Ðộ đời

DangVo

New member
 <strong>Ðộ-đời <BR><BR></strong>Tu thân đắc mới ra độ thế, <BR>Muốn độ người có dễ gì đâu ! <BR>Nêu gương chánh kỷ làm đầu, <BR>Thuyết, hành hai lẽ đạo mầu mới thông. <BR><BR>*Nhì Nguyện phổ độ chúng sanh* là câu nguyện thứ hai trong bài Ngũ Nguyện của mọi người tín đồ Cao Ðài sau mỗi thời cúng Thầy. <BR>Lời nguyện rất tốt, rất cao siêu, nhưng phải hiểu cho kỹ và đem ra thực hành cho đúng đạo lý mới làm tròn lời nguyện đối với Thầy Thượng Ðế, nếu không thì bất lợi cho Ðạo Thầy và còn làm cho thiên hạ cười chê, không khác nào người không biết lội mà muốn vớt người sắp bị chết chìm, không khéo lại chết chìm cả hai. <BR><BR>Mình chưa lão thông đạo lý, mình chưa khắc kỷ tu thân tâm cho được thuần thành đạo đức, mình chưa giác chớ vội giác tha, chưa sáng suốt chớ vội dắt người mê. Ðừng vì dục vọng bản ngã cầu danh mà phải gánh lấy thất bại rồi đâm ra thất vọng trách hờn nhân tình thế đạo. <BR><BR>Ta hãy xem gương đức Phật Thích Ca, khi còn làm Thái Tử Sĩ Ðạt Ta, lúc ra ngoại thành thấy nhơn sanh chịu đau khổ triền miên trong vòng tứ khổ: sanh, bệnh, lão, tử, Ngài xúc động thương tâm muốn cứu độ họ mà không biết làm sao, nên phải xuất gia lìa bỏ ngôi cao vị cả, vợ đẹp con ngoan, lầu son gác tía đi tìm chân sư nơi rừng sâu để mà học hỏi đạo lý cho thông suốt để tìm phương cứu độ chúng sanh đang triền miên đau khổ. <BR><BR>Ngài phải lặn lội đây đó suốt 6 năm trời để tìm các vị Chơn sư học hỏi, chịu mọi khổ hạnh gian lao thử thách, nhưng cũng chưa giác ngộ được,chưa tìm ra được phương thế cứu dân lành. Sau đó chính Ngài ngồi tham thiền tại cội bồ đề nguyện không rời khỏi cho đến khi nào giác ngộ đạt được chơn lý diệu mầu là Tứ Diệu Ðế? và Bát Chánh Ðạo mới đạt đạo mầu giải thoát. <BR><BR>Nhưng Ngài cũng chưa dám đem ra làm phương tiện độ đời, Ngài dần dà một thời gian sau mới bắt đầu đi hoằng hóa Ðạo Pháp cho nhơn sanh thức tỉnh như Ngài với lòng tự nhủ: <BR><BR>Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành như Ta. <BR><BR>Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh cả, chỉ ngại chúng sanh không chịu khó soi sáng lòng mình, nhìn thẳng vào tâm nội để thấy được chơn tánh của mình đó thôi. Ðó chính là Phật Tánh. <BR><BR>Ðức Ngô Ðại Tiên có dạy môn đệ Ngài phải lo chánh kỷ để hóa nhân. <BR><BR>Ðức Khổng Tử cũng thế, Ngài dạy rằng: Trước phải lo tu thân, tề gia cho xong rồi mới ra trị nước và bình thiên hạ. <BR><BR>Từ các bực vua chúa đến dân giả đều phải lấy sự tu thân làm căn bản. Người xưa nhờ kinh nghiệm nên sáng suốt, người nay lấy đó mà noi gương thì không bị vấp ngã thất bại và mất nhiều thời gian. <BR><BR>Ở đời muốn làm thầy dạy được học trò trước cần phải làm người học trò giỏi, học hỏi siêng năng cần mẫn mới thi cử đỗ đạt nên danh và được đề cử làm giáo sư dạy học. <BR><BR>Người muốn làm võ sư cũng phải chịu gian lao khổ cực học hỏi thao luyện nhiều năm mới tinh thông võ nghệ siêu quần, mới có học trò đến cầu học đông đảo,v,v... <BR><BR>Nay người tu hành giác ngộ phát tâm nguyện độ đời, thế Thiên hành hóa, trước cũng phải lo tu học qua các sư thầy, học thông đạo lý, qua kinh điển và Thánh Giáo, Thánh Ngôn Cao Ðài, không kỳ thị chấp nê từ các Chi Phái, các Ðạo giáo, để cho thông suốt nhứt quán cái lý duy nhứt của Ðại Ðạo, sao là Vạn Giáo đồng Nhứt Lý, sao là Vạn Pháp qui Tâm pháp, sao là Ðạo lý thuần chơn vô ngã, sao phải nhập định tham thiền, sao phải luyện Ðạo, phải Tánh Mạng song tu mới tạo xác thân thiêng liêng để về hiệp nhất cùng Thượng Ðế..... <BR><BR>Chừng giác ngộ được, tự giác suốt thông lý Ðạo được mới dám ra nhập thế độ đời. Chưa kể, còn phải chịu biết bao thử thách khảo thí vì bịnh tật, sức khỏe, vì tình tiền, địa vị, quyền lợi, danh vọng nơi cửa Ðạo, với ngôi vị chức sắc lãnh giáo đồ.... <BR><BR>Vì cổ đức thường cảnh cáo người tu hành phải biết: Vô ma khảo bất thành Ðại Ðạo. <BR><BR>Thánh Giáo Ðức Cao Ðài Thượng Ðế còn cho chúng ta biết trước mà giữ mình là: <BR><FONT color=#0000ff><strong>chung quanh các con, dầu xa, dầu gần Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn với các con,Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con, song trước Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng, là đạo đức của các con. <BR><BR>Bởi vậy cho nên Thầy chẳng vì ghét mà không lời khuyên dụ, cũng chẳng vì thương mà không sai quỉ dõ dành. Thương thương ghét ghét ai thấu đáo đó vậy ôi </strong></FONT>! (TNHT) <BR><BR>Thượng Ðế dầu có thương cũng không bồng ẵm mình được. <BR><BR>Tu thân đắc, làm chủ thân tâm mình được thì lũ quỉ ma mới chịu khuất phục mình, không làm hại khuấy phá trở ngại bước đường hành đạo gay go của mình được,lại còn làm tay sai phục vụ đắc lực cho mình,để độ đời được dễ dàng với kết quả thuận lợi mau chóng. <BR><BR>Người Ðạo cho các vị đó đã tu chứng đắc quả tại tiền, là Tiên Phật tại thế. <BR><BR>Muốn độ đời có hiệu quả, người chơn tu phải nêu gương cho đời thấy rõ rằng mình thuyết với hành đi đôi, việc làm phải gắn liền với lời nói, lời truyền giảng của mình. Ðừng làm như các thầy giáo ngoài đời ``hãy làm theo lời ta nói, chớ nên bắt chước việc ta làm " ,để làm đề tài cho thiên hạ nhạo báng, cười chê rằng người tu, người Thiên phong chức sắc có hơn gì người đời đâu, họ không phục và không nghe theo, thì sự truyền bá đạo lý chỉ là một sự phản tuyên truyền hại danh thể của Ðạo mà thôi lại còn đắc tội với Thầy. <BR><BR>Cho nên người tu phải biết khiêm nhường trong mọi khiêm nhường, hạ mình như nước chìu theo hoàn cảnh chấp hành đạo thời trung, hòa mình độ chúng không bao giờ khoe mình, lựa vèo lựa thế độ nhơn sanh. Cần nhứt là mọi người tín đồ phải nêu gương thực hành cho được Sự Thương Yêu, chớ không phải lời nói thương yêu thì chắc chắn Thầy Mẹ rất vui, đó là chúng ta trả hiếu với Thầy Mẹ. <BR><BR>Kinh dạy: ``Ðạo gốc bởi lòng thành tín hiệp " <BR><BR>Thánh Giáo Thầy dạy: "<strong><FONT color=#0000ff> Nếu các con không đủ sức Thương Yêu nhau thì đừng ghét nhau, nghe à !. Và nếu các con không thương được kẻ ghét mình thì không được gần Thầy</FONT></strong>". <BR><BR>Mà buồn thay phần đông đạo hữu chúng ta chưa thương nhau được, cứ tranh chấp địa vị ảnh hưởng và còn hơn thua cao thấp, không hy sinh được bản ngã cá nhân chưa bỏ tình riêng hướng thượng để phục vụ cho Ðạo Trời, thì làm sao thực hành được lời nguyện hằng ngày với Thầy: " Nhì Nguyện phổ độ chúng sanh " chúng ta có nhận thấy tội bất hiếu với Ðại Từ Phụ của chúng ta không ?. <BR><BR><strong><FONT color=#ff0000>Cái tội phản lời minh thệ với Thầy với Ðạo</FONT></strong>... Chúng ta chưa đại đồng nội bộ của chúng ta, thì làm sao đại đồng với nhơn loại để phổ độ chúng sanh ?, thiết tha khẩn khoản yêu cầu chư đạo hữu thân ái hãy đề cao cảnh giác, phản tỉnh xét lòng mỗi khi xướng lên lời nguyện trên tại tư gia và tại các Thánh Thất, Thánh Ðường Cao Ðài, để gieo rải hột giống thương yêu của Thầy trong tất cả đạo hữu và trước nhơn sanh. <BR><BR>Xin thành tâm mong ước nguyện cầu nầy được sớm ứng nghiệm./ <BR><BR><strong>CHÍ-TÍN </strong>
 

Facebook Comment

Top