Đạo quy Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài và sự tu chỉnh.

Trung ngôn

Active member
ĐẠO QUY HỘI THÁNH TRUYỀN GIÁO CAO ĐÀI VÀ SỰ TU CHỈNH.
Sau khi đạo quy năm 2001 có hiệu lực và được ban hành, đến năm 2007, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài tiếp tục “sửa đổi, tu chỉnh” cho phù hợp với đường lối hoạt động cũng như sự tiến hóa của nhân sanh; tuy các thành quả đạt được rất to lớn từ khi có Đạo quy là hành lang pháp lý thì vẫn còn một số tồn đọng cần phải giải quyết và giải quyết rốt ráo; trong đó có tư duy lập luật của các chức sắc có trách nhiệm cần là sự “sửa đổi, tu chỉnh” tư duy đó một cách thấu đáo và triệt để. Từ đó Giáo hội mới mong có được bản đạo quy với một hành lang pháp lý dài hơn [về thời gian sống của một văn bản luật] và sâu rộng hơn [phạm vi điều chỉnh].
Trong bài viết này, Trung ngôn mạo phạm trình bày suy nghĩ của mình theo những gì đang thấy trên văn bản, dựa trên một số nguyên tắc cơ bản thường sử dụng trong các dự án luật; căn cứ vào đó để thiệt lập văn bản để hạn chế thấp nhất các sai sót có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến đối tượng điều chỉnh là các chức sắc, chức việc thực thi điều luật đó và tín đồ [bao gồm tất cả chúng sanh].
Các nguyên tắc , theo Trung ngôn gồm có:
1. Thống nhất: nguyên tắc này làm nền tảng cho việc thiết lập văn bản luật, các điều luật phải thống nhất với nhau trong suốt quá trình sống của điều luật. Nếu không thống nhất sẽ dẫn đến xung đột pháp luật của hai hoặc nhiều điều luật làm rối loạn hoạt động của văn bản luật đó.
2. Logic: một hoặc nhiều vấn đề được đặt ra và theo đó một điều luật [hoặc nhiều] được thiết lập để điều chỉnh dựa trên nguyên tắc này. Đây là thước đo để đảm bảo cho nguyên tắc thống nhất nêu trên.
3. Tuân thủ Thánh ngôn, Pháp chánh truyền, Tân luật: đây là một nguyên tắc điển hình trong quá trình luật lập của bất kỳ tổ chức tôn giáo Cao Đài nào. Người ta gọi nôm na là nguyên tắc hợp hiến.
4. Đối tượng điều chỉnh: các điều luật được thiết lập nhằm vận hành để điều chỉnh các đối tượng này hoạt động trong khuôn khổ đó một cách tự do nhất có thể có được; làm sao để mọi đối tượng được thụ hưởng một cách tốt nhật từ sự vận động của cơ quan quản lý trên nền tảng của điều luật được thiết lập. Các điều luật phải đặt để đối tượng điều chỉnh là tối quan trọng.
Chủ thể của các đối tượng trong tôn giáo Cao Đài có thể được hiểu như sau:
- Phật: Phật trong trường hợp này là Thầy – Thượng Đế, chư Phật Tiên Thánh Thần.
- Pháp: pháp trong trường hợp này gọi nôm na là pháp luật, là nấc thang để theo đó mà chúng sanh theo đó mà leo lên đến tột đỉnh là Thượng phẩm.
- Tăng: bao gồm hai nhóm đối tượng chính là chức sắc - chức việc và tín đồ.
Trên đây là thiển nghĩ của cá nhân Trung ngôn đối với đạo quy được thiết lập bởi Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, chỉ dừng lại các suy nghĩ với tư cách một tín đồ thấp thỏi, nhỏ bé.
Còn suy nghĩ của Quý HTDM thì sao?
Hãy trao đổi với Trung ngôn và cùng nhau học hỏi để tiến hóa hơn.
Kính
[còn tiếp]
 

Facebook Comment

Top