Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài Sanh

DangVo

New member
<P> <strong><SPAN style="COLOR: red"><FONT size=3>CHIÊU KỲ TRUNG ĐỘ DẪN HOÀI SANH</FONT></SPAN></strong></P>
<P align=right><strong><SPAN style="COLOR: red"></SPAN>Đạt Tường</strong></P>
<P>Sau lệnh khởi phát Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của Đức Cao Đài Thượng Đế vào giao thừa mồng một tháng giêng Bính Dần 1926, các môn đệ đầu tiên đã thường xuyên gặp gở nhau tổ chức thông công học Đạo cùng với Ngài. Tại nhà của ông Cao Quỳnh Cư, vào đêm mùng 9 tháng giêng Bính Dần 1926, Đức Chí Tôn đã ban cho các vị hầu đàn một bài thơ làm kỷ niệm theo lời thỉnh cầu của Ngài Ngô Văn Chiêu:<BR><BR><SPAN style="COLOR: blue">“<EM>Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài sanh,<BR>Bản đạo khai Sang Quý Giảng thành;<BR>Hậu Đức Tắc Cư thiên địa cảnh,<BR>Huờn minh mân đáo thủ đài danh</EM>.”<BR></SPAN><BR>Trong bài thơ, chúng ta thấy tên của các vị Tiền Khai của hai nhóm Nội Giáo và Ngoại Giáo hiện diện trong 3 câu đầu. Mỗi câu có tên 4 vị. Riêng chữ Sang ở câu 2 được dùng chung cho cả hai vị Võ Văn Sang và Cao Hoài Sang.<BR>Lâu nay, chúng ta thường chỉ quan tâm đến bài thơ này ở góc độ lịch sử. Qua đây, tên của các vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên Ông còn được lưu giữ cho các thế hệ mai sau tưởng nhớ.</P>
<P><BR>Tám mươi năm qua đi, nay có dịp nghiền ngẫm trở lại với nội dung ẩn áo của lời thơ, chúng ta giựt mình khi cảm nhận được nhiệm vụ - sứ mạng đã được ban trao qua ngọn cờ Đại Đạo với dòng chữ vàng: “<FONT color=#0000ff>Chiêu Kỳ Trung Độ Dẫn Hoài Sanh</FONT>” ngay từ ngày lễ Khánh Đản Đức Chí Tôn lần đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.<BR><BR><B><SPAN style="COLOR: red">I. Ý NGHĨA CỦA BÀI THƠ<BR></SPAN></B><BR>1. Nghĩa tổng quát: Bài thơ này có ý nghĩa:<BR></P>
<P>- Phất ngọn cờ Trung Đạo độ dẫn nhơn sanh, đến trẻ con trong bụng mẹ cũng độ.<BR>- Mối đạo cao quý của Ta nay gióng lên tiếng chuông phổ độ thời mạt hạ, truyền giáo đến khi thành tựu.<BR>- Ai lập được nhiều công đức trong dịp này, chắc chắn cuối cùng sẽ được về ở cõi Trời.<BR>- Người sáng suốt, biết hồi đầu gắng sức hành đạo khi hoàn tất nhiệm vụ sẽ được trở về, tên được lưu giữ trên đài cao.<BR><BR><B><SPAN style="COLOR: red">2. Ý nghĩa rộng mở:<BR></SPAN></B><BR><SPAN style="COLOR: blue">2.1. “<EM>Chiêu Kỳ Trung độ dẫn hoài sanh</EM>”:<BR></SPAN><BR>- Chiêu: kêu gọi, qui tụ<BR>- Chiêu Kỳ: phất cờ kêu gọi người qui tụ lại<BR>- Trung:<BR>. Trung là không bàng môn không tả đạo, chỉ là Trung Đạo, chánh tín chứ không mê tín. Trung là Chánh Đạo.<BR>. Trung Đạo là “tâm vật bình hành”.<BR>. Trung Đạo là “độ sanh lẫn độ tử”.<BR>Trung còn có nghĩa là trúng.<BR>- Chiêu Kỳ Trung: Giương ngọn cờ Trung Đạo, Chánh Đạo.<BR>- Hoài Sanh: đứa trẻ đang được mong chờ ra đời, trẻ còn trong bào thai.<BR>- Độ Dẫn Hoài Sanh: đến trẻ còn trong bụng mẹ cũng phải độ, như thế có nghĩa là phải tận độ.<BR>- “<EM>Chiêu Kỳ Trung độ dẫn hoài sanh</EM>”: Giương cao ngọn cờ Đại Đạo để tận độ nhơn sanh.<BR><BR><SPAN style="COLOR: blue">2.2. “<EM>Bản Đạo khai sang quý giảng thành</EM>”</SPAN>.<BR><BR>. Bản Đạo: cái Đạo của Ta (Lời của Đức Chí Tôn)<BR>. Bản Đạo khai: mối Đạo của Ta được khai mở<BR>. sang quý: chuyển những điều quý báu<BR>. giảng thành: truyền giáo đến khi thành tựu<BR>Mối Đạo Trời khai mở, truyền (giảng) dạy những điều quý báu cho đến khi thành tựu.<BR><BR><SPAN style="COLOR: blue">2.3. “<EM>Hậu đức tắc cư Thiên địa cảnh</EM>”<BR></SPAN><BR>Có gắng công phổ độ, bồi công lập đức sâu dầy mới có được “hậu đức”. Có hậu đức thì mới “tắc cư” nghĩa là được ở. Ở đâu ? ở nơi “thiên địa cảnh”.<BR><BR><SPAN style="COLOR: blue">2.4. “<EM>Huờn minh mân đáo thủ đài danh</EM>”<BR></SPAN><BR>- “Huờn minh” nghĩa là sáng suốt biết hồi đầu quay về tìm lại nguồn xưa. Minh viết theo Hán tự bao gồm chữ nhựt và nguyệt, nơi đây đồng nghĩa là kết hợp âm dương.<BR>(bằng cách đấp nền công đức phổ độ và tìm lại Đạo tự hữu trong chính bản thân mình qua tu tánh luyện mạng để hòa hiệp âm dương) thì sẽ được trở lại nguồn xưa tức là “mân đáo” và sẽ<BR>- “thủ đài danh” nghĩa là tên tuổi sẽ được lưu giữ trên đài cao.<BR><BR><B><SPAN style="COLOR: red">II. NỀN TẢNG CÔNG ĐỨC LÀ PHỔ ĐỘ:<BR></SPAN></B><BR><SPAN style="COLOR: blue">1. Qua Thánh Ngôn Hiệp Tuyển,</SPAN> chúng ta thấy nhiều lần Đức Chí Tôn nhắc đi nhắc lại nhiệm vụ “phổ độ nhơn sanh”. Thí dụ:</P>
<P><BR>- <EM>Một trường thi công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa này mà thôi. Thầy lại khuyên nhủ các con rằng: Thầy đã đến chung cùng với các con, các con duy có tu mà đắc đạo; phải đoái lại bá thiên vạn ức nhơn sanh còn phải trầm luân nơi khổ hãi chưa thoát khỏi luân hồi, để lòng từ bi mà độ rỗi</EM>.(04.8.1926)<BR>- <EM>Chỉ cậy các con là một lòng yêu thương sanh chúng, gắng công phổ độ</EM>. (15.4.1928)<BR>- <EM>Công quả tuy nhọc nhằn ... có vì chúng sanh mà khổ tâm hành đạo, có khó nhọc, dãi dầu sương mơi nắng xế ... mới có ngày vui vẻ bất tận, mới có buổi an hưởng địa vị Thiêng Liêng</EM>. (14.12.1926)<BR><BR><B><SPAN style="COLOR: red">2. Qua ý nghĩa của nghi thức lễ bái<BR></SPAN></B><BR>Ý thức sâu sắc Sứ Mạng Kỳ Ba, quý vị Tiền Khai đã hướng dẫn khi giải thích về ý nghĩa của việc lễ bái.<BR></P>
<P>- Khi lạy, hai bàn tay chấp Ấn Tý kiết quả xòe ra như gieo hạt (quả) cho chúng sanh hưởng chung. Hành động lạy nhắc nhở người tín đồ chúng ta phải đem kết quả đạt được trên đường tu học lập công bồi đức ban rải đến chúng sanh. Tức là thực hiện việc công quả căn bản là phổ độ chúng sanh. Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu có giải thích trong quyển Luận Đạo Vấn Đáp xuất bản năm Đinh Mão 1927:<BR>“<EM>Nay Đạo đã hoằng khai thì như bông sen đã nở rồi sanh trái, gọi là kết quả. Ấy là hai tay ôm tròn lại như trái cây vậy. Mà <strong>kết quả rồi không phép hưởng riêng một mình, phải gieo ra cho chúng sanh chung hưởng, gọi là phổ độ. Vì vậy, mà khi cúi lạy phải xòe hai bàn tay ra như gieo hột vậy</strong></EM>” .<BR><BR>- Nhị vị Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt đã hướng dẫn trong quyển “Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh” được xuất bản năm 1928 ở trang 49:<BR>“Nay Đấng Chí Tôn giáng cơ tiếp điển mở Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hiệp đủ Phật Thánh Tiên là kỳ kiết quả độ đủ 92 ức nguyên nhân về nơi Nguyên tu. Có câu sách Thiên Điạ tuần huờn châu nhi phục thỉ Tam Giáo qui nguyên, chấp tay hoa sen đã thành trái quả… Nay đến hội Tam Kỳ Kiết Quả là độ hết cả quần linh về cõi niết bàn chẳng để một điểm chơn linh nơi miền Đông Độ nên ngón tay cái là Mẫu chỉ vào chữ Tý, còn tay hữu ngón cái chỉ vào chữ Dần tay tả. Bốn ngón đều bao ngoài tay tả là nhơn vật quần linh tận qui nguyên vị.”<BR><BR>- Sau mỗi lạy tượng trưng cho ý nghĩa «phổ độ», chúng ta tiếp tục chấp tay kiết quả mang ý nghĩa Lý Đạo:<BR>.“Chấp tay kiết quả Ấn Tý và lạy” thể hiện sự khởi nguyên của vạn vật rồi biến hóa và tiến hóa. (nhứt bổn tán vạn thù, phóng phát).<BR>.“Lạy xong, tiếp tục kiết quả” thể hiện sự hoàn nguyên (các ngón tay và hai bàn tay ôm tròn trở lại) rồi qui nguyên (mẫu chỉ đặt vào cung Tý).<BR>“Phổ độ chúng sanh” là đấp nền công đức và lòng dặn lòng đừng quên hòa hiệp âm dương “tánh mạng song tu” để trở về cùng Thượng Đế.<BR><BR><B><SPAN style="COLOR: red">III. ĐỘ DẪN HOÀI SANH:<BR></SPAN></B><BR>1. Phổ độ nhơn sanh, chúng ta không thể nào quên việc độ dẫn thế hệ tiếp nối, lễ sĩ đồng nhi, thanh thiếu niên con em nhà đạo.<BR>Trong một lần giáng đàn, Đức MẸ khuyên dạy:</P>
<P><SPAN style="COLOR: blue">"... <EM>Hỡi các con ! Điều Mẹ giải dẫn hôm nay là để các con tự xét mình hay nhìn lại bản thân và tâm trí của mình để làm một tấm gương cho mai hậu của đoàn măng non mà chính các con đã gây tạo ra ... Mẹ khuyên các con phải tự giác và độ dẫn đoàn sau cũng như các con đã từng lãnh trách nhiệm trong Tam Kỳ Phổ Độ.<BR>Sớm biết lo thân độ lấy thân,<BR>Oan khiên nghiệp chướng cỗi lần lần;<BR>Gieo mầm đạo đức cho mai hậu,<BR>Hột giống nguyên nhân được trọn phần</EM>." </SPAN>".<BR><BR>2. Đào tạo lực lượng kế thừa, chuẩn bị nhân sự đạo đức cho hàng ngũ lãnh đạo ở tương lai của mỗi địa phương cơ sở là điều phải được ý thức rõ rệt.<BR>Đã trở về an nhàn nơi cõi thượng nhưng Đức Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu vẫn tha thiết nhắn gởi:<BR><BR><SPAN style="COLOR: blue">"<EM>Còn về nhân sự, theo sự tre tàn măng mọc, cha mẹ là đạo hữu khi già phải chết, còn lại đoàn con là đồng nhi lễ sĩ kế nghiệp đạo của mẹ cha. Ban Cai Quản là linh hồn của Thánh Thất về mặt hành sự, hễ lớp nầy liễu đạo lớp kia kế tiếp. Do đó cần được đào tạo và huấn luyện mầm non để có người giữ gìn và phát triển đạo nghiệp. Không lẽ cha mẹ hoặc Ban Cai Quản già yếu qua đời hết, rồi mượn người ngoài thế gian không hiểu gì hết vô lãnh đạo Ban Cai Quản. Đương nhiên là đạo hữu mầm non. Nếu trong lúc ấy, người có thẩm quyền trong ngôi Thánh Đường vì sở thích riêng tư, vì chấp nê, vì cũ kỹ, vì dốt nát, có tư tưởng đoạn tuyệt mầm non, hỏi vậy sự lãnh đạo địa phương sau nầy lấy ai kế tiếp ?<BR>Một người có thể lột võ ngàn năm mà bo bo gìn giữ được chăng ? Hễ có sự qui tụ mầm non để giáo dục thì bị chê trách là con nít con nôi, rần rần la ó, mất thanh tịnh chùa chiền. Hoặc Ban Cai Quản là nhỏ tuổi, trẻ con mà làm được những gì. Than ôi ! Đó là hai điển hình đã thấy trong cửa đạo</EM>.” </SPAN><BR><BR>3. Kỷ niệm 80 năm được ân ban bài thơ điểm danh với nhiệm vụ được ban trao là: “phổ độ nhơn sanh”. Chúng ta suy gẫm chính bản thân mình, suy gẫm đạo sự của mỗi Thánh Sở đã thực hiện bao nhiêu phần theo sự mong đợi của các đấng Thiêng Liêng:</P>
<P>- Tiền Khai Đoàn Văn Bản nhắc nhở:<BR>“<SPAN style="COLOR: blue"><EM>Chữ Quả Công phải nhớ nằm lòng,<BR>Đường phổ độ gia công mà tiến tới</EM>.” </SPAN></P>
<P>- Độ dẫn trên cả hai mặt “nhân sinh và tâm linh”, độ dẫn nhơn sanh trên nền tảng “tâm vật bình hành”. Đó chính là “kỳ trung” hay là trung đạo. Vì thế Đức Gia Tô Giáo Chủ nhấn mạnh:<BR>“<SPAN style="COLOR: blue"><EM>Điều cần nhứt cho người được mang danh Thiên Mạng, không phải chỉ biểu tượng hình thể của Chí Tôn tại bên ngoài mà chính là phải quyết lòng biểu dương Thiên Ý vào ở mọi từng lớp nhân sinh</EM></SPAN>” </P>
<P>- Để có thể thực hiện được như vậy, Đức Giáo Tông đã hướng dẫn một vấn đề hết sức cụ thể: “Thánh Thất Thánh Tịnh … phải là nơi dùng làm trường đạo giáo dân”. Ngài dạy:<BR><BR><SPAN style="COLOR: blue">“<EM>Cái khuyết điểm là Thánh Đường hiện nay rất nhiều, từ Toà Thánh, Hội Thánh đến Thánh Thất Thánh Tịnh. Đáng lý ra những nơi nầy phải là nơi dùng làm trường đạo giáo dân, trong lúc đó chỉ có một ít hành động, lấy tỷ lệ như những hạt cát trong bải sa mạc. Đừng quan niệm xây dựng Thánh Thất và kiếm được một người thủ tự để bốn thời quỳ hương cúng nước là đủ. Thượng Đế Chí Tôn không bảo làm việc quá nghèo nàn ít oi như vậy. Vì như đã nói: Thánh Thất là trường giáo dân, ngoài chỗ thờ phượng tôn nghiêm đơn giản, nếu mỗi Thánh Đường dùng mọi trang trí lộng lẫy huy hoàng tôn nghiêm tráng lệ mà chung quanh vùng đó chưa có nhiều người vào đạo, hiểu đạo, thậm chí đến con em trong gia đình hướng đạo cũng không được sự dạy dỗ đạo lý, đó là trái với mục đích mở đạo của Thượng Đế Chí Tôn ... Vì thiếu yếu tố đó nên trách gì một thiểu số địa phương những xung đột đối xử lẫn nhau tại vùng Thánh Địa còn tệ hơn là nơi chợ đông...<BR>Bần Đạo muốn thấy mỗi một Thánh Thất Thánh Tịnh ý thức thể hiện được một hình thể tạm gọi là trường giáo dân. Trước nhứt là giáo dục con em trong gia đình đạo hữu để làm đà tiến cho các lãnh vực rộng rải khác trong khuôn viên đạo đức. Mỗi Thánh Thất Thánh Tịnh hoạch định một chương trình hành đạo tối thiểu để có việc cho mọi người cùng làm, cùng vui, cùng hứng thú trong nếp từ hòa đạo đức. Khi cần đi đây đi đó là để liên giao hoặc học hỏi thêm.<BR>Còn điều căn bản là sở tại địa phương nào phải lo theo địa phương ấy trong đường hướng đào tạo mầm non hướng đạo tương lai, đừng bao giờ quan niệm rằng ngồi không chờ ngày Chí Tôn vận hành cho cơ đạo thành. Nếu không có lớp người căn bản nồng cốt, không chương trình ý thức đào tạo mầm non, chẳng những đạo không phát triển khai phóng mà trái lại thối lùi là khác</EM>.” <BR></SPAN><BR>Nếu chúng ta thực hiện được như lời Đức Lý Giáo Tông hướng dẫn: làm cho mỗi Thánh Sở trở thành một trường giáo đạo “giáo dân vi thiện” trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành. Đặc biệt, độ dẫn được thế hệ trẻ liên tục qua vài thế hệ. Khi các thế hệ này trưởng thành, con em của họ sẽ đương nhiên được thừa hưởng ích lợi của việc độ dẫn từ “phần phước” cho đến sự “tiến hoá tâm linh” của thế hệ trước. Nếu công việc được kiên trì thực hiện hiệu quả, các “hoài sanh” ngày càng được độ dẫn kỹ lưỡng hơn, tất nhiên chất lượng tiến hoá ngày càng cao hơn.<BR><BR><B><SPAN style="COLOR: red">IV. KẾT LUẬN:<BR></SPAN></B><BR>Khi điểm danh các môn đệ đầu tiên, lời thơ được Đức Chí Tôn ban ân đồng thời gởi gấm thông điệp Đạo Lý căn bản cũng là lời ban trao nhiệm vụ: môn đệ Cao Đài phải ý thức đến sứ mạng gồm <strong>2 bước là “phổ độ nhơn sanh” và “phản bổn huờn nguyên”.</strong></P><strong>
<P></strong>Ngày nay một khía cạnh rất căn bản của việc phổ độ là:<BR><BR><SPAN style="COLOR: blue"><EM><strong>Phổ thông giáo lý, thương yêu rộng,<BR>Độ kỷ, độ tha, độ chúng sanh</strong></EM>. </SPAN>(Thầy)<BR><BR>Kỷ niệm 80 năm được ban trao Sứ Mạng Kỳ Ba, nhắc lại ý nghĩa lời dạy của Đức Chí Tôn vào thời khắc ban đầu của buổi bình minh Tam Kỳ Phổ Độ để tất cả tín hữu Cao Đài chúng ta nhìn lại chính mình đã tu học hành đạo như thế nào, có góp được chút ít gì chăng trên đường phổ độ chúng sanh ? <strong>Và nếu như Thầy đã dạy “<SPAN style="COLOR: blue">độ dẫn hoài sanh</SPAN>”, cả trẻ con còn trong bào thai chưa được sanh ra cũng phải độ, thời chúng ta hãy suy nghĩ xem mình đã làm được bao nhiêu trong việc độ dẫn thế hệ trẻ</strong>. </P>
<P>Tiền Khai Nguyễn Trung Hậu đã lưu ý: <SPAN style="COLOR: blue">“<EM>Ai là người thương Thầy mến đạo ? Ai muốn xây dựng một thế hệ tương lai, có người kế nghiệp có đạo hạnh, có nề nếp, có qui luật có trật tự nên cải tiến tinh thần để kịp đà phát triển. Nếu không được vậy, không sao tránh khỏi luật đào thải</EM>”. <BR></SPAN><BR>Hàng ngày mỗi khi chúng ta quỳ trước Thiên bàn kỉnh lạy Đức Chí Tôn, hình thức lễ bái qua việc “gieo rãi kết quả tu học hành đạo đến với chúng sanh” nhờ công đức ấy làm nền cho việc “tu tánh luyện mạng” hoà hiệp âm dương để “huờn minh” hay là hồi nguyên.</P>
<P>“Dụng hình thức để gây ý thức”. <strong>Hình thức lễ bái nhắc cho người tín hữu Cao Đài chúng ta phải luôn ý thức “Chiêu Kỳ Trung Độ Dẫn Hoài Sanh” giương cao ngọn cờ Đại Đạo với sứ mạng gồm cả 2 mục tiêu Thế Đạo và Thiên Đạo tận độ chúng sanh.<BR></strong></P>
<P>Tín hữu Cao Đài chúng ta tu học hành đạo với ý thức:<BR>“<EM><strong>Quyết tâm nắm cờ Đại Đạo để cắm mọi nơi ngõ hầu cứu độ toàn nhân loại</strong></EM>”.<BR><BR>Tháng giêng Bính Tuất 2006</P>
<P>Đạt Tường<BR>-------------<BR>Đức Nguyễn Trung Hậu, Nam Thành Thánh thất 22.8 Đinh Mùi (1967) </P>
<P>CQPTGL<BR>caodai.info</P> 
 

DT

New member
Cám ơn huynh dangvo đã gởi lên một bài viết rất hay.
<br />
<br />Một phần của bài viết rất phù hạp với diễn Đàn Tuổi Trẻ Đại Đạo này. Khuyến khích việc đào tạo thế hệ trẻ
<br />
<br />Nhưng có lẽ hay nhất là ở ý nghĩa bao trùm cho cả 2 khía cạnh phổ độ và tịnh luyện. Hy vọng điều này góp phần tăng cường sự học hiểu đạo cho huynh tỷ Tuổi Trẻ chúng ta ngày càng thông thóang hơn.
<br />
<br />À, tiểu đệ có thắc mắc: hình như huynh trưởng Đạt Tường dấu nghề ? Bài viết đã hơn 1 năm rồi nhưng nếu huynh dangvo không gởi lên thì chắc là ít người có dịp "mở rộng tầm nhìn"
<br />
<br />Một lần nữa, xin cảm ơn huynh dangvo
<br />
 

DT

New member
Thưa huynh dangvo
<br />
<br />Hình như khi huynh tải bài này lên mạng còn thiếu chi đó, chưa phải nguyên văn bản gốc thì phải ?
<br />
<br />Thường thì tiểu đệ thấy huynh Đạt Tường hay nhắc nhở mọi huynh tỷ trên diễn đàn cố gắng ghi xuất xứ của đọan Thánh giáo được trích dẫn để ai có nhu cầu xác minh thì có thể làm được. Cũng như phong cách "dung hòa" tổng hợp nhiều nguồn Thánh giáo của các nơi là phong cách chung của quý huynh tỷ Cơ quan Phồ thông Giáo Lý thể hiện tư tưởng Đại Đồng
<br />
<br />Nhưng trong bài viết này hầu như các đọan Thánh giáo đều thiếu phần xuất xứ ?
<br />
<br />Nếu có thể, xin huynh tiếp tục bổ sung để công quả được trọn vẹn nhe.
<br />
<br />Cảm ơn huynh dangvo
 

DangVo

New member
<P> cái này DT hỏi Đạt Tường , các thánh giáo được trích trong thánh giáo sưu tập của CQPTGL, nếu ai có đọc qua các quyễn thánh giáo sưu tập của CQPTGL thì không lạ các bài thánh giáo được trích lục.</P>
<P>Thân mến</P>
<P> </P>
 

Xí muội

New member
<P> Vậy thì có lẽ anh chị em chúng ta chờ huynh Đạt Tường bổ sung xuất xứ các đoạn Thánh giáo vậy.</P>
<P>Huynh Đạt Tường ơi !!!........</P>
 

Đạt Tường

New member
<P><FONT size=3>Bài viết này đã được nâng cấp một ít</FONT></P>
<P><FONT size=3>Lẽ ra đã đưa lên diễn đàn hồi Tết vừa qua nhưng lúc đó đã có nhiều chủ đề rồi cho nên sợ huynh tỷ đệ muội bị "bội thực"</FONT></P>
<P><FONT size=3>Tạm thời cứ để như vậy</FONT></P>
<P><FONT size=3>Vào mùng 9 tháng giêng Mậu Tý 2008 sẽ trở lại cho phù hợp với yếu tố thời gian</FONT></P>
<P><FONT size=3><strong>Hịện nay, các bạn nên quan tâm đến chủ đề NHỚ VỀ CÁC TÍN HỮU CAO ĐÀI CAMPUCHIA nhân dịp tròn 80 năm khởi công khai phá, xây dựng Thánh địa Tây Ninh</strong></FONT></P>
<P><strong><FONT size=3>Thân ái</FONT></strong></P>
 

Facebook Comment

Top