Cuộc sống và những mẩu chuyện!

Hao Quang

New member
thiết nghĩ trong cuộc sống có rất nhiều mẫu chuyện để chúng ta học hỏi và có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân! tuy rằng đây là trang wed Đạo! nhưng chúng ta hãy dành chút thời gian xem thế giới này có những điều gì? ngừoi ta làm như thế nào?? sống như thế nào? rèn luyện bản thân ra sao?? ...và bài phát biểu của CEO STEVE JOBS là một trong số đó! ông là ceo của tập đoàn APPLE là tập đoàn sỡ hữu những sản phẩm công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới nhưng giá cả cũng đắt nhất thế giới như máy tính MAC BOOK, IPOND, IPAD!
nhưng ít ai biết CEO STEVE JOBS ông là người theo đạo phật có thời gian tu tập ở Ấn Độ và là người ăn chay trường! ..
đây là bài phát biểu của ông tại trường đại họcstanford university

"(Connecting the dots – nối những dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn - để thấy con đường mình sẽ phải đi)

Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed.
Tại sao tôi lại bỏ học?
Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên trẻ, độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được làm con nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã được sắp đặt để tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư. Tuy nhiên, tất cả chuyện đó đã bị thay đổi ở phút cuối cùng khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã đổi ý và muốn nhận một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi.
Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con nuôi hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời rằng tất nhiên rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi biết được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa tốt nghiệp trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng sau bà mới đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học.
17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại học danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải dành để đóng học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã tiêu tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học. Vì vậy tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi. Tại thời điểm đó, mọi việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi lại thấy rằng đó là một quyết định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà tôi không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ như thú vị hơn rất nhiều.

Mọi chuyện không diễn ra nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn bằng 5$, tiền công trả lại các chai Coca-cola và mối tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên kia thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những món ăn ở đó. Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà tôi đã phải trải qua khi cố gắng theo đuổi niềm đam mê của mình là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn:
Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ thuật viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào những khóa học bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ thuật viết chữ đẹp. Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ, học cách trình bầy một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy rằng đây là một môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được.

Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy nhiên, 10 năm sau này, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiền của máy tính Machintosh, tất cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ nghệ thuật rất đẹp. Nếu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở trường thì Mac sẽ chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy. Kể từ khi Windows copy những mẫu chữ đó của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những phông chữ đó. Nếu tôi không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì tất cả các máy tính cá nhân bây giờ có thể chẳng có được chúng. Tất nhiên là khi tôi đang ở trường đại học thì tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở tương lai phía trước. Nhưng 10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng.
Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi.

Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát.
Tôi đã rất may mắn khi tôi đã muốn bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó ? Oh, khi mà Apple đã phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty.
Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.
Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xẩy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.
Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.
Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar. Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã xẩy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple.
Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.
Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng bạn đã đúng. Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm nay? Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi điều gì đó.
Suy nghĩ rằng mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều từ sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, tất cả mọi niềm tự hào cho đến nỗi sợ phải đổi mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đổi mặt với cái chết. Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng.Ý nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì đó.
Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình.
Khoảng một năm trước đây tôi đã bị chẩn đoán là bị ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30 sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tụy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Các bác sỹ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không chữa được, rằng tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi. Bác sỹ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc của mình, đó là cách họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết. Điều đó có nghĩa là hãy về và sử dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng trong khoảng mười năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là bạn hãy nói lời vình biệt.
Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn sâu xuống dạ dày, sâu xuống ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u. Khi đó, tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sỹ phân tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cái cảm giác đó một vài thập kỹ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, tôi có thể nói với các bạn một cách chắn chắn hơn là chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích nhưng chỉ hoàn toàn là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi.
Không ai muốn chết. Thâm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.
Tôi xin lỗi vì có vẻ như tôi hơi xúc động nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đứng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn.

S.T
Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park, cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính sách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.
Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“ Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.
Cảm ơn các bạn rất nhiều".
lời dịch sưu tầm trên mạng! (http://news-service.stanford.edu/news/2005/june15/jobs-061505.html)
 

Hao Quang

New member
kg biết vô tình hay hữu ý khi Q mở chủ đề này thì tối hôm đó 1 người bạn gởi cho Q một cái mail 4-5 file viết về thông điệp của cuộc sống Q "chế" lại(vì số lượng ảnh nhiều nêu cho nó chạy tự động để tiết kiệm diện tích hihi) đăng lên diễn đàn HTĐM đọc cho vui! nó hơi mờ HTĐM có thể clickh vào đó sẽ rõ hơn chút! cứ 8 giây là đổi ảnh 1 lần!

Một bức thư của tổng thống mỹ OBAMA viết cho học sinh nhân dịp năm học mới :

"Tôi đã nói về trách nhiệm của thầy cô giáo trong việc khuyến khích và thúc đẩy các em học. Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các em trong việc giúp các em đi đúng hướng, hoàn tất các bài tập về nhà thay vì dành mỗi giờ trong ngày trước tivi hay cái Xbox.Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có. Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.

Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay sở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng. Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ
xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng. Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.


Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự ác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc
tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống. Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.


Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng.. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người. Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho đất nước này?


Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó. "
LỜI DỊCH SƯU TẦM TRÊN MẠNG (http://www.whitehouse.gov/MediaResources/PreparedSchoolRemarks/)

và một bức thư của Chủ Tịch Nước NGUYỄN MINH TRIẾT:

Nhân ngày khai giảng năm học mới và “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng. Ngày càng nhiều địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Năm qua cũng đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và học tập. Chất lượng và hiệu quả giáo dục có tiến bộ, đặc biệt là về giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục lý tưởng, ý chí, hoài bão để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các bậc học, cấp học đều tăng lên. Phần lớn các địa phương đều có thêm trường khang trang, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; điều kiện dạy và học của thầy và trò từng bước được cải thiện... Đây là những kết quả quan trọng góp phần nâng cao dân trí, giáo dục công dân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tôi nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực và những thành tựu của ngành giáo dục, đặc biệt là các tập thể, cá nhân đi đầu trong các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua của ngành, biểu dương các nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Đất nước ta đang cần có nhiều hơn nữa những trí thức, lao động có trình độ, có tâm, đức, có kỹ năng và bản lĩnh hội nhập. Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành, đặc biệt là việc thực hiện Kết luận 242 - KL/T.W của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai Nghị quyết T.W 2 (khoá VIII) và phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020.

Tôi hoan nghênh ngành giáo dục phát động chủ đề cho năm học 2009 - 2010 là "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Mục tiêu này phải được cụ thể hoá bằng nhiều chương trình hành động và phải trở thành hiện thực trong năm học mới. Các nhà quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên hãy phát huy các thành tựu, khắc phục yếu kém, cố gắng hơn nữa, nỗ lực và tâm huyết hơn nữa; hãy dấy lên phong trào thi đua mới trong giảng dạy và học tập theo hướng chất lượng, hiệu quả, toàn diện, phấn đấu thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra cho năm học 2009 - 2010 và những năm tiếp theo.

Chúc năm học mới thắng lợi.(SƯU TẦM )

Thân ái !
 

Phụng Thánh

New member
Fri, 30 July, 2010 9:23:18 PM <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Fw: Hạt Táo<o:p></o:p>
<TABLE class=MsoNormalTable style="mso-cellspacing: 1.5pt; mso-padding-alt: 0in 0in 0in 0in" cellPadding=0 border=0><TBODY><TR style="mso-yfti-irow: 0; mso-yfti-firstrow: yes"><TD style="BORDER-RIGHT: #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0in; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0in; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" vAlign=top>From:<o:p></o:p>
</TD><TD style="BORDER-RIGHT: #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0in; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0in; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" vAlign=top>Minh Lam <lamhoangminhus@yahoo.com> <?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:shapetype id=_x0000_t75 stroked="f" filled="f" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" o:preferrelative="t" o:spt="75" coordsize="21600,21600"> <v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock></v:shapetype><v:shape id=_test_im_image_lamhoangminhus_x003a_0 style="WIDTH: 9pt; HEIGHT: 9pt" alt="" type="#_x0000_t75" o:spid="_x0000_i1025"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif" o:href="http://presence.msg.yahoo.com/online?u=lamhoangminhus&m=g&t=0"></v:imagedata></v:shape> <o:p></o:p>
View Contact<o:p></o:p>
</TD></TR><TR style="mso-yfti-irow: 1; mso-yfti-lastrow: yes"><TD style="BORDER-RIGHT: #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0in; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0in; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" vAlign=top>To:<o:p></o:p>
</TD><TD style="BORDER-RIGHT: #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0in; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0in; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" vAlign=top>MINH LAM <lamhoangminhus@yahoo.com> <o:p></o:p>
</TD><TD style="BORDER-RIGHT: #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0in; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0in; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" vAlign=top><o:p> </o:p>
</TD></TR></TBODY></TABLE>
<HR align=center width="100%" color=#aca899 noShade SIZE=2>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Hạt Táo <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
"Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế". <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhà vua truyền lệnh cho chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn cách trồng táo. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ðúng giờ hẹn, trước mặt nhà vua và các quan văn võ trong triều đình, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói: "Chỉ có người nào chưa hề ăn cắp hoặc lấy của người khác, người đó mớico thể trồng được hạt giống này. Vì đã từng ăn trộm nên tôi không thể trồng được hạt giống này". <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhà vua tin người tử tội, nên mới quay sang nhìn vị tể tướng, có ý nhờ ông ta làm công tác ấy. Nhưng sau một hồi do dự, vị tể tướng mới thưa: <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
"Tâu bệ hạ, thần nhớ lại lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác... <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thần cảm thấy mình không đủ điều kiện để trồng hạt táo này". <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhà vua đảo mắt nhìn quanh các quan văn võ đang có mặt, ông nghĩ bụng: may ra quan thủ kho trong triều đình là người nổi tiếng trong sạch có thể hội đủ điều kiện. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhưng cũng giống như vị tể tướng, quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố trước mặt mọi người rằng, ông cũng đã có một lần gian lận trong chuyện tiền bạc. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Không còn tìm được người nào có thể thực hiện được bí quyết trồng cây ấy, nha vua định cầm hạt giống đến cho vào lỗ đã đào sẵn. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhưng ông cũng chợt nhớ rằng lúc còn niên thiếu, ông cũng có lần đánh cắp một báu vật của vua cha... <o:p></o:p>
Lúc bấy giờ, người tử tội chỉ vì ăn cắp thức ăn, mới chua xót thốt lên: <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
"Các ngài là những kẻ quyền thế cao trọng. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Các ngài không hề thiếu thốn điều gì. Vậy mà các ngài cũng không thể trồng được hạt giống này, bởi vì các ngài cũng đã hơn một lần lấy của người khác. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Còn tôi, một con người khốn khổ, chỉ lỡ lấy thức ăn của người khác để ăn cho đỡ đói qua ngày, thì lại bị các ngài nghị án treo cổ...". <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhà vua và cả triều thần nghe như xốn xáo trong lương tâm. Ông ra lệnh phóng thích cho người ăn trộm. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
PT s/t tu Email : MINH LAM</SPAN> lamhoangminhus@yahoo.com<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
 

Phụng Thánh

New member
CHẾT OAN hay CHUYỆN HỒN MA GIÚP CẢNH SÁT TÌM RA THỦ PHẠM

Cảnh sát viên David Ruthfield đến hiện trường cùng một lúc với xe cứu thương. Một cảnh tượng thê thảm hiện ra trước mắt anh. Một người đàn bà Á đông nằm úp mặt trên một vũng máu. Các nhân viên cứu thương xác nhận nạn nhân đã chết tức thì ngay khi gặp tai nạn. Chỉ có một nhân chứng trong vụ đụng xe này. Ông ta khai rằng đây là một vụ “đụng rồi bỏ chạy”. Nhân chứng là một người đàn ông da trắng. Ông cho biết ông rất bất mãn về các tai nạn kiểu này, vì thế ông cố gắng chờ đợi gặp nhà chức trách khai một vài chi tiết quan trọng, với hy vọng giúp điều tra viên tìm được kẻ gây ra tai nạn càng sớm càng tốt. Nhân chứng cũng cho biết khi xảy ra tai nạn cả bãi đậu xe trong khu thương mại này chỉ có mình ông và nạn nhân. Nếu ông bỏ đi, nhà chức trách sẽ vô cùng khó khăn khi điều tra. Lúc đó, trời đã nhá nhem tối, xe gây tai nạn là một xe SUV, màu nâu hay đỏ xẫm. Tai nạn xảy ra quá nhanh mà người lái xe lại phóng đi ngay nên ông không kịp nhìn thấy bảng số xe.

David ghi lại mọi chi tiết cần thiết kể cả số thẻ căn cước của nhân chứng, rồi để ông ta ra đi thong thả. Lúc đó đã có một số người hiếu kỳ đứng xa xa nhìn tới. David gọi điện thoại về trạm cảnh sát để báo cáo. Tức thì có hai xe cảnh sát khác tới ngay. Các nhân viên cứu thương đặt xác nạn nhân lên một chiếc băng-ca, rồi phủ kín từ đầu đến chân bằng một tấm vải trắng, đẩy băng-ca tới sau xe cứu thương.

Khi cửa xe cứu thương vừa mở ra, David bỗng thấy xác chết ngồi nhỏm dậy. Anh thốt kêu :

“Ồ, còn sống !”

Một cảnh sát viên đứng cạnh hỏi lại :

“Mày nói gi ? Ai còn sống ?”

David chỉ tay về phía xe cứu thương, đáp :

“Nạn nhân chưa chết !”

Cả hai cảnh sát viên mới tới cùng nhìn về phía xe cứu thương, rồi lại nhìn David với vẻ mặt ngơ ngác, hỏi :

“Mày nói gì lạ vậy ? Nạn nhân nào chưa chết ?”


Vừa lúc đó, các nhân viên cứu thương đóng cửa xe, rồi sửa soạn cho xe chạy. David chớp mắt mấy cái, nhìn kỹ lại, chỉ thấy xe cứu thương chớp đèn đỏ, từ từ rời khỏi bãi đậu xe. Một cảnh sát viên mới tới nhìn David đăm đăm hỏi :

“Bộ mày mới uống rượu hả ?”

David lắc đầu :

“Không, tao chưa uống một giọt rượu nào. Rõ ràng tao thấy nạn nhân ngồi dậy…”

Người bạn cảnh sát nói đùa :

“Tao cũng rõ ràng thấy mày say. Cô ta chết thật rồi, đâu có sống lại được nữa. Mày say nên hoa mắt tưởng cô ta sống lại. Này, say rượu thì phải lái xe cẩn thận đấy.”

David cãi :

“Tao không say…Nhất đinh tao không say vì từ đêm qua tới bây giờ tao không uống một giọt rượu nào, kể cả bia”

David có một cuộc sống rất điều độ, chừng mực. Anh chỉ uống một lon bia

sau giờ làm việc, trong bữa ăn tối, rồi đi ngủ ngay. Chắc chắn anh không hoa mắt khi nhìn thấy nạn nhân ngồi nhỏm dậy, bước khỏi băng-ca. Bây giơ thì không thấy gì nữa.

Chính anh cũng bắt đầu nghi ngờ đôi mắt mình. Hay tại anh mệt mỏi quá sau một ngày làm việc vât vả ? Anh đã từng phải đuổi theo kẻ gian len lỏi trong các con đường đông xe. Anh cũng đã phải đáp ứng lời kêu gọi của các bạn đồng nghiệp đến giúp họ bắt một tên cướp xe có súng…Nhưng so với nhiều ngày khác cũng có gì mệt nhọc hơn đâu. Anh vẫn cảm thấy khỏe mạnh và bình tĩnh.

Khi xe cứu thương và hai cảnh sát bạn bỏ đi rồi, David còn phải đợi thêm một lát nữa mới thấy xe của sở vệ sinh đến quét dọn nơi vừa xảy ra tai nạn. Sau hết, anh vừa định lên xe về trạm cảnh sát làm báo cáo thì lại trông thấy nạn nhân lảng vảng trước mũi xe của anh. ..

“Thế là thế nào ?” David lẩm bẩm tự hỏi. “Cô ta còn sống hay đã chết ?”

Bỗng anh nghĩ đến chuyện ma quỷ hiện hình. Anh cũng thấy hơi rờn rợn. Bất giác, anh để tay vào báng súng. Nhưng anh lại thấy ngay sự vô lý của mình. Anh chưa thấy ai dùng súng bắn ma bao giờ. Thật ra, bóng ma chỉ lởn vởn xa xa, không hề có ý tấn công anh mà cũng không trêu chọc anh.

Vì thế, anh lấy lại bình tĩnh ngay. Anh lên xe, sửa soạn rời khỏi bãi đậu xe. Anh mở đèn trước mũi xe sáng hơn, không thấy bóng ma đâu nữa. Nhưng khi anh đã ra khỏi bãi đậu xe, định quẹo trái để về trạm cảnh sát, bóng ma lại xuất hiện. Nó ra hiệu cho anh đi về phía tay mặt. Anh ngạc nhiên và phân vân. Anh tự hỏi có nên đi theo bóng ma hay về trạm cảnh sát vì anh cũng sắp hết giờ làm việc, đã thấm mệt sau một ngày vất vả, muốn được nghỉ ngơi. Nhưng anh lại tò mò muốn biết bóng ma sẽ dẫn anh đi đâu ? Có một điều anh tin chắc rằng bóng ma không có ý hại anh. Nó chỉ có vẻ khẩn khoản muốn anh đi theo nó.

Suy nghĩ thêm một vài giây, David quyết định quẹo tay mặt vì một phần tò mò, một phần không muốn làm ma thất vọng. Con đường vắng vẻ, không có đèn, anh liền mở đèn pha để trông rõ bóng ma hơn. Nhưng trong vùng cực sáng của hai ngọn đèn, anh không còn trông rõ bóng ma nữa, chỉ thấp thoáng như ẩn như hiện. Anh nhấn ga cho xe chạy nhanh hơn xem có đụng phải nó không. Nhưng lúc nào nó cũng giữ một khoảng cách nhất định.

Bóng ma đưa David chạy quanh co qua mấy con đường vắng và tối om, rồi rẽ vào một khu có đèn hai bên đường. Anh giảm tốc độ và tắt bớt đèn.xe. Bóng ma vẫn ở phía trước. Anh nhìn nó chăm chú để xem nó chạy hay bay hay đi thong thả. Nhưng anh không xác định được. Nó không có một cử động nào, chỉ lơ lủng, cao hơn mặt đất một chút. Ðã nhiều lần anh tự hỏi anh có ảo giác không ? Rõ ràng có một cái bóng trước mặt, xa không xa mà gần cũng không gần. Anh đã thử chớp mắt nhiều lần mà không xóa nhòa cái bóng lờ mờ đó.

Rồi David rẽ vào một khu nhà cho thuê, bãi đậu xe có đèn sáng. Bóng ma ngừng lại bên cạnh một chiếc xe SUV đã cũ.màu đỏ xẫm, nước sơn đã bị tróc nhiều chỗ. Anh nhớ lại lời mô tả của nhân chứng duy nhất: “Ðó là một chiếc xe SUV màu nâu hay đỏ xẫm…” Bây giờ thì David hiểu rõ ý định của bóng ma. Anh ngừng xe và mở cửa, đi về phía bóng ma. Khi anh đến sát xe SUV thì không thấy bóng ma đâu nữa.

Anh nhìn quanh, nhưng không tìm ra bóng dáng người đàn bà Á Ðông xấu số. Anh đi vòng quanh chiếc xe và nhận ra ngay cái cản phía trước, bên tay mặt, bị móp khá nặng. Anh chiếu đèn bấm để xem xét kỹ chỗ bị móp. Anh thấy có vết máu chưa khô. Rõ ràng xe mới gây tai nạn. Anh ghi bảng số xe, rồi gọi về trạm cảnh sát để hõi lý lịch của chiếc xe, đồng thời xin thêm người hỗ trợ. Chỉ trong vòng một phút, anh nhận được trả lời, cả tên chủ xe và sơ lược những chuyện xảy từ khi hắn có bằng lái xe. Hắn đã có thành tích hai lần chạy quá tốc độ và một lần lái xe trong khi say rượu. Nhà của hắn ở tầng lầu 3 trong khu nhà cho thuê này. Hắn mới ngoài 30 tuổi và làm công nhân cho một hãng thầu xây cất.

David vừa định đi vào khu nhà cho thuê, một cảnh sát viên khác đã đến hỗ trợ cho anh. Người bạn đồng nghiệp chưa kịp hỏi han gì, anh đã kể sơ qua tai nạn mới xảy ra trong bãi đậu xe của một trung tâm buôn bán cách đây mấy dặm. Anh cũng cho biết anh nghi người chủ xe SUV này là thủ phạm gây ra tai nạn ấy.

Người bạn đồng nghiệp liền hỏi :

“Làm sao mày tìm ra cái xe này và nghi chủ nó là người vừa gây ra tai nạn chết người ? Những dấu vết này chưa đủ chứng cớ để buộc tội nó.”

David hơi lúng túng vì anh biết rằng chẳng ai có thể tin anh đã được bóng ma hay chính hồn ma của nạn nhân hướng dẫn đến đây. Anh đáp lững lờ :

“Tình cờ đến đây, cũng tình cờ thấy xe này. Mới chỉ nghi ngờ thôi…Mình cứ lên gặp chủ xe xem sao.”

Người bạn gật đầu :

“Lắm khi nghi mà lại đúng. Cũng nhờ may mắn.”

Trong thâm tâm, David đã tin chắc chủ xe là người vừa gây ra tai nạn rồi bỏ chạy. Không lẽ bóng ma lại chỉ bậy, oan cho người khác.

David gõ cửa nhà số 317. Anh và người bạn đồng nghiệp không phải đợi lâu. Cửa hé mở và một khuôn mặt đàn bà ló ra hỏi :”Muốn gì ?” David ôn tồn đáp : “Chúng tôi là cảnh sát, muốn gặp ông Michael Wright để hỏi ông ấy mấy điều.”

Người đàn bà liền trả lời xẵng :“Ðang ngủ !”, rồi định đóng xập cửa lại ngay, nhưng David đã kịp thời để một chân vào bên trong ngưỡng cửa. Lần này anh ra lệnh :

“Mở cửa rồi đánh thức Mike dậy.”

Nghe giọng đanh thép và nghiêm nghị của David, người đàn bà lưỡng lự một vài giây, rồi đành mở rộng cửa. Hai cảnh sát viên bước vào nhà trước vẻ mặt cau có, bực mình của nữ chủ nhân. David giải thích :

“Chúng tôi đang điều tra một tai nạn “đụng rồi bỏ chạy” làm chết một người cách đây hơn một tiếng trong bãi đậu xe của một trung tâm buôn bán.”

David thoáng thấy vẻ hoảng sợ trong đôi mắt của người đàn bà. Nhưng mụ lấy lại được bình tĩnh ngay, cãi :

“Chồng tôi đi làm về sớm, ăn uống xong là đi ngủ ngay.”

Người bạn của David lên tiếng :

“Chúng tôi cũng chỉ muốn hỏi chồng bà mấy câu thôi. Không có gì quan trọng hết.”

Người đàn bà rụt rè :

“Nhưng anh ấy ngủ say lắm….”

David nghiêm nghị :

“Ngủ say cũng phải gọi dậy bằng được. Ðây là một chuyện rất cần, không thể trì hoãn được.” .

Trước khi bước vào nhà trong, người đàn bà nhìn David bằng đôi mắt tức giận, hậm hực. David theo bén gót mụ. Khi cửa phòng ngủ vừa mở, anh ngửi thấy ngay mùi rượu nồng nặc trước khi nhìn thấy một người đàn ông nằm ngủ trên giường với cả quần áo đi làm. Trong bụng, anh càng tin Mike là người vừa gây tai nạn. Người đàn bà nhìn chồng bằng đôi mắt nửa bực bội nửa lo lắng, giữ im lặng. David ra lệnh :

“Kêu nó dậy !”

Mụ đàn bà tỏ vẻ phân vân, vẫn đứng yên.

David chợt nghe tiếng nói lớn của người bạn đồng nghiệp ngay sau lưng : “Ðánh thức nó dậy !”

Có lẽ vì lệnh ra với một giọng hách dịch, nghiêm nghị, người đàn bà vội tuân theo. Mụ lay chân chồng :

“Dậy đi ! Dậy đi ! Có cảnh sát tới kìa.”

Người chồng chỉ ú ớ mấy tiếng, vẫn nhắm nghiền hai mắt, rồi trở mình ngủ tiếp. Người bạn của David bước ngay vào phòng, đến bên người đàn ông, đập thật mạnh lên vai hắn, quát lớn :

“Dậy ! Cảnh sát !”

Người đàn ông giật mình, tỉnh ngủ ngay, ngơ ngác nhìn quanh. Người vợ liền giải thích :

“Cảnh sát đến hỏi anh về một tai nạn xe hơi.”

Người đàn ông ngơ ngác hỏi :

“Tai nạn nào ? Tôi đâu có biết.”

David bước đến bên cạnh giường, ôn tồn đáp :

“Ông Wright, đó là một vụ đụng rồi bỏ chạy trong bãi đậu xe của một khu thương xá.”

Hắn lắc đầu :

“Tôi có đụng ai đâu.”

Cảnh sát viên thứ hai đề nghị với David :

“Mình nên thử nghiệm xem độ rượu trong máu hắn ngay lập tức….Tốt hơn hết là mình tạm thời đưa hắn về trạm cảnh sát.”

David đồng ý ngay nên ra lệnh cho Michael Wright sửa soạn đi theo anh. Lúc này, Michael đã tỉnh ngủ hẳn và bắt đầu hiểu ra sự rắc rối của cơn say rượu. Nhưng hắn vẫn nghĩ hắn không đụng ai hết.

David gọi về trạm cảnh sát để báo cáo sơ qua cuộc điều tra đang được anh và người bạn tiến hành. Cuối cùng, anh xin cho xe đến kéo chiếc xe SUV của Michael về đồn làm tang chứng.

Sau đó, mọi chuyện xảy ra êm thắm trước đôi mắt lo sợ và buồn bã của vợ Michael Wright. Mụ đi theo chồng xuống bãi đậu xe, nhìn thấy cái cản của xe chồng bị móp và có vết máu, mụ giật mình hoảng sợ, trố mắt nhìn chồng, không thốt nên lời. Người bạn của David đưa Michael về trạm cảnh sát trước, còn David phải đợi xe trục đến kéo chiếc xe SUV đi.

Khi còn lại một mình, anh vào xe ngồi. Bỗng anh lại thấy bóng người đàn bà Á Ðông thấp thoáng trước mũi xe. Anh liền bật đèn phía trước để nhìn cho rõ. Nhưng cái bóng vẫn chỉ lờ mờ, thấp thoáng. Trong vòng nửa phút bóng ma lại biến mất. Anh tắt đèn để xem nó có trở lại không, nhưng anh chờ hoài cho đến lúc xe trục tới cũng không thấy bóng ma hiện ra nữa.

David chọn một bộ quần áo thật đẹp và chiếc cà vạt màu xẫm để đến nhà quàn. Lâu lắm anh mới có dịp “đóng bộ” như thế này. Có lẽ một năm chỉ có vài ba lần thôi. Hôm nay, anh đến nhà quàn để đưa tiễn nạn nhân của vụ đụng xe rồi bỏ chạy. Ðúng ra, anh đến cảm ơn cô ta đã giúp anh bắt ngay được thủ phạm. Chỉ trong vòng có mấy tiếng đồng hồ, nội vụ được giải quyết xong xuôi. Michael Wright thú nhận đã uống rượu trong một quán ăn của khu thương xá trước khi về nhà. Lượng rượu trong máu hắn quá gấp hai lần lượng rượu cho phép một người được lái xe. Vì say quá hắn không biết mình đã gây tai nạn chết người nên cứ chạy thẳng về nhà. Mới chiều hôm qua người ta đã có kết quả thử nghiệm vết máu trên cản xe của hắn.

Ðúng là máu của nạn nhân, một người đàn bà Á Ðông. Mọi người đều tỏ vẻ ngạc nhiên không hiểu tại sao David lại đến đúng khu nhà cho thuê, tìm đúng chiếc xe gây tai nạn. Anh nói thật là chính bóng ma của nạn nhân đã hướng dẫn anh tới đó. Nhưng đa số không tin lời anh, cho là anh nói giỡn, chỉ có mấy nữ đồng nghiệp tò mò hỏi thêm chi tiết. Anh không giấu diếm, kể lại mọi chuyện, từ đầu đến cuối.

Nhờ thành tích này, David được cấp trên khen ngợi. Anh dò hỏi nhân viên nhà xác của bệnh viện đã đưa nạn nhân vào xét nghiệm, nên được biết hôm nay là ngày cho thân nhân nhìn mặt người chết lần cuối cùng ở nhà quàn. Người ta cũng cho anh địa chỉ nhà quàn đó.

Những người trong gia đình nạn nhân tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi David ngỏ ý muốn nhìn mặt người chết. Họ là những người Á Ðông, nhưng anh không biết họ là người Tàu, người Nhật hay người Triều Tiên…Họ mời anh ghi tên và ký vào một cuốn sổ. Có lẽ thấy tên anh lạ hoắc, họ tỏ vẻ phân vân như muốn hỏi một điều gì, nhưng lại rụt rè không dám. Họ lịch sự đưa anh đến bên quan tài. Ðó là một cô gái còn trẻ và khá xinh đẹp. Cô nằm nhắm mắt như đang ngủ, mặt có một lớp phấn hồng và đôi môi được tô son. David đặt một bông hồng lên ngực người chết, nói thật nhỏ như nói thầm với người chết:

“Cảm ơn cô. Nhờ cô, tôi đã bắt được thủ phạm gây tai nạn.”

Bỗng anh thấy người chết mỉm cười, nhưng nụ cười chỉ thoáng trong mấy giây rồi biến đi ngay. Anh liếc nhìn người đàn ông đứng cạnh, nhưng dường như ông ta không nhìn thấy gì.

Khi anh cáo từ, người đàn ông đưa anh ra tận cửa, rồi rụt rè hỏi :

“Ông với cô ấy quen nhau như thế nào ?’

David đáp ngay :

“Tôi chỉ biết cô ấy sau tai nạn.”

Người đàn ông mở to đôi mắt nhìn anh, tỏ vẻ không hiểu anh nói gì, đùa hay thật ? Không muốn mất thì giờ giải thích dông dài, anh lịch sự bắt tay ông ta, rồi thong thả bước đi.

Khi đứng giữa bãi đậu xe vắng vẻ, David nhớ lại nụ cười rất mơ hồ trên đôi môi đỏ thắm của nạn nhân nằm trong quan tài, rồi phân vân tự hỏI :”Cô ấy cườI thật hay mình trông lầm ? Hay chỉ là ảo giác? NgườI Á Ðông vẫn có cái thần bí riêng của họ, mình không sao hiểu nổi.”.

Thường những ai chưa có đức tin, hay thấy sự mầu nhiệm thiêng liêng. Sự việc này rất hay là, người Tây Phương thấy sự huyền vi của Tạo Hóa. Cầu xin Thầy Mẹ Thiêng Liêng hộ trì cho những người cảnh sát biết việc này sẽ suy gẩm mà trở về cùng Đạo Cao Đài để hưởng ân phước Kỳ Ba ! Mong thay !

Phụng Thánh
 

Phụng Thánh

New member
TRẢI NGHIỆM KHI CẬN KỀ CÁI CHẾT
CỦA CHA JOSE MANIYANGAT


Cha Jose Maniyangat hiện làm quản xứ Giáo xứ Công giáo Đức Mẹ Lòng Xót Thương ở Macclenny, Florida .
Đây là lời chứng của Ngài:

Tôi sinh ngày 16.07.1949 ở Kerala, Ấn Độ. Cha Mẹ tôi là ông bà Joseph và Theresa Manuyangat. Tôi là con cả trong 7 anh em : Jose, Maria, Theresa,Lissama, Zacharia, Valsa và Tom. Khi lên 14, tôi gia nhập tiểu chủng viện Đức Maria ở Thiruvalla để bắt đầu đi tu làm linh mục. Bốn năm sau, tôi vào Giáo Hoàng Chủng Viện Thánh Giuse ở Alwaye,Kerala, để tiếp tục đào tạo làm linh mục. Sau khi hoàn tất bảy năm triết học và thần học, tôi được truyền chức linh mục ngày 01.01.1975 và làm một thừa sai trong giáo phận Thiruvalla.

Chúa Nhật 14.04.1985, Lễ Lòng Chúa Xót Thương, tôi đi dâng Thánh Lễ tại một nhà thờ thuộc điểm truyền giáo ở phía Bắc Kerala và bị một tai nạn chí tử: tôi đang lái xe gắn máy,thì bị đâm đầu vào một chiếc xe jeep do một người đàn ông say khướt sau một lễ hội Ấn giái, điều khiển. Tôi được đưa gấp vào bệnh viện cách đó khoảng 35 dặm. Trên đường đi, linh hồn tôi lìa khỏi xác và tôi đã cảm nghiệm cái chết. Tức khắc, tôi gặp Thiên Thần Hộ Thủ của tôi. Tôi nhìn thấy thân thể mình và những người đến mang tôi vào bệnh viện. Tôi nghe họ khóc và cầu nguyện cho tôi. Vào lúc ấy thiên thần của tôi nói với tôi :” Ta đến đem người vào thiên đàng, Chúa Giêsu muốn gặp người và nói chuyện với người”. Thiên thần cũng cho biết rằng dọc đường Ngài muốn chỉ cho tôi thấy Hoả Ngục và Luyện Ngục.

HOẢ NGỤC.

Trước hết, Thiên thần hộ tống tôi đến Hoả ngục. Thật là một cảnh tượng khủng khiếp! Tôi nhìn thấy Satan và ma qủy, một ngọn lửa không thể dập tắt khoảng 2.000 độ F, những con sâu bọ lúc nhúc, những con người gào thét và dẫy dụa, những kẻ khác đang bị lũ qủy tra tấn. Thiên thần nói với tôi rằng tất cả những sự chịu đau đớn nầy là vì đã không ăn năn thống hối các tội trọng. Sau đó, tôi hiểu rằng có bảy cấp hoặc bảy mức chịu đau đớn, tùy theo con số và các loại tội trọng đã phạm khi còn sống ở trần gian. Các linh hồn trông rất xấu xí, hung tợn và khủng khiếp. Đó là một kinh nghiệm đáng sợ. Tôi nhìn thấy những người mà tôi đã quen biết, nhưng tôi không được phép tiết lộ danh tính của họ. Những tội lỗi khiến họ bị tuyên án chủ yếu là nạo phá thai, an tử, căm thù, không tha thứ và phạm sự thánh. Thiên thần nói với tôi rằng nếu họ đã chịu ăn năn sám hối, thì họ đã tránh được phải sa hoả ngục và thay vào đó sẽ được vào luyện ngục. Tôi cũng hiểu được rằng một số người nhờ hốn hận về những tôi lỗi nầy, mà đã có thể được thanh luyện khi ở trần gian nhờ những đau khổ họ chịu. Bằng cách nầy họ có thể tránh phải vào luyện ngục và vào thẳng thiên đàng.

Tôi sững sờ khi nhìn thấy cả các linh mục và giám mục trong hoả ngục, một số trong họ tôi không bao giờ trông đợi nhìn thấy ở đây. Nhiều người trong họ phải ở đây, vì họ đã làm cho dân chúng lầm đường lạc lối với lời giảng dạy sai lầm và gương xấu của họ.

LUYỆN NGỤC

Sau khi đã đi thăm Hoả ngục, Thiên thần hộ thủ của tôi hộ tống tôi đến Luyện ngục. Ở đây cũng vậy, có bảy cấp chịu đau đớn và lửa không bao giờ tắt. Nhưng ít nóng gắt hơn hoả ngục và không thấy cãi cọ đánh nhau. Sự đau đớn chính các linh hồn nầy phải chịu, là bị lìa xa khỏi Thiên Chúa. Một số trong những người ở luyện ngục đã phạm rất nhiều tội trọng, nhưng họ đã hoà giải với Thiên Chúa trước khi chết. Dù phải chịu đau đớn, họ vẫn được hưởng an bình và biết rằng một ngày nào đó họ sẽ được nhìn thấy Chúa diện đối diện.

Tôi đã có dịp giao tiếp với các linh hồn nơi luyện ngục. Họ xin tôi cầu nguyện cho họ và nói giùm với mọi người cầu nguyện cho họ nữa, để họ chóng được lên thiên đàng. Khi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn nầy, chúng ta sẽ nhận được lòng biết ơn của họ qua lời họ cầu nguyện và một khi họ được lên thiên đàng, lời cầu nguyện của họ sẽ càng trở nên xứng đáng hơn.

Thật khó cho tôi có thể tả lại Thiên thần hộ thủ của tôi đẹp dường nào. Ngài rạng ngời và chói sáng. Ngài là bạn đồng hành chung thủy của tôi và giúp đỡ tôi trong mọi thừa tác vụ của tôi, đặc biệt là tác vụ chữa lành. Tôi nghiệm thấy sự hiện diện của Ngài khắp mọi nơi tôi đi và tôi biết ơn Ngài vì đã che chở bảo vệ tôi trong suốt cuộc sống hằng ngày.

THIÊN ĐÀNG

Kế đó, thiên thần của tôi hộ tống tôi tới Thiên Đàng đi qua một hầm màu trắng lớn sáng chói loà. Tôi chưa bao giờ cảm nghiệm được sự an bình và niềm vui như thế nầy trong đời. Thiên Đàng lập tức mở ra và tôi nghe tiếng nhạc mê ly nhất mà tôi chưa từng được nghe trước đây. Các thiên thần ca hát và ngợi khen Thiên Chúa. Tôi nhìn thấy tất cả các thánh, đặc biệt là Mẹ Maria và Thánh Giuse, và rất nhiều giám mục và linh mục thánh thiện đang lấp lánh sáng như những vì sao. Và khi tôi xuất hiện trước Người, thì Chúa Giêsu nói với tôi : ”Ta muốn con về lại thế gian. Trong cuộc sống lần thứ hai của con, con sẽ nói bằng một ngôn ngữ nước ngoài. Mọi thứ đều có thể xảy đến cho con với ân sủng Ta ban..”. Sau những lời nầy, Đức Maria nói với tôi :” Hãy làm bất cứ điều gì Người nói với con. Mẹ sẽ giúp con trong các thừa tác vụ của con”.

Lời nói không thể diễn tả hết vẻ đẹp của Thiên Đàng. Ở đó chúng ta tìm thấy được an bình và hạnh phúc nhiều dường nào, vượt qúa một triệu lần trí tưởng tượng của chúng ta. Chúa Giêsu đẹp đẽ vượt xa hơn bất cứ hình ảnh nào có thể chuyển tải. Dung nhan Người rạng ngời và toả sáng và rực rỡ hơn ngàn vạn mặt trời đang mọc. Những bức hoạ chúng ta nhìn thấy trên thế giới chỉ là cái bóng vẻ lộng lẫy uy phong của Người. Đức Mẹ ở cạnh Chúa Giêsu . Mẹ xinh đẹp và rạng gời biết bao. Không một hình ảnh nào chúng ta nhìn thấy trên thế giới có thể sánh ví được với vẻ đẹp thực sự của Mẹ. Thiên đàng là quê thật của chúng ta. Tất cả chúng ta được dựng nên để đạt được tới Thiên Đàng và có được Thiên Chúa muôn đời. Và rồi tôi trở lại trần gian với thiên thần hộ thủ của tôi.

Trong khi thân thể tôi nằm ở bệnh viện, bác sĩ hoàn tất mọi kiểm tra và tôi bị tuyên bố là đã chết. Nguyên nhân dẫn đến cái chết là mất máu. Gia đình tôi được báo tin và vì họ ở xa, cho nên ban điều hành bệnh viện quyết định chuyển thi thể của tôi xuống nhà xác. Vì bệnh viện không có máy điều hoà không khí, họ quan ngại thi thể của tôi sẽ mau chóng bị phân hủy. Khi họ chuyển thi thể của tôi xuống nhà xác, thì linh hồn tôi trở về lại với thân thể. Tôi cảm thấy một cơn đau hết sức mạnh do nhiếu vết thương và xương gãy. Tôi bắt đầu thét lên. Bấy giờ người ta trở nên hoảng sợ và thét lên rồi bỏ chạy hết. Một trong bọn họ lại gần vị bác sĩ và nói :” Thi thể đã chết nay đang kêu thét lên kìa!”. Vị bác sĩ đến kiểm tra thi thể và thấy tôi vẫn còn sống. Vì thế ông nói :” Cha vẫn còn sống. Đây là phép lạ! Hãy đưa Cha trở lại bệnh viện”.

Thế rối, khi được đưa về lại bệnh viện, họ chuyền máu cho tôi và làm phẫu thuật để chữa các xương gãy của tôi, những chỗ như hàm dưới, các xương sườn, xương chậu, xương cổ tay và chân phải. Sau hai tháng, tôi được cho xuất viện, nhưng vị bác sĩ chỉnh hình của tôi nói tôi sẽ chẳng bao giờ còn bước đi được nữa. Bấy giờ tôi nói với ông :” Đức Chúa, Đấng đã trả lại sự sống cho tôi và sai tôi về lại thế gian, sẽ chữa lành cho tôi”. Khi đã về đến nhà, tất cả chúng tôi cầu xin một phép lạ. Sau một tháng, khi đã tháo băng bó, tôi không tài nào cử động được. Nhưng một ngày nọ đang khi cầu nguyện, tôi cảm thấy một cơn đau phi thường ở vùng xương chậu. Sau một lúc ngắn, cơn đau biến mất hoàn toàn và tôi nghe một tiếng nói với tôi : “Ngươi được lành rồi. Hãy đứng lên và bước đi!”. Tôi cảm thấy sự an bình và sức mạnh chữa lành trên thân thể tôi. Lập tức tôi đứng lên và bước đi. Tôi ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi phép lạ nầy.

Tôi báo cho vị bác sĩ tin tức tôi được khỏi bệnh và ông ta vô cùng sững sốt. Ông nói : “ Thiên Chúa của Cha là Thiên Chúa đích thực. Tôi phải theo Thiên Chúa của Cha”. Vị bác sĩ là một tín đồ Ấn giáo. Ông xin tôi dạy cho ông về Giáo Hội. Sau thời gian học hỏi đức tin, tôi đã rửa tội cho ông.

Theo lời dạy của Thiên Thần Hộ Thủ, tôi đến Hoa Kỳ vào ngày 10.11.1986 với tư cách một linh mục thừa sai… Kể từ tháng 06.1999, tôi là quản xứ Giáo Xứ Công giáo Mẹ Lòng Xót Thương, ở Macclenny, Florida .

LM Jose Maniyangat

PT s/t từ các email gởi đến
 

Phụng Thánh

New member
Đến Một Lúc!

Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.

Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.

Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu ngạo chen chân trong một ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.

Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng xa rồi. Trong đời người ngắn ngủi chúng ta đã lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại.

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình còn hơn mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một tập quán khô khan, máy móc của đời mình.

Hiểu ra rằng ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, xấu xa của người khác hơn là chính bản thân. Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cần thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bên ngoài mà đó là tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.

Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được chất chứa chung quanh là lúc chúng ta định được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm. Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì lòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai…
------------------

PT s/t trên các email của thân hữu gởi tới hằng ngày.
 

Chanh Tuan

New member
Chuyện mẹ chồng và nàng dâu <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Hãy nắm giữ hạnh phúc thật chặt!<o:p> </o:p>

Trong mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu, có những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không biết cư xử sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là một câu chuyện đời thường, rất cảm động của nhà văn Nghị Minh (Trung Quốc) do Nguyễn Hải Hoành dịch. Hai nhân vật chính trong truyện đã trải qua những ngộ nhận, bi kịch để cuối cùng nhận ra nhau khi một người không còn nữa trên đời. Và những bi kịch đó đều xuất phát từ những hiểu lầm giữa mẹ chồng và nàng dâu. Những hiểu lầm vô tình nối tiếp, đã làm vấp những bước chân của hạnh phúc. Khi số mệnh bắt ta trả giá, tất cả đã trở nên muộn màng. Đây là một câu chuyện có thực và đầy nước mắt:

<o:p></o:p>

<o:p> </o:p>
 

Chanh Tuan

New member
MẸ!

Cắt móng tay cho mẹ, chợt nhận ra bàn tay mẹ toàn xương, những lóng tay khô như cọng rạ phơi mất tính hồi sinh.
Bàn tay ấy từng tắm rửa cho con, vỗ vào mông để con tròn giấc ngủ. Áo con lành nhờ bàn tay mẹ. Con đói lòng bàn tay mẹ đút miếng cơm nhai. Giờ hai bàn tay mẹ đã gầy như không còn cách nào gầy nữa. Mẹ cố xỏ sợi chỉ vào lỗ kim nhưng đầu sợi chỉ cứ đưa qua đưa lại không sao xỏ vào được.
Con thương mẹ vô cùng.

************************
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương.
Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương, dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son tốt xấu màu sắc là gì.

************************
Tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Hôm nay sau giờ giảng, tôi hát cho các em nghe… “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…”
Tôi nói với các em: “Chúng ta thật hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ”.
Có tiếng khóc ở góc lớp. Tôi đến cạnh em hỏi:
- Sao con khóc?
- Con nhớ Mẹ! Đứa bé đáp ngập ngừng.
- Mẹ đâu?
Nhìn theo tay đứa bé, tôi thấy một người đàn ông nước da đen sạm đang đứng trước cổng trường.

************************
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con.
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm... Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

************************
Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh và phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.
"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.
"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đậu đấy".
"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!".

Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".

************************
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu.

Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng con mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng con ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!

************************
Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường...

Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo vòng. Mấy chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười:- Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.

Mấy chị em không ai bảo ai, nhìn nhau nước mắt rưng rưng.
************************
Hễ nhà có dịp đi dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”.
Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thảng thốt.
Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!

************************
"Má! Má lên đây làm gì?". Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nảy lên hỏi người mẹ quê mùa còm cõi.
- "Má nghỉ bán một bữa lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp".

- "Không được đâu! Bữa nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này...".
- "Thì má có còn bộ nào khác đâu. Thôi cho má vào. Má...". - "Thôi, thôi, má về đi. Con thì thế này, má thì thế kia… Tụi bạn con nó cười…!".

Nói rồi, cô sinh viên xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường…Vừa lúc người xướng tên giới thiệu: "Sinh viên Phạm Thị P.X. là một trong những sinh viên xuất sắc của trường".

http://tongiaocaodai.blogspot.com/2011/03/me.html
 

Chanh Tuan

New member
NẾU CÓ LÒNG

Mặt trời đỏ ối đang khuất dần sau rặng cây. Một chàng trai hối hả lái chiếc xe <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:City w:st="on"><st1:place w:st="on">Pontiac</st1:place></st1:City> cũ kỹ trên con đường rất hẹp. Sinh trưởng ở vùng này, con đường quen thuộc với chàng tới mức không cần nhìn chàng cũng biết từng gốc cây bên kia đường. Bóng đêm mịt mù phủ xuống, trời lất phất mưa, gió thổi lạnh ngắt.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Chợt chàng thấy bên kia đường một bà lão đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes. Không cần hỏi cũng biết nó bị trục trặc. Dừng xe lại, chàng trai bước tới, chiếc <st1:City w:st="on"><st1:place w:st="on">Pontiac</st1:place></st1:City> của chàng vẫn nổ máy hổn hển. Bà lão mỉm cười với chàng nhưng ánh mắt đầy lo lắng. Bà đã đứng đây cả giờ đồng hồ, biết bao nhiêu xe chạy qua nhưng chẳng ai chịu dừng lại giúp bà. Liệu gã trai này có định hại bà? Trong bộ đồ tầm tầm và vẻ mặt thất thểu, hẳn anh ta nghèo khó và đang bị cái đói hành hạ. Chàng trai lên tiếng trấn an: “Cháu tới để giúp bà. Sao bà không ngồi chờ trong xe cho ấm, ngoài trời lạnh lắm. À quên, cháu tên là Joe”.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tuy xe chỉ bị xẹp bánh nhưng đối với một bà lão, chuyện đó chẳng khác một thảm họa. Joe trải áo chui vào gầm xe. Chỉ 10 phút sau, chàng đã thay xong bánh sơ cua. Người chàng lấm lem, tay trầy trụa. Trong lúc chàng làm việc bà lão quay kính xuống, thò đầu qua cửa xe nói chuyện với chàng. Té ra bà sống ở <st1:City w:st="on"><st1:place w:st="on">St. Louis</st1:place></st1:City> và mới đi qua đây lần đầu. Joe bối rối ngượng ngùng khi bà lão cảm ơn chàng và hỏi chàng định lấy công bao nhiêu tiền. Bà lão nói Joe đừng ngại, đòi bao nhiêu bà cũng trả. Nếu không gặp được chàng, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với bà giữa đêm tối đường vắng như thế này. Thực lòng Joe chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện nhận tiền của bà lão. Sửa xe đâu phải nghề của chàng. Quả là chàng đang thất nghiệp nhưng chàng giúp bà lão chỉ vì thấy tội nghiệp.Vả lại, trong quá khứ biết bao người đã chìa bàn tay hào hiệp cho chàng. Joe từ chối: “Cảm ơn bà. Nếu quả bà có lòng, xin hãy giúp người khác”. Joe chờ xe bà lão đi khuất mới rẽ vào con đường về nhà.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Xe chạy được vài dặm, gặp một quán ăn nhỏ bên đường, bà lão xuống xe. Cô hầu bàn vội chạy lấy khăn cho bà lau mái tóc ướt. Cô vẫn niềm nở và ân cần cho dù đôi chân muốn cứng đờ vì đứng và chạy từ sáng tới giờ. Bà lão tỏ ra ái ngại cho cái bụng bầu chắc cũng đã tới ngày sinh của cô. Bà chợt nhớ tới lời Joe. Ăn xong, bà lão kêu tính tiền và đặt vào đĩa tờ 100 đôla. Khi cô hầu bàn đem tiền thối trở ra, bà lão đã biến mất. Trên bàn chỉ còn lại một mẩu giấy nhỏ. Cô gái rưng rưng đọc: “Con đừng cảm ơn ta. Ta cũng đã từng được người khác giúp. Nếu con có lòng, xin hãy nhớ tới những người khác”.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Trên đường về nhà, cô hầu bàn nghĩ miên man. Làm sao bà lão biết được rằng vợ chồng cô đang gặp lúc khó khăn. Chồng cô thất nghiệp và tháng sau vợ chồng cô có con? Đi ngang qua công viên, cô gái thấy hai bóng người, một lớn một bé ôm nhau trên ghế đá. Tiếng ru khe khẽ nỉ non trong đêm. “Dù sao thì mình cũng có chỗ ngủ đêm, có việc làm”, cô gái chạnh lòng. Nàng dừng chân, thò tay vào túi rút ra mớ giấy bạc của bà lão tặng cô, đặt xuống bên cạnh người mẹ không nhà đang ru con. <o:p></o:p>
“Đừng cảm ơn tôi. Nếu có lòng…”<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Khi cô gái bước vào căn phòng chật hẹp của mình, chồng cô đã ngủ say. Khẽ cởi giày, cô leo lên giường, nhẹ nhàng hôn chàng và nằm xuống. “Về rồi hả cưng. Có chuyện gì không em?”, chồng cô tỉnh giấc khẽ hỏi.<o:p></o:p>
“Không, anh yêu. Mọi việc ổn cả, Joe ạ”.
<o:p></o:p>
<o:p>http://tongiaocaodai.blogspot.com/2010/10/neu-co-long.html</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
Sửa lần cuối:

1234

Active member
Vài dòng cảm nhận cùng huynh Chánh Tuân ( sau khi đọc bài của huynh đăng trình )


Có ai ! có nhớ cội nguồn ?

Có ai ! còn nhớ tới lời à ơi ?

Bã trần say đắm kiếp người

Làm cho chìm đắm tánh trần còn đâu !



Lệ nào tuôn chảy ngược dòng ?

Lệ nào ngào ngạt suối nguồn yêu thương ?

Bã trần phù phiếm lợi - danh

Chen nhau giành giựt , lợi - danh đong đầy


Buồn cho số kiếp Con Người

Buồn cho số kiếp làm người u mê

Dại - khờ một lúc rồi thôi !

Sao còn khờ - dại suốt đời ai ơi !


Biết rằng .... khó tỉnh Cơn Mê

Biết rằng khó tỏ đường đi - lối về

Nhưng Ta chẳng nở làm ngơ !

Lẳng lờ , lờ lảng, lảng lờ làm .... thinh .

Thôi con nay ráng chí tu

Ta nay cũng có lời lành khuyên con .

( Ta hay con trong bài chỉ là 1 sự biết, 1 sự khôn so với 1 sự khờ, 1 sự dại tự ngay chính bổn thể của bất cứ 1 ai . chứ không là Ta hay con mà chúng ta hay dùng tâm so sánh , đối đãi để với 1 đối tượng cụ thể nào đó bên ngoài ( dẩn đến ) => sanh ra biện phân, thị phi khi mà chúng ta thường hay so sánh sự tương quan các đối tượng khác với nhau mà có ngờ đâu là đều đó không xa lạ mà là chính tự ngay trong bổn thể của tự thân mình đó thôi ! Ta hay con này cũng có trọn đủ trong mỗi chúng ta đó thôi ! )

Kính .
 

Chanh Tuan

New member
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p>Cám ơn Huynh 1234 đã gửi đến đệ một bài thơ khuyến tu nhiều ý nghĩa. </o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Đệ kính gửi đến quý Huynh Tỷ câu chuyện Hòn Đá để quý huynh tỷ cùng đọc:</o:p>
<o:p></o:p>
Hòn đá<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>​
Đây là chuyện tôi nghe. Một người đàn ông thành công trên trường đời, đang trong độ tuổi sung mãn, rất hăng hái, và đương nhiên đầy tự tin với nhiều ước muốn lớn.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Một hôm ông phóng xe khá nhanh trên đường vắng. Chiếc xe hơi mới tinh là niềm hãnh diện của ông. Nó phô bày một cách cụ thể sự thành đạt của ông trước mắt mọi người.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Chợt từ bên đường có cái gì đó vụt bay ra. Ông chưa kịp định thần nhìn cho rõ thì… Một âm thanh chát chúa vang lên. Thôi rồi! Kẻ nào mới ném hòn đá vào đầu xe!<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Lập tức ông giảm tốc độ và tấp xe vào vệ đường. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Quả như ông lo sợ. Hòn đá đã làm móp, trầy xước ở đầu xe. May mà không vỡ đèn hay kính.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Nhìn quanh, ông bắt gặp ngay thủ phạm. Một chú bé con đang run rẩy, sợ hãi, nước mắt tèm lem. Ông xông tới, túm chặt kẻ phá hoại. Ông nạt nộ, quát tháo. Ông vung nắm tay lên như muốn đánh, càng làm đứa trẻ rúm ró lại. Ông hét: “Tại sao? Tại sao mày ném đá?”<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Chú bé khóc nấc lên, giọng đứt quãng, lộn xộn. Nhưng rồi ông cũng hiểu ra. Chú đẩy xe lăn cho anh chú. Xe lật. Anh chú và xe cùng lộn nhào xuống cái hố thấp ven đường. Chú không đủ sức nâng cả xe và anh lên, nên không kéo được xe và người ra khỏi hố. Chú đứng rất lâu bên vệ đường, chờ có người giúp. Đường vắng, thỉnh thoảng vài chiếc xe lao vút qua. Chú vẫy tay lia lịa và cố gào to lên cầu cứu. Chẳng ai thèm dừng lại. Cuối cùng, khi thoáng thấy xe ông từ xa, chú bèn cúi xuống nhặt lấy hòn đá… <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Bao nhiêu phẫn nộ chợt tan biến. Theo chân chú bé, ông bước xuống hố nâng kẻ bị nạn dậy. Rút khăn tay ra, ông lau bụi đất và mấy chỗ xước rướm máu trên mặt nạn nhân. Rồi chú bé cùng với ông hè hụi kéo xe lăn cùng với anh chú lên mặt đường.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
*<o:p></o:p>​
<o:p> </o:p>​
Câu chuyện quả thật chẳng thú vị lắm. Tuy nhiên lời bình luận của người kể chuyện khiến tôi không khỏi trầm ngâm.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Người ấy bảo rằng Thượng Đế vẫn hay thủ thỉ bên tai ta, rót khẽ vào lòng ta lời khuyên tiếng dạy. Nhưng ta thường không chú ý nghe vì ta còn đang quá mải mê với công việc của mình, nhất là khi đời ta đang lên hương, ta đang mãn nguyện với cái mà đời gọi là thành đạt. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Thế nên, trong đời này có rất nhiều người chỉ khi nào gặp một biến cố thì họ mới thấm thía mà thức tỉnh. Bấy giờ họ mới chịu lắng nghe tiếng nói của Thượng Đế. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Họ phải đợi Thượng Đế ném cho một hòn đá…<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>Phú Nhuận, ngày 06-4-2010<o:p></o:p>
Dũ Lan Lê Anh Dũng<o:p></o:p>
Đăng tuần báo Công Giáo và Dân Tộc, số 1752, ngày 09-4-2010<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p>http://tongiaocaodai.blogspot.com/2010/11/hon.html</o:p>
 

Chanh Tuan

New member
Chiếc bát gỗ​

Có một người đàn ông già ốm yếu chuyển đến sống cùng với người con trai, con dâu và một cháu trai bốn tuổi. Ông đã quá già nên bàn tay ông run run, mắt thì mờ và những bước đi loạng choạng.
Một hôm cả nhà cùng nhau ăn bữa tối nhưng bàn tay người cha già run rẩy nên rất khó khăn trong việc ăn uống, ông đã làm rơi vãi thức ăn xuống sàn. Khi ông cố cầm lấy chiếc cốc thì sữa lại sóng sánh ra khăn trải bàn.
Người con trai và người con dâu bắt đầu trở nên khó chịu với tình trạng bừa bộn của ông. Người con trai bèn nói với vợ: “Chúng ta phải làm cái gì đó cho cha, tôi chịu đựng quá đủ những thứ như sữa tràn ra ngoài, tiếng loảng xoảng trong ăn uống và thức ăn rơi xuống sàn rồi”. Thế rồi vợ chồng người con liền để một chiếc bàn nhỏ ở góc nhà.
Vậy là từ đó người cha già ăn một mình ở chiếc bàn nhỏ trong khi cả nhà vui vẻ bên chiếc bàn lớn. Ông lại làm vỡ chiếc đĩa của mình mấy lần và người con lại chuyển cho ông sang chiếc bát gỗ để đựng thức ăn. Họ chỉ nhìn lướt qua ông rồi lại vui vẻ trò chuyện với nhau, mặc cho những giọt nước mắt ứ đọng trong đôi mắt người cha khi ông ngồi ăn một mình. Thỉnh thoảng họ lại càu nhàu khiển trách ông mỗi lần ông làm rơi thìa hay thức ăn ra ngoài. Chỉ riêng đứa con trai bốn tuổi của họ thì im lặng theo dõi tất cả.
Vào một buổi tối trước bữa ăn, người cha chú ý đứa con nhỏ của mình đang nghịch những mảnh gỗ trên sàn. Anh ta âu yếm hỏi đứa trẻ: “Con đang làm gì vậy?”. Đứa trẻ mỉm cười trả lời: “Con đang làm những chiếc bát gỗ nhỏ để cha mẹ đựng thức ăn khi sau này con lớn lên”. Câu trả lời của đứa trẻ khiến bố mẹ nó sững sờ.
Nước mắt bắt đầu lăn trên má họ. Mặc dù không có một lời nào được thốt ra nhưng họ biết họ cần phải làm gì. Bữa tối hôm đó người chồng cầm lấy bàn tay của ông cụ và dịu dàng dắt ông ra bàn ăn cùng mọi người.
Từ đó người cha già lại bắt đầu cùng ngồi ăn với con cái và đứa cháu nhỏ. Vợ chồng người con cũng không còn để ý đến những chuyện như chiếc thìa bị rơi, sữa đổ ra ngoài hay chiếc khăn trải bàn bị bẩn nữa.
Trẻ con có những cảm nhận rất ngây thơ nhưng lại đáng chú ý cho chúng ta học hỏi. Chúng quan sát bằng mắt, chúng lắng nghe bằng đôi tai và tư duy của chúng được hình thành khi tiếp nhận những thông điệp từ người lớn. Nếu chúng nhìn thấy chúng ta đang cố gắng tạo dựng một bầu không khí gia đình ấm ấp và đầy yêu thương cho những thành viên trong nhà, chúng sẽ học theo thái độ đó cho cuộc sống của chúng khi lớn lên. Các bậc cha mẹ nên biết rằng từng cử chỉ nhỏ bé thôi cũng sẽ tạo nên nhân cách tương lai của đứa trẻ.
Hãy bắt đầu xây dựng cho trẻ từ những viên gạch nhỏ của yêu thương ngay từ bây giờ, ngay ngày hôm nay và mỗi ngày đều như vậy.

http://tongiaocaodai.blogspot.com/2011/06/chiec-bat-go.html
 
Sửa lần cuối:

Chanh Tuan

New member

BA HẠT ĐẬU XANH CỦA MẸ​

Nguyễn Thị Việt Hà

Chuyện hay giải nhất: “Nét bút tri ân”
Một câu chuyện khá cảm động viết về người Mẹ.

Lời Ban Biên Tập:
Ba hạt đậu xanh của mẹ đoạt giải nhất.
Tối 2-6, lễ tổng kết, trao giải cuộc thi “Nét bút tri ân” lần 2 do Trung Ương Đoàn, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, Ngân hàng TMCP Đông Á, Đài truyền hình VN, báo Tuổi Trẻ và Đài Tiếng nói nhân dân Thành Phố phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Vượt qua gần 65.000 bài dự thi gửi về BTC cuộc thi “Nét bút tri ân” lần II, bài viết “Ba hạt đậu xanh của mẹ” của cô Nguyễn Thị Việt Hà, giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong, Thị Trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã xuất sắc giành giải Nhất năm nay. Câu chuyện của cô giáo Việt Hà về người mẹ chịu nhiều khổ đau, một mình nuôi mấy người con khi ba bỏ mẹ con cô ra đi. Với lòng bao dung và nghị lực phi thường mẹ đã dạy cho chị em cách học đối mặt với khó khăn, rèn luyện sự tự lập, không đầu hàng cuộc sống. Xuyên suốt bài viết là những cơn mưa: ngày chị sinh ra mưa tầm tã, ngày cha bỏ mẹ con đi mưa vần vũ và ngày mẹ đi cũng vào một cơn mưa mùa đông.
Câu chuyện có thật của người giáo viên có vóc người nhỏ bé, giọng nói dịu dàng về gia đình mình khiến mọi người trong khán phòng của buổi lễ trao giải vừa diễn ra vào tối 2/6 không khỏi bùi ngùi, xúc động. Khi MC Tạ Bích Loan hỏi: Với bài viết trên, nếu được chọn lòng biết ơn hay sự hận thù chị sẽ chọn điều gì? Thay vì trả lời, cô giáo Việt Hà chỉ gói gọn trong câu nói mộc mạc và thấm thía: “Lòng hận thù hãy ghi trên cát, lòng yêu thương hay ghi trên đá”. Dưới đây là toàn văn bài viết của cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà gửi mẹ kính yêu: BA HẠT ĐẬU XANH CỦA MẸ
Mình từng kể rằng người đầu tiên dạy mình bài học về lòng tự trọng là mẹ mình. Mình cũng từng kể rằng mẹ mình rất đẹp, gương mặt mẹ luôn tỏa ra ánh hào quang nhân ái của con người đã sống trọn một đời lương thiện. Những câu chuyện đời mẹ, mình sẽ chẳng bao giờ kể hết, những trang đau thương nhưng không hề bi lụy mà ánh lên niềm khát khao cháy bỏng về một cuộc sống bình yên, tốt đẹp. Mẹ lại bảo mình sinh ra ngay giữa cơn mưa tầm tã, tạt ướt cả chỗ mẹ nằm. Mẹ ghì chặt mình vào ngực, phủ hơi ấm lên tấm thân bé xíu của mình. Cha bỏ mẹ mình và 3 đứa con thơ dại cũng vào một cơn mưa. Mưa đêm như trút nước. Cha hôn hít chúng mình rồi xách valy ra tàu đi cùng với một người đàn bà trẻ đẹp không phải là mẹ mình. Tiếng còi tàu xé đêm nhưng không vang dội như tiếng mẹ gọi cha. Tiếng mẹ gọi, tiếng khóc nheo nhóc của chúng mình, tất cả bị mưa làm mờ đi. Mưa vần vũ cuồn cuộn. Mưa xối xả. Mưa lăn lộn trên không. Cha vẫn đi. Tóc mẹ xổ tung, mưa lặng đi thấm ướt. Tóc mẹ dài chấm gót, đen sẫm, mượt thơm. Mưa ganh tị xới tung tóc mẹ. Mưa dữ dội xối vào 3 chị em mình. Tàu chạy.
Cha đi. Mẹ hốt hoảng ôm xiết 3 con vào nhà. Cả mấy mẹ con khóc run lập cập. Mẹ dắt 3 chị em mình rời bỏ Cà Mau về quê ngoại ở Bắc Giang. Mình không biết mẹ lấy sức lực ở đâu mà nuôi nổi 3 chị em mình trong cái cảnh tay không tấc đất, chỉ có chút vốn liếng còm cõi, mẹ lăn lóc hết chợ xa, chợ gần, làm đủ công việc nặng nhọc và chịu bao nhiêu tủi hổ. Nhà mình nghèo lắm, những vụ giáp hạt mẹ toàn ăn sắn, khoai, nhường cơm trắng cho 3 đứa con. Nhớ lại là rơi nước mắt món canh “ Rửa chân gà”… Mẹ nấu canh bằng rau trong vườn cho thêm một ít mỡ, mẹ bảo canh ngọt lắm vì có cả mùi của thịt gà, chúng con ăn ngon lắm, xì xụp húp rồi tin ngay vì nhìn thấy chân con gà hôm ấy cũng sạch thật…Mẹ vừa ăn khoai vừa rơi nước mắt rồi bảo bụi hôm nay sao nhiều thế… Tuổi nhỏ ngây thơ chưa kịp hiểu đời mẹ nhọc nhằn…
Mẹ hay vắng nhà vì đi hết chợ xa, chợ gần để buôn cá khô, sắn, lạc… Năm 1992 mẹ cho 3 chị em mình 6 hạt đậu xanh và bảo hãy trồng vào trong ống bơ, mỗi ống bơ trồng 3 hạt. Một ống để trong nhà, một ống để ngoài sân. Mẹ bảo chăm sóc cây trong nhà kĩ hơn là cây ở ngoài sân, rồi 4 tuần sau xem chuyện gì diễn ra với 2 ống bơ trồng đậu xanh ấy. Cây đậu xanh trong nhà ban đầu bụ bẫm, xanh tốt rồi yếu dần, dài ra cứ vươn mãi ra phía có ánh sáng và 4 tuần sau 2 cây đậu ấy bỗng dưng héo rũ. Còn 3 cây đậu trong ống bơ ở ngoài sân chậm lớn hơn nhưng vững chãi, 4 tuần sau lá trổ xum xuê và bắt đầu có những nụ nho nhỏ…4 tuần kế tiếp đã thấy những quả đậu xanh xinh xinh rung rinh trên cây. Mẹ bảo chúng mình kể mẹ nghe chuyện hai cây đậu, mẹ luôn mỉm cười khi nghe 3 chị em liến thoắng sau đó người mới từ tốn bảo: “Các con là những cây đậu xanh ở ngoài sân, dù không được chăm sóc tốt, không được ở những nơi sung sướng nhưng đã lớn lên vững chãi. Đó là sự tự lập các con hiểu không?”.
Thú thực ngay lúc ấy mình chưa hiểu được hết những điều sâu xa trong lời mẹ nói… Nhiều năm sau chúng mình mới hiểu được rằng mẹ đã rèn chúng em sống tự lập, lòng tự trọng bằng chính cuộc đời tốt đẹp của mẹ….Cuộc sống tươi hồng nhưng luôn nghiệt ngã, cuối năm 1993 mẹ lại dắt chúng mình lên vùng kinh tế mới ở Đạ Huoai- Lâm Đồng. Căn nhà ở xó rừng Madaguil vẹo vọ vì mưa. Mưa ngạo nghễ, nhạo báng mấy mẹ con cô độc. Mưa lạnh lùng nhảy nhót khắp nhà. Mẹ dắt mình và Hằng băng rừng trốn mưa nhưng không trốn kịp. Mưa ầm ào thác lũ. Mẹ cúi người che mưa cho 3 con, chúng mình vẫn lạnh tê tái. Mưa nhỏ mọn lách qua thân mẹ, chúng mình thâm tím vì mưa. Rồi mình không núp dưới mẹ nữa, đứng thẳng dậy đeo gùi măng lên vai, lì lợm rẽ cỏ tranh và đám cây mây chẳng chịt tìm lối về. Mẹ cũng dắt Hằng, Trung rẽ cây rừng mà đi. Mẹ vượt lên trước cầm dao phạt nhanh những đám cây mây cho chúng mình cất bước. Mưa gầm rú tức giận muốn hất tung 4 kiếp người nhỏ nhoi lên cao nhưng mưa bất lực. Mưa trút roi rát bỏng vào da thịt bốn mẹ con mình. Mình đã học những bài học can đảm từ mẹ mình.
Cách mẹ dạy chúng mình cũng lạ hơn người khác, mẹ có một ngọn roi mây luôn treo ở góc nhà nhưng mẹ không đánh chúng mình bao giờ. Mẹ thủ thỉ kể những câu chuyện đời mẹ khi chúng mình cùng trèo rừng, làm rẫy, lúc mưa trú trong lán… Thế mà quên mệt, thế mà lại thấm thía những phẩm chất tốt đẹp. Đời người con gái có 12 bến nước, cái bến mẹ sa chân vào có lẽ cái cái bến đục nhất… Một mình nuôi con, quyết chẳng để con thất học nên dắt díu con từ Nam vào Bắc, từ Bắc vào Nam… Thế rồi…thế rồi đến khi xuôi tay nhắm mắt tóc mẹ chưa kịp bạc…mẹ chưa kịp trở về nhà của mẹ con mình… Năm 2004, khi mình và Việt Hằng đã tốt nghiệp CĐSP và xin dạy ở Phú Tân - Cà Mau , út Trung đang học CĐSP Cà Mau cũng là lúc mẹ bị ung thư thận giai đoạn cuối… Mẹ về lại Bắc Giang sau nửa đời người mang con khắp xứ người tìm cớ mưu sinh, nuôi chúng mình ăn học đến nơi, đến chốn. Mẹ đã về lại nơi chôn nhau cắt rốn để thanh thản nằm lại đồng Đống Mối bên dòng sông bốn mùa gió lộng. Ngày mẹ đi cũng lại vào một cơn mưa mùa đông.
Mưa lê thê, não nuột. Mưa hiền hòa bao bọc lấy mẹ, lấy 3 chị em mình. Lạ lùng thay khi 3 đứa mình không khóc được, lủi thủi sau xe tang, mưa nức nở rơi lên khóe mắt tạo thành lệ tuôn để chị em mình khóc mẹ. Mưa nhẹ vỡ thành hàng triệu triệu những giọt sương xốp trắng. Mưa cuộn lên trời cao kéo màn trời ủ dột. Mưa đưa mẹ về nẻo trời xa, nẻo xa xăm mù khơi, nẻo sinh ly tử biệt. Mưa cho cỏ mau tốt tươi phủ kín nấm mộ mẹ nằm lại một mình. Mưa trãi khăn tang vắt ngang bầu trời ngày mẹ đi xa mãi. Và hôm nay, trong câu chuyện cuối cùng mình viết tham gia cuộc thi Netbuttrian có ngấn nước, có nụ cười, có nỗi nhớ, có niềm tự hào của 3 chị em mình như một nén nhang lòng thắp lên cho mẹ. Có một điều không đổi rằng mẹ vẫn đang còn hiện diện bên chúng mình… Trong mỗi nhịp đập trái tim… Không đếm được bao nhiêu vất vả, bao nhiêu nước mắt 3 chị em đã thành người như điều mẹ mong muốn trăn trối lúc lìa trần. Ba đứa con của mẹ, ba hạt đậu xanh trong cái ống bơ đặt góc sân ngày nào, cùng nắng, cùng gió, cùng bao thử thách đã vững chãi mà lớn lên trong bao bài học làm người mẹ đã dạy chúng mình.

(Bài viết này chúng con : Việt Hà, Việt Hằng, Bảo Trung kính dâng lên mẹ Nguyễn Thị Liêm như một nén hương lòng… )

Nguyễn Thị Việt Hà.


http://tongiaocaodai.blogspot.com/2011/10/ba-hat-au-xanh-cua-me.html
 

Chanh Tuan

New member
Đệ kính chuyển đến quý Huynh Tỷ một mẫu chuyện để quý Huynh Tỷ cùng đọc:

CHIA SẺ

Một thanh niên trẻ tốt nghiệp đại học một cách xuất sắc nộp đơn xin vào chức vị quản lý nhân sự cho một công ty lớn. Anh đã vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên, và vị giám đốc đang phỏng vấn anh vòng cuối để có quyết định cuối cùng. Vị giám đốc phát hiện ra anh thanh niên này có kết quả rất xuất sắc trong suốt những năm học từ tiểu học đến đại học, trong học bạ không năm nào anh không được thành tích cao.
Vị giám đốc hỏi:
- “Anh được học bổng trong trường phổ thông phải không?”.
Người thanh niên trả lời:
- “Thưa không”
- “Vậy chắc cha anh đã trả tiền học phí cho anh?”
- “Cha tôi đã mất khi tôi lên một tuổi, mẹ tôi đã trả toàn bộ học phí”
-“Mẹ anh làm gì, ở đâu?”
-“Mẹ tôi làm thợ giặt”
Vị giám đốc yêu cầu anh chìa đôi bàn tay ra. Anh đưa đôi bàn tay ra, một đôi tay mịn màn và hoàn hảo.Vị giám đốc hỏi:
- “Trước đây anh có bao giờ giúp mẹ anh giặt đồ không?”
- “Không bao giờ, mẹ tôi luôn muốn tôi học hành và đọc sách nhiều hơn. Hơn nữa, mẹ tôi có thể giặt nhanh hơn tôi”. Anh đáp.
Vị giám đốc nói: “Tôi có một yêu cầu. Khi anh về nhà hôm nay, hãy đi rửa tay cho mẹ anh rồi hãy đến gặp tôi vào sáng ngày mai”
Người thanh niên cảm thấy cơ hội kiếm được công việc này khá cao. Khi về nhà, anh sung sướng yêu cầu mẹ mình cho anh được rửa đôi tay của bà. Mẹ anh cảm thấy rất ngạc nhiên, và hạnh phúc với nhiều cảm xúc đan xen, bà chìa đôi tay cho con mình.
Anh thong thả rửa đôi tay cho mẹ mình. Nước mắt trào ra khi anh làm việc đó. Đó là lần đầu tiên anh nhận thấy đôi tay của mẹ mình quá nhăn nheo, thô ráp và thâm tím. Những vết thâm tím đó đau đớn đến nỗi người mẹ phải giật thót khi được kỳ cọ với nước. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra rằng đôi tay đó đã phải giặt giũ mỗi ngày để có tiền đóng học phí cho anh. Những vết thâm tím trên đôi tay người mẹ là cái giá mà người mẹ phải trả cho những mảnh bằng tốt nghiệp, cho thành tích học tập và cho tương lai của anh.
Sau khi rửa xong đôi tay cho mẹ, anh lặng lẽ giặt nốt tất cả những áo quần còn lại giúp cho mẹ mình. Tối hôm ấy, hai mẹ con nói chuyện với nhau rất lâu.
Sáng hôm sau, anh đến văn phòng giám đốc. Vị giám đốc hỏi và nhận thấy mắt anh ngấn lệ: “Anh có thể kể tôi nghe anh đã làm và học được điều gì ở nhà trong ngày hôm qua không?”
Anh trả lời: “Tôi đã rửa tay cho mẹ tôi, và cũng giặt hết tất cả áo quần còn sót lại.”
Vị giám đốc nói: “Hãy kể cho tôi biết cảm xúc của anh lúc đó”
Anh đáp: “Thứ nhất, giờ đây tôi biết thế nào là cảm kích và tri ân. Không có mẹ tôi thì không có sự thành công của tôi ngày hôm nay. Thứ hai, nhờ cùng làm việc và giúp đỡ mẹ, tôi mới nhận ra rằng, để làm được điều gì đó cũng khó khăn và vất vả biết bao nhiêu. Thứ ba, tôi đã nhận ra được giá trị và sự quan trọng của mối quan hệ trong gia đình.”
Vị giám đốc nói, “Đây chính là những điều tôi cần tìm kiếm ở một người quản lý. Tôi muốn tuyển một người biết đánh giá cao sự giúp đỡ của người khác, một người hiểu biết những xúc cảm của người khác khi họ hoàn thành công việc, và là người không coi tiền bạc là mục đích chính của cuộc đời. Anh đã được tuyển dụng”.
Sau đó, người thanh niên đã làm việc rất chăm chỉ và nhận được sự quý trọng của những thuộc cấp. Họ làm việc cần mẫn và đoàn kết. Công ty phát triển rất lớn mạnh.
Một đứa bé thường được bảo vệ và chìu chuộng, sẽ phát triển tâm lý “sai khiến” và luôn nghĩ đến bản thân mình trước tiên. Nó sẽ thờ ơ trước những sự khó nhọc của cha mẹ. Khi nó bắt đầu công việc, nó sẽ luôn cho rằng mọi người đều phải lắng nghe nó, và khi nó trở thành một người quản lý, nó sẽ không bao giờ biết được những nhọc nhằn của những người làm công, và luôn đổ lỗi cho người khác. Đối với những tuýp người này, họ có thể có học vị cao, có thể thành công trong một giai đoạn nào đó, nhưng cuối cùng sẽ không có cảm thấy ý nghĩa của những gì mình có được. Họ sẽ càu nhàu và bực dọc và đấu tranh vì nhiều thứ khác. Nếu chúng ta là bậc cha mẹ kiểu này, chúng ta đã thực sự chứng tỏ tình yêu thương của mình hay là đang hủy hoại con mình?
Bạn có thể cho đứa con mình sống trong một ngôi biệt thự rộng lớn, ăn cao lương mỹ vị, tấu dương cầm, xem một ti vi thật lớn. Nhưng khi bạn đang cắt cỏ hãy để cho chúng cũng được có trải nghiệm này. Sau bữa ăn, hãy để chúng rửa bát đĩa cùng với các anh chị. Đó không phải vì bạn không có tiền thuê người giúp việc, mà là vì bạn muốn thương yêu chúng theo một cách đúng đắn. Bạn muốn chúng hiểu rằng, một ngày nào đó khi tóc hoa râm, cha mẹ giàu có cỡ nào cũng vậy thôi, giống như người mẹ của anh thanh niên này. Điều quan trọng là những đứa con của bạn phải học được cách biết ơn về những sự khổ công, nhọc nhằn và biết cách làm việc như những người khác để hoàn thành mọi việc.


http://tongiaocaodai.blogspot.com/2011/11/chia-se.html
 

1234

Active member
Mẹ Già như Chuối ba hương - như xôi nếp đậu - như đường mía lau .

Xin được chia sẽ , vui mừng cho những ai đang còn Mẹ, những ai đã từng cúc cung phụng dưỡng cho Thân Mẫu mình . Người đã hy sinh cho ta cả 1 quãng đời , Với hy vọng cho ta thành đạt , tốt đẹp trong cuộc sống !... mà chẳng hề nề hà , than thở với bao nỗi cực nhọc , qua những nếp nhăn chai sạn in hằn theo năm tháng, thời gian ... chúng ta khôn lớn trưởng thành .
Mẹ là 1 trong những người Vĩ Đại nhất, gần gủi nhất mà chúng ta ai cũng đều được biết, từng biết , từng có trong đời .

Qua mẫu chuyện này , Đệ có cảm nhận vị Giám Đốc này nhất định là 1 vị Giám Đốc Tốt bụng , Đức Độ thật sự .

Biết đâu chừng vị Giám Đốc này là 1 trong những Hóa Thân thị hiện của 1 Vị Bồ Tát mượn vai qua hình ảnh và địa vị của 1 vị Giám Đốc , theo đó mà ẩn tàng Hóa Độ giúp đời theo 1 chiều hướng ẩn vi , lặng lẽ, sâu kín , mà vẻ ngoài thì chẳng hề khoác lên mình 1 hình sắc tôn giáo nào cả ! ( mang tính chất Đời và còn rất Đời nữa là đàng khác ... ! )

Không hề mang danh Đạo nhưng tính chất kỳ thật ... thì lại rất Đạo ! => Đạo Học ứng dụng chứ vị này không mang nặng Đạo Học Lý Thuyết ,vì nếu có thâm Nho, có tích chứa muôn kinh vạn điển mà không dụng được thì coi như uổng công dã tràng và tựa như con mọt sách mà thôi !

Vị Giám Đốc này rất thiết thực , tinh tế đáng để đệ cuối đầu Khâm Phục Đức Độ .

Đó là 1 trong những hành động mang tính chất Phổ Độ nhưng ở dạng ẩn tàng , sâu lắng ! ... những gì đã làm thì chí ít ra vị Giám Đốc đó đã thành công đánh thức được lòng người Thanh Niên thành đạt kia ! còn đang mê ngủ trong bóng Hào Quang Danh Vọng , Thành Đạt ... giả tạm, ngắn ngủi trong phút chốc của cuộc đời ! ....
( qua chuyện tuyển dụng nhân viên cỏn con bình thường mà vị Giám Đốc này lồng ẩn vào tính Nhân Bản rất cao sâu ! Không cần giảng Đạo để giáo hóa được lòng người mà bằng cụ thể ... )

Đọc xong mẫu chuyện đầy cảm động và xúc tích của huynh Chanh Tuan đệ bỗng cảm hứng viết tham gia thêm 1 bài thơ con cóc nho nhỏ về Tình Mẹ Thiêng Liêng .

Bằng đôi chân nhỏ vào đời .
Bằng hai con mắt ... nhìn đời thơ ngây !
Vào đời... chập chững con đi .
Nhờ bầu sữa Mẹ - lớn khôn từng ngày .
Sữa này ! bầu sữa Tình Thương .
Cho con Ấm áp - cho con ... Cuộc Đời !
Cuộc đời của Mẹ là đây .
Tình thương của Mẹ gói dành cho Con .
Mai này con lớn khôn nhanh .
Nhớ hoài bầu sữa Mẫu Từ ... khi xưa !
Ai ơi có thấu cuộc đời .
Thấu chăng Tình Mẹ - Biển Trời bao la !
Ai ơi ! có nhớ ... những chiều .
Mẹ Già mòn mõi ... tựa hiên đợi chờ !
Ra đi - chẳng tưởng Mẹ Già !
Phút giây chạnh nhớ nỗi niềm ... phận Con .
Phận Con sao đáng ! ... là Con .
Là Con của Mẹ - lòng không thẹn lòng .

Xin vài dòng chia sẽ cảm nhận cùng huynh Chanh Tuan và mừng cho những ai đang còn ... Mẹ . để mai này Mẹ Hiền có mất đi ... chúng ta vẫn còn được ngẩng đầu tự hào về Mẹ .
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Câu truyện CHIA SẺ của Chanh Tuan làm mình nhớ lại hoàn cảnh bản thân:

Cha mất khá sớm lúc mình mới vào đại học, thật ra nhiều năm trước đó vì bệnh nên cha thường xuyên thất nghiệp lo hành đạo là chánh nên một mình Má phải đi làm lo cho 6 đứa con ăn học trước và sau 1975. Quá cực nhọc!

Cho đến khi mình đã đi làm, có gia đình riêng nhưng cũng không phải lo lắng gì cho Má ngược lại tiếp tục nhận "bao cấp". Đến bây giờ cũng còn được bao cấp mỗi khi Xuân sắp về.

Cái mình làm được cho Má yên tâm là chấp nhận ở chung và chăm sóc ông bà ngoại chứ không đi định cư ở nước ngoài. Chữ hiếu mình ráng làm là hành đạo làm công nhân viên của đức Chí Tôn, hồi hướng cho Má.

Cảm ơn Chanh Tuan post một truyện đầy ý nghĩa
 

Chanh Tuan

New member
Kính chúc quý huynh, tỷ một mùa Giáng Sinh thật ấm áp, hạnh phúc và an lành trong hồng ân của Đức Chúa!
Đệ kính chuyển đến quý huynh, tỷ một câu chuyện để quý huynh tỷ cùng đọc:

Món quà giáng sinh
O'Henry

Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.

Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhầm lẫn, chỉ có một đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.

Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi. Ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở.

Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố NEW YORK .

Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc khi ôm Jim, James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về.

Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.

Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món quà. Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.

Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô sáng lên.

Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh. Thứ còn lại là mái tóc của Della.

Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.

Della bước chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu "Madame Eloise". Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp, bà ta chẳng có một chút vẻ "Eloise" nào cả.

Della cất tiếng hỏi: "Bà mua tóc tôi không?"

- "Tôi chuyên mua tóc mà", bà ta đáp và bảo: "Hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi".

Suối tóc nâu đẹp tuyệt vời buông xuống.

- "Hai mươi đồng" - bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.

- "Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi" - Della nói.

Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ. Ðó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.

Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại.

Ðến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: "Mình có thể làm gì với nó đây?". Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ toàn những sợi quăn quăn khắp đầu. "Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!". Cô tự nhủ: "Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?"

Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.

Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cái áo khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: "Ðừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói"Giáng sinh vui vẻ", em có một món quà rất hay cho anh này!"

- Em đã cắt mất tóc rồi à? - Jim hỏi.

- Ðúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? Em vẫn là em mà! - Della nói.

Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: "Em nói là em đã bán tóc à?"

- Ðúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?

Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: "Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy".

Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống. Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!

Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc: "Tóc em sẽ chóng dài ra thôi Jim", nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.

- Ðẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này.

Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cuời nói: "Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em ạ".

http://tongiaocaodai.blogspot.com/2010/12/mon-qua-giang-sinh.html
 

Chanh Tuan

New member
Túi gạo của mẹ​

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.
Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.
Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:
- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.
- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.
Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…
Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…
Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.
Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:
- Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.
Chị cẩn thận tháo túi.
Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:
-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.
- Nhận vào.
Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.
Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:
- Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?
- Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.
Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.
Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:
- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?
- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế! Người phụ nữ bối rối.
- Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.
Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.
Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.
Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:
- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận!
Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.
Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.
Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.
- Thưa với thầy, gạo này là do tôi... tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất!

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng, ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.
Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rồi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :
- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.
Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:
- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.
Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.
Lòng thầy xót xa.
Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra, học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.
Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.
Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc, không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.
Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.
Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.
Thầy nói:
- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.
Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.
Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.
- Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…
Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả, mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.
Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:
- Mẹ ơi ! Mẹ của con!
 

Facebook Comment

Top