học các quẻ “tiến đức tu nghiệp” còn lại như: Ích, Khổn, Tỉnh, Tốn. Và phần Đạo Lý gồm Thánh Ngôn Hiệp Tuyển cùng Thánh giáo căn bản của mỗi Hội Thánh đồng thời nâng cao nghiệp vụ sư phạm về các phương pháp giáo dục hiện đại.

Và Hạnh Đường cấp 2 để bồi dưỡng tâm hạnh Đại thừa như: chánh tâm diệt dục, thuần chơn vô ngã. Và về Đạo Sử Khai Đạo cùng Lịch sử hình thành Hội Thánh của mình đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức và quản lý trong giáo dục: lý thuyết và thực hành phải song hành. Hiện nay, phần thực hành là khâu yếu nhất trong chương trình huấn luyện đào tạo! Trách nhiệm về lãnh vực này thuộc về cấp Hội Thánh.

4. Nâng cao Tâm Hạnh Đức Tài cho việc hiến thân hành đạo và xây dựng Họ đạo sớm thành “Trường đạo giáo dân”:

Cần tổ chức lại những khóa ngắn hạn bồi dưỡng năng lực thuyết đạo cho các Giáo Hữu như theo lời của Thầy dạy từ năm 1927. Đã được mang danh Giáo Hữu là một trong “tam thiên đồ đệ” của Thầy nơi địa cầu 68 này thời phải nhớ và ý thức đến phần vai trò và trách nhiệm chữ “Giáo” của mình, trách nhiệm phổ truyền những lời Thánh giáo của Thầy, của Tam Trấn và các Đấng Thiêng Liêng để cố gắng tự bồi dưỡng thêm bằng việc siêng năng tham khảo những tài liệu kinh sách của Đại Đạo không phân biệt nguồn gốc. Hơn nữa người Giáo Hữu còn phải là tấm gương “thân giáo” về Tâm Hạnh Đức Tài đến với đồng đạo và nhơn sanh.

Mỗi Giáo Hữu sau khi được đào tạo sẽ có một trình độ sư phạm căn bản bậc trung cấp và quan trọng nhất là ý thức cũng như năng lực tổ chức để các Họ Đạo do mình trách nhiệm sẽ mau chóng vươn mình lên trở thành Trường Đạo Giáo dân. Chúng ta hãy làm thế nào để khi đến thời điểm 2026, khi kỷ niệm 100 năm hiện diện của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì hoàn tất việc chuẩn hóa hàng ngũ Giáo Hữu. Đến khi đó, trình độ các Giáo Hữu thuộc tất cả các Hội Thánh đã tương đối cùng ở một mặt bằng chung.

Với các Hội Thánh lớn số lượng Lễ Sanh và Giáo Hữu khá nhiều cho nên kế hoạch huấn luyện sẽ có không ít khó khăn nhưng ngược lại, lại có thuận lợi tương đối về hàng ngũ giảng viên. Còn với những Hội Thánh nhỏ vấn đề khả năng tự đào tạo lại là một trở ngại không nhỏ! Vì thế cần có sự liên kết giữa các Hội Thánh trên cùng địa bàn khu vực để đỡ nâng, hỗ trợ, san sẻ cho nhau trên tinh thần tất cả chỉ vì lợi ích của Đại Đạo. Những góp ý trên đây không chỉ giới hạn cho việc đầu tư, huấn luyện chức sắc Cửu Trùng Đài, tất nhiên song song đó cũng phải đào tạo cho chức sắc Hiệp Thiên Đài ở đối phẩm tương ứng như Thừa Sử, Truyền Trạng, v.v… những hiểu biết căn bản về đạo hầu có năng lực thực hiện vai trò nhiệm vụ “giữ gìn Pháp Đạo”.

Từ nay đến năm 2026 là một thời hạn tuy không dài nhưng cũng không quá căng thẳng, tuy nhiên nếu không có sự nỗ lực và có kế hoạch hợp lý khoa học thời cũng không dễ dàng hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch chung! Thiển nghĩ những điều nêu trên nếu thực hiện được cũng là một bước đi rất căn bản để chúng ta có thể đem Đạo vào đời qua nội dung giáo dục đồng thời tiến đến việc thống nhất nhà đạo ở tương lai. Rất mong thay!
 

Trung ngôn

Active member
Kính HTDM,
Kính huynh dong tam,
Bài tham luận đã nói lên toàn bộ yêu cầu cấp thiết hình thành một trường để đào tại chức sắc các cấp nhằm mục thực hiện mục tiêu của Thượng Đế ở thời Tam Kỳ Phổ Độ.
Cám ơn Huynh đã cho tham khảo một bài có nội dung hay.
Như vậy, theo tham luận này sẽ có (hay đã có) một trường dạy cho chức sắc từ Lễ sanh đến Giáo hữu; vậy xin được hỏi:
1. Trường đào tạo (gọi là Học viện - NV) này đã hình thành và hoạt động chưa? Có tên gọi là gì?
2. Tôn chỉ mục đích của việc thành lập trường? Trường đào tạo này dưới sự quản lý của tổ chức có tên gì? Quy mô hoạt động?
3. Học viên đăng ký phải có các tiêu chuẩn đầu vào tối thiểu là gì?
4. Chương trình chi tiết dành cho học viên của khóa cho Lễ sanh, Giáo hữu.
5. Chi tiết thêm - nếu có.

Kính lời học hỏi.
 

dong tam

New member
III. ĐÀO TẠO GIÁO SƯ LÀ NGƯỜI DẠY DỖ CHƯ TÍN ĐỒ TRONG ĐƯỜNG ĐẠO VÀ ĐƯỜNG ĐỜI

1. Lịch sử tiêu chuẩn Giáo Sư:

Đêm lịch sử Khai Minh Đại Đạo, Đức Chí Tôn đã Thiên phong Giáo Sư cho một số vị Nữ và Nam phái. Sau đó, khi Tân Luật được hình thành, phần Đạo Pháp điều thứ năm quy định:

Giáo Sư là người dạy dỗ chư tín đồ trong đường đạo và đường đời. Buộc Giáo Sư lo lắng cho chư tín đồ như anh ruột lo cho em.
Giáo Sư cầm sổ bộ của cả tín đồ, phải chăm nom về sự tang hôn của mọi người…
Giáo Sư đặng quyền dâng sớ cầu nài về luật lệ làm hại nhơn sanh hay là cầu chế giảm luật lệ ấy.
Giáo Sư phải thân cận với chư tín đồ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ
.”

Ngài Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, trong lời tuyên ngôn ra ngày 16.02 Ất Dậu (1945) đã dạy như sau:

Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư phải có vào Thượng thừa, có học thức, có hạnh đức, có học Hạnh đường nhiều lần, có làm công quả 9 năm, v.v…

Tu vào bậc Thượng thừa phải trường trai tuyệt dục, thật hành Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại điều qui, phế hết muôn việc trần gian hiến thân trọn đời cho Đạ
o.”

Nếu như ở hàng Giáo Hữu, Tân Luật quy định nhiệm vụ là “Phổ thông Chơn Đạo” nghĩa là tiếp cận trực tiếp để thực hiện việc hướng dẫn đạo hữu thì với hàng Giáo Sư việc “lo lắng cho chư tín đồ như anh ruột lo cho em” cần được hiểu là sự quan tâm, ưu tư đến vấn đề “tư duy giáo Đạo” nhắm vào việc xây dựng lịch trình với nội dung tương ứng các cấp trình độ nhân sanh. Đồng thời Giáo Sư cũng lên kế hoạch tổ chức nhân sự và phương tiện sao cho việc giáo hóa được thông suốt, thiết thực đáp ứng nhu cầu của nhơn sanh trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh.

Chúng ta thấy trách nhiệm của chư vị Giáo Sư ở cấp tỉnh hay thành phố cần phải lo tổ chức thế nào tùy hoàn cảnh địa phương để tất cả các Thánh sở trong địa phận cai quản của mình, mỗi tháng 2 kỳ sóc vọng ít nhứt có được một lần đều có các Giáo Hữu đến bình giảng Thánh giáo hay thuyết Đạo. Như vậy nhơn sanh mới có cơ hội được học hiểu đạo lý hầu mạnh bước trên đường bồi công lập đức. Vị Giáo Sư có vai trò bên cạnh việc lo về phần tang hôn cho tín đồ thì việc chánh yếu phải quan tâm là tổ chức và điều hành hệ thống giáo huấn đạo lý, trước mắt xóa mù giáo lý cho nhơn sanh để tránh được cảnh như Ơn Trên đã dạy “Tu không học hỏi tu mù!”.

2. Mục tiêu đào tạo Giáo Sư

Trong khóa Hạnh Đường của Hội Thánh Tiên Thiên được tổ chức vào năm Bính Ngọ 1966, Đức Mẹ đã giáng đàn khuyến khích về nhiệm vụ của Giáo Sư.

“… ... ... Các trẻ cố lo toan;
Giữ vững nền Tân Pháp,
Hành tròn giới luật ban.
Giáo Sư ra hướng đạo,
Chức Sắc rạng vinh quang
;”

Sau đó, Đức Lý Giáo Tông giáng đàn giải thích thêm về nhiệm vụ của Giáo Sư:

Lão Lý chào Thiên Mạng nam nữ tam ban, an tọa tịnh thiền nghe Lão Lý giáo huấn đàn tràng khóa học của Giáo Sư.(...).

Quả vậy Chức Sắc Giáo Sư trong Đại Đạo mà chư hiền đã được Thầy ban phong rất thiêng liêng và quan trọng cả hai mặt hữu hình và vô hình, được ảnh hưởng trọn vẹn tinh thần lẫn vật chất. Nếu vị nào chí quyết, lo tu xả thân hành đạo trọn đời, hành đúng theo quyền hạn và nhiệm vụ của Chức Sắc Giáo Sư, thế Thiên hành hóa, dạy bảo nhơn sanh đúng theo Chơn Truyền Tân Pháp và Tôn Chỉ Mục Đích của Đại Đạo thì sẽ thành công đắc quả (...). Bởi vậy chức Giáo Sư mà chư hiền đã lãnh rất quan trọng vô cùng.

Giáo là dạy đành rành Tân Pháp,
Giáo hóa dân thích hợp tự tu;
Giáo truyền chơn lý Phụ Từ,
Giáo hành luật pháp vô tư vị người.
Giáo Sư phận thay Trời dạy bảo,
Giáo Sư hành thông thạo chơn truyền;
Giáo Sư nhiệm vụ ban quyền,
Lãnh đạo một tỉnh cố kiên hành tròn
....”

3. Chương trình và Kế hoạch Đào tạo Giáo Sư:

3.1. Chú trọng đào tạo nâng cao Tâm pháp Đại Thừa

Rèn luyện các đức tính: chí thành tâm đạo, công bình chánh trực, bác ái vị tha, từ bi.

Học thêm các quẻ Dịch: Tùy, Phục, Vô vọng theo hướng ý nghĩa về Thiên Đạo.(tham khảo của Minh Lý đạo)

3.2. Có Năng lực tổ chức Hệ thống đào tạo trong mỗi tỉnh đạo.

Ngày nay, các Giáo Sư với nhiệm vụ đứng đầu Tỉnh Đạo ở địa phương có vai trò quyết định trong việc tổ chức mạng lưới các Họ Đạo như là hệ thống Trường Đạo Giáo dân trong mỗi tỉnh.

Nếu như Hội Thánh có vị trí trung ương đề ra định hướng căn bản với mục tiêu cố gắng làm thế nào để mỗi Thánh thất trở thành một Trường Đạo Giáo dân như Thánh Ý, đồng thời vạch ra chương trình căn bản cần tiến hành để mỗi nơi đều lấy đó làm pháp lệnh nương theo thực hiện việc giáo đạo.

Còn ở cấp Tỉnh Đạo vị Giáo Sư trong quyền hạn và trách nhiệm của mình sẽ sáng tạo trong việc tổ chức trường lớp cũng như huấn luyện đào tạo các giảng viên hầu đáp ứng nhu cầu của địa phương mình. Tùy theo số lượng đạo hữu nói chung hay số lượng học viên ở mỗi cấp lứa tuổi mà Tỉnh Đạo sẽ quy hoạch lực lượng giảng viên từ cấp Lễ Sanh xuống đến Chức Việc có dự trù cho việc đáp ứng sự phát triển ở tương lai.

Nhưng việc trước hết cần phải làm là Tỉnh Đạo tổ chức cho các Họ Đạo ngồi lại với nhau với trí tuệ tập thể xây dựng chương trình thống nhất ở mỗi cấp giáo lý để các nơi dựa vào đó thực hiện việc hướng dẫn, trao đổi giảng viên, đồng thời có thể đề ra thời điểm cụ thể trong năm để từ đó có thể tổ chức những buổi Hội Luận Giáo Lý chung hay thi đua trong những buổi trại hè cho từng lứa tuổi.

Như thế vai trò của vị Giáo Sư ở mỗi tỉnh như Giám Đốc Sở Giáo Dục, quản lý hệ thống trường lớp trên địa bàn trách nhiệm của mình. Giáo Sư có trách nhiệm giúp đở cho các Họ Đạo địa phương phát triển đúng theo định hướng và mục tiêu đào tạo của Hội Thánh đồng thời điều phối chia sẻ và quy hoạch nhân lực giảng viên cần được đào tạo hầu đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của địa phương mình.

Để có thể xóa mù giáo lý cho bổn đạo, bởi Ơn Trên đã từng dạy “Tu không học hỏi tu mù.”, vị Giáo Sư phải nỗ lực đầu tư xây dựng một vài thí điểm hình mẫu qua phần trách nhiệm trực tiếp của Giáo Hữu để cho các Thánh thất khác bắt chước làm. Cấp Tỉnh Đạo cần mở liên tục những khóa Hạnh Đường ngắn hạn với thành phần Giáo Hữu là giảng viên hầu đào tạo hay tập huấn các giảng viên cơ sở để đáp ứng nhu cầu học đạo của nhơn sanh ở các Thánh thất.

Cuối thập niên 50 thế kỷ trước, nơi Tòa Thánh Tây Ninh Đức Bát Nương và Đức Quyền Giáo Tông cũng thúc đẩy các Giáo Hữu và Giáo Sư, nhứt là chức sắc nữ, phải cố gắng rèn luyện để thực hiện lại việc luận Đạo hướng dẫn nhân sanh mà khi xưa Thầy và Đức Lý Giáo Tông đã hướng dẫn.

Em phân cho đại tỷ biết từ mấy chục năm nay, những người dìu Đạo vẫn sơ sót về phần dạy Đạo, nhưng nay cần phải bổ khuyết.(…)

Nay tiện thiếp cho ít đề tài để cho Chức sắc nữ phái trong phẩm Giáo Hữu và Giáo Sư làm bài luận Đạo.

Chừng nào làm rồi, đại tỷ góp đủ giao cho anh Tiếp Đạo chấm vở giùm em, những bài nào được ưu điểm thì đọc cho em nghe kỳ đàn tới, những bài nào em đồng ý thì được đọc giữa Đền Thánh làm bài thuyết đạo
.”

3.2. Có tư duy và khả năng liên kết với các Thánh sở Hội Thánh bạn

Sau khi Hội Thánh Truyền Giáo chánh thức góp mặt trong Đại Đạo Tam Kỳ, việc bắt cầu hợp tác cùng nhau giữa các Hội Thánh nơi các Họ Đạo cũng là điều từng được Thiêng Liêng khuyến khích. Đức Quan Thánh có dạy:

Về việc Phổ Tế... muốn cho nền Đạo được mạnh mẽ tỏ sáng thì phải theo một nguyên tắc chung là bắc cầu sang qua các Chi Phái để ngọn đuốc Trung Hưng được soi rọi khắp nơi.

Phải đánh trống khua chuông giục thúc Đạo tràng, xây dựng một nền Phước Thiện cho giữa nhau có một phong hóa đạo đức một đời sống êm thắm mỹ miều, một tinh thần đồng Đạo yêu thương chia bằng sức sống,
…”

Tư duy giáo Đạo” là trách nhiệm của hàng ngũ Giáo Sư và Chức Sắc Hiệp Thiên Đài tương ứng như Cải Trạng, Giám Đạo để các Thánh sở trong mỗi địa phận quản lý của mình phát triển vững chắc vai trò Trường Đạo Giáo Dân hầu đóng góp hữu hiệu vào sứ mạng phổ độ nhơn sanh của Đại Đạo.

Thiết thực mang Đạo vào đời, đóng góp vào sự nghiệp “giáo dân vi thiện” để xã hội ngày càng phát triển song song giữa đời sống văn minh vật chất và đời sống tinh thần văn minh đạo đức, người Giáo Sư đã, đang và sẽ góp phần làm sáng danh Thầy danh Đạo.
 

dong tam

New member
IV. TÓM LẠI

Để có sự phát triển bền vững lấy chất làm trọng, con người là yếu tố quyết định. Do đó việc đào tạo hàng ngủ cốt cán phải được xem trọng, nhứt là khi môi trường hoạt động của chúng ta là môi trường đạo đức.

Nếu chúng ta có nghĩ về việc làm thế nào để có thể “làm sáng danh Thầy danh đạo”, nghĩ về việc truyền đạo ra năm châu bốn bễ trong tương lai thì chất lượng con người đạo đức mới là yếu tố quyết định. Vì thế trong việc đào tạo chúng ta cần chú trọng phát triển về chất hơn số lượng. Mục đích người tu, việc chánh yếu là sự tiến hóa của tâm linh mà điều kiện căn bản là phổ độ nhơn sanh, trước tiên là sự tiến bộ về đạo đức của đồng đạo.

Tình hình thực tế hiện nay, đối tượng chánh trong việc đào tạo là hàng ngủ Lễ Sanh và Giáo Hữu.

- Lễ Sanh những con người có hạnh, với số lượng không giới hạn là nền tảng vững chắc cho việc phổ độ qua thân giáo. Một số có tâm hạnh đức tài cao sẽ được tập thể bầu chọn thăng lên Giáo Hữu để nhận trọng trách “phổ thông chơn đạo”. Vì thế Lễ Sanh cần phải được bồi dưỡng đức hạnh của Tu sĩ, học 5 quẻ tiến đức tu nghiệp trong Hệ Từ Hạ

- Kinh Dịch bắt đầu từ quẻ Lý (nghĩa là Lễ) và thêm phần giáo lý căn bản và “năng lực giáo hóa”.

- Còn các Giáo Hữu, để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình rất cần đức hạnh của Giáo sĩ, học tiếp 4 quẻ sau của tiến đức tu nghiệp và sự hỗ trợ thêm của thiền định trí huệ. Do đó tiêu chuẩn đào tạo về Tâm pháp phải được xem trọng song song với các tiêu chuẩn khác cần có về trí (cội rễ nền đạo và Thánh Ngôn) bởi vì “Giáo Hữu là đã bước lên trên nấc thang thượng thừa, phải trường chay tuyệt dục để cầm pháp Thầy mà gieo rải đến nhơn sanh.”

- Mỗi phẩm bậc đều có 2 cấp đào tạo.(củng cố và nâng cao)

- Sự hợp tác giữa các Hội Thánh hay giữa các Thánh sở thuộc những Hội Thánh trên cùng một địa bàn, định hướng theo tinh thần chung sẽ bổ sung cho nhau nhưng vẫn tôn trọng bản sắc riêng. Thực hiện được như thế sẽ giảm dần khoảng cách chênh lệch về chất giữa cùng một phẩm bậc giữa các Hội Thánh.

Có làm được như thế, lý tưởng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mới hy vọng trở thành hiện thực:

Dắt nhơn sanh lên đời Thánh Đức,
Đưa nước nhà đến bực văn minh;
Ngàn năm một thuở thanh bình,
Trời Nghiêu, đất Thuấn vạn sinh cộng đồng
 

dong tam

New member
TRUNG NGÔN

Theo dự tính trường này rồi sẽ có nhưng phải qua những cuộc lễ KỶ NIỆM 90 NĂM CAO ĐÀI quý anh chị lớn các Hội Thánh mới trở lại việc này.

Hiện chưa xác định được mua đất nơi nào

Vấn đề gay cấn hơn là: lực lượng giảng viên "chất lượng" tìm từ đâu? Người có bằng cấp đạt yêu cầu của nhà nước thì lại yếu giáo lý và ngược lại!
 

Trung ngôn

Active member
TRUNG NGÔN<br /><br />Theo dự tính trường này rồi sẽ có nhưng phải qua những cuộc lễ KỶ NIỆM 90 NĂM CAO ĐÀI quý anh chị lớn các Hội Thánh mới trở lại việc này.<br /><br />Hiện chưa xác định được mua đất nơi nào<br /><br />Vấn đề gay cấn hơn là: lực lượng giảng viên "chất lượng" tìm từ đâu? Người có bằng cấp đạt yêu cầu của nhà nước thì lại yếu giáo lý và ngược lại!
<br /> <br />

Cám ơn Huynh dong tam đã cung cấp thông tin.
Kính.
 

Trung ngôn

Active member
Kính HTDM,
Theo tham luận do huynh dongtam cung cấp thì:
1. “Điều kiện cần” đã có của việc thành lập một trường có nhiệm vụ đào tạo chức việc, chức sắc từ Lễ sanh trở lên đến Giáo sư, dựa trên một giáo trình thống nhất lấy TNHT, Pháp chánh truyền và Tân luật làm nền tảng.
Chỉ còn “điều kiện đủ" nữa là đất để xây trường; đội ngũ giảng viên đủ đáp ứng yêu cầu.
Cuối cùng là khóa sinh đầu vào, chắc điều này không cần phải lo rồi.

2. Trường học mà đào tạo Chánh phó trị sự, chức việc, Lễ sanh, Giáo hữu, Giáo sư thì TN nghĩ rằng phải có 3 loại trường mới có thể đáp ứng được đó là
- Trung cấp: dành cho người học là chức việc tại hàng Chánh trị sự, Phó trị sự và Thông sự, ngoài ra còn có các chức việc trong bàn trị sự nữa. Loại hình này có 2 năm đào tạo.
- Cao đẳng: dành cho người học tại hàng chức sắc là Lễ sanh, ngoài ra còn có các chức việc phục vụ ở Tộc đạo - Họ đạo. Loại hình này có 3 năm đào tạo.
- Đại học: dành cho người học là tại hàng chức sắc là Giáo hữu, Giáo sư, ngoài ra còn có các chức việc phục vụ ở Tỉnh đạo. Loại hình này có 4 năm đào tạo, một số tín chỉ đã học tại Trung cấp và Cao đẳng được miễn học tại Đại học.
- Loại hình tiếp theo là Thạc sỹ hay Tiến sỹ được đào tạo sau đại học để đáp ứng như cầu “truyền đạo năm châu”.

Trong điều kiện hiện tại, TN nghĩ việc lập ra 3 loại trường để đạo tạo 3 loại hình học viên thì khó trong lúc này.
Hiện tại, tốt nhất vẫn là loại hình học viện, loại hình này có thể được chấp nhận do đáp ứng được các yêu cầu trên cho đến khi đủ điều kiện để thực hiện riêng lẻ các loại hình Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học.

Nếu có thời gian và cơ hội, Trung ngôn đề xuất thành lập Học viện Cao Đài.

Chỉ là mong ước dù chỉ là mong ước.

Kính.
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã hiện diện tại Nam Bang Thánh Địa này được hơn ba phần tư thế kỷ. Trong khoảng thời gian đó với bao biến động của lịch sử thế giới và lịch sử của dân tộc, người Việt đã giành lại được chủ quyền, độc lập, thống nhất đất nước và nay đang bước vào thời kỳ hội nhập cùng thế giới.

Đồng hành cùng dân tộc, qua bao thăng trầm biến đổi cùng đất nước, Cao Đài Giáo vẫn luôn kiên định và bền bỉ trên đường góp phần xây dựng văn hóa đạo đức, giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Nhưng tinh thần Đại Đồng nhân loại vẫn là mục tiêu trọng điểm khi bước ra biển lớn hội nhập cùng vạn bang. Cái chung và cái riêng luôn hiện diện cùng nhau. Đồng Nhân là cái chung cần tiến đến của địa cầu hôm nay, năm châu chung chợ. Nhưng bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc vẫn luôn được đề cao nhằm góp phần làm cho thế gian này trở thành khu vườn địa đàng muôn hoa khoe sắc.

Tương lai của đất Việt và thế giới luôn được đặt vào bàn tay của thế hệ trẻ. Trong điều kiện của xã hội văn minh cực kỳ diệu ảo hôm nay những tiến bộ của khoa học kỷ thuật đã thúc đẩy đời sống nhân sinh đi theo chiều hướng lợi ích vị kỷ của dân tộc và cá nhân dẫn đến những cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nhóm có lợi ích kinh tế hay chính trị khác nhau hoặc giữa các nhóm trong cùng một tôn giáo! Vì thế văn minh đạo đức cần được tuyên truyền phổ biến để mọi người cùng thấy rằng xã hội văn minh kỷ thuật chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững khi lòng nhân ái không phân biệt “ta người” được nuôi dưỡng và nẩy mầm khắp mọi nơi!

Con người cần được giáo dục để học và làm theo tình Tạo Hóa! Như thế, lòng bác ái của con người không chỉ mở rộng giữa các dân tộc mà còn phải mở rộng đến muôn loài sinh vật đang cùng cư ngụ trên hành tinh này.
Trong hoàn cảnh, điều kiện của thế giới và đất nước hôm nay, kinh tế văn hóa đang có những bước phát triển vượt bậc, các tôn giáo nói chung và Cao Đài Giáo nói riêng đều cố gắng chuyển mình nhứt là hệ thống giáo dục “pháp thí” để góp phần xây dựng nền tảng văn minh đạo đức tinh thần cho dân tộc và nhân loại song hành cùng đời sống văn minh khoa học hầu góp phần tạo nên sự cân bằng cho đời sống nhân sinh.

Tư tưởng “Mỗi Thánh Thất là một Trường Đạo Giáo dân” của Ơn Trên là một luận điểm cao đẹp của Cao Đài giáo và nó càng được minh chứng rõ hơn nữa khi một số phẩm vị chức sắc ngay từ tên gọi đã bật lên ý nghĩa và trách nhiệm phải thực hiện việc “Giáo dân vi thiện” như: Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư, Giáo Tông. Nhưng tục ngữ nhà Nam có câu “Tiên học Lễ hậu học văn” cho nên người chức sắc gần gũi với tín đồ nhứt là các vị Lễ Sanh giữ trọng trách làm Đầu Họ Đạo hay Trưởng Phó Ban Cai Quản nơi các Thánh sở phải là “người có hạnh” hầu treo gương thân giáo cho tín đồ noi theo.

Vì thế việc nắm vững những lời giáo huấn của Ơn Trên là điều kiện căn bản để có thể làm đúng theo Thánh Ý hầu phát triển Thánh tâm và hành Thánh sự để xứng đáng với tên gọi mà Đức Chí Tôn đã ban cho nơi thờ tự trong Cao Đài là Thánh Thất nghĩa là nhà của các Thánh. Bậc Thánh là người mà:

Tình dân tộc đổi tình nhân loại,
Nghĩa nước non ra nghĩa Đại Đồng
.”

Nhưng trước tiên trường lớp phải mang Chánh Đạo đến với nhơn sanh giúp đẩy lùi mê tín từ trong suy nghĩ cho đến hành động. Kế đến bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về con đường Sứ mạng Kỳ Ba và lý tưởng Đại Đạo góp phần “cứu độ vạn linh” của người tín hữu Cao Đài Việt Nam, những con người đã có duyên may là “dân Nam sứ mạng tiền phong” được ưu tiên sớm đón nhận ân điển và được ban trao sứ mạng cho “dân tộc được chọn”. Tất cả đều bắt đầu từ cơ sở là Thánh Thất.

Đại Đạo hoằng khai không riêng cho một quốc gia dân tộc nào, mà hãy nói đến sự may mắn của dân tộc Việt Nam trước nhứt.
Như vậy, nếu còn một người chưa biết chân lý Đại Đạo là nước Việt Nam chưa được thái bình, còn một người chưa tìm hiểu chơn lý Đại Đạo là dân tộc Việt Nam còn vong bản, làm sao sớm được an lạc để tiến bộ cho kịp lúc với Long Hoa Đại Hội kết chung.

Vì thế nên (…) tất cả các Thánh thất Thánh tịnh nói chung, đều có một trách nhiệm lớn lao đối với nhân sanh sở tại địa phương.

Cái công quả to lớn ấy muốn đạt được cũng không phải khó, chỉ có một điều để chư hiền đệ hiền muội làm căn bản hoàn thành trách nhiệm đó là trì thủ, kiên nhẫn và hy sinh.
” [Đức Lê Đại Tiên, Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 10.5 Canh Tuất (13.6.1970)

Nếu như chưa có điều kiện để trở thành Trường Đạo Giáo dân với đủ mọi cấp lớp thì mỗi Thánh Thất hãy mạnh dạn tổ chức hàng năm những khóa giáo lý ngắn hạn bất kỳ nào đó trước khi tiến đến thực hiện đều đặn đúng theo qui định của Tân Luật có “Tháng đôi lần giảng Đạo thuyết kinh”.

Nơi đây, vai trò của vị Đầu Họ Đạo kết hợp cùng chư vị Chánh Phó Hội Trưởng nam nữ của mỗi Họ đạo hết sức quan trọng trong định hướng hành đạo cho nhơn sanh trong địa phận trách nhiệm của mình. Đồng thời cùng với vai trò của chư Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư nơi cấp Quận Đạo và Tỉnh Đạo theo định hướng “phổ thông Chơn Đạo” như lời dạy của Đức Chí Tôn từ những năm đầu mới Khai Lập Cao Đài giáo là sự hỗ trợ và lãnh đạo tinh thần hết sức thiết thực!

Chúng ta có làm được như thế mới thực tế góp phần phổ độ chúng sanh hướng đến mục đích lập trường của Đại Đạo là:

Lấy đạo đức, xây nền văn hóa,
Lấy chơn tâm, phác họa chương trình;
Xây đời thịnh vượng văn minh,
Đặt tâm vào chỗ quân bình vô tư
.”
[ĐẠO HỌC CHỈ NAM, Chương II Nhân Sinh Nhứt Quán Tiết III bài văn vần]

Rất mong thay!
 

Trung ngôn

Active member
Hôm nay, Trung ngôn lang thang trên xa lộ và thấy có tin này, xin gửi đến Quý HTDM.
Kính.
________________________________________________________

LỄ ĐÓN NHẬN
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỌC VIỆN CAO ĐÀI TRUYỀN GIÁO

Ảnh: Phó Giáp Sư Tiến Sĩ Phạm Dũng trao quyết định thành lập Học Viện Cao Đài Truyền Giáo cho Đạo Trưởng Phối Sư Thượng Hậu Thanh Trưởng Ban Thường Trực HTTGCĐ.


Ngày 28/9/2015 (16/8/Ất Mùi) tại Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, địa chỉ 63 Hải Phòng, phường Thạch Thang Đà Nẵng; Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài long trọng tổ chức lễ đón nhận quyết định thành lập Học Viện Cao Đài Truyền Giáo của Ban tôn giáo chính phủ.
Về tham dự và trao quyết định thành lập Học Viện cho Hội Thánh có Trung tướng Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Dũng- Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, Ông Nguyễn Đắc Tuấn - Vụ trưởng vụ Cao Đài Ban Tôn giáo Chính phủ và các thành viên trong đoàn. Ban Dân vận Trung Ương tại Thành Phố Đà Nẵng, đại diện các UBMTTQVN, Ban Tôn Giáo, Công An tại Thành Phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, quận Hải Châu và UBND phường Thạch Thang cũng đã đến tham dự và chia vui cùng Hội Thánh.
Phía Hội Thánh đã long trọng tổ chức lễ đón nhận với sự tham dự của Đạo Trưởng Phối sư Thượng Hậu Thanh- Trưởng ban Thường trực Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, Chức sắc tòa Nội Chánh, tòa Pháp Chánh, cơ quan Nữ phái, Chức sắc đại diện Hội Thánh tại Quảng Nam, Bình Định, Chức sắc đại diện các Nhà Tu, các Đầu Họ đạo & Ban Cai quản tại TP Đà Nẵng.
Từ những năm Đại Đạo 13 (Mậu Dần-1939) qua các đàn cơ, Ơn trên đã chỉ dạy Hội Thánh phải tổ chức: 1- Phổ thông giáo lý viện, 2- Học viện, 3- Nông viện, 4- Công viện, và Hội Thánh cũng đã sớm xây dựng nhiều chương trình nhằm triển khai thực hiện lời dạy của Ơn Trên. Dấu ấn sự hưng thịnh của thời kỳ này còn lưu lại trong tấm bia lưu niệm tại Tý Sé- huyện Nông Sơn- tỉnh Quảng Nam (Gần mỏ thang Nông Sơn).
Trong giai đoạn Hội Thánh mới thành lập còn non trẻ, lại gặp quá nhiều khó khăn khảo đảo. Phần do thiên tai địch họa, phần chiến tranh tàn khốc, nhiều chức sắc hướng đạo bị tù đày ly tán hoặc sớm về hội hiệp cùng Thầy nên các chương trình mới đầu được triển khai mạnh mẽ nhưng về sau bị phai nhạc dần, chỉ còn thực hành được một ít phần việc và phân tán ở một số nơi.
Khi điều kiện cần và đủ được hội tụ, tháng 4/2012 Hội Thánh tiếp tục thực thi lời dạy của Ơn Trên. Với sự giúp đỡ của Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Vụ Cao Đài, một số Trí thức trong Đạo đã cùng Hội Thánh xây dựng đề án thành lập Học Viện Cao Đài Truyền Giáo. Sau nhiều lần tu chỉnh từ đề án tiền khả thi đến đề án khả thi, ngày 14/7/2014 bản đề án chính thức được nộp lên Thủ Tướng Chính Phủ. Thủ Tướng Chính Phủ đã chuẩn thuận và ủy quyền cho Ban Tôn giáo Chính Phủ ban hành quyết định số: 359/QĐ-TGCP ngày 22/9/2015 chấp thuận cho Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài thành lập Học Viện Cao Đài Truyền Giáo.
Với sứ mạng Trung Hưng, việc thành lập Học viện là một cột mốc quan trọng trong tiến trình chuẩn hóa trình độ của chức sắc chức việc nhằm thực thi công cuộc truyền giáo mà Thầy đã giao phó cho Hội Thánh. “Các đẵng lương sanh được chọn, phải học Đạo Thầy qua Thánh ngôn Thánh giáo và sẽ là công vụ sứ đồ trong sứ mạng truyền giáo giác thế. Học viện Cao Đài Truyền Giáo thành lập để đáp ứng yêu cầu học Đạo truyền Đạo, để mỗi Tín đồ Cao Đài là một động cơ hòa bình thế giới, một nhân tố cải thiện thế gian, một sứ đồ hoằng dương chánh pháp” (Trích phát biểu của Đạo Trưởng Phối Sư Thượng Hậu Thanh).
ThanhTao
Trần Thanh Tạo

----------------------------------
Nguồn : Tạp chí Liên giao Cao Đài;
http://www.tapchiliengiaocaodai.org...t-dinh-thanh-lap-hoc-vien-cao-dai-truyen-giao
 

Facebook Comment

Top