thanhphong12011
New member
Đạo Cao Đài dưới mắt người đời biến thiên qua mọi thời đại. Tiên khởi, người ta có đôi mắt nghi ngờ, có kẻ chế nhạo qua bài viết "Cái án Cao Đài". Họ cho việc tập hợp các tôn giáo cùng một Thiên Bàn là không tưởng, khó làm được. Một nhân sĩ bất bình viết bài "Cãi án Cao Đài" giải rõ những điều mà người ta xuyên tạc. Nhờ đó, người ta bước sang thời kỳ tìm hiểu Đạo Cao Đài. Ngay cả chính quyền Pháp không còn hiểu lầm "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ" là "Đạo lớn cứu vớt ba kỳ" (Bắc, Trung, Nam) nữa.
Sau này, có những tác giả người Tây phương do nghiên cứu chưa tường tận nên coi tôn giáo Cao Đài như là một giáo phái chính trị. Họ dùng chữ secte, Sekte mà nói về Đạo Cao Đài. Từ ‘secte” làm người đọc hiểu lầm với những giáo phái khác như giáo phái ở Texas (tự tử tập thể), giáo phái AUM ở Nhật tổ chức giết người bằng hơi độc v.v...
Nhưng phải đâu chỉ riêng người phương Tây hiểu lầm. Đã có một thời, do thiếu tư liệu và do hoàn cảnh lịch sử, không ít cái nhìn về đạo Cao Đài lại trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh hưởng của những tư liệu mang tính xuyên tạc do thực dân Pháp thực hiện. Hơn ai hết, họ sớm biết tinh thần Cao Đài gắn liền với tinh thần dân tộc Việt Nam như lời Đức Chí Tôn đã phán quyết. Về sau, người ta dần dần nhận thấy rằng Đạo Cao Đài rất phù hợp với xu thế chung của thời đại là không kỳ thị tôn giáo, không kỳ thị chủng tộc. Lý tưởng cuối cùng của Đạo Cao Đài là đại đồng huynh đệ thế giới vì mọi sắc tộc có cùng chung một gốc Cha lành, các Giáo chủ đều do Đấng Thượng Đế tạo thành và lãnh phận sự xuống thế gian mở những mối Đạo vào từng thời kỳ khác nhau
Hoa vẫn tỏa hương thơm cho đời dù bị đàm tiếu. Càng ngày càng có nhiều người, trong cũng như ngoài nước, tìm hiểu và nghiên cứu công phu về Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ. Tuy nhiên, người ngoại quốc khi nghiên cứu Đạo Cao Đài thường dùng những danh từ theo sự hiểu biết của họ nên có hạn chế. Những nhà nghiên cứu về tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dù có cái nhìn sắc bén và tinh thần khoa học nhưng nếu không đi sâu vào sử Đạo mà lạc vào các chi phái thì sẽ bối rối và có sự hiểu lầm rất lớn.
Sau này, có những tác giả người Tây phương do nghiên cứu chưa tường tận nên coi tôn giáo Cao Đài như là một giáo phái chính trị. Họ dùng chữ secte, Sekte mà nói về Đạo Cao Đài. Từ ‘secte” làm người đọc hiểu lầm với những giáo phái khác như giáo phái ở Texas (tự tử tập thể), giáo phái AUM ở Nhật tổ chức giết người bằng hơi độc v.v...
Nhưng phải đâu chỉ riêng người phương Tây hiểu lầm. Đã có một thời, do thiếu tư liệu và do hoàn cảnh lịch sử, không ít cái nhìn về đạo Cao Đài lại trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh hưởng của những tư liệu mang tính xuyên tạc do thực dân Pháp thực hiện. Hơn ai hết, họ sớm biết tinh thần Cao Đài gắn liền với tinh thần dân tộc Việt Nam như lời Đức Chí Tôn đã phán quyết. Về sau, người ta dần dần nhận thấy rằng Đạo Cao Đài rất phù hợp với xu thế chung của thời đại là không kỳ thị tôn giáo, không kỳ thị chủng tộc. Lý tưởng cuối cùng của Đạo Cao Đài là đại đồng huynh đệ thế giới vì mọi sắc tộc có cùng chung một gốc Cha lành, các Giáo chủ đều do Đấng Thượng Đế tạo thành và lãnh phận sự xuống thế gian mở những mối Đạo vào từng thời kỳ khác nhau
Hoa vẫn tỏa hương thơm cho đời dù bị đàm tiếu. Càng ngày càng có nhiều người, trong cũng như ngoài nước, tìm hiểu và nghiên cứu công phu về Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ. Tuy nhiên, người ngoại quốc khi nghiên cứu Đạo Cao Đài thường dùng những danh từ theo sự hiểu biết của họ nên có hạn chế. Những nhà nghiên cứu về tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dù có cái nhìn sắc bén và tinh thần khoa học nhưng nếu không đi sâu vào sử Đạo mà lạc vào các chi phái thì sẽ bối rối và có sự hiểu lầm rất lớn.