Đạo Pháp Cơ Bản

vietanh

New member
ĐẠO PHÁP CƠ BẢN
<br />
<br />       Di cảo :    (Bài dạy Đạo của Cố Thừa Sử Hồ Tân Sinh )
<br />Lời thưa trước :
<br />
<br />        Tập ĐẠO LÝ CƠ BẢN gồm Kinh - Luật - Luận nhằm gởi
<br />đến các bạn Đạo Cao Đài, từ đó các bạn chuyền trao cho
<br />mọi người cảm thông lẽ Đạo.
<br />        Đây là những Thánh ngôn, những luật pháp, và
<br />những luận giãi mà mỗi người Cao Đài nói riêng cần đặt
<br />tâm trí mình trong đường Đạo và đường Đời.
<br />       Thưa thật, tập này chưa được đáp ứng cho mọi trình
<br />độ, nên xét cần thiết cho, các đạo hữu cầm tay.
<br />      Tuy nhiên, còn cần phải có những tập khác nối tiếp
<br />phục vụ chương trình tu học cho mình về sau.
<br />      Vậy có gì xin các bạn Đạo xa gần đóng góp ý kiến cho
<br />để những tập sau hoàn bị .
<br />                                                                                                                                         
<br />Kính thưa   
<br />
<br /> THÁNH NGÔN TRÍCH YẾU
<br />……………………………………..
<br />I.- Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền
<br />    Vui lòng tu niệm hưởng ân thiêng
<br /> Đạo mầu rưới khắp noi trần thế
<br />     Nghìn tuổi muôn tên giử trọn biên
<br />Đêm nay,24 Décembre, phải vui mừng vì là ngày của Ta
<br />xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe)
<br />Ta rất vui lòng mà đặng thấy đệ tử kính mến Ta như vậy.
<br />Nhà nầy sẽ đầy Ơn Ta .
<br />Giờ ngày gần đến, đợi lịnh nơi Ta.
<br />Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa
<br />                                                               ( Lời Thầy đêm Noel
<br />1925)
<br />II. Thầy vui muốn cho các con thuận hoà cùng nhau hoài,
<br />     ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng.
<br /> Phải chung lo cho danh Đạo Thầy.
<br />                                                Đạo Thầy là các con, các con
<br />tức là Thầy, phải làm cho nhau đặng thế lực, đừng ganh
<br />gổ nghe!
<br />                                               Các con giử phận là tuỳ ý muốn,
<br />ngày kia sẽ rỏ thấu ý muốn của Thầy.
<br />                     (Lời Thầy ngày 20-2-1926)
<br />   III. Thầy cấm không cho di nghị việc người, nhứt là đạo
<br /> hửu         &nb sp;         &nb sp;         &nb sp;     của các con thì đừng phạm đến
<br />tội nhiệp,
<br />                                                  Chi chi cũng phải nhớ quyết
<br />rằng có Thầy trong đó.
<br />
<br />   Chẳng quản đồng tôn mới một nhà
<br />Cùng nhau một Đạo tức một cha
<br />     Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi
<br />Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hoà
<br />                                                           (Lời Thầy ngày 20-2-
<br />1926)
<br />   
<br />
<br />
<br />PHẦN LUẬN GIÃI
<br />
<br />I/ THÁNH NGÔN ? Thánh ngôn là lời thánh
<br />     Thánh ngôn từ đức Thiên Đế là Thầy phán dạy, hay từ
<br />các Đấng thiêng liêng, cũng là lời cảu phẩm Giáo Tông thay
<br />Thầy dìu dắt tín đồ nói riêng, và là lời Thánh Hội hoằng
<br />pháp lợi sinh nói chung.
<br />     Thánh ngôn có giá thiêng liêng, không bởi lời nói qua
<br />miệng từ tâm tà vọng phàm tục.
<br />     Mỗi lời nói của giáo hội chứa đựng tình thương, lẽ thật
<br />làm sự sống vì mọi người khế cơ hợp Đạo bất cứ ra từ
<br />người nào xứng đáng với câu “ Đạo Thầy tức là các
<br />con,các con tức là Thầy” được kể là Thánh ngôn.
<br />     Có điều dặc biệt ở Cao Đài Giáo, chữ Thánh ngôn thuộc
<br />về Thầy Thiêng Đế và các vị vô hình ở Bát Quái Đài viết ra
<br />chữ, nói ra lời ở Đồng tử Hiệp Thiêng Đài. Không ai dám tự
<br />cho lời mình là Thánh ngôn .
<br />II./ CHỦ QUYỀN CỦA THIÊN ĐẾ.
<br /> Thiên Đế hay Thiên Chúa nắm chủ quyền Tạo hoá dịch sử
<br />vạn hữu chúng sinh. Cả Vũ Trụ Càn khôn thuộc quyền
<br />Thiên Đế làm chủ đời đời.
<br /> Kỳ này, Thiên Đế làm Thầy dạy Đạo lập thành ĐẠI ĐẠO
<br />TAM KỲ PHỔ ĐỘ, thường gọi là CAO ĐÀI GIÁO, chủ quyền
<br />về Đạo giáo CAO ĐÀI ở Thầy Thiên Đế.
<br /> Không một phẩm vị trong giáo hội Cao Đài, kể cả hửu hình
<br />lẩn vô hình được xưng là giáo chủ
<br />   Chư Phật, Tiên Thánh Thần, các chức sắc Cửu Trùng
<br />Đài, Hiệp Thiên Đài đều thuộc chủ quyền Thiên Đế.
<br />   Bốn chữ “ Đợi lịnh ở Ta” ở Thánh ngôn I cho thấy tất cả
<br />các bậc tiền bối trong Cao Đài giáo đều không tự quyền
<br />hành Đạo truyền giáo ngoài chủ quyền duy nhất ở Thầy
<br />Thiên Đế .
<br />   Nên biết, dù cho Giáo Tông thay mặt Thầy cũng chỉ có
<br />quyền về phần xác chư không có quyền về phần hồn.
<br />    Và nên biết, quyền Thượng hội, quyền Trung hội và
<br />quyền Hạ hội cũng như quyền Hội vạn linh cũng chịu dưới
<br />chủ quyền Thầy Thiên Đế.
<br />    Giáo hội Cao Đài không nhìn nhận, không tin cậy quyền
<br />Thầy làm chủ thì trên nguyên tắc không còn là Chánh giáo
<br />chính mình Thầy làm chủ, tức hoá ra phàm giáo, Thầy
<br />không chịu trách nhiệm về lời đoan nguyện trước Toà Tam
<br />Giáo.
<br />     Vì thế là người Cao Đài chân chính, không ai chịu tôn
<br />xưng ai là Thầy là chủ ngoài Thiên Đế, Đấng đã phán “
<br />Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền”.
<br />III. – TUYÊN NGÔN BẤT HỦ
<br />    Đức Cao Đài Thiên Đế đã tuyên ngôn đêm Noel 1925
<br />cho các đệ tử ở Sài gòn rằng:
<br /> Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền
<br />   Vui lòng tu niệm hưởng ân thiêng
<br />Đạo mầu rưới khắp noi trần thế
<br />   Nghìn tuổi muôn tên giử trọn biên
<br /> Nội bốn câu trên cho thấy đó là tuyên ngôn, nhất định có
<br />giá trị quyền pháp sứ mạng cao cả kỳ cứu độ nầy.
<br /> Cứ xem Đạo Chúa Jesus kỳ Tân ước, tin biết dù Chúa
<br />đóng đinh, các đệ tử lo sợ, trải qua bao nhiêu thăng trầm,
<br />Đạo Chúa vẫn ứng nghiệm lời Chúa phán về tình hình Đạo
<br />Chúa truyền khắp mặt đất.
<br /> Nay Đức Thiên Đế tá danh Cao Đài tuyên bố “ Đạo mầu
<br />rưới khắp nơi trần thế, ngàn tuổi muôn tên giử trọn biên”
<br />nhất định đã và sẽ ứng nghiệm.
<br /> Còn về điều ai tin thờ Đạo Thầy kỳ nầy, theo lời Thầy,
<br />biết mình vui trong lòng mà khổ ngoài thân xác; có khổ thì
<br />khổ cũng cứ vui lòng tu niệm “ vui lòng tu niệm theo đạo
<br />Thầy nếu chẳng được hưởng ơn gì ở đời thì sẽ “ hưởng ơn
<br />Thiên”.
<br /> “ Vui lòng tu niệm hưởng ơn Thiên” là tuyên ngôn bảo đảm
<br />công trình tu niệm. Đúng là lời hứa thành kín không hề sai.
<br />    Nghe tuyên ngôn của Thầy qua 4 câu thơ ấy, người Cao
<br />Đài còn biết Thầy mình là Thầy của những người Kitô hữu ,
<br />khi đọc hết bản tuyên ngôn ở Thánh ngôn I, tức là bản
<br />tuyên ngôn tái lâm của Thầy kỳ nầy.
<br />    Đọc Thánh ngôn I, người Cao Đài giáo tin những huyền
<br />diệu của Thầy qua những Thánh ngôn kế tiếp và qua
<br />những biến cố nối chuyền trong lịch sử giáo hội.
<br />    Thật đúng là Tuyên ngôn bất hủ.
<br />IV.- LỄ PHẨM TRÂN TRỌNG    
<br />     Theo Thánh ngôn II, lễ phẩm trân trọng dâng hiến lên
<br />Thầy là tâm tình thuận hoà cùng nhau hoài của chức sắc
<br />và tín đồ trong giáo hội.
<br />     Thánh ngôn II, đúng như Thánh ngôn từ Chúa Jesus
<br />phán dạy Kỳ Tân ước. Nếu đem lễ phẩm dâng lên Thiên
<br />Chúa mà nhớ lại mình còn có điều bất hoà với anh em, hãy
<br />đẻ lễ phẩm đó về làm hoà với anh em đã, xong mới đến
<br />dâng lễ phẩm .
<br />     Hoà là qui luật Âm Dương “ Quân tử không đồng ý
<br />nhưng vẫn giữu hoà khí, tráilại tiểu nhân tuy đồng sự đồng
<br />chí mà tâm ý không hoà. Hoà quý hơn đồng.
<br />    Hoà và thuận, thuận và hoà là hai đức tính chủ yếu
<br />trong giáo hội.
<br />    Hoà là êm đẹp, không chống cải lẫn nhau. Một gia đình
<br />một dân tộc, một xã họi, trên không thuận dưới không
<br />hoà, thì chia rẽ và rẽ vhia, cuói cùng đi đến tan rả..
<br />   Đất cục chồng chất đắp thành bờ đê, bờ đê rả ròi ra mỗi
<br />cục đất riêng rẻ, chẳng cục nào chịu gắn liền nhau dinh
<br />sliền nhau là tình trạng ví với một giáo hội lâm cảnh anh đi
<br />đường anh, tôi đi đường tôi, hội không ra hội, giáo còn chi
<br />giáo.
<br /> Lònh bổn đạo ai cũng mong giáo hội hoà nhau là phải.
<br />Thầy ngự ở Hoà. Giáo hội không hoà thì Thầy không chổ
<br />ngự.
<br />Song hoà không đúng quyền phép thì hoà gượn gép
<br />không thành sự.
<br /> Quyền phép do Thầy đã minh định. Người có sứ mệnh
<br />được Thầy ban trao quyền pháp phải hồng thệ giử đúng
<br />quyền pháp lại hoà với người không thông quyền pháp và
<br />chẳng hồng thệ gì về quyền pháp về một việc tự ý lên
<br />chức trái với luật công cử ở Pháp Chánh Truyền, thì làm
<br />sao hào được, chỉ có không thuận viịec làm phi quyền pháp
<br />đó, chứ không thể hoà bằng cách chấp nhận việc làm đó
<br />để bị sai lời hồng thệ bảo vệ phápquyền.
<br />
<br />Với quyềnpháp, sai một li đi một dặm, người nầy sai, người
<br />kia sai, đua nhau làm sai quyền pháp, giáo hội sẽ gặt hậu
<br />quả loạn nghịch pháp quyền, chánh giáo ra tà giáo, ai chịu
<br />trách nhiệm số người đã hồng thệ bảo vệ pháp quyền.
<br /> Sửa nước tan hoà lần nhau. Thử hỏi sữa và nước gì, bao
<br />nhiêu sữa bao nhiêu nước để tan hoà lẫn nhau? Hay không
<br />cần cách. Hay không cần cách thức nào, cứ để kẻ không
<br />biết làm làm bậy thế nào cũng được?
<br />Café pha với đường hay với sữa, chứ không pha với muối
<br />ớt. Hoà bậy hào bạ gọi là hoà sao được ? Ăn chay, tương
<br />chao không thể hoà với nước mắm, mở không thể hoà với
<br />dầu phụng . Người loạn nghịch quyền pháp không thể
<br />không thể buộc người bảo vệ quyền pháp đồng tình hoà ý
<br />trong cơ cấu quyền pháp được . Người có trách nhiệm bảo
<br />vệ quyền pháp lại chịu làm phụ tá cho người lên chức lớn
<br />cách loạn nghịch quyền pháp có thể hoà được không?
<br />    Không. Ai đó chịu rút lui ra ngoài địa vị pháp quyền tỏ
<br />lòng tôn trọng quyền pháp cách thành thật, thì người bảo
<br />vệ quyền pháp bằng lòng nâng đở che chở ai đó học tập
<br />quyền pháp để có ngày hành xử quyền pháp theo từng
<br />việc được xem xét dắt dìu, hoặc là ai đó đóng góp ý kiến
<br />và gì gì tuỳ việc được chấp nhận tốt, chứ không có quyền
<br />hành như thực là mình có chính vị pháp quyền muốn làm gì
<br />thì làm đâu
<br />    Xin bổn Đạo cảm thấu chữ Hoà cho đúng nghĩa.
<br /> Thầy không thể hoà với chúa quỷ . Thầy không buộc ai
<br />hoà với ai cách loạn nghịch quyền pháp luật lệ.
<br />    Ngủ hành : Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. Ngủ tạng : Tâm
<br />Cang Tỳ Phế Thận có sinh có khăc để giử thế quân bình.
<br />    Vẫn biết hoà là quý, song ngủ hành và ngủ tạng hoà
<br />trong thế vị tương sinh tương khắc.
<br />     Nói tóm lại, hoà và đoàn kết thì sống, nghịch và chia rẻ
<br />là chết; luôn nhớ lời Thầy thuận hòa là lễ phẩm trân trọng
<br />dâng lên Thầy. Dù chi rồi cũng phait hoà thuận đúng
<br />quyền pháp và thời cơ.
<br />     Vậy Đạo hửu chúng ta cầu nguyện ơn Thầy cho các con
<br />Thầy đâu đó thuận hoà tốt. Thầy không quí lễ phẩm nào
<br />hơn các con Thầy thuận hoà cùng nhau hoài để chung lo
<br />cho danh Đạo Thầy.
<br /> V.- ĐẠO THẦY TỨC LÀ CÁC CON      
<br />      Đạo do Thầy truyền dạy thường được gọi là Đạo Thầy.
<br />     Đạo là chân lý là đường về Thầy. Thầy là từ phụ, là tình
<br />thương. Đạo Thầy được sáng danh qua các con Thầy là
<br />hàng môn đồ thọ giáo đủ nếp sống Đạo chơn lý và tình
<br />thương.
<br />     Không phải chỉ đền thờ, kinh điển, luật pháp tổ chức
<br />giáo hội có hình thức có uy quyền khắp thế gian gọi là Đạo
<br />Thầy.
<br />     Đạo không có Thầy làm chủ, người Đạo không sống
<br />bằng đức tin Thầy, lấy ý mình đông đảo làm hơn ý Thầy,
<br />không giử phận làm tuỳ ý Thầy muốn thì còn chi gọi là Dạo
<br />Thầy?
<br />“ Đạo Thầy tức là các con” thì các con” mới tức là Thầy”
<br />Phải làm chứng Đạo Thầy bằng đời sống xã hội đại đồng
<br />của các con Thầy và bằng lẽ sống tâm linh giãi thoát của
<br />các con Thầy.
<br /> Không thể kéo nhau, rủ nhau đi hàng hàng lớp lớp sống
<br />không khác người phàm tục mà gọi Đạo Thầy là đó.
<br /> Các con Thầy tiêu biểu Đạo Thầy đúng sự lý pháp quyền
<br />sở định.
<br /> Chữ “ Các con” gồm cả chức sắc và tín đồ, cả anh trước
<br />em sau dìu dắt nhau đến nơi Bồng đảo, nghĩa là cùng về
<br />Tiên cảnh cho thấy Đạo Thầy là Đạo Thanh tịnh giải thoát
<br />siêu phàm tục .
<br /> Chữ các con không có nghĩa chỉ một người.
<br /> Một NGÔ MINH CHIÊU đầu tiên và lớp lớp đàn em nối chí
<br />tu hành theo gương mẫu NGÔ MINH CHIÊU cho đủ số “ các
<br />con”.
<br /> Ngôi Giáo Tông không ham muốn, các con khác của Thầy
<br />mà lòng còn ham danh tranh quyền giáo hội, không chịu
<br />bắt chước người Cao Đài đầu tiên ấy thì Đạo Thầy chẳng
<br />là “ các con” ấy.
<br /> Đại Đạo vô hình, vô tình vô danh. Các con Thầy tu tập
<br />đến độ gần Đại Đạo đó, chưa được vô danh, vô tình và
<br />chuộng hình danh tình thức thì làm gì xứng đáng câu “ Đạo
<br />Thầy tức các con và các con tức là Thầy”.
<br />   Khó lắm! Khó lắm! Không ai dám tự xưng Đạo Thầy là
<br />chúng tôi đây. Mà Thầy lại khẳng định Đạo Thầy tức là các
<br />con. Vậy buộc lòng các con Thầy, riêng cấp Tín đồ cũng cố
<br />làm sao tu hành cho mọi người biết đạo Thầy qua cuộc
<br />sống đạo tình thương và lẽ thật ở mình và gia đình mình,
<br />chứ không hoá ra ta làm lu mờ danh Đạo Thầy, thiếu trách
<br />nhiệm chung lo cho danh Đạo Thầy.
<br />VI. THUẬN HOÀ CÙNG NHAU HOÀI
<br />   Thuận hoà cùng nhau là đạo đức không dễ có. “ Thuận
<br />hoà cùng nhau hoài” lại càng khó có.
<br />   Đây là Thánh ngôn (TN2) Thầy dạy các vị tiền bối trước
<br />ngày khai Đạo phải sống với nhau như Tăng sống Đạo lục
<br />hòa, không chỉ thuận hoà một lúc đâu mà phải trước sau
<br />như một.
<br /> Lục Hoà là sáu niềm hoà đồng ái kính của các vị sư Phật
<br />giáo.
<br />1.     Giới hoà đồng tu         &nbs p;         &nbs p;  2. KIến hoà đồng giãi
<br />3. Lợi hoà đồng quân         &n bsp;         4. Thân hoà đồng trụ
<br />5. Khẩu hoà vô tranh         & nbsp;         & nbsp;6. Ý hoà đồng duyệt
<br />Thường người ta sống gần sông chung nhau thường xảy
<br />ra nạn tranh giành danh vị lợi lộc, như lời Đế Thuấn dặn
<br />Vua Vủ: “ Nhơn tâm duy nguy” nghĩa là lòng người nguy
<br />hiểm tham lam, giận hờn, mê mờ, kiêu ngạo, kinh lờn,mấy
<br />ai biết khiêm nhường nhịn nhục, thương yêu biết trước
<br />ngăn ngừa sự xích mích giữa các con Thầy.
<br />    Ôi ! “ Chín người mười ý” Thầy dạy: “ các con giử phận
<br />làm tuỳ ý Thầy muốn”. Vậy vị nào có ý gì, cũng tuỳ ý
<br />Thầy. Theo lời Thầy dạy kỳ Tân ước, dù làm phép lạ, nói
<br />tiên tri, hay trừ ma đuổi quỉ mà theo ý người tức là phàm
<br />ý, nhơn ý, không theo ý Thầy cũng không được kể là gì.
<br />   Ba hội nghị Thượng Trung Hạ và Hội Vạn linh cũng không
<br />ngoài ý Thầy. Xin hẹn tập khác sẽ luận giãi Lục Hoà rỏ
<br />từng ý tứ một.
<br /> Đây xin thưa bổn Đạo: Thánh ngôn2, đúng là lời Thầy
<br />dạy, chứa tính Tiên tri. Quả thật, về sau Ngài CAO
<br />QUỲNH CƯ, một trong số đệ tử có sứ mạng mở Đạo và
<br />đốn cây rừng lập Thánh địa Tây Ninh bị trục xuất ra khỏi
<br />Thánh địa rồi nạn chia chi rẻ phái về sau nữa.
<br />   ÔI ! ở đâu có người ta ở đó có nguy hiểm!
<br />Lịch sử loài người luôn có những bất hoà.
<br />Phu phụ hoà, gia đạo thành cũng vậy, hoà thuận là hai
<br />đầu mối đạo thành. Không dám nói ai bất hoà. Bổn đạo tự
<br />xét mình, nhà mình có phải lâu đài hạnh phúc xây dựng
<br />trên nền móng thuận hoà không?.
<br />“ Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”
<br /> Hỏi tại sao vợ chồng không hoà không thuận? Có phải ai
<br />cũng cho mình phải không? Bên nào cũng cho có cái phải,
<br />cái phải ngày nay, ngày mai thành trái, chi bằng nhường
<br />nhịn nhau, vợ chồng anh em, bầu bạn có trái có phải coi
<br />như hai bàn tay, tay trái cầm bát cơm, tay phải cầm đôi
<br />đủa, hai bên trái phải chung nhau đưa cơm vào miệng. Có
<br />người cầm đủa tay trái, miễn sao chung sức làm nên sức
<br />sống cho nhau.
<br /> Năm ngón tay có ngắn dài, bốn ngón đứng gần nhau mỗi
<br />ngón có ba đốt coi bộ đoàn kết một hàng, thế mà ngón tay
<br />cái đứng riêng chỉ có hai đốt, lại to hơn. Bổn Đạo sè bàn
<br />tay ra coi thử, hai bàn tay đều cứng. Cầm bút viết đây
<br />cũng thế ấy. Cái mầu nhiệm của cơ Tạo hoá ở đó không xa
<br />lạ gì. Biết thế, đừng bắt ai giống ai, miễn cùng nhau thuận
<br />hoà theo ý Thầy chỉ dạy, theo mầu nhiệm rồi sẽ biết Thầy.
<br />   Hội Thánh là thánh thể của Thầy. Kể cã tín đồ cọng
<br />chung với số chức sắc chức việc là thánh thể tại thế.
<br />   Tín đồ là da bọc Thánh thể, hay là lổ chân lông đi nữa
<br />cũng cần phải có. Chức sắc có đức có tài có công hạnh tột
<br />bực như Giáo Tông cũng phải lo dìu dắt tín đồ. Không có da
<br />thì thân con người chảy máu và chết dần. Vị nầy là đầu các
<br />vị khác là tay chân, là lưng bụng. Trong con người còn có
<br />ngủ tạng lục phủ, Đầu có mắt, có tai có mủi, có miêng.
<br /> Miệng có môi, có răng có lưởi. Tất cả bộ phận nào trong
<br />thân con người đều chung nhau sống “ thuận hào cùng
<br />nhau hoài”.
<br />   Đạo hữu cải cọ nhau nặng lời là đã làm tổn thương danh
<br />Đạo Thầy rồi, huống gì Hội Thánh cải cọ nhau chẳng ai
<br />thuận hoà ai thì danh Đạo Thầy còn chi, và tín đồ đạo hửu
<br />tin cậy vào ai để tu hành?
<br /> Nhớ lời Thầy dạy “ Các con thuận hoà cùng nhau hoài”
<br />không phải thuận hoà mới đó rồi lại ganh gỗ liền, làm cho
<br />nhau thất thế bất lực trong vai gánh Đạo nặng và xa.
<br /> Xin bổn đạo học thuộc Thánh ngôn và ngày đêm suy
<br />ngẫm. Viết mấy cũng không hết ý Thầy. ./.         &nb sp;    
<br />
<br />…………(Trích nguyên văn bản gốc)
<br />…………………………………….
<br /><font face="Times New Roman, Times, serif">Đạo Pháp Cơ Bản</font><font face="Times New Roman, Times, serif">Kính
<br />gởi BQL , các bạn sẽ nhận nhiều bài trong tương lai</font>
 

Facebook Comment

Top