CHUNG NIÊN SÁM HỐI

nhattrung

New member
<P><FONT size=3>Còn ít ngày nữa đến ngày đến ngày 23 tháng Chạp - ngày đưa Ông táo về Trời (tín ngưỡng dân gian) - ngày Chung niên sám hối.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Các Huynh tỷ có bài viết nào nói về ý nghĩa của ngày này xin đăng bài để mọi người cùng nhau học hỏi và chiêm nghiệm.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Rất mong nhận được bài của các Huynh tỷ đồng Đạo từ mọi miền đất nước và khắp các nơi.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Chào phụng sự.</FONT></P>
<P><FONT size=3>nhattrung</FONT></P> 
 

Nhan Nai

New member
<P>                               <strong><FONT color=#0000ff size=3>Lễ CHUNG NIÊN SÁM HỐI</FONT></strong></P>
<P><strong> I-<U>Nghiã:</U> <U>CHUNG</U>: <U>trọn</U>, cuối. <U>NIÊN </U>: năm.<U>SÁM:</U> ăn năn tội lỗi <U>HỐI</U> :Hối hận, </strong><strong>sửa đổi.</strong></P>
<P><strong><U>Sám hối gồm có 2 ý chính</U> :  1. Tự xét lại việc làm đã qua nhận thấy có tội lỗi, sai lầm, thiếu sót thì ăn năn lỗi cũ, đó là đối với quá khứ.</strong></P>
<P><strong>2. Từ đó, quyết tâm sữa đổi chừa bỏ không tái phạm về sau nữa, đó là nhìn về tương lai.</strong></P>
<P><strong><U>II. Ý nghĩa Chung niên Sám Hối:</U> Ăn năn hối cải tội lỗi của mình vào dịp cuối nặm Chung niên sám hối cũng là một thường lệ được thi hành trong Phật giáo, hay Thiên Chúa giáo ( gọi là Confession Annuelle ). Sở dĩ định vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm là dựa theo truyền thống dân tộc, dùng ngày đó có tính chất như ngày hoàn tất mọi việc sinh hoạt của một năm cũ ( cọng sổ, khoá sổ cuối năm ) để chuẩn bị bước qua năm mới. Và cũng là một nghi thức tự giác , tự nhìn nhận những sai trái tội lỗi chính mình, tự suy xét về lời nói, việc làm và ý nghĩ, để ăn năn quyết tâm chừa bỏ thói hư tật xấu, khắc kỷ, phục thiện, để làm kim chỉ nam tiến thân trên đường tu đức lập hanh.     </strong></P>
<P><strong>III. <U>Tầm quan trọng của Sám Hối đối với người Tụ: </U>Ở phạm vi Ðời, chúng ta thường nghe các từ như : <EM>xin lỗi, thú tội,kiểm điểm, phê binh...</EM>  Trong nếp Sống Ðạo , chúng ta dùng từ Sám Hối vừa chỉ tính cách chân thành tự giác nhận ra sai lầm tội lỗi để ăn năn chưà bỏ vừa hàm ý giải trừ nghiệp chướng thuộc nhiều kiếp trước . Mỗi tín hữu Cao Ðài muốn tu lập hạnh, muốn hướng thiện qua nghi thức Sám hối, cốt yếu phải lấy sự chân thật làm gốc , đừng chạy theo số lương và hình thức bên ngoài, hãy ghi nhớ nơi quy điều, giới luật của người tín hữu Cao Ðài làm chuẩn thằng, chúng ta nương theo để tu hành nơi Kinh, luật,luận, Thánh giáo mà tìm về để thắp sáng tâm hồn, làm sống lại linh năng hồi hướng nơi mỗi chúng ta.</strong></P>
<P align=left><strong>Lễ Chung Niên Sám Hối rất quan trọng ở chỗ : Những sự chuẩn bị của chúng ta về mặt tâm thức, tình cảm và khối lòng chân tín tuyệt đối.  Nên quan niệm rằng : không chỉ nhằm đạt kết quả rồi chấm dứt vào ngày 23 tháng Chạp nầy, mà phải luôn luôn nuôi dưỡng và phát huy tinh thần tự giác, tự tu, tự kiểm từng sát na, để nhìn lại hiện tại, quá khứ, vị lai về đời tu của mình. Nhằm tạo nền tảng và đà tiến dõng mãnh hơn cho đường tu sắp đến, cụ thể là cho năm 2007, năm Ðinh Hợi, một năm mới cho mỗi cá nhân và Giáo Hội. </strong></P>
<P align=left><strong>Thật vậy , người tu hành muốn giải nghiệp , tức là xoá bỏ bao nhiêu oan trái ràng buộc mà chúng ta đã tạo nên trong qúa khứ dài lâu là bước rất quan trọng.                </strong></P>
<P align=left><strong>                                Trong Kinh Giải Oan dạy :</strong></P>
<P align=left><strong>                                Từ vô thủy bắt đầu tập nghiêp.</strong></P>
<P align=left><strong>                                Nghiệp tập rồi phải kiếp trầm luân .</strong></P>
<P align=left><strong>Nghiệp cũ tích tụ từ nhiều kiếp trước, trong nghiệp kiếp nầy chúng ta không lo tu tĩnh, sám hối chừa bỏ còn tạo nghiệp mới nữa.</strong></P>
<P align=left><strong>                        Theo Bài  kinh Mai nhắc nhỡ chúng ta :</strong></P>
<P align=left><strong>                                Điều tập nghiếp kết oan nhớ giải. </strong></P>
<P align=left><strong>                                Việc lổi lầm hối cải xin thôi; </strong></P>
<P align=left><strong>                               Chí tâm hôm sớm trau dồi; </strong></P>
<P align=left><strong>                                Lập thân hành đạo đền bồi nợ xưa.</strong></P>
<P><strong>                                       Bài Kinh Hôm nhắc nhở :</strong></P>
<BLOCKQUOTE dir=ltr style="MARGIN-RIGHT: 0px">
<P dir=ltr style="MARGIN-RIGHT: 0px"><strong>                    Ngày xưa những việc thị phi.</strong></P>
<P dir=ltr style="MARGIN-RIGHT: 0px"><strong>                    Nay con dứt sạch dầu chi mựa hềm. </strong></P></BLOCKQUOTE>
<P dir=ltr style="MARGIN-RIGHT: 0px"><strong>Người có tâm hướng thiện, người chưa có chút ý niệm gì  về tu cầu hoàn thiện nói chung, tất nhiên không nghĩ gì về Sám Hối. Ðối với người biết tu, quyết chí tinh tấn hoàn thiện, thì dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, việc sám hối là việc hằng ngày, phải làm suốt cả cuộc đời người tu. Theo lời khen ngợi Kinh Sám Hối : </strong><strong>Ngày ngày tập sửa tánh thành, Ðêm đêm quyết chí tu hành ăn năn.</strong></P>
<P><strong> Ngày xưa bậc Thánh như Tăng Tử  còn nói: <U>Nhất nhật tam tĩnh ngô thân</U>, Nghĩa là : Mỗi ngày thường tự xét mình mộ lần, huống gì con người phàm tục như chúng ta !  Vì thế, mỗi người tín hữu chúng ta mới có truyền thống nầy để đánh giá sự tiến bộ tu học từng năm một , nên gọi là Chung Niên Sám Hối.  Mỗi chúng ta tự xét hỏi : Tại sao Tôn giáo đạo đức lại lấy việc Sám Hối làm quan trọng? Bỡi vì, con người là chủ mọi hành động của mình ,thiện ác, tội phước thảy do nơi mình tạo ra. Ðức Phật nói : <U>Lẽ Nhân quả nghiệp bạo</U> ; Ðức Lão Tử nói : <U>Hoạ phúc  vô môn, duy nhơn</U> t<U>ự triêu. (</U> hoạ phước không đến mà tự mình vời nó đến ); Ðức Khổng Tử nói <U>Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giả</U> ( làm mắc tội với Trời, cầu khẩn cũng không được ). Hay nói : </strong><strong><U>Chủng qua đắc qua chủng đậu đắc đậu ( </U>trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, hoặc: <U>tích ác phùng ác, tích thiện</U> <U>phùng thiện</U>  ( chưá chất điều ác thì gặp ác , chứa chất điều thiện thì gặp thiện )  Thánh Kinh cũng nói : <U>Mọi việc thiện ác của anh làm là làm cho chính anh vậ</U>y. Như thế, tất thảy các Tôn giáo đều cùng nhìn nhận con người là chủ động mọi việc thiện ác, phước đức tội lội Vận mạng con người chính do nơi con người xây đắp lấy, cho nên ăn năn hối cải với lương tâm của mình, chứ không Ðấng nào sửa dổi tánh tình hành động cho mình đươc, chính tự mình phải nhận lấy trách nhiệm sửa đổi tánh tình mình cũng như đem lại Hạnh phúc cho mình vây. </strong></P>
<P><strong>IV<U>. Ý nghĩa đặc biệt của lễ Chung Niên Sám Hối:</U> Trong tình tự sám hối, mỗi tín hữu cũng nên dành chỗ cho những suy nghĩ về Họ Ðạo. Chúng ta nên suy tư về Họ Ðạo nơi Ông Bà Cha Mẹ Anh Chị em, nơi đã từng làm lễ Tắm Thánh, Thành Nhân, với những ngày xa xưa khi mới lớn lên và tập tu, chúng ta suy nghĩ về hướng tu hành tinh tấn, tăng huy đạo hạnh, đã có những  dấu hiệu gì xứng đáng để cảm thấy bình an hoan hỷ chưa? Và chúng ta có thể cảm nhận ra những dấu hiệu hoặc trạng thái, ý thức  yếu kém về đường công hạnh tu tập trong nếp Sống Ðạo hằng ngày trong việc hộ trì Chánh pháp và trưởng dưỡng tình anh chị em đổng đạo không? Phải tự tu, tự kiểm ,và kiểm chứng mới thấu đạt ý nghĩa  đặc biệt lễ Chung niên Sám Hối.</strong></P>
<P><strong>Mỗi tín hữu hãy tự hỏi tại sao dâng lễ Chung Niên Sám Hối, lại phải cầu xin Ơn Trên tha thứ xá giảm tội tình mình? và có chắc hẵn sám hối sẽ được dứt sạch tội lỗi trong năm cũ không.  Chính chúng ta  phải tự nghĩ sửa đổi tâm tình, cải ác tùng thiện, nói dễ chứ khó khăn lám , vì thói quen tật xấu đã nhiểm vào tâm thức lâu ngày thành tự nhiên, thành cố tật ! Ðức Khổng Tử nói <U>: Thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán như tụ nhiên</U>  ( tập thành từ lúc nhỏ , cũng như thiên tánh, tập quen cũng thành tự nhiên ) cũng như Tây ngạn nói <U>: Thói quan là bản tánh thứ hai của con người</U>    Xem như Thi sỉ Nguyễn Khuyến muốn bỏ tật nghiện rượu mà không sao bỏ được , có bài thơ rằng :</strong></P>
<P><strong>                            Những lúc say sưa cũng muốn chừa,</strong></P>
<P><strong>                           Muốn chừa nhưng tánh lại hay  ưa</strong></P>
<P><strong>                          Hay ưa, nên nỗi không chừa được</strong></P>
<P><strong>                         Chừa được, nhưng mà - cũng chẳng chừa !</strong></P>
<P><strong>Ngược lại, trường hợp đạc biệt của Cụ Cố Ðạo Trưởng Hiệp Lý Lê Trí Hiển, mậc dù tuổi cao sức yếu, mắc tật nghiện thuốc phiện đã tiểm nhiểm hằng mấy mươi năm trong thời Cụ còn làm quan mà đeo đai mãi đ61n ngày hưu trị  Thế mà, sau khi ngộ Ðạo, Cụ quyết tâm bỏ nghiện để giữ gìn quy giới tinh nghiêm, lắm lúc bọ cơn nghiện dày vo thể xác đau đớn Cụ phải ngất xỉu !  Ðạo trưởng cố quyết tămchịu đợng đến khi khắc phục được ma ghiền, thật quả là một nghị lực phi thường ! Hẵn nhiên do đâu mà được , là nhờ mãnh lực, tha lực phù trì của Thiêng liêng, nhờ đức tin cao cả mà khắc phục được ma chướng buộc ràng.     ( còn tiếp );</strong></P>
<P><FONT color=#999999>(Có chỉnh sửa ký thuật bởi admin)</FONT></P>         
 

Nhan Nai

New member
<P> ( tiếp theo ) </P>
<P><strong>Phản ánh các trương hợp trên, chúng ta khẳn định tất cả do Tâm tạo và ý chí nghị lực kiên cường dõng mãnh trên đường tu dưỡng, một đức tin kiên định hướng về Thầy sẽ được Ơn Trên hộ trì  soi dẫn đến minh tâm kiến tánh, cải ác tùng thiện, thành đạt đến Chân, Thiện, Mỹ.</strong></P>
<P><strong>Từ đó, ai nấy trong chúng ta đều cảm thấy vui mừng, gặp nhau đều thấy dễ chiu.  Rời nhà ra đi chúng ta mong sớm trở về, người ở nhà đợi chờ người đi vắng. Hằng năm cứ đến ngày Chung Niên Sám Hối, toàn đạo sẵn sàng dọn mình trong sạch, dâng hết khối chí thành, đốt nén hương lòng đến trước bệ Chí Tôn sấp mình khẩn nguyện qua hết lời bài Kinh Sám hối để suy gẫm câu kinh hầu tắm gội linh hồn, ăn năn tội tình trong năm, quyết sưả đổi chưà bỏ những sai trái lỗi lẫm từ nhỏ nhít đến to lớn đã từng gây ra phiền não buồn chán cho mình va cho moị người! Thay vào đó, chúng ta đã làm được các điều vui vẽ, tốt đẹp, vưà ý, hớn hở cho nhau như những ngày đầu năm đón mừng Xuân mới.</strong></P>
<P><strong>Hiểu được, và làm được những điều chúng ta đã theo dõi đề tài từ đầu đến cuối, quả quyết do đức tin và nguyện lực của kẻ tu hành, đem lại các điều vui, tạo các việc lành, dần dần nguồn vui được toã rộng, hạnh lành phát huy, cảm thấy ra rằng Sám Hối có thể thể giảm nghiệp tăng phước, không còn tạo thêm nghiệp xấu cho mình và cho tất cả về sau, chắc chắn chúng ta sẽ hưỡng được nếp Sống Ðạo: <U>Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An.</U>     <U> </U></strong></P>
<P><strong><U>VI. Kết Luân:</U></strong></P>
<P><strong>Xin mượn lời thơ sau đây kết thúc chuyên đề Chung Niên Sám Hối :  </strong></P>
<P><strong>Cùng về suy nghiệm lời kinh (trọn bài Kinh Sám Hối );     </strong></P>
<P><strong>Soi trong nghiệp thức phù sinh kiếp người;       </strong></P>
<P><strong>Quanh năm bao cuộc khóc cười...;     </strong></P>
<P><strong>Bao phen lầm lỗi, bao hồi đảo điên !;</strong></P>
<P><strong>Nỗi trôi giưã cõi ưu phiền;</strong></P>
<P><strong>Nay về Sám Hối Chung Niên bên THẦY;   </strong></P>
<P><strong><U>THẦY ơi ! con thiệt thơ </U>ngây </strong></P>
<P><strong>Vướng thân khổ lụy, biết ngày nào ra ?;</strong></P>
<P><strong>Thân ơi ! có biết chăng la...</strong></P>
<P><strong>U mê bao độ, thăng hoa bao lần;</strong></P>
<P><strong>Bụi nào còn vướng gót chân;</strong></P>
<P><strong>Giũ xong, nhẹ bước phong trần thênh thang..!        </strong></P>
<P><strong>_________________________________________</strong></P>
<P><strong>( Kính nhờ kỷ thuật bởi admin sữa, điều chỉnh cho. Cảm ơn )</strong></P>
 

5thanhcuchi

New member
<P> </P>
<P>       CHUNG NIÊN SÁM HỐI </P>
<P>       TỘI LỔI VỪA QUA </P>
<P>       NAY LÀM ĐIỀU THIỆN </P>
<P>       CHÚC PHÚC MỌI NGƯỜI </P>
<P>      5 THÀNH CỦ CHI     8-2-2007</P>
 

Trung ngôn

Active member
Tiếp theo chủ đề Chung niên sám hối.
--------------------------------------
….
Tại sao con sám hối?
Có phải con nhận biết được điều trái điều phải, mà nhận được như thế cũng đáng mừng. Vì lòng còn tia sáng dọi ra, nếu phạm tội hóa mê mờ còn thấy chi mà cải đổi.
Lễ sám hối là lễ cầu cứu chăng?
Mà các con đã thấy mình yếu hơn kẻ thù tội lỗi nên cầu cứu để nhờ bên ngoài hợp đồng mà tiêu diệt bọn chúng?
(còn tiếp)
[trích Thánh ngôn Trung Hưng, Vô cực Lão mẫu, Tịnh đường, 16/4/Quý Mẹo - Đại Đạo 38]
 

Hoá-nhân

New member
Tại sao con sám hối?
Dạ tại vì con ham vui.
Lễ chung niên sám hối tại thánh thất Trung Nam giành cho lớp trẻ được tổ chức vào tối 23 tháng 12 âm lịch hằng năm luôn được nhiều bạn trẻ đủ mọi lứa tuổi đồng, thiếu, thanh trong tỉnh cùng tham gia. Không chỉ có các bạn là tín đồ Cao Đài đâu mà những bạn trẻ theo đạo thờ ông bà, đạo Phật và cả Công Giáo nữa cũng hưởng ứng trong bầu không khí vui vẻ, đầm ấm và không kém phần trang nghiêm.
 
Sửa lần cuối:

Trung ngôn

Active member
Hoá-nhân nói:
Tại sao con sám hối?<br />Dạ tại vì con ham vui.
Kính HTDM,
Sám hối trở thành một việc mà hầu hết tín đồ Cao Đài đều thực hiện.
Có người sám hối mỗi ngày, có người lâu lâu mới nhớ mỗi mình có lỗi, người khác thì "xuân thu nhị kỳ", v.v..
Họ thực hiện có nhiều lý do và nay có thêm một lý do "lạ" nữa là: Ham vui.
Kính lời.
 
Kính thưa Quý Huynh Tỷ ;
Trong cuốn kinh Đại Thừa Chơn Giáo có câu :

Xin đừng lầm lỗi ăn năn,
Để tâm thanh tịnh mót cằn quả công
.

Vậy với người tu Đại Đạo ( luyện đạo tu công ) việc sám hối lại là một trở ngại !
Quý Huynh Tỷ nghĩ gì về hai cách tu tín ngưỡng ngoại giáo và nội giáo vô vi khác nhau như vậy ? Kính .
 

dong tam

New member
Kính thưa Quý Huynh Tỷ ;<br />Trong cuốn kinh Đại Thừa Chơn Giáo có câu :<br /><br />Xin đừng lầm lỗi ăn năn,<br />Để tâm thanh tịnh mót cằn quả công .<br /><br />Vậy với người tu Đại Đạo ( luyện đạo tu công ) việc sám hối lại là một trở ngại !<br />Quý Huynh Tỷ nghĩ gì về hai cách tu tín ngưỡng ngoại giáo và nội giáo vô vi khác nhau như vậy ? Kính .
<br /> <br />
Sao lại nghĩ như thế!

Vậy cần phải tìm hiểu lại bản chất của Sám Hối (theo lời Thánh giáo) là gì trước khi bàn tiếp vậy
 

Hoá-nhân

New member
Kính chào quý ACE!
Sám là nhận ra (lỗi lầm)?
Hối là hối hận, hối cải? (Hối còn có một nghĩa nào khác nữa không nhỉ?)
Sám hối có nghĩa là nhận ra lỗi lầm nên ân hận và hối cải, sửa đổi bản thân.
Dám nhìn nhận lỗi lầm của mình để rồi sửa đổi bản thân mình trở nên tốt hơn thì đó chính là cái Dũng của con nhà Đạo _ Hóa nhân nghĩ vậy
 

Hoá-nhân

New member
Kính HTDM,
Sám hối trở thành một việc mà hầu hết tín đồ Cao Đài đều thực hiện.
Có người sám hối mỗi ngày, có người lâu lâu mới nhớ mỗi mình có lỗi, người khác thì "xuân thu nhị kỳ", v.v..
Họ thực hiện có nhiều lý do và nay có thêm một lý do "lạ" nữa là: Ham vui.
Kính lời.

Kính huynh Trung ngôn!
Cái này là do Hóa-nhân không biết cách trình bày đó thôi. Nay xin được nói rõ hơn
Ngay khi biết được lỗi lầm của mình và hối hận, quyết tâm thay đổi bản thân thì con người ta đã sám hối rồi. Tội nhẹ thì tự biết, tự xử lấy; nặng (ít) thì quỳ nhang sám hối.
Con nguyền cải lỗi dốc làm lành
Hối ngộ tiền căn nhứt nhựt sanh
Sám hối tụng thường hằng sửa tánh
Cầu xin Trời Phật chứng lòng thành

Quỷ lục dục thất tình cám dỗ
..............
Cải tà quy chánh xin Thầy rộng dung.

Nếu có thời gian rãnh (hoặc tội nặng nhiều) thì tụng Kinh Sám Hối dài luôn
(nhờ tội nhiều mà Hóa-nhân thuộc lòng bài kinh này đó, thấy pro chưa?)
Do nhà có thờ Thầy nên Hóa-nhân có thể sám hối bất cứ lúc nào. Còn việc vát xác đến thánh thất để dự lễ Chung Niên Sám Hối là do ham vui và đi để hưởng ứng một phong trào, hưởng ứng một truyền thống văn hóa của Đạo Thầy.
 

nguyennhantu

New member
Kính thưa quý Huynh Tỷ;
Kính hiền Thích Học Đạo ;
Việc tu theo tôn giáo tín ngưỡng là chỉ cần làm lành lánh dữ , tin và hành theo lời dạy của người lãnh đạo tôn giáo, còn người đã thọ pháp tu luyện nội giáo đại đạo là tự mình hành đạo không lệ thuộc bất cứ người nào , ngay cả người chỉ cách cho mình tu . Trong tôn giáo Cao Đài hai nguyên lý tu hành nầy thể hiện rất rõ : từ cách thờ cúng đến cách hành đạo đều phân biệt .Người tu theo tinh thần tín ngưỡng chưa bước qua cánh cửa tôn giáo nên phải chấp hành sự dạy dỗ của giáo hội nên khi lập bàn thờ phải có người chức sắc thẩm quyền đến trấn thần an vị . Người thọ pháp tu công tịnh luyện thì không phải như thế. Chỉ cần tự mình lập bàn thờ đúng như chỉ dẫn để chiêm nghiệm lý pháp tu hành mà thôi !
Người mới tin đạo , chưa thể quán tâm nên cần phải ăn năn sám hối. Nhờ nhận biết tội lỗi mà ăn năn đau nhức lương tâm , lâu ngày nhận ra sự hoạt động của cái tâm. Người đã nhận ra được cái tâm rồi thì mới hành pháp tu tâm có kết quả . Muốn hành đạo tu tâm pháp có ấn chứng thì phải định tâm chuyễn tâm trở về với hư vô thanh tịnh. Lúc nầy không nên xao động lầm lỗi ăn năn làm cho kết quả tu tập không kết được .
Người nào thích và hành đúng mấy câu kinh sau thì tu luyện tâm pháp hay ngoại pháp đều không có gì trở ngại :


Cuộc danh lợi là phần thưởng quý
Đấng hóa công xét kỹ ban ơn.
Lòng đừng so thiệt tính hơn,
Ngày đêm than thở dạ hờn ích chi !


Kính
 

mai_hanh

New member
Hay quá!
Cuối cùng thì mình cũng nhớ lại password.
Xin đừng lầm lỗi ăn năn,
Để tâm thanh tịnh mót cằn quả công
(Đạo Thừa Chơn Giáo)
Kính cùng huynh Thích Học Đạo!
mai_hanh xin nêu suy nghĩ của mình về 2 câu Thánh Giáo trên
Câu: Xin đừng lầm lỗi ăn năn thì mai_hanh hiểu rằng
Xin đừng lầm lỗi để rồi phải ăn năn, hối hận là điều không nên làm (không nên lầm lỗi)
(Khác với không nên ăn năn, sám hối)
Câu: Để tâm thanh tịnh mót cằn quả công đó là điều nên làm
Kính
 

1234

Active member
Kính chư H.T.Đ.M

Theo sự hiểu biết ngu muội của đệ thì phàm con người chúng ta có vấp ngã, có phạm phải sai lầm ... thì tỉnh giác, ý thức, nhận ra được mình ... sai phạm nên cần phải sám hối để hầu mong ... chuộc lại lỗi lầm , để hầu mong được hoàn thiện ...
Ấy vậy mà trong đời không loại trừ có những người phạm nhiều sai phạm tỳ tỳ mà có chịu sám hối đâu ( kể cả người không biết mình sai phạm và người nhận thức ra mình sai phạm )

Và lại còn có người luôn quán xét trong ngày , hay sau những lần sai phạm trong ngày ( tỷ dụ như sau những cơn sân si quá tay vì phàm tánh chung đụng, giao tiếp với trần cảnh trong ngày , trong cuộc sống đời thường )

Có người sám hối xong ! rồi cứ thế lại mắc sai phạm tiếp ! Có người thì quán xét tâm hằng ngày , kiễm tâm không thấy có sai phạm nào cả trong ngày ... nhưng hằng ngày vẫn hằng sám hối ! Người này họ ý thức được tuy trong hiện kiếp gần họ không sai phạm, nhưng hiện kiếp xa , hoặc trong tiền kiếp họ từng mắc nhiều lầm lỗi mà nay thì không nhớ .. ra nổi là mình đã từng vô minh phạm sai phạm và lầm lỗi chất chồng như núi biết bao nhiêu là ... sai phạm ... Ấy vì thế mà họ luôn hằng ngày tự sám hối !

Có người thì gia đình no ấm, sung túc, thân không mưa nắng , cực nhọc nhưng cứ bệnh tỳ tỳ , rề rề hoài ! bao nhiêu thứ bệnh trong đời tim gan phèo phổi họ ôm hết vào người . Có phải chăng trong tiền kiếp họ Sát Sanh quá nhiều nay thân trả nghiệp báo => Nên chi họ rất rất cần Sám Hối ! ?

Ngày mai đến ngày thi tối hôm nay mới mau mau lật sách ra học ? đợi lúc mình thật khát nước mới lấy xẻng ra đào giếng ? Nước đâu chưa thấy mà mình đã chết khô rồi !

Người học , học sao cho thấm từng bài , ngày thi họ chỉ cần coi dợt qua để nắm lại cái sườn thi . Họ quá ung dung tự tại khi thi ...
Người sám hối thật tâm họ hằng ngày luôn tự sám hối . Lâu dần thành phản xạ họ luôn nhận thức ra việc sai phạm vừa xảy ra, diển ra với họ mà họ cần tự tâm sám hối liền !

Văn ôn - Võ luyện lâu dần họ sám hối sai phạm vừa diển ra, cho tới chặn luôn sai phạm sắp diển ra, lâu dần họ "cắt đứt luôn cơn ho" của những sai phạm ấu trỉ ... ngày nào ! ( để không còn tái diển ra sai phạm mới nữa ! )

Và thế là với họ "Sám Hối" là một việc thiết yếu trong ngày ! tựa như họ tự treo một Thanh Gươm trước mặt để họ tự "Chuẩn mình" Chứ họ không cần đợi đến khi khát nước mới lo mau mau cập rập mang xẻng để đi đào giếng tìm nước .

Người tu thuộc đẳng cấp nào cũng vậy ! Tu Tâm Pháp hay Ngoại Pháp đều rất cần Khẩu Trang , Bao Tay , Thuốc Khử Trùng ... như nhau cả ! (tạm ví dụ thôi ) Tựa như bác sĩ Nội Khoa hay Ngoại Khoa họ cũng rất cần chế độ vệ sinh chuẩn mực nào đấy ! ...

Sám Hối thì không khó ! Nhưng sám hối có chăng để hầu mong chuộc lại lỗi lầm xưa ! ( đều này thì ... hơi khó ! )

Thực tế trong đời có những lỗi lầm có cơ hội cho chúng ta sửa sai .
Nhưng cũng có những sai phạm, lỗi lầm không có... cơ hội thứ 2 cho chúng ta hoàn thiện lại được như lúc ban đầu ... và sẽ là niềm day dứt ... mãi mãi trong đời .

Để Ngừa Bệnh thì không khó . Nhưng để vướng Bệnh => Để chữa dứt Bệnh e rằng cũng tùy ! ( khó hay dễ tùy Bệnh ! Bệnh ngoài da hay loại đã nhiễm ... vào đường máu rồi ? ? nhất là căn bệnh "Cố Chấp" bệnh này tuy thấy nhẹ nhưng là loại Nan Y , không thấy vi trùng nhưng rất khó chữa ! không có thuốc "Đặc Trị" )

Nhẹ thì mau dứt , nặng thì lâu và khó hơn nhưng chắc rằng là sẽ bị ràng buộc vướng víu nhiều thời gian sinh hoạt để ( cách ly, kiêng cử ... ) hơn ngày thường như người lành lặn là vậy .

Cho dù hai tay ta có nhiễm khuẩn hay không . Nhưng rửa tay trước khi ... không là đều cản trở,quan ngại chúng ta hay là đều xa xỉ,tốn kém gì cả ! ( mà lợi ích thật không ngờ ! lâu dần thành phản xạ tự nhiên )

Đôi dòng tản mạn mông lung ngu muội lạm bàn về 2 từ Sám Hối . Với ý nghĩ thiển thô tham gia cùng chủ đề . Mong rằng không làm loảng chủ đề

Kính chư H.T.Đ.M
 
Sửa lần cuối:

mai_hanh

New member
Có người sám hối xong ! rồi cứ thế lại mắc sai phạm tiếp
Kính huynh 1234!
Trường hợp trên cũng được nhắc đến trong Kinh Sám Hối:
Lại có kẻ tưởng Trời tin Phật
Mà trong lòng chẳng thật kính thành

Lâm nguy nguyện vái làm lành

Tai qua rồi lại dạ đành phụ vong

Và đó là trường hợp của những người mê tín vì cho rằng có lỗi chỉ cần ăn năn sám hối là xong
Kính

 
Kính thưa quý HTDM;

Ăn năn sám hối có phải là pháp tu dưỡng hoàn chỉnh không ? Thích Học Đạo kiểm điểm thân tâm mình thấy hình như có gì đó chưa ổn ! Nếu nói như tỷ mai_hanh : xin đừng lầm lỗi ăn năn là đừng lầm lỗi để rồi phải ăn năn thì hóa ra con người có thể làm được việc không để cho lầm lỗi sao ? Đã là con người dù đó là một vị Đại La Thiên Đế giáng trần thì cũng phải bị lỗi lầm ( trong kinh Đại Thừa Chơn Giáo nói như vậy ).
Trong ĐTCG Thầy cũng có dạy : Cái bản tánh của con người khó lòng sửa được. Không thể tu tâm sửa tánh mà chỉ có thể tu tâm dưỡng tánh . Chúng ta cũng nghe nói : giang sơn dể đổi bản tánh khó dời. Như vậy , bí quyết để tu tâm dưỡng tánh như thế nào ? Chắc quý Huynh Tỷ cũng đã nghe câu : Vô vi nhi trị cũng như cách tu của Thiên Chúa giáo là xưng tội chứ không sám hối. Như vậy , là có hai phương pháp bồi dưỡng tâm tánh khác nhau ! Không biết phương pháp nào tốt hơn ? Kính .
 

1234

Active member
Kính chư H.T.Đ.M

Xưng tội - Sám hối . Tuy rằng có thể khác nhau về hình thức pháp tướng .Nhưng mục đích cơ cầu cuối cùng thì đồng một thể đó là đi tìm sự giải tỏa , tháo gút, để đi tìm một sự chuyển hóa mới nào đấy trong Tâm Thức ... với mục đích để nhẹ lòng , để lòng mình được giải tỏa cho thanh thản ...

Chúng ta đã từng lầm lỗi , đang lầm lỗi và cũng .. không trách gì, không chắc là chúng ta sẽ không lầm lỗi nữa ... !

Nhưng nhờ qua hình thức Xưng tội - Sám hối có lẽ ít nhiều sẽ là 1 lằn ranh giới hạn , nhắc nhở cho chúng ta phạm những sai lầm đã qua , và có thể tránh được những sai phạm ở mức lớn hơn ( mặc dù xác phàm này dù gì cũng mang thân tứ đại , bon chen lăn lộn trong cõi tạm này không sao tránh được những lỗi lầm , bản ngã chúng ta còn đó ! thì lỗi lầm vẫn còn đang treo lơ lững trước mắt xa xa ! )

Bỡi thế Sám hối hay Xưng tội không là điều dư thừa xa xí của những ai còn mang thân phàm và còn đầy bản ngã như con người chúng ta . có xác phàm là chúng ta đã bị lực chi phối, ảnh hưởng của thân Tứ Đại và trước ngọn gió Bát Phong trong đời thì Sám hối - Xưng tội ít nhiều giúp cho chúng ta như một chiếc Áo Mưa vậy ( tuy rằng áo Mưa có cũ sờn rách nát thì ít nhiều tạm che chắn cho chúng ta những cơn gió lạnh ngấm sâu vào người, tuy rằng chúng ta có mặc áo hay không thì người vẫn phải ướt mưa )

Khi làm Đại La Tiên Thiên còn đứng vượt cao trên Mây khi Mưa thì người không bị Ướt
Nhưng một khi đã xuống thế . Khi Mưa thì đứng dưới trần đều Ướt người như bao người
Vì đều bị lực ảnh hưởng, chi phối dưới trần , bị lực trọng trường hấp dẫn của quả Địa Cầu khác với những Lực Thanh Khiết nhẹ nhàng ở cung cõi Khác ... là vậy !

Tuy rằng đây không là cách rốt ráo nhưng phần nào là pháp Tiếp Dẫn , phương tiện cho những bước đi sâu xa lâu dài hơn .

Một mai chúng ta có điều kiện di chuyển ngoài Mưa To ! chúng ta được ngồi trong Ô - Tô ( Ngồi trong xe chúng ta có thể bật nhạc nghe , xem Ti - Vi còn được ngồi râm rang ăn uống trò chuyện vô tư thoải mái ... ) So với người phải đội Mưa di chuyển mặc Áo Mưa chật vật mà người vẫn ướt . Thì cái Áo Mưa này vẫn là kỷ Niệm ngày nào của chúng ta vậy ! Và nó là Phương Tiện tiếp dẫn cho Đại chúng .

Không vì người có điều kiện đi Ô - Tô hàng hiệu mà có thể rẻ rúng coi thường chiếc Áo Mưa ngày nào ! Tất cả các pháp đều là phương Tiện cả ! Không có cái nào hơn hoặc cũng không có cái nào kém ! Hơn - Kém chỉ tùy cách dùng. điều kiện dùng, chỗ dùng mà thôi !

( Tỷ như Ô - Tô tới cổng mà Trời vẫn Mưa chả nhẻ cứ cho xe chạy ào vào Nhà được sao ?
Hay là lại phải nhờ chiếc Áo Mưa để chúng ta Mặc vào và phải tự xuống xe mở Cổng vào Nhà ? Nếu là dùng Ô - Dù thì chúng cũng không ngoài là ... Phương Tiện tuy rằng hình thức có khác )

Vài dòng tản mạn mông lung về Pháp Dẫn , Pháp Phương Tiện về chuyện Sám hối - Xưng tội ... để cuối cùng chỉ có một mục đích cơ cầu chẳng khác nhau là mấy ( tuy rằng chỉ khác hình thức chiếc Áo Mưa Cánh Dơi hay chiếc Áo Mưa mặc chồng Áo Quần . Nhưng cuối cùng chúng đều như nhau cả vì đó là Áo đi Mưa, là Phương Tiện ... )

Cho dù là hàng Đại La Tiên Thiên xuống thế mang xác phàm đều phải bị chịu ảnh hưởng của Tứ Đại , Bát Phong ... . Ví như một như Sáng Chế tài giỏi họ thiết lập tạo dựng nên được một nhà máy Phản Ứng Hạt Nhân . Tất cả nhân viên vào đó đều tuân thủ một quy chế nghiêm ngặt , mặc vào người những thiếc bị trong như phi hành gia APOLLO vậy !

Thì khi Nhà sáng chế này vì một lý do nào đó ! Muốn vào để kiễm tra công việc hay làm gì đấy ! Tất nhiên không loại trừ là cũng sẽ trở thành 1 người phi hành gia APOLLO hệt như mấy người nhân viên kia vậy !

( Không vì mình là người Sáng Chế mà có thể ngang nhiên đi chân trần hay ăn mặc đơn sơ như lúc ở bên ngoài mà được ! ? Biết đâu Vị này vì là Chuyên Gia nên quá hiểu rõ mức nguy hiểm hơn mấy Vị nhân viên kia ! Biết đâu thì họ Trang Bị mặc đồ còn Zữ hơn vậy nữa , lại còn uống kèm ngừa theo trong người nhiều loại THUỐC Đặc Trị để tránh nhiễm Xạ nữa .... không chừng ! ? ? )

Nếu là hàng Đại La Tiên Thiên xuống thế họ còn Sám hối - Xưng tội biết đâu còn hơn người phàm chúng ta nữa ... thì sao ! ? ? ? ( Vị đó họ ắt càng ý thức hơn chúng ta và càng không thể Chủ quan như chúng ta ? ? ? )

Mong rằng vài dòng tản mạn mông lung của đệ không làm loảng Chủ đề .

Kính
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p>HQ nghĩ rằng không phương pháp nào giống phương pháp nào vì đã làm người thì không người nào giống người nào! nếu dụng công phu của bậc Thượng căn đem áp dụng cho bậc Hạ căn thì không ổn! "Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh"</o:p>
<o:p></o:p>
Xin đừng lầm lỗi ăn năn,
Để tâm thanh tịnh mót cằn quả công<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ai đó nói với HQ rằng: khi sinh làm người không ai là không tội, không ai là không mắc nợ! HQ nghĩ rằng sám hối là việc làm cần thiết!
<o:p></o:p>
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy:” ở đời mạt kiếp này, ai là người thì không ai không tội. Nhích chân, há miệng đã gây nên tội lỗi rồi, cần gì phải hành động. Liếc trừng mắt một cái, xủ mặt một khi, đã gieo vào lòng mình một hay nhiều hạt giống nhân quả, đã phóng vòng dây đến nguồi rồi sẽ báo trả với nhau...” (1)
<o:p></o:p>
Hình như cũng có ai đó nói với HQ rằng: không vào hang cọp sao bắt cọp, không đi hết con đường làm sao biết con đường nhiều chông gai, thử thách? Sen mọc lên từ bùn dơ, Hoa nở từ vách đá, xương rồng sống trên sa mạc khô cằn, Những ai đã trải qua sự đau khổ thì mới biết giá trị của sự đau khổ….!!
<o:p></o:p>
Xin đừng lầm lỗi ăn năn,
Để tâm thanh tịnh mót cằn quả công<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
đã để Tâm mình Thanh Tịnh thì cần chi phải sám hối, phải ăn năn?? Sự thanh tịnh trong tâm mỗi người là một sự SÁM HỐI hoàn hảo nhất! dù miệng có đọc trăm lần kinh sám hối trong một ngày nhưng tâm không thanh tịnh thì cũng không đạt kết quả! HQ nghĩ vậy!<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thế nhưng đã làm người thì cần phải có lầm lỗi, có nợ nần vì có lầm lỗi mới biết sợ, có nợ nần mới biết lo, làm hư phải đền, có vay có trả, qua lại ..lại qua ....nhiều lần như thế --“vật cực tất phản” đến lúc nào đó cảm thấy chán ngán, ngán đến tận cổ rồi mới nghĩ đến sự trường tồn vĩnh cữu!<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ai đó từng nói: “Chân Tâm nằm trong phền não, trong vô minh, trong thân phàm này đây, cho nên tìm chân tâm là tìm trong phiền nảo, trong vô minh, trong xác phàm, Thượng đế có trong kẻ phàm phu, biết khử phàm phu sẽ thành Thánh Đức, kẻ đồ tể buông dao thành phật,con quỷ dọa xoa hôm nay là bồ tát ngày mai, cho nên không thể tìm được tiên thánh ngoài phàm phu”<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đức Chí Tôn đã dạy: “sám hối là tự giác trở về với linh giác, và nơi trần khổ này cho bậc chí Thánh cũng khó tránh lỗi lầm đặng, nhưng sự ăn năn tự hối là quý báu vô giá. Các Tiên Phật xưa nhiều bậc đứng đặng đại vị cao thượng thiêng liêng là nhờ có sự cải hóa mà nên chánh quả. Có nhiễm trần, có lăn lóc mơi sương chiều gió, có kim mà ngọc đáng, có đai cân rực rỡ, có lấn lướt tranh đua, có ích kỉ hại nhân, có vui vẻ với mùi đỉnh chung lao lực mới thấy cuộc nhục vinh, buồn vui mấy chốc, chẳng qua là TRẢ VAY, VAY TRẢ đặng đồng cân, chung cuộc lại thì mỗi trái oan còn nắm, mà vì đó mới thấy đặng đường hạnh đức trau mình. (2)<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đức Lý Giáo Tông dạy: "Hiền đệ, hiền muội hãy can đảm đối diện với sự thật, đối diện với tâm linh của chính mình. Và khi đối diện với tâm linh nếu chư đệ muội có những trạng thái, những màu sắc tội lỗi lem luốc dẫy đầy, đừng vội hoảng sợ, vì vội vàng hoảng sợ nó sẽ làm cho mình bị ngộp trong những mặc cảm tội lỗi xấu xa đó. Ngược lại, thẳng thắn chấp nhận nó để cảnh cáo tâm linh, để diệt trừ phiền não thì những cái gì nơi cõi lòng mà chư hiền xem như một quái vật ghê tởm không muốn nhìn ấy sẽ biến thành những đóa hoa sặc sỡ của giác ngộ, của chơn như..." (3)

"Mới đây đen tóc mái đầu
Lần hồi bạc trắng đổi màu không hay
Công danh phú quý tiền tài
Có ăn cho lắm cũng hai bữa thường
Áo quần dẫu có trăm rương
Cũng mặc đôi bộ như thường thế thôi
Dầu cho cao ốc lâu đài
Năm gian bảy nóc trong ngoài ngựa xe
Kẻ ăn người ở bộn bề
Đến khi viên mãn phủi về tay trơn
Chỉ còn có một chơn hồn
Gánh mang tội phước dập dồn thế gian"
( Cơ Quang Phổ Thông Gíao Lý – 30/9/ canh tuất – 1970)​
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
” HQ đăng một đoạn trong “Thất Chân Nhân Qủa”
<o:p></o:p>
Tích xưa có Hứa-Tin-Vương (là Hứa-chân-Quân) khi còn nhỏ làm việc săn bắn. Bữa nọ đi trong núi, bắn nhằm con nai nhỏ, mang tên chạy trốn. Mấy người đi cùng ông kiếm tầm tột tới bên hố, thấy nai con bị tên nằm dưới đất, nai mẹ cắn cỏ nhổ cho con, lại liếm chỗ mũi tên mà sa nước mắt. Thấy người đi đến, nai mẹ vì thương con không đành bỏ chạy, thinh-không nhào xuống, mẹ con đều bị bắt hết. Bạn chủ đem về mổ ra thấy ruột nai mẹ đứt làm mấy đoạn. Nai con tuy bị thương mà ruột còn nguyên là vì còn khờ, còn nai mẹ vì thương con mà đứt ruột dường ấy!
Hứa-Tin-Vương thấy vậy bất nhẫn, liền đem cung tên bỏ hết, vào núi tu, sau đặng thành chánh-quả.
Nay mình ra tu biết cái nẻo ái-dục là mối chuyền hóa: người, thú, Tiên, Phật, cũng do đó mà thành. Vì 96 ức nguyên-nhân xuống trần, kẻ tu trước thành rồi thì về trước, người chưa tỉnh còn lại thì về sau.
<o:p>.....</o:p>
Bữa nọ ông nói cùng đệ tử rằng: Mấy trò hơn 100 người chẳng phải ít, bỏ nhà theo đạo thiệt có lòng thành, hễ người tu hành trước phải trừ sắc tướng. Mấy trò như thấy nữ sắc có vọng trong lòng chăng?
Mấy người thưa rằng: Như luận việc Tài, Khí cùng Tửu, hoặc ý đó chưa được sạch. Còn việc nữ sắc chắc bạn tôi đều bỏ hết, không ham.

Hứa-Tin-Vương cười rằng: Mấy trò nói đặng trong sạch chớ ta e chưa được. Vì ta thấy bề ngoài các ngươi còn tư-vọng chưa có khắc cái ý cho tuyệt, nên ta sợ hậu nhật khó ngăn việc ấy.Các đệ tử rằng:
- Bạn tôi không dám nói dối với thầy. Hứa-Tin-Vương nói:
- Ta có phép thử biết giả chân, vậy mỗi người kiếm một cây than chừng 3 thước, để trên giường ngủ một đêm, sáng ngày phải đem giao cây than cho ta, rồi ta mới truyền cái công-phu huyền diệu.

Mấy người nghe nói không biết ý chi, đều đi kiếm cây than để trên giường. Đêm ấy người người đều ngủ, tỉnh giấc ngồi dậy thấy một cô gái nằm dựa bên, dục ý khởi tâm, dằn giữ không đặng, chân dương tiết lậu. Kế nghe ngoài cửa kêu một tiếng lớn: Mau mau đem giao cây than, thầy đợi lâu rồi. Mấy người nghe kêu mà còn giựt mình ôm cây than, nghe ngoài kêu thúc mau mau. Ai nấy liền bận áo đem giao cây than.

Ra ngoài thấy Hứa-Tin-Vương, người người đều thất sắc. Ngài bảo mấy trò đứng hai hàng, kêu từ người đem giao. Mấy người nghe nói chẳng dám trái lời. Người thứ nhất đem lại, Hứa Tin-Vương hỏi:
- Ngươi đặng mấy mươi tuổi?
Đáp: Thưa thầy, tôi 76 tuổi.
Hứa-Tin-Vương nói: Ngươi nay tuổi đã lớn mà còn ham việc sắc dâm chẳng bỏ!
Thưa rằng: Chẳng hay sao thầy biết tôi chẳng bỏ?
Thầy rằng: Như ông nói không ham việc sắc mà cây than dường ấy? Ông nọ nghe nói dòm cây than nửa chừng biến sắc, coi bộ ngỡ-ngàng hổ thẹn! Nhớ lại hồi hôm tiết lậu chân dương mắc cở, gục đầu chẳng dám ngó lên nữa. Mấy người nghe thầy quở ông ấy, liền nhớ có giao hiệp với một nàng thiếu nữ ban đêm, đó là cây than biến ra như vậy! Mới biết là thầy thử mình, nên thảy đều ngậm miệng chẳng dám đem giao cây than. Kêu thúc mấy lần chẳng thấy một người dời bước, duy có một người mĩm cười đi lại giao cây than không có dấu chi hết.

Hứa-Tin-Vương hỏi người ấy rằng: Việc sắc người nào cũng ham, sao trò không muốn?
Đáp: Thưa thầy, tại vì đệ tử trong chỗ sắc mà sinh ra.
Hứa-Tin-Vương lại hỏi: Trò lấy phép chi mà luyện?
Thưa rằng: Phàm việc chi có lầm rồi mới có sợ. Ban đầu thấy sắc thì ham muốn cho đặng; chừng đặng rồi sớm vui chiều mừng. Lâu ngày thân suy khí yếu tật bệnh đều sinh mới biết lo Tính mạng, mới sợ mà lánh đó! Nay đối cảnh vong tình, mới tuyệt sự dục mà giữ mình. Vì tôi lúc còn nhỏ chơi-bời chẳng xét, trọn ngày nằm huê giỡn liễu, cả năm không về. Tưởng chỗ nhà điếm cũng như nhà mình, thường thấy nhiều người mỹ-mạo kiều tư nói chẳng xiết. Phong huê tiết nguyệt làm hại tinh thần, sợ muốn lánh mà lánh không đặng. Nay biết ăn-năn mới trốn lại đây mà học Đạo, đặng bảo toàn Tính mạng, chẳng chịu tham luyến về nữ sắc phấn son, tầm phương trừ ái-dục mới thoát nẻo luân hồi. Trước buộc chí tu hành, sau cửu-huyền siêu độ. Bởi biết nhiều thấy rộng chán trải thấu rồi, thường coi tích bà Vọng Phu mà giựt mình giác tỉnh, biết chắc lầm rồi.

ghi chú: những đoạn (1), (2), (3) là những đoạn Thánh Giáo mà một Đạo Tỷ gởi qua mail của HQ!

" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời Chân Lý chói qua tim
Hồn tôi là một rừng hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"
( Từ ấy - Tố Hữu)​
:D:D:10:
 

mai_hanh

New member
Nếu nói như tỷ mai_hanh : xin đừng lầm lỗi ăn năn là đừng lầm lỗi để rồi phải ăn năn thì hóa ra con người có thể làm được việc không để cho lầm lỗi sao ? Đã là con người dù đó là một vị Đại La Thiên Đế giáng trần thì cũng phải bị lỗi lầm ( trong kinh Đại Thừa Chơn Giáo nói như vậy ).
Trong ĐTCG Thầy cũng có dạy : Cái bản tánh của con người khó lòng sửa được. Không thể tu tâm sửa tánh mà chỉ có thể tu tâm dưỡng tánh . Chúng ta cũng nghe nói : giang sơn dể đổi bản tánh khó dời..
Kính huynh Thích Đạo Học
mai_hanh hiểu câu "xin đừng lầm lỗi" là "không nên lầm lỗi" ở một góc độ hạn hẹp thôi. Nghĩa là, một cách chủ quan (tự mình biết được, kiểm soát được) chúng ta phải tránh gây nên lỗi lầm. Còn về khách quan thì không một ai có thể tránh được lỗi lầm cả, chúng ta chỉ có thể hạn chế được lỗi lầm đó thôi.
Tục ngữ có câu:
Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời
Nói là nói vậy thôi, chứ giang sơn làm sao mà dễ đổi được chứ.
Muốn đổi được giang sơn phải cần rất nhiều yếu tố: Thiên thời, Địa lợi (khách quan); Nhân Hòa (chủ quan) và đủ thứ nữa.
Còn bản tánh con người thì sao?
Bản tánh của con người cũng dễ dời lắm, chỉ cần tự chiến thắng chính mình trong mọi tình huống.
Khi đó mình muốn ác thì sẽ ác, muốn thiện thì sẽ thiện
Kính
Ý, mà khoan đã! mai_hanh chỉ biết vậy thôi chứ chưa làm được như vậy đâu.
mai_hanh nắng mưa thất thường mà

 
Sửa lần cuối:
Kính thưa quý HTDM
Hiền Tỷ mai_hanh kính mến ;
Tu dưỡng tâm tánh không phải dễ ! Đào núi lấp sông là chuyện ngày nay người ta làm như chơi , nhưng tội ác cũng như những tánh ngông cuồng đua xe, khoe khoang , thích làm nổi . . . để rồi gây ra tội lỗi thì khó lòng ngăn cản . Không có việc gì khó , đào núi và lấp biển , có chí ắc làm nên ! Đào núi và lấp biển có chí thì làm được nhưng tu tâm dưỡng tánh chỉ có chí không cũng chẳng làm được . Tu tâm dưỡng tánh phải có đức tin vào pháp môn hiệp với ý chí thành kính thì mới hiểu rõ cơ cấu hoạt động của bản tánh thì mới nuôi dưỡng được nó . Phải thật tâm mà nhìn nhận sự thật là chúng ta tuy không phải là người bị xếp vào hạng xấu cần phải cải tạo theo luật pháp nhà nước , nhưng xét về toàn diện thì chưa phải là người hoàn chỉnh như đạo giáo mong muốn . Người tín đồ Cao Đài giáo ai cũng muốn về với Thầy , nhưng về với Thầy là sao ? Có phải khi bỏ xác phàm là hồn về với Thầy ? Thích Học Đạo không không nghĩ như vậy ! Trong cuộc sống hiện tại nầy mà chúng ta hành đúng những gì được chỉ dạy và chúng ta thấy rõ những cảnh giới bày ra trong kinh sách tức là chúng ta hội hiệp cùng Thầy . Chúng ta thấy câu Thiên Nhân Hiệp Nhứt treo nơi đền Thánh và Thánh Thất nhưng mấy ai thấy mình giống Thượng Đế chưa ? Làm thế nào để Trời ở trong ta ? Trời hiệp cùng ta trong cuộc sống nầy ? Tất cả giáo lý Cao Đài chỉ cho chúng làm được điều đó !
Chỉ ư chí thiện tinh thần phong quang !
Muốn có tinh thần tốt đẹp sáng suốt hãy tìm đến một nơi gọi là chí thiện .
Vậy chí thiện là gì ? Có ai biết không ? Kính.
 

Facebook Comment

Top