Chân lý đạo trời

  • Người khởi tạo Trí Tuệ
  • Ngày gửi
T

Trí Tuệ

Guest
Tôn giáo Cao Đài là một nền minh triết gồm cả bí quyết của trời đất và vạn vật, Tam Giáo và Ngũ Chi để phát huy cơ huyền nhiệm của vũ trụ,ï là một "đại nhứt thể" có quan hệ với nhơn sinh ở mặt tâm linh và đạo pháp, do càn khôn hữu hạp biến tướng cơ hữu hình, thì hình ảnh của Chí linh ở trong Vạn linh, chúng ta phải dùng tầm mắt thiên lương mới nhìn thấy đặng.

Trước trời đất, thuở Hồng Mông hỗn độn trược thanh lộn lạo do hạo nhiên khí kết thành khối sanh quang, bỗng dưng tách rời ra hai làn sanh khí, thì đạo biến sinh pháp, pháp ấy vốn ánh diệu quang của khối sanh quang luân lưu giữa khoảng không vô lượng. Thời gian hai làn sanh khí đụng với nhau phát vang tiếng nổ đầu tiên nơi cõi hư vô đó là nguyên lý Thái Cực về cơ khởi thỉ. Liền đó, có Đức Chí Tôn ngự trị trong ngôi Thái Cực, chuyển đạo pháp biến xuất chơn thần cho Càn Khôn, rồi Càn Khôn mới phân định âm dương biến tạo chơn thần cho chúng sanh, mỗi chúng sanh là mỗi linh lực, đó là "các hữu thái Cực" của Chí linh ở trong Vạn linh.

Đức Chí Tôn nói khí hư vô sanh có mình Thầy; rồi Thầy mới sanh cả chư Thần,Thánh,Tiên, Phật. Như vậy Đức Mẹ Chơn thần của chư Tiên Phật và chúng sanh do đâu mà có ? Bởi Phật, Tiên nguyên thỉ có 3 vị do pháp tánh Đức Chí Tôn bao trùm ngôi Thái Cực mới biến xuất là: 1)ø Thái Thượng , 2) Nguơn Thỉ, 3) Hộ Pháp. Thủy là Chơn âm của Đức Phật Mẫu, Hỏa là Chơn dương của Đức Chí Tôn.

Khi tạo Càn Khôn, Đức Chí Tôn biến ra ba nguơn khí tượng lý cho ba ngôi pháp đó là con số "tam sanh vạn vật". Bắt đầu khởi thỉ nếu luận theo cổ giáo Bà La Môn thì ba ngôi đó tức là "Tam Thế Chí Tôn" trong cơ sáng tạo, hay là Tam Hồn của Đức Chí Tôn . Ngài là đấng chủ tể Càn Khôn thế giái nắm quyền chưởng giải ở nghi hóa dục. Lý phản phục do Thái Thượng, Pháp thu liễm do NguơnThỉ, Cơ định vị do Hộ Pháp.

Nhờ ba Đấng đó giúp Đức Ngài phân quyền ngự trị biến xuất hào cửu tam, hào cửu nhị và hào sơ cửu. Cửu (9) là số lão dương sẽ sanh âm ở lý đạo. Càn là Trời, tượng thể 3 vạch mới tách rời thành Khôn lục đoạn dương đã biến xuất âm. Ngôi "Dương" Đức Chí Tôn là Thần, Thái Thượng là Khí, do ánh Thái Cực phát xuất Thái Bạch là Tinh, tức thị ánh sáng của khối nguơn linh chiếu vào cảnh giới hữu hình tạo thành cơ hóa dục. Còn ngôi "Âm" Đức Nguơn Thỉ là Thần, Hộ Pháp là Khí nắm cơ định Càn Khôn thế giới xong. Khí vật chất phát xuất Thông Thiên Giáo chủ là Tinh, tượng thể phần xác thú của Vạn linh. Đất là căn nguyên của Thông Thiên Giáo chủ để tạo xác thú cho con người. Nên thân chúng ta là thành phần triệt giáo thuộc về nhơn dục của con vật,

Ngôi Thái Cực do Đức Chí Tôn phân tánh trong cơ khởi thỉ tạo đoan pháp hóa vận hành biến thành phản động lực Thái Cực, chuyển mình với hình tam giác, liền phát xuất mầm móng lưỡng nghi, xoay tứ tượng, biến Bát Quái, do nhị khí âm dương giữa Phật Mẫu cùng Đức Chí Tôn mới tạo thành Càn Khôn Thế giái do hai ngôi Đạo và Pháp.

Đạo tượng lý do chơn khí phát xuất. Pháp tướng của Đức Chí Tôn là Nhiên Đăng ngự trị cõi Hư Vô Thiên. Nhưng đến đời Hiên Viên mới giáng sanh, Đức Thái Bạch tới đời Đường mới biến thân với họ Lý. Còn vào thời nhà Châu Đức Nguơn Thỉ mới biến thân là Doãn Hỉ, cùng thời Đức Thái Thượng biến thân là LãoTử.

Trong cơ khởi thỉ đến định vị xong, Thái Cực là cái "có" trở lại cái "không" thì chơn khí Vô Cực của Phật Mẫu phát xuất. Pháp tướng của Đức Mẹ là Di Đà trước ngực với chữ Vạn xoay theo chiều thu liễm thuộc pháp giới của Phật Mẫu, để chưởng quyền Lôi Âm Tự có nghĩa đức Di Đà an ngự ngôi tiếng sấm Hồng Mông mà đạo trời cũng tượng lý trong dương phải có âm, âm dương tương hòa là cơ sanh hóa càn khôn vạn vật. Phật Tiên nguyên thỉ chỉ có 7 vị lấy lý tượng số thất diệu cho ngôi Bắc Đẩu của Đức Chí Tôn, nên phần âm kể như cái bóng ở ngôi dương có nghĩa Phật Mẫu là pháp thân của Đức Chí Tôn đó vậy. Nhưng ngôi Thái Cực ở Đức Chí Tôn là tiếng nổ khai thiên với khối điển lực chiếu sáng rực cả hư không, còn Đức Phật Mẫu là ngôi tiếng vang bao trùm cả Vũ Trụ của cơ lập địa. Tiếng nổ tạo ra tiếng vang. Tiếng vang có là do nơi tiếng nổ. Đền Thánh gốc ở đạo Trời nên thể hiện hai đài Chung Cổ Lôi Âm và Bạch Ngọc. Cổ là tiếng nổ ở bên âm, Chung là tiếng vang ở bên dương, tức thị Chơn dương hữu âm trung, Chơn âm hữu dương trung; vì lẽ đó khi cúng đàn trước khởi trống triệt cả hư không, dầu nơi Bạch Ngọc Kinh chư Thần Thánh cũng nương ánh Linh Quang đạo pháp của Đức Chí Tôn đến mà chầu Lễ, và chư Thần Thánh ở tại thế cũng vậy. Cúng đàn hành Đại Lễ hay Tiểu Lễ được thể hiện ở lý âm dương có phướn Chi Đạo và Chi Thế. Chư Thiên Phong cùng Chư Tín đồ nam nữ sắp hàng đâu đó nghiêm trang, gần nữa hồi chuông thì Đức Hộ Pháp đến ngự trên Ngai, tay ban cờ lệnh cho vị Hộ Đàn Pháp Quân quì xuống tiếp nhận, xong đứng dậy xá rồi bước ra.

Nếu Đại Đàn hành Đại Lễ, vị Hộ Đàn Pháp Quân ra tại chỗ để mời chư Chức sắc Thiên Phong nam nữ nhập đàn. Hàng Thánh đổ lên đi theo sau phướn Thượng Phẩm do Hữu Phan Quân cầm phướn chi Đạo dẫn đầu, kế chư vị Hiệp Thiên Đài là Pháp, đến chư Thánh Cửu Trùng Đài là Thế. Còn hàng Thiên Thần đổ xuống đi sau phướn Thượng Sanh do vị Tả Phan Quân cầm, mỗi vị phải bắt ấn tý từ vị trí để vào. Còn khi cúng Đàn thường chư Chức sắc để ý thấy vị Hộ Đàn ra tại tam cấp phất cờ lệnh thì chư Chức sắc và chư Tín đồ nam nữ tuần tự vào, Chức sắc đến ngưỡng cửa Tịnh Tâm Đài phải bắt ấn tý, còn Tín đồ nam nữ vào cửa bên hông Hiệp Thiên Đài, đến Cấp Tam Qui Thường Bộ phải bắt ấn tý là pháp trấn tâm tùng cơ định vị trong giờ hành lễ.

Còn chuông dọng thì phóng Phong Đô với cơ ân xá của Đại Đạo các tội hồn xuất khỏi cảnh u đồ, nên pháp kệ chuông với câu "Tam Kỳ vận chuyển Kim Quang hiện". Về pháp đó là con dao hai lưỡi đối ở tâm đức của chúng ta. Người tu hành chơn chính hiện chữ "Tiên", tức là phù hộ mạng cho bản thân, còn hạng tà tâm sẽ hiện chữ "Sứ" để dẫn dắt chúng ta đến chỗ đọa nghiệt trần do sự gieo nhân phải gặt quả tùy ở sự dữ lành.

trích Đại Đạo Triết Lý Nhân Bản của Huệ Phong
 

Facebook Comment

Top