
hình minh họa
Vài ý viết về Đức Vạn Hạnh Thiền Sư mà HQ sưu tầm trên mạng:
“Vạn Hạnh, thiền sư ở chùa Lục Tổ, thuở nhỏ ông đã khác thường, thông hiểu ba môn học, nhưng coi công danh phú quý lạt lẽo, năm 21 tuổi xuất gia với Thầy Đinh Huệ, theo học thiền ở Chùa Lục Tổ, ngoài giờ phục vụ, học hỏi quên mệt mỏi. Sau khi tu hành đắc đạo, nói câu nào ắt thành lời sấm”.
Trước khi có cuộc cách mạng năm 1009, Thiền Sư Vạn Hạnh đã đóng một vai trò quan trọng trong triều đình như là cố vấn của nhà vua. Khi quân Tống sang xâm lăng nước ta năm 980, Vua Lê Đại Hành hỏi Thiền Sư nếu đánh thì thắng hay bại, thiền sư trả lời là nội trong ba, bảy ngày thì giặc phải thua chạy. Rồi năm 982, khi quân Chiêm Thành bắt hai sứ giả của ta, Thiền Sư đã khuyên Vua cấp tốc xuất quân Nam chinh thì sẽ đại thắng. Quả nhiên, đối với hai vấn đề trọng đại sinh tử nầy là đương đầu với đế quốc phương Bắc và đánh dẹp phương Nam vào thời ấy đều đúng như lời Thiền Sư tiên đoán.
Và đây là bài Thánh Giáo mà Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy về Cảm Ứng mà HQ sưu tầm lúc đi đó đây:
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w“Vạn Hạnh, thiền sư ở chùa Lục Tổ, thuở nhỏ ông đã khác thường, thông hiểu ba môn học, nhưng coi công danh phú quý lạt lẽo, năm 21 tuổi xuất gia với Thầy Đinh Huệ, theo học thiền ở Chùa Lục Tổ, ngoài giờ phục vụ, học hỏi quên mệt mỏi. Sau khi tu hành đắc đạo, nói câu nào ắt thành lời sấm”.
Trước khi có cuộc cách mạng năm 1009, Thiền Sư Vạn Hạnh đã đóng một vai trò quan trọng trong triều đình như là cố vấn của nhà vua. Khi quân Tống sang xâm lăng nước ta năm 980, Vua Lê Đại Hành hỏi Thiền Sư nếu đánh thì thắng hay bại, thiền sư trả lời là nội trong ba, bảy ngày thì giặc phải thua chạy. Rồi năm 982, khi quân Chiêm Thành bắt hai sứ giả của ta, Thiền Sư đã khuyên Vua cấp tốc xuất quân Nam chinh thì sẽ đại thắng. Quả nhiên, đối với hai vấn đề trọng đại sinh tử nầy là đương đầu với đế quốc phương Bắc và đánh dẹp phương Nam vào thời ấy đều đúng như lời Thiền Sư tiên đoán.
Và đây là bài Thánh Giáo mà Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy về Cảm Ứng mà HQ sưu tầm lúc đi đó đây:
"Vạn Hạnh Thiền Sư. Bần Tăng chào mừng chư đạo hữu
Thi
Thượng Đế từ trên cõi mịt mù
Người đời thiện nguyện dốc lo tu
Tạo cơ cảm ứng thiên nhân hiệp
Để có thông công có tạc thù
Giờ đây Bần tăng hoan hỉ được tái ngộ chư đạo hữu để có một vài điều đạo lý hàn huyên. Vậy Bần Tăng mời chư đạo hữu đồng an tọa.
Chư đạo hữu!
Vấn đề mà Bần Tăng muốn nêu lên đây là sự cảm ứng giữa trời và người. Chư Đạo hữu đừng lấy làm ngạc nhiên, vì những thành kiến trong giới tu học xưa nay đã quan niệm rằng: Phật thì thuyết từ bi, tiên thì thuyết cảm ứng, nho thì thuyết trung thứ, còn Bần Tăng trước đây đã nghiên cứu rất nhiều về Phật lý, tại sao hôm nay không thuyết minh về Phật lý lại nêu vấn đề Cảm ứng. Hơn nữa trong vấn đề Cảm ứng này lại có liên hệ đến nho học để chứng minh một số khía cạnh trong vấn đề ...cười …cười ….!!
Chư đạo hữu đồng ngồi để nghe Bần Tăng nói tiếp:
Thi
Mỗi người đều có đạo trong mình
Đạt được là nhờ trọn đức tin
Cố gắng phân thanh cùng lóng trược
Tánh phàm lặng lẽ hiện tâm linh
Thi
Linh tâm biết sự rủi cùng may
Tốt xấu hên xui những tháng ngày
Thành bại hưng vong trong vạn sự
Đều do cảm ứng của tâm này
Chư đạo hữu!
Khởi đầu bài học dịch lý, chư đạo hữu thấy những gì trước tiên?
Có phải thấy con Long Mã tượng trưng cho Hà Đồ và con rùa tượng trưng cho Lạc Thơ chăng? Kế tiếp hai hình tướng ấy định lý thế nào là Bát Qúai Tiên Thiên và thế nào là Bát Quái Hậu Thiên.
Ngày nay bộ kinh dịch đã được thế nhân khai thác truyền tụng áp dụng từ định lý đến hình thức, từ ngôn từ đến tác dụng hiển hách của nó đã thành chương, thành tiết, thành mục rõ rệt. Nhưng buổi ban sơ trên con Long Mã ấy đâu có chương ,tiết, mục, cũng như trên con rùa ấy nào đâu có chương, tiết , mục. Tại sao thế? Đó là điểm mà Bần Tăng muốn hỏi khi nãy.
Như Đạo học đã nói: mỗi người đều có điểm tâm linh, do điểm tâm linh đó giao cảm được với Trời. Sự giao cảm ấy có được bén nhạy hoặc chậm chạp tùy theo căn trí và sự tu học của mỗi người.
Tại sao ngày xưa chỉ thấy hình con Long Mã mà người ta vẽ nên thành bản đồ Bát Qúai Tiên Thiên có đủ những vạch: Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài, cũng như thế, tại sao chỉ thấy con rùa trên lưng có những lằn ngang lằn dọc mà người ta vẽ nên hình Bát Qúai Hậu Thiên.
Sở dĩ có được như vậy là bởi lòng thiết tha của hành giả đã đêm hiến trọn tâm thành của mình hòa đồng với đạo Thiên Địa. Khi đã hòa đồng từ tiểu nhân thân đến Đại Thiên Địa, cả hai như một, linh hiển là ở chổ đó. Thế nên những bậc hành giả chân tu, họ chỉ nhìn dòng nước chảy qua cầu mà đạt Đạo, họ chỉ nhìn cánh hoa nở mà đạt Đạo, có khi chỉ thấy gió thổi rung rinh cành lá mà đạt Đạo.
Ngày nay những nhà bác học đã phát minh từ chiếc phi cơ đến việc phát minh tìm ra điện năng để phụng sự tiện nghi cho con người, cũng do nơi đó mà ra. Họ chỉ nhìn thấy đứa bé thả diều giấy hoặc cánh chim bay mà đạt lý, hoặc họ chỉ thấy hai viên đá chạm nhau hoặc những thanh gỗ cọ xát nhau mà họ đạt lý của điện năng ……
Từ sự đạt lý của vạn vật đến chổ đạt lý của thiên nhiên, hai lĩnh vực vật chất và tinh thần tuy có khác, nhưng luận về tâm linh cũng chỉ có một mà thôi.
Như câu “ Đạo lý pháp môn vô lượng, chúng sanh căn trí vô lượng”, những ai đang đi trên đường học đạo hãy cố gắng hết sức mình trong chỗ chí thành tâm Đạo để đạt đạo lý.Tâm có thành, lòng mới cảm, lòng có cảm thì thiên nhiên mới ứng. Như vậy giữa trời và người còn xa cách là bởi cái khối phàm tâm của con người đời còn quá lớn, hơn núi thái sơn làm chướng ngại ngăn cách giữa người và trời. Những học thuyết như thôi miên, như thần giao cách cảm, như phù chú…..có được kết quả mỹ mãn, có được bén nhạy cùng không đều do chí thành tâm niệm của hành giả.
Bất cứ quẻ bói nào, không có tâm thành chí nguyện của hành giả, không bao giờ đạt được chí nguyện như mong muốn. Như vậy, từ môn học thôi miên, luyện phù, luyện chú đến môn xủ quẻ bói toán đều có liên hệ đến một trong những muôn nghìn khía cạnh của Đạo học thiên nhiên và tâm linh của con người. Thế nên Thiêng Liêng từng nói: cõi thế gian này hoặc trở thành một cõi địa đàng cực lạc hoặc thành một miền địa ngục đen tối đau khổ đều do con người đặt để biến nó thành hình. Bởi vậy, người là tiểu thiên địa, đã có những tiềm năng tạo hóa phát ban. Nếu chí thành tâm nguyện của con người hướng về sự ích lợi thái hòa an lạc thích hợp với lẽ toàn thiện, toàn chân thì sự kiện kết quả sẽ trở nên toàn thiện toàn chân như mong muốn."
( còn tiếp)
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->