Bí pháp thương yêu

tantrung

New member
<P> Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ tát ma ha tát</P>
<P>Thưa chư huynh đệ, Đệ vốn tuệ căn ngu muội, nên giáo lý chưa thông, lòng vẫn mong tiến bô.  Đệ thấy bí pháp yêu thương của thầy rất hay và là điểm đệ nhớ nhất. Vậy trong quá trình hành đạo họac tịnh luyên....chư huynh có "kinh nghiệm" gì về nội dung này không, xin chia sẻ cho đệ với.</P>
<P>"yêu thương là chìa khóa mở tam thập lục thiên"</P>
<P>Đệ ngu muội hiểu rằng: nên yêu thương.thường trực,gia công yêu thương thông qua công phu, công quả, công trình. Hay là có cách "yêu thương vô vi " như thế nào nữa không? Làm sao để luyện tập tăng cường tính yêu thương?Hay là giống như cách "quán tâm" từ bi , phát tâm Bồ Đề?. Vẫn biết là yêu thương là tự nhiên, là vốn tính của điểm linh quang, nhưng có những kinh nghiệm, phương pháp nào phát triển không ? </P>
<P>Ngu ý mong được chỉ giáo, </P> 
 

vodanh

New member
<P><strong>Xin chào huynh TanTrung!</strong></P>
<P>Theo đệ thì không hẳn khi đánh giá "trình độ" của một người qua câu trả lời mà còn qua "câu hỏi". Thật sự câu hỏi của huynh cho biết huynh có sự nhận thức sâu sắc về đạo. Vậy phải chăng huynh đã khiêm tốn khi nói rằng <EM>"Đệ vốn tuệ căn ngu muội".</EM></P>
<P>Nhưng sao cũng được, huynh đệ ta <strong>cùng</strong> dạy cho nhau vậy.</P>
<P>Huynh đặt câu hỏi rằng: "có cách yêu thương Vô Vi nào nữa không?". Câu này thật khó trả lời. Và trong câu hỏi của huynh đã ẩn chứa câu trả lời. Tuy vậy, theo VoDanh thì không có "Yêu thương Vô Vi" nhưng huynh nói.</P>
<P>VoDanh chỉ xin trả lời với vốn hiểu biết của mình: một trong những mục đích của Vô Vi (công phu) là: để tâm yên tịnh, quán chiếu bản thể, ..</P>
<P><strong><FONT color=#0000ff>Khi Tâm yên tịnh rồi thì: Trí mới mở, Dục mới tan. Khi tâm yên tịnh rồi thì "Tham, Sân, Si,..." từ từ tiêu biến. Mà khi Tham, Sân, Si đã từ từ tiêu biến thì tự nhiên sự Yêu Thương dâng lên. Sự Ghét từ từ giảm xuống...</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT color=#0000ff>Đấy chẳng phải là một cách để nâng cao tình yêu thương sao?</FONT></strong></P>
 

Đạt Tường

New member
Đồng ý với "vodanh" là qua câu hỏi chúng ta cũng thấy "tuệ căn của tantrung" cũng có trình độ lắm lắm...<br><br>- Theo như Vodanh: "<strong><font color="#0000ff">khi Tham, Sân, Si đã từ từ tiêu biến thì tự nhiên sự Yêu Thương dâng lên. Sự Ghét từ từ giảm xuống...</font></strong> ". Vậy thì Mục Kiền Liên Tôn Giả đã đắc lục thông tại thế, liễu đạo nhập niết bàn với phẩm A La Hán thì khi đó chắc là cũng đã lọai trừ được "Tam độc" nhưng chúng ta có dám chắc rằng "sự yêu thương của Ngài dâng lên cao và rộng" hay không? Hay là cũng còn giới hạn nên thay vì yêu thương tòan thể vong linh còn kẹt chốn A Tỳ để tìm phương cứu độ thì Ngài lại chỉ mới dừng lại ở chỗ của mẹ mình ! Đồng ý rằng người tu mà rèn luyện đến mức T,S,Si tiêu biến thì cũng có làm cho yêu thương phát triển dâng lên nhưng nếu chỉ như thế thì cũng chưa lên cao và rộng được. Xuất phát điểm phải từ TÂM, phải được người giúp cho mình "khai trí" để sớm tập luyện mở rộng tình thương.<br><br>- Để có thể đạt đến trình độ "yêu thương vô vi" chúng ta không có con đường nào khác hơn là phải tập "yêu thương hữu vi" trước. Phải từ Thế Đạo lên Thiên Đạo. Sự khác biệt chỉ ở chỗ tốc độ, điều này tùy thuộc căn cơ và sự rèn luyện. Không ai mới sinh ra có thể nói hay viết thành văn chương lưu lóat, kể cả thần đồng. Tất cả đều phải bắt đầu từ a,b,c... nhưng sau đó tốc độ phát triển lại thuộc yếu tố cá nhân.<br><br>Vì thế chúng ta phải luôn bắt đầu từ nền tảng căn bản mà Đức Chí Tôn đã dạy trong TNHT: "<span style="font-style: italic;">rộng lòng yêu thương sanh chúng, gắng công phổ độ</span>" bước đầu "tiệm tiến" tích lủy để rồi đến một lúc nào đó thì chuyển sang "đốn ngộ - yêu thương vô vi". Nhưng "<span style="font-style: italic; font-weight: bold;">Vô vi nhi vô bất vi</span>".<br>
 

tantrung

New member
 
<P =Msonormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; COLOR: black; FONT-FAMILY: Arial">Trước hết:<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN>Đa tạ<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN>Vodanh và huynh Đạt tường về sự chia sẻ trên. Cám ơn chư huynh về sự khích lệ ấy. <?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P><strong><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; COLOR: blue; FONT-FAMILY: Arial">“ Khi tâm yên tịnh rồi thì "Tham, Sân, Si,..." từ từ tiêu biến. Mà khi Tham, Sân, Si đã từ từ tiêu biến thì tự nhiên sự Yêu Thương dâng lên. Sự Ghét từ từ giảm xuống... </SPAN></strong><FONT size=3><FONT face="Times New Roman"><SPAN style="COLOR: black; mso-bidi-font-weight: bold">Thật là sự chia sẻ chân tình. </SPAN><SPAN style="mso-bidi-font-weight: bold">Và<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN></SPAN>“phải tập "yêu thương hữu vi" trước.” “Yêu thương vô vi” sau..Đặc biệt là: tinh thần <B>vô vi nhi vô bất vi</B> (zh. </FONT><SPAN style="FONT-FAMILY: 'MS Song'; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-hansi-font-family: 'MS Song'; mso-bidi-font-family: 'MS Song'">無為而無不為</SPAN><FONT face="Times New Roman">). Bất hành nhi hành là một cách làm không có sự tính toán trước….là câu nói ảo diệu muôn đời của bậc sáng tổ Lão Tử. </FONT></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=3>Sau cùng: Đệ trộm nghĩ rằng, chúng ta có thể “tạm cưỡng” lập ra một “quy trình’ tu tập thật cụ thể, có các bài tập cụ thể trên cơ sở bàn bạc với sự góp ý của các bậc tiền bối như huynh Đạt Tường, Batnhat, … chẳng hạn , ngõ hầu để phát triển sự yêu thương theo các thứ bật tạm thời như vậy không? Vì dĩ nhiên nó sẽ không dành cho<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN>các<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN>bậc cao minh, tuệ căn sâu dầy, hốt nhiên “đốn ngộ”. Nhưng phần lớn những người như đệ khó mà “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật “ được trong kiếp này, e rằng trôi lăng trong luân hồi. </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=3>Đó có thể<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN>là một sản phẩm tiếp nối Thánh ý yêu thương của Chí Tôn<SPAN style="mso-spacerun: yes">  </SPAN>không? Đệ mạo muội đề xuất vậy nếu có sai luật định thánh ý thì chư huynh nhắc nhở giúp, hoặc giả <SPAN style="mso-spacerun: yes"> </SPAN>đã có “sản phẩm” tương tự như vậy thì đệ cũng mong được nhận lãnh để đêm ngày hoan hỷ tu tập thêm. </FONT></P>
<P><FONT size=3><FONT face="Times New Roman"><?:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> Mô Nhất Nguyện : Đại Đạo Hoàng Khai</FONT></FONT></P>
 

romano

New member
<P> Cám ơn bài viết và nhận định rất hay rất thiết thực của Huynh TấnTrung.</P>
<P><FONT color=#990000>"<FONT face="Times New Roman" size=3>Nhưng phần lớn những người như đệ khó mà “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật “ được trong kiếp này, e rằng trôi lăng trong luân hồi."</FONT></FONT></P>
<P><FONT color=#000000>Đệ thấy mình cũng giống vậy quá , mong rằng giảm bớt tội lội và hoàn thành sứ mạng theo lời minh thệ là mừng lắm rồi sợ rằng cũng phải trôi trong luân hồi.</FONT></P>
<P>Nam Mô  Nhì Nguyện : <strong>Phổ Độ Chúng Sinh</strong> </P>
 

Xí muội

New member
<P>Xin kính chào,</P>
<P>Mình xin chia sẻ một cách để tập mở rộng lòng thương yêu: hãy bắt đầu tập giúp đỡ tất cả mọi người xung quanh mình trong mọi khả năng mà mình có thể làm, cái gì có ích cho sự tiến bộ ngắn hạn hay dài hạn mình đều làm, áp dụng.</P>
<P>Ví dụ:</P>
<P>- Hãy ở bên cha mẹ mình và chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ nhiều hơn cho bất kỳ người nào khác, để sau này khỏi hối hận.</P>
<P>- Nếu mình là người nam, hãy tập dắt xe cho phái nữ, người lớn tuổi. </P>
<P>- Khi có người ăn xin, mình cho họ tiền, không phải 500d-1000đ như thể cho số tiền lẻ của mình mà hãy cho họ như là họ có 1 bữa cơm no lòng (ít nhất là vậy). Hãy nghĩ xem, một bữa ăn của mình mất bao nhiêu tiền mà khi cho người nghèo khổ hơn mình lại tiết kiệm chỉ cho 500-1000đ.</P>
<P>- Khi có người bán vé số, nếu được, hãy mua cho họ 1 tờ vé số 5000đ, sau khi trả tiền, hãy tặng tờ vé số đó cho người bán.</P>
<P>- Hãy nhặt rác, không xã rác vì đó là môi trường sống của cộng đồng.</P>
<P>- Hãy sống tiết kiệm, tiết kiệm sử dụng tài nguyên môi trường, ví dụ không lãng phí nước sinh hoạt vì nước là nguồn sống quan trọng của con người, không biết tiết kiệm thì cũng có ngày bị cạn kiệt.</P>
<P>- Hãy quan tâm, hỏi han sức khỏe, hoàn cảnh,...đến những người xung quanh mình, tìm cách giúp đỡ một cách cụ thể, chứ đừng hỏi thăm chung chung.</P>
<P>- Ngay cả những sinh linh những thú vật, cây cỏ, mình cũng biết thương, bảo vệ chúng bởi vì chúng cũng là con cái của Đức Chí Tôn, chúng cũng cần mình giúp đỡ để tiến hóa...</P>
<P>- Hãy nói với người khác về những điều tốt đẹp để họ cùng làm theo.</P>
<P>........ còn biết bao nhiêu việc tốt mà mình có thể làm. Khi mình luôn sống và làm để nhân sanh bớt đi sự đau khổ thì có nghĩa là tình thương yêu của mình đang ngày càng rộng mở. </P>
<P>Các huynh tỷ đệ muội khác có thể kể thêm những điều tốt mà mình có thể làm nữa không? Xin đa tạ.</P>
<P> </P>
 

Đạt Tường

New member
<P>1. "<EM><strong>Trực chỉ CHÂN TÂM, KIẾN TÁNH thành Phật</strong></EM>"</P>
<P>Người dở nhưng biết mình còn dỡ thì đã bắt đầu cho thời kỳ sáng lạng rồi. Được như vậy mà còn gặp thời "đại ân xá" thì lo gì không thóat luân hồi nếu "nhứt tâm" thực hành Tam Công.</P>
<P>2. "<EM><strong>Nếu mình là người nam, hãy tập dắt xe cho phái nữ, người lớn tuổi</strong></EM>"</P>
<P>Vậy nếu là người nữ thì hãy "<EM><strong>lo cho nam phái đệ huynh no lòng</strong></EM>" phải không đạo muội? Hì hì ... ... </P>
 

Tien Duc

New member
<P> Chào các anh, chị, em.</P>
<P>Nam mô Tam nguyện xá tội đệ tử.</P>
<P>Một trong những cách tập mở rộng lòng thương yêu mà Tiến Đức tập hằng ngày là : <EM>không nhớ lỗi người, chỉ xét lỗi mình. Niệm sân vừa nỗi lên thì lập tức niệm hồng danh Thầy để nhớ người đối diện là anh, chị em của mịnh. Ai giận mình mà mình chưa tiếp cận để xin lỗi hay xin lỗi rồi mà người ta vẫn còn giận thì về nhà khi cúng tiếp tục cầu nguyện hướng lòng thương yêu của mình tới người ấy. Lần sau gặp lại tiếp tục tới bắt chuyện trước để làm hòa. </EM></P>
<P>Đối với các anh em bạn đạo khắp nơi thì không phân biệt Hội Thánh. Đệ tuy không nhập môn ờ Tây Ninh nhưng đã tu học với các anh em Tây Ninh hơn 10 năm rồi.</P>
<P>Thân</P>
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Chào quí huynh tỷ đệ muội,</P>
<P>Tập hạnh yêu thương, chúng ta cũng đừng quên thương "thân" mình. Mới nghe qua thì hơi mâu thuẫn, và có vẽ như chúng ta không cần phải học thương thân nhiều quá vì điều này có vẽ như không cần học mà phàm thân chúng ta vẫn làm tốt lắm.</P>
<P>Ở đây HDDD muốn nhắc khéo đến học yêu thương cái "Chơn Thân " của mình mà chúng ta nhận được từ Thượng Đế. Cụ thể chúng ta có thể lo cho cái Chơn Thân chúng ta bớt nhiễm trần tục, giúp tắm gội cho chúng hằng ngày trong lời kinh tiếng kệ, tâm sự với nó thường xuyên hơn qua công phu...</P>
<P>Xin góp ý cùng quí huynh tỷ đệ muội</P> 
 

tantrung

New member
<P> </P>
<P>To: Huynh De Dai Dong:  Đúng vậy, thật sâu sắc, vì rằng cái chơn tâm, Chơn Thân được nhận từ Thượng Đế, có lẻ đệ ít quan tâm và yêu thương đến, làm mờ nhạt bởi mảnh cơm manh áo, công danh sự nghiệp, tiền tài danh vong.</P>
<P>nhưng..may thay!!!</P>
<P>To Huynh Tiên Duc: <EM>Niệm sân vừa nỗi lên thì lập tức niệm hồng danh Thầy để nhớ người đối diện là anh, chị em của mình"</EM>. </P>
<P>Đệ xin được hỏi rằng : Trong một bài giảng của Đức Phạm Hộ Pháp, có nhắc đến sự linh diệu của việc niệm danh Thầy, nhưng đệ không có nhiều thông tin về điều này, niệm thế nào cách niệm? Xin chư huynh chia sẻ.</P>
<P>Nam mô Diêu trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn</P>
<P><FONT color=#00ff66><EM>(Bài viết có chỉnh sửa bởi nhattrung - quyền Amin, đã có thông báo đến tác giả)</EM></FONT></P>
 

Tien Duc

New member
<P><FONT size=3>Chào huynh TânTrung! </FONT></P>
<P><FONT size=3>Đức Chí Tôn đã từng dạy như sau:</FONT></P>
<P><FONT color=#0000ff>"<strong><EM><FONT size=3>Nếu các con thật hiểu được Thầy, thật hiếu với Thầy như hơi thở của các con không bao giờ quên, thì chừng ấy mới mong bắt chước theo Thầy mà hành đông."</FONT></EM></strong></FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>Do đó Tiến Đức (T.Đ) nhận thấy cái cách đơn giản mà mình làm được ở bất cứ nơi nào để luôn nhớ tới Thầy là niệm hồng danh của Ngài để luôn nhớ tới Ngài mà thực hiện hai chữ Thương Yêu mà Ngài đã dạy.</FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>Khi niệm chúng ta bắt ấn tý (nếu có thể được, vì có trường hợp mình đang lái xe trong cơn bảo tuyết hay sương mù thì dĩ nhiên không làm được), mắt hơi khép lại, tưởng tượng có Thiên Nhãn trước mặt hay tại giữa mi giang, niệm chậm rãi theo hơi thở của mình. </FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>Mục đích của việc niệm danh Thầy là để tâm ta an định. Lúc mình bình tỉnh thì sẽ nghĩ ra phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.</FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>Những trường hợp mà ta có thể áp dụng việc niệm danh Thầy như:</FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>1) Trường hợp tâm đang bối rối như: trước giờ vào thi, trước khi vào phòng giải phẩu, vừa bị tai nạn xe, hay lái xe trong sương mù, bảo tuyết, v.v. Mình có người anh rễ đã kể cho mình trường hợp sau: có 1 lần anh đang lái xe trên xa lộ chở gia đình gồm vợ và ba đứa con thì gặp trời mưa xối xả. Mưa rất lớn (ở Canada) đến mức không thấy gì trước mặt, và có nghĩa là xe sau cũng chắc không thấy xe mình. Lúc ấy anh  liền kêu cả nhà niệm danh Thầy và cầu nguyện, thì trong phút chốc bỗng trời mưa bỗng dịu lại, anh liền kiếm Exit để vô thành phố tránh cơn giông. </FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>2) Khi đang đứng tại Tịnh Tâm Đài nghe trống Lôi Âm và chuông Bạch Ngọc trước khi vào chánh điện dự đại lễ. Thường thì thời gian trống chuông của đại đàn kéo dài khoảng 20 phút.Trong khoảng thời gian này thì mình nên đứng yên giữ lòng thanh tịnh bằng cách niệm danh Thầy, để tâm mình cảm ứng với Ngài mà tiếp nhận thiên điển.</FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>Ngòai ra chúng ta có thể dạy con em của mình niệm danh Thầy để tập cho các em tăng trưởng Đức Tin. Mấy năm trước anh hai của T.Đ sang Canada chơi. Khi đi ra 1 công viên ớn chơi, đứa con út của anh lúc đó khoảng 10 tuổi vì ham đuổi theo mấy chú sóc nên bị lạc đường. Lúc đó cháu hoảng hốt chạy kiếm người thân nhưng không găp. Bỗng cháu trực nhớ lại lời  của ba cháu dặn là khi gặp chuyện nguy hiểm thì niệm danh Thầy. Cháu liền vừa chạy kiếm vừa niệm danh Thầy thì vài phút sau gặp được anh kế của cháu cũng đang đi kiếm cháu. Riêng Tiến Đức thì mỗi tối trước khi ngũ cũng cùng đứa con gái niệm danh Thầy, Mẹ, và cầu nguyện cho chúng sanh tinh tấn tu hành để sớm về hiệp nhất cùng Thầy, Mẹ. Cháu năm nay sắp 7 tuổi, và T.Đ đã dạy cháu niệm danh Thầy, Mẹ khi được 4 tuổi. Một hôm cháu bị đau bụng , T.Đ thấy cháu niệm lầm thầm trong bụng. Đoán là cháu đang niệm danh Thầy, Mẹ nhưng T.Đ cũng ướm thử nói với cháu: <EM>con hãy cầu nguyện đức Mẹ đi.</EM></FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>Cháu liền trả lời thì  con đang niệm nè. Vài phút sau thì cháu hết đau bụng. Cách đây vài tuần cháu cũng bị đau bụng. Đau rất là đau theo diễn tả của cháu: <EM>con chịu hết nổi rồi. </EM>Lúc đó T.Đ chỉ biết nắm tay con mình mà niệm danh Thầy. Không tới 5 phút sau thì cháu ối. Thì ra cháu bị trúng thực. </FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>Kể ra những chuyện này T.Đ chỉ muốn nói lên điều mình tin tưởng là việc niệm danh Thầy với tất cả lòng thành sẽ làm gia tăng đức tin của mình. Khi niệm như vậy là mình đang mở cây thu thanh thu nhận điển của đức Chí Tôn. Nếu ngày thường mình cố gắng tu học thì lúc gặp chuyện mà cầu Ngài thì chắc chắn Cha mình sẽ đáp lại.</FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>3) Khi leo lên xe hơi, xe gắn máy thì mình cũng niệm danh Thầy để cầu đi đường được bình an.</FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>4) Nếu ngày thường mình niệm danh Thầy thì mới hy vọng lúc đang hấp hối còn ý chí mà niệm danh Ngài. Vì trước lúc ra đi,  người bịnh thường thấy lại cuốn phim về quảng đời của mình đã trải qua. Lúc đó chỉ cần có ý niệm không đúng đạo đức thì sẽ bị nghiệp lực dẫn dắt tái sinh thay vì trở về Cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Do đó khi mà nghe ai đang hấp hối thì mình phải rán đi theo đồng đạo tới hộ niệm cho người bạn đạo này. Đó cũng là 1 công quả lớn vậy. Còn trường hợp đồng đạo không tới kịp mà ở nhà cũng không có băng đồng nhi đọc kinh để mở thì mình ở bên cạnh người bịnh niệm danh Thầy và cầu khẩn Ngài cứu độ cho chơn linh ấy cũng sẽ giúp ích cho người ấy rất nhiều.</FONT></P>
<P><FONT color=#333333 size=3>Kính</FONT></P>
 

ThienThan83

New member
 
<P>Huynh Tiến Đức bảo: "Một trong những cách tập mở rộng lòng thương yêu mà Tiến Đức tập hằng ngày là : <EM>không nhớ lỗi người, chỉ xét lỗi mình. Niệm sân vừa nổi lên thì lập tức <strong>niệm hồng danh Thầy</strong> để nhớ người đối diện là anh, chị em của mình.</EM></P>
<P><EM>Niệm hồng danh Thầy là một pháp môn. Tệ đệ từng bị buồn bực, khổ đau, sân hận... mỗi lần như thế, niệm hồng danh Thầy là tất cả tiêu tan.</EM></P>
<P><EM>Tuy nhiên, tệ đệ rất lấy làm tiếc, khi huynh TanTrung viết hồng danh của Thầy, ngay ở dòng đầu tiên, nhưng lại không đúng chính tả. Không biết như vậy có gọi là phạm thượng không?</EM></P><!-- Signature --><BR>
 

Tien Duc

New member
<P><FONT size=3>Kính thưa quý huynh, tỷ , đệ , muội!</FONT></P>
<P><FONT size=3>Tiến Đức xem lại các bài viết của mình trên Diễn Đàn cũng thấy mình phạm nhiều lỗi chính tả, có lúc thì trích Thánh Giáo mà cũng đánh lộn.  Vậy kính xin tất cả quý huynh, tỷ , đệ , muội vui lòng bỏ qua những sơ sót của Tiến Đức.</FONT></P>
<P><FONT size=3><FONT color=#0000ff><U>Những bài viết của Tiến Đức từ trước cho đến nay, và về sau</U> nếu quý huynh, tỷ , đệ, muội thấy chỗ nào về mặt nội dung, kỹ thuật, cách hành văn v.v. còn chưa được đúng lý đạo, kém hòa nhả, hoặc chưa được hay thì vui lòng chỉnh Tiến Đức ngay lập tức. Tiến Đức sẽ hết lòng cảm ơn mọi người</FONT>.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Chào thân ái.</FONT></P>
 

tantrung

New member
<P>To huynh TienDuc: Cảm tạ sự khiêm cung của huynh và lòng thành tín của gia đình huynh </P>
<P>To Thienthan83: rất cám ơn huynh đã chỉ ra chổ sai. Có lẽ do tâm Đệ không tịnh, tâm bị phan duyên theo ý trong lúc gõ phím nên sai chính tả. Đệ nghĩ là như vậy cũng rất phạm thượng vì không định tâm khi viết Hồng danh Thầy, không cẩn thận kiểm tra trước khi gửi. Những việc nhỏ cũng là công phu vậy.</P>
<P>Đệ sám hối đây!!! Thành tâm sám hối.</P>
<P>Niệm đến vô niệm.</P>
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Tệ đệ học hỏi được thêm những lời lẽ và hạnh khiêm cung từ Tien Duc và Tantrung. Quí huynh đệ đã rao truyền bí pháp thương yêu và dung hòa cho anh em trên diễn đàn học tu rồi đấy.</P>
<P><FONT size=3><FONT color=#0000ff><U>"Những bài viết của Tiến Đức từ trước cho đến nay, và về sau</U> nếu quý huynh, tỷ , đệ, muội thấy chỗ nào về mặt nội dung, kỹ thuật, cách hành văn v.v. còn chưa được đúng lý đạo, kém hòa nhả, hoặc chưa được hay thì vui lòng chỉnh Tiến Đức ngay lập tức. Tiến Đức sẽ hết lòng cảm ơn mọi người</FONT>."</FONT></P>
<P><strong><FONT color=#0000ff>"To Thienthan83: rất cám ơn huynh đã chỉ ra chổ sai. Có lẽ do tâm Đệ không tịnh, tâm bị phan duyên theo ý trong lúc gõ phím nên sai chính tả. Đệ nghĩ là như vậy cũng rất phạm thượng vì không định tâm khi viết Hồng danh Thầy, không cẩn thận kiểm tra trước khi gửi. Những việc nhỏ cũng là công phu vậy.</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT color=#0000ff>Đệ sám hối đây!!! Thành tâm sám hối."</FONT></strong></P>
<P><strong><EM><FONT color=#ff0000>"Đối với các anh em bạn đạo khắp nơi thì không phân biệt Hội Thánh. Đệ tuy không nhập môn ờ Tây Ninh nhưng đã tu học với các anh em Tây Ninh hơn 10 năm rồi."</FONT></EM></strong></P>
<P> </P>
 

Nhan Nai

New member
<P> </P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=5><strong>                             <U>TINH  THƯƠNG</U> !</strong></FONT></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=5>                             <FONT size=3>   Soạn giả THIỆN TRUNG</FONT></FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>      Từ THƯỢNG ÐẾ, <EM>Tình Thương</EM> ban xuống thế ,</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>      Khắp nhơn loài bốn bễ một " <EM>Nguồn Sinh</EM> "</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>      Thọ âm dương, Nam Nữ kết nên Tình  ;</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>      Tình hướng hạ khó minh Chơn Lý Ðạo.</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3></FONT></strong> </P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>                  Từ chính tâm , <EM>Tình Thương</EM> hành Chánh giáo,</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>                    Gieo nhân lành bổ báo khắp trần  gian ,</FONT></strong></P>
<P><FONT size=3><FONT face="Times New Roman"><strong>                    <FONT face="Times New Roman, Times, serif">Chỉ mong  sao  nhơn loại  dứt  lầm  than ; </FONT></strong></FONT></FONT></P>
<P><FONT size=3><FONT face="Times New Roman"><strong>                    Cùng cọng  hưỡng Thiên  Ðàng nơi thế  hạ .</strong></FONT></FONT></P>
<P><FONT size=3><FONT face="Times New Roman"></FONT></FONT> </P>
<P><FONT size=3><FONT face="Times New Roman"><strong>                     Từ  cõi  thế, con   người  nhìn " <EM>Phép  lạ</EM> ",</strong></FONT></FONT><strong><FONT face="Times New Roman" size=3> </FONT></strong></P>
<P><FONT size=3><FONT face="Times New Roman"><strong>                     "<EM> Mắt  Trời  Cao</EM> " thật quả hiển  nhiên  rồi ,   </strong></FONT></FONT></P>
<P><FONT size=3><FONT face="Times New Roman"><strong>                     Tưỡng  đâu  rằng  Thượng  Ðế ngự cao  ngôi ;                     </strong>.</FONT></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=3>                  <strong>    <FONT face="Times New Roman, Times, serif">Ai  có  biết " <EM>Mầm Trời</EM> " trong  vạn  vật ?</FONT></strong></FONT></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3></FONT></strong> </P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>                     Từ   Việt Nam   Trời  ban  cho  " Lẽ Thật ".</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>                      Ðạo  CAO  ÐÀI, chư Phật, Thánh, Tiên, Thần,</FONT></strong></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=3><strong>                      Dụng " <EM>Thần  cơ   diệu  bút</EM> " phá  mê  trần ;</strong>  </FONT></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>                      Ðể  dựng  lại  đời Tân Dân  Thánh Ðức .</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3></FONT></strong> </P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman"><FONT size=3>                      Từ  cá  nhân , người  hiền  mau tĩnh  thức <FONT face="Times New Roman, Times, serif">,</FONT></FONT></FONT></strong></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif"><FONT size=3><strong>                       <FONT face="Times New Roman, Times, serif">Dựn</FONT><FONT face="Times New Roman, Times, serif">g   Đại Ðồng góp sức rải <EM>Tình Thương,</EM></FONT></strong></FONT></FONT></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>                       Hội  Long  Hoa vĩ  đại  một  môi  trường ;</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>                       Cơ tiến  hoá muôn  phương  người  hội lại.</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3></FONT></strong> </P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman" size=3>                        Từ  cõi lòng , con  người  hành " <EM>Lẽ Thật</EM> "  </FONT></strong></P>
<P><FONT face="Times New Roman"><FONT size=3><strong>                         Phải Thương Yêu và phải  biết  Hiệp hoà<FONT face="Times New Roman, Times, serif">,</FONT></strong></FONT></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=3><strong>              </strong></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=3><strong>                         Tạo Hóa  là  Một Ðạo , Một Trời  CHA ;</strong></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif"><strong><FONT size=3>                          TÌNH THƯƠNG Ðạo bao la  cho vạn thuở <FONT face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif">!</FONT></FONT></strong></FONT></P>
<P><FONT size=+0><strong></strong></FONT> </P>
<P><FONT face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif" size=3><strong>         Ðệ huynh ơi ! cửa Cao Ðài đang rộng  mở,</strong></FONT></P>
<P><FONT face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif" size=3><strong>          Mở&nbs p; Cao Ðài  là  mở  cửa  TÌNH THƯƠNG  ,</strong></FONT></P>
<P><FONT face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif" size=3><strong>         Mau mau  lên,  hiền  sĩ  khắp mười phương ; </strong></FONT></P>
<P><FONT face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif" size=3><strong>         Hãy  giác  ngộ , nhập  trường thi Ðạo Ðức .</strong></FONT></P>
<P><strong><FONT face=Verdana size=3>                                           ****</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face=Verdana size=3>         Ðạo  Ðức  Việt Nam cứu thế  tàn ,</FONT></strong></P>
<P><FONT face=Verdana size=3><strong>         Trời ban "</strong> <strong>Quyền Pháp " cứu trần gian ,</strong></FONT></P>
<P><strong><FONT face=Verdana size=3>          CAO ÐÀI Thượng Ðế  hay Chơn Lý ;</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face=Verdana size=3>          Phật, Thánh, Thần, Tiên chỉ  một đàng.</FONT></strong></P>
<P><FONT face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif" size=3><strong>                                          __________</strong></FONT></P>
<P><FONT face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif" size=3><strong>       </strong></FONT></P>
<P><FONT face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif" size=3><strong></strong></FONT> </P>   
 

Facebook Comment

Top