24/6 Vía Đức TAM TRẤN OAI NGHIÊM

huệ tú

New member
<P> </P>
<P =PLACE style="MARGIN: 0in 0in 0pt" align=center><FONT face="Times New Roman" color=#000000>Chí Thiện Đàn (Minh Đức Nho Giáo) VĨNH BÌNH, Tuất thời, 26 tháng 8 Nhâm Tý (3-10-1972)</FONT></P>
<P =PLACE style="MARGIN: 0in 0in 0pt" align=center><FONT face="Times New Roman">____________</FONT></P>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P =Single style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>Ngâm:</FONT></strong></P></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">       </SPAN><B>HIỆP</B> hòa nhơn loại đông tây,</FONT></P>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"><FONT face="Times New Roman" size=3><B>THIÊN</B> thời địa lợi Tam Tài cộng thông.</FONT></P>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">       </SPAN><B>ĐẠI</B> bi, đại nguyện, đại đồng,</FONT></P>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"><FONT face="Times New Roman" size=3><B>ĐẾ</B> vương chi đạo ân hồng cả chan.</FONT></P>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">       </SPAN><B>QUAN</B> san hề bước quan san,</FONT></P>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"><FONT face="Times New Roman" size=3><B>THÁNH</B> nho hiền sĩ mở đường hóa dân.</FONT></P>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">       </SPAN><B>ĐẾ</B> cung quản nhứt tâm thân,</FONT></P>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"><FONT face="Times New Roman" size=3><B>QUÂN</B> thần tương đắc, quan dân tương hòa.</FONT></P>
<P =thi68 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.6in"> </P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN><B>HIỆP-THIÊN ĐẠI-ĐẾ QUAN-THÁNH ĐẾ-QUÂN</B>, Lão đại hỉ chư Thiên-mạng hướng đạo, mừng chư hiền đệ hiền muội đàn trung.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Thể theo tôn ý của Đức <B>Văn-Tuyên Khổng-Thánh</B>, Lão Đế Quân giáng đàn giờ này trong ngày kỷ niệm một vị Sư-Biểu Thánh Đạo trong hàng Tam Giáo.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Ban ơn đàn trung an tọa.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Này chư hiền đệ, hiền muội! Cuộc hội ngộ nơi đây dù chư hiền là người trong các phái Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, dù là chư hiền trong tôn giáo của các Đấng trọn lành từ xưa tới nay, dù chư hiền là một tổ chức tín ngưỡng có tính cách bảo tồn truyền thống văn hóa đạo đức, hay dù chư hiền là người của một người trong xã hội hiện nay, điều mà Lão muốn trình bày là Minh-Đức trong con người Đại-Đạo.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Thiết tưởng hầu hết đều cần lãnh hội để sống cho chính mình, cho chính xã hội thế nhân hay tôn giáo mình được tròn đầy ý nghĩa.</FONT></P>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P =Single style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>Thi:</FONT></strong></P></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Đức sáng từ lâu đã nhạt mờ,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Khiến không còn biết thực hay mơ,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Để bao tang tóc gây thương hải,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Mà dốc tâm tư những đợi chờ.</FONT></P>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P =Single style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>Hựu:</FONT></strong></P></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Chờ đợi ngày mai lố ánh hồng,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Con thuyền cứu rỗi vượt dòng sông,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Đem về bỉ ngạn chân thường đó,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Mới toại bình sanh một tấm lòng.</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"> </P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Hỡi chư hiền đệ hiền muội! Trước khi nhìn rõ hơn về Minh-Đức, cũng nên có một cái nhìn sơ qua về Đại-Đạo, hơn nữa con người Đại-Đạo. Đã biết Đạo là cái gì bất khả ngôn khả thuyết, nhưng nó hiện hữu mọi nơi, mọi thời mà mang cho quần sinh một sức sống miên trường không hư mất từ đời này sang đời nọ, từ nơi này sang nơi khác, để thị hiện cái đức sinh tồn của Tạo-Hóa bằng tình thương <B>Thượng-Đế</B>, bằng sự hỗ tương lẫn nhau trong cơ sinh tồn dưỡng dục và tiến hóa.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN><B>Nói một cách khác, nơi đâu cũng có Đạo. Lớn thì như vũ trụ, nhỏ thì như hạt vi trần nguyên tử, không phân chia, không ngăn cách, không bảo thủ, không cố định đến nỗi cứng ngắt cô đọng một chiều</B>. Như vậy tính chất Đạo ấy được phổ vào con người giác ngộ hay con người đã chịu nhận mình là tín đồ trong cái Đạo lớn ấy, và người tu theo Đại-Đạo không phải chỉ mang mặc một hình thức, một danh từ cao siêu vô hồn ấy thôi. Còn phải nhờ những cố gắng tu tập hành đạo để cái Minh-Đức hay cái đức sáng trong con người được luôn luôn sáng suốt để soi đường dẫn lối cho mình, cho thiên hạ.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN><B>Đó là điều kiện tất yếu phải có của người tự nhận là tín đồ Đại-Đạo</B>.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Chư hiền đệ hiền muội ôi! Đã hằng bao thế kỷ rồi, hằng bao tiếng gọi của tình thương khắp cả rồi, đều đã chưa đem lại cho dân tộc này, cho nhân loại này một đời sống hoàn toàn hạnh phúc.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Sự tình ấy không có gì khó hiểu cả. Tất cả do con người chưa làm sáng được cái đức sáng của mình và chưa qui nhứt được tâm linh cân não của mình, để nó mờ mờ mịt mịt, lâu đời hóa ra sa đọa từ ý thức, từ việc làm sai lẽ đạo mà mình lại tưởng là đúng. Thế rồi bởi những cái đúng sai biệt của từng người va chạm nhau thành một cuộc đời hỗn loạn, thành một bản hòa tấu lộn xộn sai cung lỗi nhịp. Cho nên, điều quan trọng của người sứ mạng, của người ý thức được sự mất còn của tinh thần nhân loại là việc <B>làm sáng lại cái tâm linh, cái đức sáng hằng hữu hư linh bất muội nơi mình, ngõ hầu thấy được chân lý đích thực trong lẽ Đạo Trời</B>, không hẹp hòi nê chấp từ hình thức, từ chữ nghĩa, từ danh xưng, để mà hòa vào nhịp điệu hằng sống của người với người, không tự cho mình là phải một cách tuyệt đối để phủ nhận giá trị của người khác. Ngần ấy thái độ cũng đã là một tác động quy nguyên thống nhứt rồi vậy.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Chư hiền đệ hiền muội! Mỗi khi nghe đến ngôn từ quy nguyên hay thống nhứt, hãy lưu ý cho là không có nghĩa rằng phải gom về độc khối thể tướng danh từ hay việc làm theo đường lối của từng địa phương từng hoàn cảnh, vì đó không phải là nguồn gốc. Hễ không phải là nguồn gốc mà cứ lo nâng niu vun tưới thì không bao giờ tươi tốt được. <B>Vậy căn bản của sự thống nhứt quy nguyên là tự lòng người mà ra</B>.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Chư hiền hãy nhìn xem! Kìa ánh sáng ngọn đèn được đúng mức giúp soi sáng một miền trọn vẹn vì nó có sự thống nhứt nội tại. Nếu bóng đèn kia không có sự nhứt quán hay thống nhứt thì tia sáng sẽ chi phối thành muôn ngàn mảnh từ dưới lên trên, từ ngang qua dọc.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Những nhà tu khổ hạnh đạt được thần thông, đi trên cao mà không rớt, nhờ họ có lẽ nhất quán nơi mình. Vì thiếu thống nhứt tư tưởng, con người sẽ bị thiên lệch ngửa nghiêng, đi hay nhìn ra thấy sự mênh mông của bể cả, vì trong lúc ấy mọi ba động đều tập trung dưới lòng đáy không còn tản mác đó đây để làm thu hẹp mặt bể.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Được vậy là nó nhờ sự thống nhứt, sự quy nguyên theo nẻo qui tâm trong Đạo tuần huờn. Như thế chư hiền đệ hiền muội đã có sứ mạng làm người dẫn đạo tinh thần cho nhơn sanh, hãy thường xuyên thực hành sự thống nhứt tâm linh để rồi cảm hóa trong xã hội nhơn loài.</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Vì rằng bao giờ tự thân mỗi người chưa được qui nhứt thì xã hội nhân loài cũng vẫn rời rạc chia ly trong mọi chiều hướng, mọi hình thể đối kháng va chạm nhau.</FONT></P>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<P =Single style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>Thi:</FONT></strong></P></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Thái bình nhờ ở luật qui tâm,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Đức sáng tung ra khắp cõi trần,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Dinh dưỡng muôn loài cùng vạn vật,</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"><FONT face="Times New Roman" size=3>Nhờ ân không biết đó là ân.</FONT></P>
<P =thi7 style="MARGIN: 0in 0in 0pt 0.9in"> </P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3><SPAN style="mso-tab-count: 1">      </SPAN>Lão Đế-Quân dạy bao nhiêu lời tất yếu trong đàn nay với tinh thần qui nguyên Đại-Đạo và hơn nữa quy nguyên từ cá nhân tới gia đình ra xã hội. Cuối cùng phổ cập đến nhơn loại bằng cái nhìn bao dung từ ái của <B>Đức Chí-Tôn</B> quảng đại vô biên…</FONT></P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify><FONT face="Times New Roman" size=3></FONT> </P>
<P =MsoText style="MARGIN: 3pt 0in" align=justify> </P>
 

Lãng tử

New member
<P> Cũng nhân nói về Đức Quan Thánh, tôi đang cần tìm hình ảnh của Đức Quan Âm và Quan Thánh đúng theo Thánh tượng của ĐĐTKPĐ. Tức là:</P>
<P>- Đức Quan Âm: ngồi trên tòa sen, tay cầm bình tịnh thủy, tay cầm nhành dương.</P>
<P>- Đức Quan Thánh: ngồi một mình (không có Châu Thương, Quan Bình) cầm kinh Xuân thu.</P>
<P>huynh đệ tỉ muội nào có xin gởi giúp, (đường link cũng đươc) Cần hình có độ phân giải cao và rõ nét (để phóng to ra)</P>
<P>Xin cảm ơn trước.</P>
<P> </P>
 

Hao Quang

New member
KỶ NIỆM NGÀY VÍA ĐỨC QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN NGÀY 24-6-TÂN MÃO​
[FONT=全真楷書]關聖帝君[/FONT]<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p> </o:p>​
<o:p>................................</o:p>​
<o:p>
</o:p><o:p> </o:p>
*DỊCH:-<o:p></o:p>
QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN<o:p></o:p>​
<o:p> </o:p>
Quan Thánh Đế Quân tức là Đại tướng quân Quan Vũ của nước Thục Hán thời đại Tam Quốc. Tên tự là Vân Trường, có bộ râu dài rất đẹp, vũ dũng tuyệt luân. Ngài cùng với Lưu Bị, Trương Phi kết nghĩa làm anh em ở Đào Viên, nay gọi là “đào viên kết nghĩa”, Ngài có công bình định Tây Thục, vỗ an bá tánh Kinh Châu, từng đại phá quân Tào. Sự trung nghĩa của Ngài quá cao cả, còn sáng mãi với sử xanh.
<o:p></o:p>
*Tín ngưỡng dân gian từ triều đại nhà Hán đến nay, đã dần dần dung hợp cả ba tôn giáo lớn Nho, Lão, Thích lại làm một. Nhưng về niềm tin thần minh, thì đa số tùy theo một hệ thống của tôn giáo đó mà thôi. Ví dụ như, đức tin về “Má Tổ” (Thiên Hậu Nương Nương) là thuộc về Đạo giáo (Lão), tin về Khổng Tử thuộc về Nho giáo, tin đức Quan Âm Bồ tát thuộc về Phật giáo v.v…Giới hạn niềm tin thần minh có ranh giới hẵn hoi, tức tùy thuộc vào tôn giáo của người đó. Riêng về Ngái Quan Thánh Đế Quân thì không có ranh giới nào, mà cả ba tôn giáo đều có. Như đạo Khổng thì tôn xưng Ngài là “ Quan Thánh Đế Quân” còn gọi là “Văn Hành Đế Quân”. Phật giáo nêu cao gương trung nghĩa của Ngài mà gọi là Hộ Pháp. Theo truyền thuyết thì Ngài đã từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và qui y nhà Phật. Nhân đó mà thành Hộ Pháp Già Lam của nhà Phật.

Có nơi còn nói Ngài là một vị “Cái Thiên Cổ Phật” nữa. Còn trong Đạo giáo thì qua nhiều đời tôn xưng, danh hiệu chẳng đồng. Như các danh hiệu sau:- “Hiệp Thiên Đại Đế”, “Tường Hán Thiên Thần”, “Vũ Thánh Đế Quân”, “Quan Đế Gia”, “Vũ An Tôn Vương”, “Ân Chủ Công”, “Tam giới Phục Ma Đại Đế”, “Sơn Tây Phu Tử”, “Đế Quân Gia”, “Quan Tráng Mậu”, “Văn Hành Thánh Đế”, “Sùng Phú Binh Quân” v.v…Phổ biến nhất trong dân gian tôn xưng Ngài là “ÂN CHỦ CÔNG”.
<o:p></o:p>
*Ngài Quan Vũ giáng sanh vào ngày hai mươi bốn tháng sáu năm Diên Hi thứ ba đời Đông Hán, ở thôn Hạ Phùng, huyện Giải (sau thành châu Giải) , quận Hà Đông, bộ Hiệu Úy của Trực Lệ.(nay là thôn Thường Bình làng Thường Bình của Vận Thành). Trước nay hay nói Ngài Quan Vũ là người của châu Giải.
<o:p></o:p>
* Theo các sách sử ghi lại, Ngài kết hôn vào năm 17 tuổi, năm sau sanh ra Quan Bình. Đến năm 19 tuổi, tên quan coi về muối của địa phương (Diêm quan) đàn áp bốc lột bá tánh nên bị Quan Vũ giết chết , đây coi như một hành động nghĩa khí “trừ ác giúp đời”. sau đó, Ngài phải chạy trốn đến vùng châu Trác của Hà Bắc, làm quen được với Trương Phi rồi sau đó là Lưu Bị. Ba người đã cùng nhau kết nghĩa bằng hữu kim lan, rồi từ đó theo phò Lưu Bị, trải qua nhiều cuộc nam chinh bắc chiến để khôi phục nhà Hán. Năm 40 tuổi được phong chức “Thọ Đình Hầu”. năm 49 tuổi được phong làm Thái Thú ở Tương Dương , chức là “Đãng Khấu Tướng Quân”. Năm 50 tuổi phong làm “Tổng Đốc Kinh Châu Sự”. Năm 59 tuổi (năm 219) thì anh dũng xả thân từ biệt nhân thế ở Đương Dương, Hồ Bắc.
<o:p></o:p>
*Cũng theo truyền thuyết thì Ngài Quan Vũ thân cao chín thước sáu tấc (thước ta), râu dài một thước sáu tấc, mặt đỏ như táo bầm, mày ngài mắt phượng, thần khí uy nghiêm. Đó là do cái khí tiết trung can nghĩa khí bên trong của Ngài biểu hiện ra bên ngoài vậy. Người xưa có bài thơ ca tụng Ngài:

[FONT=全真楷書]精忠沖日月,[/FONT]
[FONT=全真楷書]義氣貫乾坤,[/FONT]
[FONT=全真楷書]面赤心尤赤,[/FONT]
[FONT=全真楷書]鬚長義更長[/FONT]<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
“Tinh trung xung nhật nguyệt
Nghĩa khí quán càn khôn
Diện xích tâm vưu xích
Tu trường nghĩa cánh trường”.<o:p></o:p>
*Dịch:- <o:p></o:p>
Lòng trung chói lọi trời trăng,<o:p></o:p>
Đất trời nghĩa khí sánh bằng, không ngoa.<o:p></o:p>
Đỏ tâm đỏ mặt sáng lòa,<o:p></o:p>
Râu dài , đại nghĩa ai qua được Ngài ?”
<o:p></o:p>
*Theo “Tam quốc diễn nghĩa” thuật lại, Quan Vũ bị tướng Ngô là Lữ (Lã) Mông mưu hại ở Mạch Thành, con trai Quan Bình và bộ hạ Châu Thương (Xương) cũng chết theo. Hồn phách anh linh của ba người bay về núi Ngọc Tuyền ở Đương Dương, Kinh Châu, được Phổ Tĩnh Pháp Sư điểm ngộ cho, nên Chân Linh Ngài thường trụ ở Ngọc Tuyền mà phù hộ dân chúng, do đó mà dân cư quanh vùng lập Miếu Thờ Ngài.
<o:p></o:p>
*Sinh thời, Quan Thánh Đế Quân có nghĩa khí vô cùng lớn lao, phủ trùm trời đất. Xét về đức ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì Ngài gồm đủ. Ngàn dậm tìm anh (Lưu Bị) là “nhân”, ở Hoa Dương tha Tào Tháo là “nghĩa”, thắp đèn đọc sách suốt đêm là “lễ” (lúc hộ tống hai bà vợ Lưu Bị), chỉ khói nước làm an lòng quân sĩ là “trí”, đơn đao đi phó hội là “trí” (xem truyện Tam Quốc),
<o:p></o:p>
Do đó, trong “Quan Thánh Đế Quân Minh thánh Chân Kinh” có nói rằng :- “Ngài là nguồn gốc đức trung tín hiếu để của con người, là căn cội hạnh lễ nghĩa liêm sĩ của con người vậy !”. Tóm lại Ngài có đủ đức hạnh của loài người.
<o:p></o:p>
Do đó, sách “<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> thiên Văn hành Thánh Đế truyện lược” đã dựa vào nội dung tám đức nầy mà kể lại câu chuyện đời Ngài . Dân chúng ở Tam Giáp xây Miếu Thờ nhưng nay đã bị nước lũ làm trôi đi rồi.<o:p></o:p>
*Câu tán dương công đức Ngài như sau:- “Đầu thì gối lên đất Lạc Dương, thân thì nằm trên đất Tương Dương, tinh hồn bay về quê cũ”. Các địa điểm Đương Dương ở Hà Bắc, Tương Dương ở Hà Nam, Vận Thành ở Sơn Tây đều có xây dựng Miếu Quan Đế rất to lớn.
<o:p></o:p>
*Truyền thuyết nói rằng, khi Quan Công chết, ngã vào thân của Lã Mông thì Lã Mông bị bảy lổ ra máu mà chết. Nước Ngô đem thủ cấp Quan Công sang cho nước Ngụy, lúc Tào Tháo mở nắp hộp đựng thủ cấp của Ngài ra, Quan Công đã trừng mắt mở miệng nhìn , khiến mọi người run sợ. Vì vậy mà Tào Tháo phải cúng tế Ngài rất trọng hậu.
<o:p></o:p>
*Chẳng những Quan Công được ba tôn giáo Nho. Lão, Thích tôn xưng là thần, mà ngay cả các vua nhiều đời cũng đã gia phong cho Ngài suốt 23 lần, từ chức “Hầu” lên đến chức “Thánh” như sau:-<o:p></o:p>
- Hán Hậu Chủ (năm 260) truy phong tên thụy của Quan Công là “Tráng Mậu Hầu”.<o:p></o:p>
-Năm Sùng Ninh thứ nhất (năm 1102 ) đời vua Huy Tông Bắc Tống phong làm “Trung Huệ Công”.<o:p></o:p>
-Năm Sùng Ninh thứ ba (năm 1104 ) đời vua Huy Tông Bắc Tống tấn phong làm “Sùng Ninh Chân Quân”.<o:p></o:p>
-Năm Đại Quan thứ hai (năm 1108 ) chúc phong làm “Vũ An Vương”.<o:p></o:p>
-Năm Tuyên Hòa thứ năm (năm 1112 ) tái phong làm “Nghĩa Dũng Vũ An Dương”.<o:p></o:p>
-Năm Kiến Viêm thứ hai (năm 1128 ) đời vua Cao Tông Nam Tống phong làm “Tráng Mậu Nghĩa Dũng Vũ An Vương”.<o:p></o:p>
-Năm Thuần Hi thứ mười bốn (năm 1187 ) vua Hiếu Tông phong làm “Tráng Mậu Nghĩa Dũng Vũ An Anh Tế Vương”.<o:p></o:p>
-Năm Thiên Lịch thứ nhất (năm 1328 ) đời vua Văn Tông nhà Nguyên phong làm “Hiển Linh Nghĩa Dũng Vũ An Anh Tế Vương”.<o:p></o:p>
-Năm Hồng Vũ thứ hai mươi bảy đời vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sắc lệnh cho xây dựng “Quan Công Miếu” ở Nam Kinh, và ra lệnh mọi người phải bái kính Ngài.<o:p></o:p>
- Minh Hiến Tông sắc lệnh trùng tu Miếu Quan Công.<o:p></o:p>
-Năm Vạn Lịch thứ mười (năm 1528 ) đời vua Thần Tông nhà Minh phong làm “Hiệp Thiên Hộ Quốc Trung Nghĩa Đế”.<o:p></o:p>
- Sau ban sắc chỉ sửa đổi tên Miếu Thờ Quan Công ở châu Giải là “Anh Liệt Miếu”.<o:p></o:p>
-Năm Vạn Lịch thứ bốn mươi hai (năm 1614 ) đời vua Thần Tông nhà Minh phong làm “Tam giới Phục ma Đại Đế Uy viễn chấn Thiên tôn Quan Thánh Đế Quân ”. Lại ban sắc lệnh cho “dát vàng” y phục của tượng Ngài Quan Công ở miếu thờ kinh đô, phong Lục Tú Phù và Trương Thế Kiệt làm tả hữu Thừa Tướng cho Quan Thánh Đế Quân ; Nguyên soái Nhạc Phi (đời Tống) và Uất Trì Cung (đời Đường) là Già Lam Hộ Pháp cho Ngài; lại phong cho phu nhân của Quan Công là “Cửu Linh Ý Đức Vũ Túc Anh Hoàng Hậu”; phong cho trưởng tử Quan Bình làm “Kiệt Trung Vương”, thứ tử Quan Hưng làm “Hiển Trung Vương”, Châu Thương (Xương) làm “Uy Linh Huệ Dũng Công”.<o:p></o:p>
-Năm Thuận Trị thứ nhất (năm 1644 ) đời vua Thế Tổ nhà Thanh phong làm “Trung Nghĩa Thần Vũ Quan Thánh Đại Đế ”.<o:p></o:p>
-Năm Ung Chính thứ nhất đời Thanh gia phong làm “Linh Hựu”.<o:p></o:p>
-Vua Khang Hi nhà Thanh phong làm “Phục Ma Đại Đế ”.<o:p></o:p>
- Năm 1703, đích thân vua Khang Hi nhà Thanh đến quê của Quan Công ở châu Giải để bái yết và đề biển cho Miếu thờ Ngài.<o:p></o:p>
- Năm Càn Long thứ 53 đời Thanh gia phong “Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Quan Thánh Đại Đế .<o:p></o:p>
-Năm Ung Chính thứ ba (năm 1725) vua Thế Tông nhà Thanh truy phong tằng tổ của Quan Công , ông cố là “Quang Thiệu Công”, ông nội là “Dụ Xương Công”, còn cha là “Thành Trung Công”.<o:p></o:p>
*Trải qua các đời vua Nhân Tông, Cao Tông, Tuyên Tông, Văn Tông nhà Thanh cũng đều có gia phong và đề biển ở Miếu thờ Ngài.<o:p></o:p>
- Năm Đạo Quang thứ tám, gia phong hai chữ “UY HIỂN”, - Năm Hàm Phong thứ nhất ,tái gia phong hai chữ “Tinh Thành”, Tuyền Hựu phong hai chữ “Tuy Tĩnh” và ban cho tấm biển đề “Vạn Thế Nhân Cực”, Đồng Trị gia phong hai chữ “Dực Tán”, Quang Tự gia phong hai chữ “Tuyên Đức”. Đến năm Quang Tự thứ năm (năm 1879) thì Quan Công đã được sắc phong danh hiệu dài tới 26 chữ là:
<o:p></o:p>
“TRUNG NGHĨA THẦN VŨ LINH HỰU NHÂN DŨNG UY HIỂN HỘ QUỐC BẢO DÂN TINH THÀNH TUY TĨNH DỰC TÁN TUYÊN ĐỨC QUAN THÁNH ĐẠI ĐẾ”.
<o:p></o:p>
Nhà vua lại sắc lệnh cho cả nước đều xây Miếu Thờ Quan Thánh Đế Quân , hai kỳ Xuân , Thu phải chí thành cúng tế.
<o:p></o:p>
Tín ngưỡng dung hợp được cả ba tôn giáo Nho, Lão, Thích hòa với tíng ngưỡng dân gian như trường hợp của Ngài Quan Thánh Đế Quân thì không có nhiều ở Trung Quốc.
<o:p></o:p>
* Nho giáo thì tôn xưng Quan Công là một trong “Ngũ Văn Xương”, lại tôn là “Văn Vệ Thánh Đế”, hoặc “Sơn Tây Phu Tử”, Có khi tôn là á thánh, á hiền rằng:-“Ở Sơn Đông có một người làm Xuân Thu (chỉ Khổng Tử)—Sơn Tây có một người xem Xuân Thu (chỉ Quan Công)”.
<o:p></o:p>
* Đạo giáo thì thờ Quan Công như là một vị gần gũi với Ngọc Hoàng Thượng Đế , tôn xưng Quan Công là “Dực Hán Thiên Tôn”, “Hiệp Thiên Đại Đế” hao85c “Vũ An Tôn Vương”.
<o:p></o:p>
* Phật giáo thì lấy sự trung nghĩa của Quan Công làm Hộ Pháp, lại có truyền thuyết Ngài đã từng hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền, qui y với nhà Phật. Do đó, tôn Ngài làm “Cái Thiên Cổ Phật” hoặc “Hộ Pháp Già Lam”.
<o:p></o:p>
*Trong dân gian, việc cúng tế Quan Công đã trải qua một ngàn bảy trăm năm. Quan Công đã sớm lìa bỏ thân phận của Quan Vũ trong Tam Quốc Chí, để trở thành vị thần minh “đa nguyên hóa” (nhiều nguồn gốc sanh ra).<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
***VỊ THỦ HỘ THẦN CỦA THƯƠNG GIỚI:-<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Theo truyền thuyết thì Quan Công lúc còn trẻ, nơi quê hương có lúc làm nghề bán vải vóc để sinh nhai. Lúc sinh tiền, Ngài cũng giỏi về việc quản lý , từng làm công việc kế toán sổ sách, đã phát minh ra pháp “Nhật thanh bộ” (kế toán mỗi ngày rõ ràng) giống như ngày nay chúng ta gọi là “Nhật ký chi thu” vậy.
<o:p></o:p>
Ngài Quan Công sở trường về sử dụng cây đao Thanh long yểm nguyệt, thập phần “có lợi”, từ nầy đồng âm với chữ “Lợi” trong nghề buôn hay giao dịch (có lời). Hơn nữa, trong việc làm ăn mua bán với nhau, điều tối quan trọng là chữ “tín” và tinh thần “trọng nghĩa khí” v.v… mà những đức tính đó, Ngài Quan Vũ đều có thừa. Cho nên giới thương gia mới tôn thờ Ngài làm “thần thủ hộ” cho nghề nghiệp mình, hơn nữa Ngài cũng có chức năng là “Thần Tài” để phù hộ cho mọi người phát tài. (xem bài nói về Thần Tài).<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
*** THẦN Y DƯỢC:- <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Dân gian tin rằng, con người sở dĩ bị bệnh hoặc gặp xui xẻo, là do thần ma quỷ quái phá phách. Quan Công đã được tôn xưng là “Phục Ma Đại Đế” thì dĩ nhiên là có năng lục trừ tà trị quỷ rồi. Do đó, tại các Miếu Quan Đế thường có đặt thùng thuốc để dân chúng đến cầu trị bệnh thì sử dụng cho lành bệnh. Như vậy, Quan Công đã trở thành “Thần Y Dược” rồi vậy .<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
*** THẦN CHIẾN ĐẤU:-<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Quan Công xưa đã từng là một vị đại tướng nổi danh, vũ dũng của Ngài hi hữu trong đời. Cho nên, những người học tập võ nghệ thờ Ngài là bậc “Võ Thánh” (vị thánh về võ nghệ) trong nhiều đời, mọi người khác thì tin vào tinh thần thượng võ (cứu khổn phò nguy) của Ngài, nên xưng là thần hộ mệnh. Còn giới chiến đấu thì cũng thờ Ngài làm thần bảo hộ , cho nên, giới thanh niên trước khi đi vào quân ngũ cũng thường hay đến Miếu thờ để cầu xin sự bảo hộ bình an của Ngài.<o:p></o:p>
*<o:p></o:p>
* *<o:p></o:p>
Bậc anh hùng sau khi chết thành thần, được nhân gian sùng kính, là một nét văn hóa đặc sắc của người Trung Quốc. Thế nhưng, xưa nay số lượng anh hùng được dân gian sùng bái như Ngài Quan Công thì cũng không có nhiều. Việc thờ cúng Ngài đời đời chẳng những tồn tại mà còn có xu thế ngày càng phát triển cao hơn, rộng hơn, tôn kính nhiều thêm lên chứ không bị suy giảm, thì chỉ có tín ngưỡng về Quan Thánh Đế Quân mà thôi ! Điều đó khẳng định rằng, Quan Công là một vị “Thần Anh Hùng” tối thắng trong tim mắt của mọi người dân Trung Quốc.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
***KẾT LUẬN:-<o:p></o:p>
Giới học tập và văn nhân thì nương vào Quan Công là một trong “ngũ văn xương” (Văn Xương, Châu Y, sao Khôi, Lã Tiên, Quan Công).<o:p></o:p>
Phật giáo thì xưng Ngài có chính khí, xứng đáng làm thần hộ pháp nên phong làm “Già Lam Hộ Pháp”.<o:p></o:p>
Rồi trong Nho giáo, Đạo giáo, giới thương gia, y dược v.v… cũng đều tôn xưng Quan Công như đã nói trên. <o:p></o:p>
Như vậy, chúng ta có thể nói, Quan Công là vị thánh thần của muôn nhà muôn đời.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
*Về hình tượng thì giới thương nhân thờ Quan Công với hình tượng ngồi xem kinh Xuân Thu, giới quân sự hay nhà võ thì thờ Ngài bằng hình tượng cỡi ngựa múa đao<o:p></o:p>
Các cơ quan cảnh vệ ở Hồng Kông đều có phòng thờ Quan Thánh Đế Quân .<o:p></o:p>
Nơi thờ phượng Ngài gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hiệp Thiên Cung, Vũ Miếu, Văn Vũ Miếu.<o:p></o:p>
*Thánh đản của Ngài Quan Thánh Đế Quân là ngày hai mươi bốn tháng sáu âm lịch.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>

________________________________________<o:p></o:p>
*PHỤ LỤC:-<o:p></o:p>
I.- NGUYÊN VĂN ĐỂ TỤNG:-<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Quan Thánh Đế Quân Giác Thế Chân Kinh <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Đế Quân viết <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Nhân sinh tại thế , quí tận trung hiếu tiết nghĩa đẳng sự , phương ư nhân đạo vô quí , khả lập thân ư thiên địa chi gian . <o:p></o:p>
Nhược bất tận trung hiếu tiết nghĩa đẳng sự , thân tuy tại thế , kỳ tâm dĩ tử , thị vi thâu sinh . <o:p></o:p>
Phàm nhân tâm tức thần , thần tức tâm , vô quí tâm , vô quí thần , nhược thị khi tâm , tiện thị khi thần . <o:p></o:p>
Cố quân tử tam uý tứ tri , dĩ thận kỳ độc . <o:p></o:p>
Vật vị ám thất khả khi , ốc lậu khả quí , nhất tĩnh nhất động , thần minh giám sát . <o:p></o:p>
Thập mục thập thủ , lý sở tất chí , huống báo ứng thiệu chương , bất sảng hào phát . <o:p></o:p>
Dâm vi vạn ác thủ , hiếu vi bách thiện tiên . <o:p></o:p>
Đản hữu nghịch lý , ư tâm hữu quí giả , vật vị hữu lợi nhi hành chi <o:p></o:p>
Phàm hữu hợp lý , ư tâm vô quí giả , vật vị vô lợi nhi bất hành . <o:p></o:p>
Nhược phụ ngô giáo , thỉnh thí ngô đao . <o:p></o:p>
Kính thiên địa lễ thần minh , phụng tổ tiên hiếu song thân , thủ vương pháp trọng sư tôn <o:p></o:p>
Ái huynh đệ tín bằng hữu , mục tông tộc hoà hương thân , kính phu phụ giáo tử tôn <o:p></o:p>
Thời hành phương tiện , quảng tích âm đức , cứu nạn tế cấp , tuất cô liên bần <o:p></o:p>
Sáng tu miếu vũ , ấn tạo kinh văn , xả dược thi trà , giới sát phóng sanh <o:p></o:p>
Tạo kiều tu lộ , căng quả bạt khốn , trọng túc tích phước , bài nạn giải phân <o:p></o:p>
Quyên tư thành mỹ , thuỳ huấn giáo nhân , oan thù giải thích , đẩu xứng công bình <o:p></o:p>
Thân cận hữu đức , viễn tỵ hung nhân , ẩn ác dương thiện , lợi vật cứu dân <o:p></o:p>
Hồi tâm hướng đạo , cải quá tự tân , mãn khang nhân từ , ác niệm bất tồn <o:p></o:p>
Nhất thiết thiện sự , tín thụ phụng hành , nhân tuy bất kiến , thần dĩ tảo văn <o:p></o:p>
Gia phước tăng thọ , thiêm tử ích tôn , tai tiêu bệnh giảm , hoạ hoạn bất xâm <o:p></o:p>
Nhân vật hàm ninh , cát tinh chiếu lâm , nhược tồn ác tâm , bất hành thiện sự <o:p></o:p>
dâm nhân thê nữ , phá nhân hôn nhân . <o:p></o:p>
Hoại nhân danh tiết , tổn nhân kĩ năng , mưu nhân tài sản , toa nhân tranh tụng <o:p></o:p>
Tổn nhân lợi kỷ , phì gia nhuận thân , chú thiên oán địa , mạ vũ ha phong <o:p></o:p>
Báng thánh huỷ hiền , diệt tượng khi thần , tể sát ngưu khuyển , uế nịch tự chỉ <o:p></o:p>
Thị thế khi thiện , ỷ phú áp bần , ly nhân cốt nhục , gian nhân huynh đệ <o:p></o:p>
Bất tín chánh đạo , gian đạo tà dâm , hiếu thượng xa trá , bất trọng cần kiệm <o:p></o:p>
Khinh khí ngũ cốc , bất báo hữu ân ,mạn tâm muội kỷ , đại đẩu tiểu xứng <o:p></o:p>
Giả lập tà giáo , dẫn dụ ngu nhân , quỷ thuyết thăng thiên , liễm vật hành dâm <o:p></o:p>
Minh mạn ám biển , hoạnh ngôn khúc ngữ , bạch nhật chú trớ , bối địa mưu hại <o:p></o:p>
Bất tồn thiên lý , bất thuận nhân tâm , bất tín báo ứng , dẫn nhân tố ác <o:p></o:p>
Bất tu phiến thiện , hành chư ác sự , quan từ khẩu thiệt , thuỷ hoả đạo tặc <o:p></o:p>
Ác độc ôn dịch , sanh bại sản xuẩn , sát thân vong gia , nam đạo nữ dâm <o:p></o:p>
Cận báo tại thân , viễn báo tử tôn , thần minh giám sát , hào phát bất vặn <o:p></o:p>
Thiện ác lưỡng đồ , hoạ phước du phân , hành thiện phước báo , tác ác hoạ lâm <o:p></o:p>
Ngã tác tư ngữ , nguyện nhân phụng hành , ngôn tuy thiển cận , đại ích thân tâm . <o:p></o:p>
Hí vũ ngô ngôn , trảm thủ phân hình . hữu năng trì tụng , tiêu hung tụ khánh . <o:p></o:p>
Cầu tử đắc tử , cầu thọ đắc thọ . phú quí công danh , giai năng hữu thành . <o:p></o:p>
Phàm hữu sở kì , như ý nhi hoạch . vạn hoạ tuyết tiêu , thiên tường vân tập . <o:p></o:p>
<st1:place w:st="on">Chư</st1:place> như thử phước , duy thiện sở trí . ngô bổn vô tư , duy hữu thiện nhân . <o:p></o:p>
Chúng thiện phụng hành , vô đãi quyết chí . <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
II.- PHẦN DỊCH (để hiểu)<o:p></o:p>
Quan Thánh Đế Quân Giác Thế Chân Kinh<o:p></o:p>​
(Chân kinh giúp thế gian giác ngộ-- của Ngài Quan Thánh Đế Quân )<o:p></o:p>​
<o:p> </o:p>​
*** Đế Quân nói rằng :-<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Con người ở đời, quí ở chỗ trung hiếu tiết nghĩa, sao cho làm người không thẹn, mới xứng đáng gọi là “lập thân” ở trong trời đất.
<o:p></o:p>
Người mà không thực hành các việc trung hiếu tiết nghĩa, thì tuy thân còn ở đời mà tâm coi như đã chết, thật uổng phí một đời !
<o:p></o:p>
Phàm lòng người tức là thần, thần tức là “TÂM”. Không sợ tâm nghĩa là không sợ thần. Nếu người khinh khi tâm, tức là khinh khi thần vậy.
<o:p></o:p>
Thế nên, người quân tử cần phải có “ba điều sợ và bốn điều biết”, cẩn thận cứu xét tâm khi ở một mình.<o:p></o:p>
Đừng cho rằng ở trong nhà tối mà buông lung tâm, phải biết sợ nhà dột (chỗ thiếu sót của mình), mỗi mỗi hành động của mình, đều có thần minh chứng tri.
<o:p></o:p>
Lúc nào cũng sống như là có mười ngón tay đang chỉ trỏ mình, mười cặp mắt đang nhìn mình, gắng thấu rõ điều nầy. Huống nữa, sự báo ứng rành rành, chẳng thoát một mảy lông.
<o:p></o:p>
Sự dâm dục là đứng đầu các điều ác, sự hiếu hạnh là đứng đầu các điều lành.
<o:p></o:p>
Nếu thấy việc không tốt, phải sanh tâm sợ hãi tránh né, đừng vì cái lợi mà làm liều.
<o:p></o:p>
Còn thấy việc tốt, trong tâm thấy phải, dầu không có lợi (cho mình) cũng gắng làm.
<o:p></o:p>
Nếu không chịu nghe lời ta dạy bảo, hãy nếm thử lưỡi đao (Thanh Long) của ta xem !
<o:p></o:p>
Làm người phải biết kính trời đất, tế lễ thần minh, thờ phụng tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ, giữ gìn luật pháp (của vua ban), nhớ sâu ơn thầy.
<o:p></o:p>
Lại còn phải biết thương yêu anh chị em, giữ chữ tín với bạn bè, thuận thảo cùng bà con, hòa ái với làng xóm, vợ chồng biết kính nhường nhau, con cái phải dạy răn (cho nên người tốt).
<o:p></o:p>
Việc gì đáng làm thì làm ngay, rộng chứa âm đức, cứu giúp nạn gấp, giúp đỡ người bần khổ.
<o:p></o:p>
Hùn phước xây chùa miếu, in chép kinh văn (để tặng người), giúp thuốc (trị bệnh) cho thức ăn (để người no), giảm bớt sự sát sanh chém giết.
<o:p></o:p>
Làm cầu sửa đường (cho người dễ đi), giúp người neo đơn cứu người gặp nạn, quí trọng lúa gạo là tích chứa âm đức, tránh nạn cho người, giải bớt phiền não trói buộc.
<o:p></o:p>
Giúp vốn cho người (làm ăn), đem lời hay ý đẹp dạy người, cởi bỏ oán thù, việc cân đong đo đếm phải công bằng chính xác.
<o:p></o:p>
Gần gũi với người đạo đức, xa lìa những kẻ hung tàn, tránh điều ác làm điều lành, làm lợi cho người và vật.<o:p></o:p>
Hồi tâm hướng về đường tu đạo, ăn năn sửa chữa lỗi lầm, trong tâm chứa đầy điều lành, một suy nghĩ ác cũng đừng nghĩ tới.
<o:p></o:p>
Tất cả những việc lành phải tin ghi làm theo, có những việc tuy người không biết nhưng thần minh đã sớm nghe thấy.
<o:p></o:p>
*Nếu làm được những điều đã nói thì đạt được những kết quả tốt như sau:-<o:p></o:p>
-Thêm phước đức, tăng tuổi thọ, con cháu nên người, tai nạn tiêu trừ bệnh hoạn giảm bớt, việc xấu chẳng đến với mình, người và vật đều an ổn, vận may sẽ đến luôn (cho mình).
<o:p></o:p>
*Còn nếu giữ tâm ác, chẳng chịu làm việc lành, mà làm các việc xấu như :-<o:p></o:p>
-Gian dâm vợ người, phá hoại gia cang kẻ khác, làm tổn thương danh tiết người khác, làm tổn hại công việc của người, chiếm đoạt tài sản người, xúi người thưa kiện nhau, tổn hại người để lợi cho mình, bản thân và gia đình mình được giàu có. -Trù ẻo trời oán trách đất, mắng gió chữi mưa, khi dễ thần thánh, làm hại người hiền, phá hủy tượng hình thần Phật, lạm sát chó trâu, vứt bỏ giấy tờ chữ nghĩa (tức sách vở) vào nơi dơ dáy.
<o:p></o:p>
-Coi thường người khác, chê bai việc thiện, ỷ giàu bức ép người nghèo, chia rẻ tình cốt nhục của người, gây sự hiểu lầm cho anh em (thân tộc) của người.
<o:p></o:p>
-Chẳng tín đạo chánh nghe theo kẻ gian, phạm tội gian dâm, ưa chuộng những việc xa xĩ giả dối, không tôn trọng sự cần kiệm siêng năng (mà lười nhác).
<o:p></o:p>
-Khinh khi ngũ cốc, chẳng đền đáp ơn người, có tâm khinh mạn (người khác) làm cho mình sa vào chỗ tối tăm (sa đọa), sử dụng cân già cân non và lít đong không đúng.
<o:p></o:p>
-Giả lập ra tà giáo, để dụ người khờ, tạo niềm tin sai trái cho người, lén lút hành dâm với súc vật, khinh người ra mặt, che đậy điều mờ ám (của mình), nói những lời quanh co dối trá, công khai hại người hoặc lén lút hại người.
<o:p></o:p>
-Chẳng giữ đạo trời , chẳng làm cho người được an vui. Không tin vào việc báo ứng, rủ ren người làm ác.
<o:p></o:p>
-Chẳng làm chút điều lành mà toàn làm việc ác, kiếm cớ kiện thưa người, vu oan giá họa cho người, rình rập trộm cướp tài sản người.
<o:p></o:p>
-Bỏ thuốc độc gây bệnh ôn dịch hại người, làm cho người sanh ra ngu đần suy bại, hại người mất mạng tiêu tan nhà cửa, người nam thì trộm cắp, người nữ thì dâm đảng…………….<o:p></o:p>
*<o:p></o:p>​
* *<o:p></o:p>​
*Phải biết rằng:-<o:p></o:p>
Việc báo ứng nếu gần thì bản thân gánh chịu, còn nếu xa thì con cháu phải mang.
<o:p></o:p>
Lúc nào cũng có thần minh kề bên giám sát, chẳng hở mảy lông.
<o:p></o:p>
Hai con đường thiện ác, điều họa phước phải biết cân nhắc kỹ, tin chắc rằng:-
<o:p></o:p>
“Làm lành thì nhất định được quả báo lành; Làm ác thì nhất định phải chịu quả báo ác”.
<o:p></o:p>
Nay ta vì thương chúng sanh nên đem những lời hay đẹp giảng dạy cho, ai nấy nên cố gắng làm theo. Lời ta nói tuy ngắn ít, mà mang lại lợi ích cho các ngươi rất nhiều.
<o:p></o:p>
Nếu ai coi thường chê bai lời ta dạy dỗ, sẽ bị chặt đầu phân thây. Ai siêng năng trì tụng kinh nầy, được tiêu trừ những điều xấu, đón nhận những điều lành như là:- “Cầu con được con,cầu thọ được thọ, được công danh phú quí, tất cả đều thành,
<o:p></o:p>
Những điều mong muốn đều được như ý. Những tai họa đều tiêu tan như tuyết chảy, những việc lành tốt gom về như mây tụ,
<o:p></o:p>
Ai muốn hưởng phước, gắng nghe lời ta. Lời nói của ta vốn vô tư không bịa đặt, chỉ để giúp cho ai có tâm lành.
<o:p></o:p>
Nhất định mau mau làm lành, đừng hứa hẹn chờ đợi làm gì !"
 

Facebook Comment

Top