Đức Lý Bạch trong Tam Kỳ Phổ Độ

dong tam

New member
ĐỨC LÝ BẠCH TRONG TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Một danh nhân Trung Hoa đời nhà Đường vang danh khắp thiên hạ, Lý Thái Bạch là tên thông dụng của nhà thơ lớn được mọi người biết đến.

Hầu như chúng ta chỉ có được những thông tin về Ngài qua sử sách và truyền thuyết cuộc đời của Lý Bạch là tên chánh thức được cha đặt cho khi Ngài được sanh ra nơi miền Tây Vực. Tục truyền Ngài là vì sao Thái Bạch giáng sanh khi mẹ sắp lâm bồn vì thế cũng được gọi là Thái Bạch Kim Tinh, Lý Thái Bạch. Là thi sĩ nỗi danh với nhiều bút hiệu như: Lý Trích Tiên, Trường Canh, v.v… Không biết Ngài đã chuyển luân lên xuống nơi địa cầu nầy đã bao nhiêu lần?

Tinh Quân thọ sắc thuở Phong Thần,
Cho đến Đường triều mới biến thân;
Thái Bạch Kim Tinh đang trị thế,
Trường Canh Trích Tử đến thăm trần
.

Giáng Sinh năm 1925, qua cơ bút của nhóm Xây Bàn, Ngài cho một bài thi tóm tắt cuộc đời của mình:

Đường trào hạ thế thưởng Tam quan,
Chẳng vị công danh, chỉ hưởng nhàn;
Ly rượu trăm thi, lời vẫn nhắc,
Tánh Tiên, muôn kiếp, vẫn chưa tàn.
Một bầu phong nguyệt, say ngơ ngáo,
Đầy túi thi văn đổ chứa chan;
Bồng đảo còn mơ khi bút múa,
Tả lòng thế sự vẽ giang san.


Về sau qua cơ bút Cao Đài giáo, chúng ta cũng biết thêm một số danh xưng khác của Ngài như: Lý Đại Tiên Trưởng, Động Đình Hồ Đại Tiên Trưởng, v.v… Thế nhưng vì sao Ngài đã được Đức Cao Đài Giáo Chủ chọn làm Giáo Tông Vô Vi trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ?
 

1234

Active member
Cùng Huynh dong tam

Đức Đại Tiên Trưởng Thái Bạch Kim Tinh ( Thái Bạch Tinh Quân, Kim Tinh Bạch Lão ) Một khi hạ giáng ,tá điển là thần tâm mình tựa như trời đất lăn quay - càn khôn đão chuyển. thần tâm phiêu phiêu bay bỗng như tựa mình đang trong cung cõi , cảnh giới của Ngài. ( Không biết là tại luồng Quang Điển của Thầy Thái Bạch hay sao mà khi ấy tiếp chạm cùng luồng Quang Điển ấy chúng ta sẽ có cảm giác như say xỉn trời đất đão chuyển , lăng quay . mà Thần Tâm mình vẫn sáng suốt chứ không phải như thứ say xỉn của rượu bia trong cõi hồng trần này ! )


Thơ Tuyệt bút

Nét trầm cân tuyệt bút !

Lý Đạo Tiên

Khai nét bút cơ Trời.

Động Đình Hồ

Soi Trăng in đáy nước

Đặng chữ Thần

Soi thấu đặng Đạo Thiên

Thần trăng đó !

Thần trăng soi nước sáng

Đạo Thiên kìa !

Đạo ẩn tại Thần Trăng

Đạo càn - khôn

Tại tâm chơn con đó !

Bảo lấy gì ?

Con tỏ đặng càn - khôn

Có chăng là

Thần tâm con thấu tỏ !

Có biết rằng ?

Tâm đó tức càn - khôn ?

Đạo vô tướng !

Nên Đạo không đề bóng

Đạo vô ngôn !

Nên đạo chẳng đạt lời

Đạo vô tình

Đạo chỉ biết Soi soi

Đạo vô cầu !

Vô xã, lại vô biên

Đạo vẫn tồn

Vẫn cạnh tận tâm con

Đạo là

Nơi tâm thấy biết !

Biết thấy này

Thấy biết của chơn tâm

Trời với đất

Hòa ca - giao khúc tấu !

Điểm bốn mùa.

Thấy đó ! bỗng còn đâu.

Vạn loài hoá

Thọ sanh nơi Thần hóa

Đặng biết Thần

Con thấu đặng máy Huyền Vi

Cơ dứt bút !

Vài dòng ta tả đạo

Lý Bạch Thầy - chấm nét dứt văn cơ .

--- @ ---

- Trăng vàng một bóng

Hồn trăng tỏ !

- Gợn bóng trăng soi

Đặng chữ Thần

- Đặng Thần.

Ta tỏ đặng hồn trăng

- Lung linh ngàn trăng

Soi bóng nước !

- Chỉ đặng Thần

Ta bỗng tỏ đặng hồn trăng !

- Trăng vô Thần

Trăng không chiếu bóng !

- Tâm vô Thần

Tâm chẳng tỏ thấu đặng hồn trăng

- Vần đối đáp

Tựa ngàn trăng trong nước !

- Lý vô cùng

Diệu diệu tận hồn trăng !

- Cạn rượu Đào

Hương đạo thấm - Thần say !

- Ta say Thần

Chớ nào say ... men rượu

- Lý Bạch Thầy.

Cạn trút nét Văn Thơ !
 

dong tam

New member
(tiếp theo)

I. ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN TRONG TAM KỲ PHỔ ĐỘ
1. Đệ Nhứt Trấn Oai Nghiêm


- Ngay từ thuỡ ban sơ, khi ĐĐTKPĐ còn đang ở vào “thời kỳ Khai Nguyên Lập đạo”, hệ thống thờ phượng nơi tư gia người tín đồ đã được Đức Chí Tôn dạy thiết kế nghi thờ vào hôm “khai đàn” tại nhà Ông Lê Văn Trung ngày 31 Janvrier 1926 như sau:

“Thầy vui mừng các con.
Trung, con thờ Thầy trên hết là phải. Con đem tượng Quan Trường qua bên tay trái Thầy, còn Quan Âm bên mặt.
Con thờ Lý Thái Bạch dưới Thầy. (…)”


Qua nội dung lời Thánh Ngôn, chúng ta có thể mường tượng khi đó sau khi đã tiếp nhận Thiên Nhãn từ Ngài Ngô Văn Chiêu được dùng làm biểu tượng thờ kính Đức Cao Đài Tiên Ông, trước buổi khai đàn Ngài Lê Văn Trung đã lập nghi thờ gồm Thiên Nhãn cùng 2 ảnh tượng của Đức Quán Thế Âm và Đức Quan Thánh Đế Quân theo truyền thống tín ngưỡng của người Việt. Lúc đó, khi lập đàn cơ khai đàn cho ông Trung, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy bổ túc chi tiết thờ Đức Lý Thái Bạch ở dưới Thầy ngay chính giữa Đức Quan Âm và Đức Quan Thánh.

- Nửa năm sau, đến mùng 1 tháng 7 Bính Dần, Tam Trấn Oai Nghiêm chính thức được Thầy bổ nhiệm:

Trong Tam Kỳ Phổ Độ và quy Tam Giáo nầy.

Phật thì có Quan Âm, Tiên thì có Lý Thái Bạch, Thánh thì có Quan Thánh Đế Quân khai Đạo.

Vậy con lập cho đủ ba Trấn chứng đàn
.”

Một vài yếu tố căn bản cho thấy nguyên nhân sự lựa chọn này:

Trước hết đây là Thiên thơ đã định, vì thế ngay buổi đầu trong lần đầu tiên Thầy dạy về nghi thức thờ phượng đã có ba Đấng (sau này được gọi là Tam Trấn) và vị trí của Đức Lý Thái Bạch được khẳng định ở vị trí giữa. Tam Kỳ Phổ Độ, Cao Đài thuộc về Tiên Đạo, Ngài là một vị Tiên nên được chánh vị ở giữa.

2. Vai Trò Giáo Tông Vô Vi

Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo, có biến cố xảy ra làm một ít Thiên phong mất lòng tin. Một trong những nguyên nhân là chư vị đã không chấp hành nghiêm theo lời dạy về nghi thức tổ chức mà Thầy đã dạy.

Vì thế, sau đó Đức Chí Tôn đã bổ nhiệm Đức Nhứt Trấn Oai Nghiêm Lý Đại Tiên đãm nhiệm vai trò Giáo Tông Vô Vi.

Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương
(...) Vậy từ đây, quyền thưởng phạt đã giao vào tay Lý Thái Bạch. Các con liệu mình mà cầu rỗi nơi Người.
Thầy dạy dỗ các con không nghe, đợi có hình phạt thì các con chịu lấy
.”

3. Trách nhiệm với sứ mạng phổ thông giáo lý

Khi cơ đạo đã diễn ra được 36 năm, ngày mùng 1 tháng tư Nhâm Thân 1962, tại tổ chức Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất Đức Giáo Tông dạy:

Riêng đối với cơ quan lãnh đạo nơi đây kể như đã hoàn thành sứ mạng. Giờ đây chư Thiên mạng phải chuyển sang giai đoạn mới, được lịnh Tam Giáo Tòa ban cho chư Thiên mạng một tiêu đề là: Phổ Thông Giáo Lý Liên Quan Hành Đạo để cho chư Thiên mạng nữ nam được dễ dàng hòa mình cùng môn đệ Chí Tôn.(...)

Khi Thiêng Liêng đã đặt cho chư hiền một tiêu đề như vậy có nghĩa là từ nay chư hiền lãnh một trách vụ cần thiết nghiên cứu về giáo lý và chơn pháp của Đại Đạo để gieo rắc trong khắp con cái của Chí Tôn không phân biệt phái chi, đó là nhiệm vụ của Thiên mạng trong giai đoạn nầy.
Phần Trưởng Ban, Bần Đạo lãnh. 2 Phó Ban: Huệ Lương, Chơn Tâm
.”

Như vậy khi chuyển hướng hoạt động theo quyết định của Tam Giáo Tòa, con đường vận động thống nhất nhà đạo được Ơn Trên định hướng theo chiều tăng cường việc liên giao hành đạo với nhau, qua đó đồng thời thực hiện việc phổ thông giáo lý Thế Đạo Đại Đồng và giáo lý Siêu Đẳng Đạo mầu. Chính Đức Lý Giáo Tông trực tiếp điều hành công việc.

Đầu năm Ất Tỵ 1965, khi chuyển thành một tổ chức độc lập Phổ Thông Giáo Lý theo quyết định của Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông vẫn tiếp tục lãnh đạo đường hướng hoạt động này.
 

Đại Đồng

Administrator
Kính đạo huynh Dong Tam,
huynh Dong Tam nói:
Tam Kỳ Phổ Độ, Cao Đài thuộc về Tiên Đạo
Thưa huynh, có Thánh Ngôn, Thánh Giáo nào xác nhận là "Cao Đài thuộc về Tiên Đạo" không ạ?

Cảm ơn huynh
 

truongtam

Administrator
Trong bài Kinh Cảm Ứng Diễn Nghĩa, có đoạn:
"Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Tiên Ông Thái Cực tặng kinh này rằng: ...."

Có phải đây là kinh của Đức Thái Bạch Kim Tinh gián cơ ban kinh hay không? hay bài kinh này truyền từ bên xứ Tàu qua. Theo hiểu biết của đệ, đây là một bài kinh tụng hằng ngày của những vị tu tâm pháp. Còn với tín đồ thì thường tụng nhất trong các ngày đàn lệ sóc vọng (HTTG).
 

dong tam

New member
1. Đại Đồng:

“Thầy sáng khai ra Tiên Đạo thì quyết sẽ thành Tiên Đạo. Các con nào có duyên kỳ ngộ sau này sẽ đi đến cảnh mà cõi trần gian không hề bao giờ có đặng.” (Đức Chí Tôn, Hườn Cung Đàn 01.11 Quý Mão 15.12.1963)

2. Trương Tam

kinh Cảm ứng của Đức Thái Thượng ban chứ không phải Đức Lý Đại Tiên
 

Hao Quang

New member
HQ có một thắc mắc trong 4 câu thi sau:
"Ánh Thái Cực biến sanh Thái Bạch,
Hiện Kim Tinh trọng trách Linh Tiêu.
Quyền năng vưng thuở Thiên triều,
Càn Khôn Thế giới dắt dìu Tinh Quân"


Như vậy Đức Lý là chơn linh biến sanh từ Thái Cực giống như Thầy và Đức Mẹ, ngài chính là sao kim (venus-Thái Bạch Kim Tinh) hay còn gọi là sao ..Trường Canh mà chúng ta thường nhìn lên trời gọi là sao Mai và sao Hôm đúng không?

cho Q hỏi thêm câu nữa:
trong Đạo Minh Sư hay tụng kinh Thái Dương (tụng buổi sáng) và Thái Âm ( tụng buổi tối) trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì có kinh Mai và Kinh Hôm! còn trên trời thì có Sao Mai và Sao Hôm! mà sao Mai và sao Hôm chính là sao Kim, còn là sao Thái Bạch, vậy những bài kinh đó có liên quan gì đến Đức Lý Nhứt trấn oai nghiêm kiêm Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không??
Kính hỏi!
 

1234

Active member
Đại Lịnh Thiên ban

Huyền Thiên hạ giáng

Bắc Đẩu Tinh Quân

Kim Tinh Bạch Lão


Đệ nhứt Triều Ca

Soái ấn lịnh kỳ

Độ thế kỳ ba

Tầm quy quân tử


Hóa đạo khai cơ

Chơn căn tề tựu

Đắc đắc quy tâm

Đạo khai cơ lịnh

Tác tác dụng hành

Thiên khai Huỳnh Đạo

Độ tế kỳ ba

Lịnh nay chiếu dạy

Tác ứng phụng hành .

--- @ ---

Triều Đường. Lý Bạch Văn thi sĩ rượu một bầu !


- Bút tác văn thi bút đạo hề !

- Tấu khúc tiêu dao - tỏ thấu tình

- Tả đoạn văn cơ say vị đạo

- Hồ thu bóng nước tỏ tình Trăng

- Trăng soi thấu sáng tận nơi Hồ

- Hồ trăng nước sáng tại chữ Thần

- Để biết tri âm tương hội thể

- Thể thể tương thông - Lý tương đồng

- Tương đồng - hợp nhất bỡi Linh Thông

Chẳng biết !

- Hồ trăng - nước sáng , ai làm sáng ?

- Chỉ biết hồn Trăng - thấu nơi Hồ

- Trời thanh - gió mát , rượu một bầu !

- Đêm trăng tỏ rạng - soi Hồ sáng !

Chỉ biết !

- Lung linh cảnh - tỏ Thần

- Đôi vần bút đạo tả trăng cơ

- Tỏ thấu tình trăng ! thấu tình Hồ .
 

dong tam

New member
II. VÀI ĐẶC ĐIỂM HÀNH SỰ CỦA ĐỨC LÝ

Ở kiếp Lý Thái Bạch, bên cạnh danh vang thiên hạ qua tài thi phú thì Ngài cũng được biết đến là một hiệp khách giang hồ với kiếm thuật siêu tuyệt. Trực tính là một đức tính nổi bật của Lý Bạch, vì thế đã nhiều lần chàng hiệp khách phải rút gươm khi thấy chuyện bất bình giữa đường!

Khi hành sự với cương vị Giáo Tông, không ít lần Ngài đã nhắc nhở, răn đe và thậm chí phải nghiêm minh thực hiện quyền pháp lãnh đạo:

1. Một nhà quản lý nghiêm minh nhưng bao dung

1.1. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những bài Thánh giáo, qua đó Đức Lý Giáo Tông buộc phải giữ gìn kỷ cương trật tự trong môi trường hành đạo.

A. Những ngày của cuộc Lễ Khai Minh Đại Đạo tại Từ Lâm Tự - Gò Kén Tây Ninh, trong các buổi đàn cơ phổ độ nhơn sanh khi đó Đức Lý nhiều lần nhắc nhở:

“Thượng Phẩm, Hiền Hữu bị phạt 5 nhang vì vô lễ trước mặt Lão hôm qua ... nghe à. (…)

Chư chúng sanh phải tịnh tâm cầu nguyện đặng Chí Tôn đến giáo Ðạo, khi bái lễ rồi phải ngồi kiết tường chẳng đặng một tiếng khua động. Nếu thất lễ, Chí Tôn quở đến Lão thì Lão đuổi hết chẳng cho người cầu Ðạo nghe à.”


Với những người hầu đàn, xin nhập môn cầu đạo nhưng lại

- Ăn mặc lôi thôi, Ngài nghiêm khắc dạy:

“Chư đạo hữu chỉnh đàn cho Thầy ngự. Ai chẳng y quan tử tế xuất ngoại. Nghe và tuân mạng.”

thậm chí bị buộc phải rời đàn không được cho hầu đàn:

“Hỉ chư đạo hữu, chư đạo muội, chư chúng sanh.

Quới: xuất ngoại, chừng khăn áo trang hoàng sẽ vào hầu.”


- Hay say rượu, Ngài rầy:

a. “Thái Bạch,

Ô trược, ô trược! Bửu, Phước, Kỳ, Lịch đuổi chư Nhu ra ngoài. Coi ai không uống rượu mới để cho vô.

Thượng Trung Nhựt từ đây phải nhớ trước khi vô Đại Điện phải đuổi những kẻ say nghe (…)”


b. “Thái Bạch … … Trì nghe dạy.

Sơn phải lấy một ly rượu nhỏ, một ly rượu lớn. Rót ly nhỏ vào một ly lớn đem lại đây …. Đưa cho nó cầm, đội ngay trán thề rằng: tôi tên là Lê Châu Trì thề uống tiên tửu một phen nầy với Lý Đại Tiên. Từ đây không uống nữa. Như ngày sau phạm giới Ngũ Lôi đã tử.

Như quỷ giục thì hiền hữu niệm câu nầy: Tửu nhập tâm di hại, tổn bình sanh chi đức. Tánh Thiên Đạo diệt, dục tranh thế sự chi oan.

Giải nghĩa: rượu vào lòng đổi, hại hao đức bình sanh. Tánh dời đạo hủy, dục tranh oan nghiệt thế tình.

Trì! Nhớ nghe ... Đợi hầu Thầy.

Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương...

Trì! kêu nó vào hầu. Ta muốn đuổi đi cho rảnh nếu Lý Thái Bạch không nài xin, người khó làm môn đệ Ta đặng ... nghe.”
 

dong tam

New member
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy rõ Đức Lý nghiêm khắc răn đe nhưng lòng vẫn bao dung dạy dỗ và đở nâng bảo lãnh môn đệ với Đức Chí Tôn.

B. Không phải chỉ nghiêm khắc với tín đồ đạo hữu ngay cả với các Đấng Thiêng Liêng khác Ngài cũng buộc phải hành đúng trách nhiệm đã nhận.

Thí dụ: Ngay sau một chuyến hành đạo của chư vị nơi Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất theo sắc lệnh thiêng liêng, trong đàn phục lệnh có Đức Lê Đại Tiên giáng dạy:

“Văn Duyệt … Này chư Thiên mạng, giờ điển quang Lão truyền nơi văn phòng trao sắc tứ cho Thiên Huyền Minh thay mặt hữu hình hầu dẫn dắt phái đoàn hồi cố. May thay! Lão chưa rời giây phút.
Nếu trọng trách phải vươn nhằm xung điển của trược khí tụ thành một khối phản ứng xung lên làm cho phái đoàn một cơn kinh khủng. Nếu Lão không dùng huyền pháp đánh tan hắc khí thì Lão phải đi đọa tam đồ.

Nên Lão phục lệnh báo tin chư Thiên mạng tường, cần cẩn mật khi thừa hành sắc tứ nghe chư Thiên mạng.

Tiếp điển: Thái Bạch Kim Tinh … …

THI
Nhấp nhoáng ngoài tường hỏi đó ai?
Nhìn vào trong điện khách Cao Đài;
Tịnh bình, giao động do tay quậy,
Chẳng hiện minh châu bởi sắc tài.
Áo đạo phủ thân sao chẳng kín,
Vì tâm phàm tục đấy lòng tà;
Thương đời ngự bút mòn thân gỗ,
Dẫn dắt trở về phục đức tài.

Chư hiền cần kiên tâm làm được một điều chiếu sáng đó, cần nên thi hành muôn ngàn điều như thế để tựu trung vào một khối chói sáng tợ lằng Thiên điển. Như thế cho dù chư hiền nằm giữa lửa đỏ bao vây cũng không đốt đặng lòng người can trường thiết thạch. Bần Đạo dụng ý thức thử thách chư hiền, nhưng chư hiền vẫn nhứt tâm thi hành chánh đạo. Như thế Bần Đạo đáng khen nêu gương dũng sĩ.(…)

Đời người nếu chư hiền không thừa hành Thiên mạng thì phải chịu luật nhục dục sai khiến không bao giờ để cho chư hiền đệ muội yên thân, dù cho chư hiền đã là người thượng đẳng. Vui thay! Bần Đạo luận đôi đề chư hiền làm món ăn hành đạo.

Lê Văn Duyệt
Thi
Trách nhiệm Lão giao đã thực hành,
Coi chừng ngọn kiếm của Trường Canh;
Lẫn lơ uổng kiếp ngàn công trận,
Cần giữ cho tròn cả chúng sanh.

Huyền Minh
Huyền Minh Thiên mạng đã lo tròn,
Một mải công trình tạc bảng son;
Đánh dấu từ khi tên tuổi khắc
Thủy chung tròn vẹn chứng đài son. … … …

Tái cầu: Tả Quân, Lão mừng chư Thiên mạng,
Thi
Phận làm Thiên mạng chớ đơn sai,
Luật pháp ban cho đã chỉ bày;
Đứng trước nhơn sanh tua chỉnh đốn,
Lão còn phải chịu há là ai.

Cười ! … Lão ban sắc lệnh chư Thiên mạng liệt vị. Trước kia tuy chưa điều sơ xuất mà còn phải chịu giới luật Thiên điều. Vậy Thiên mạng chư hiền nên cẩn thận mọi hành động để tránh điều phạm phải.”


Việc gì đã xảy ra khiến Đức Lê Đại Tiên bị Đức Lý Giáo Tông khiển trách? Theo lời kể của chư vị có tham dự phái đoàn đi hành đạo lần đó thì Đạo Trưởng Thiên Huyền Minh, người được Đức Lê Đại Tiên giao trách nhiệm hướng dẫn phái đoàn trở về, đã không mặc Bạch Y Sa mà thay vào đó là bộ veste trắng. Trong khi đang ở trên không trung, máy bay lọt vào vùng không khí loãng nên bị rung động mạnh khiến mọi người đang hiện diện trên phi cơ một phen kinh sợ.

Nhưng khi nhắc nhở, Đức Lý chỉ nhấn mạnh đến phần trách nhiệm của Đức Lê Đại Tiên còn về phần của ông Thiên Huyền Minh thì Ngài chỉ nhẹ nhàng nói phớt qua “Thủy chung tròn vẹn chứng đài son.”: làm việc gì cũng phải cho tròn vẹn như thế mới có công để ngày sau chứng quả ngôi vị. Tuy nhiên mọi người đều ngầm hiểu, đến như Đức Lê Đại Tiên còn bị Đức Lý răn đe “Coi chừng ngọn kiếm của Trường Canh” thì người ở trần thế dầu cho là Thiên phong chức sắc hãy lấy đó mà răn mình
.

C. Về giờ giấc hành đạo

Cũng như các đấng Thiêng Liêng khác, Đức Giáo Tông rất chặt chẻ vấn đề giờ giấc trong khi hành đạo.
Ngài nhắc:

“Đã là khởi thủy, mỗi mỗi việc hành nên đặt cho thành cái nếp, cái khuôn mẫu. Khó nhứt là buổi đầu, nếu dễ dãi quá sẽ là cái đà xuống dốc cho sự thất bại.”
 

1234

Active member
Đàn tranh khải tấu khúc tiêu dao

Rót chén Tiên Đơn - Rượu một bầu.

Càn - Khôn nghiêng ngữa - âm dương đão

Cạn chén tiêu dao - rượu cạn tình

Từ thuở nghiêng nghiêng trong Thần Túy

Túy Thần - túy đão chuyển càn - khôn

Túy thần - thần túy , cạn một bầu

Tỏ rõ càn - khôn , rõ ý Trời !

Rựou Tiên - Thần Túy - âm dương chuyển

Tấu khúc tiêu dao - thấu ... tình đời !

Thần say nơi tướng - chẳng nơi lòng .

( chỉ ) Lấy bình , lấy chén tựu càn - khôn

Một vấn đối - Thầy truy ...vạn Lý.

Một khúc vần Thầy tả ... vạn câu

Trăm mối nhện Thầy quy nơi ... nhứt điểm.

Lý Đại Đồng Thầy thấy tại ... Chơn Tâm

Âm - Dương hòa trộn , Càn - Khôn chuyển

Đất ngã - Trời nghiêng Thầy bay bổng .


Ai ? trong Trời - Đất

Đất - Trời về đâu ?

Ai ? trong Trời - Đất

Đất - Trời về ai ?

Ai ? trong Trời - Đất

Đất - Trời trong Ai ?
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Đến đây chúng ta chuyển sang tìm hiểu vai trò

2. Một nhà Giáo Dục tận tâm với trách nhiệm:

Khi cơ đạo đã trải qua 36 năm theo Thiên thơ tiền định, sự phân để hóa hầu phát triển việc phổ độ nhơn sanh, Tam Giáo Tòa đã chuyển hướng cơ quy nguyên thống nhất theo chiều hướng đi vào chiều sâu: “phổ thông giáo lý siêu đẳng đạo mầu và phổ thông giáo lý thế sự nhân tình” nhằm tạo ra sự thống nhất tinh thần trong đa dạng. Đây cũng là điều kiện căn bản để hoằng khai Đạo Trời ra năm châu hầu thực hiện sứ mạng mang tầm vóc nhân loại.

2.1. Với Ban Cai Quản các Thánh thất:

Triển khai Thánh Ý của Đức Chí Tôn từ lúc mới Khai Lập Đạo, về đạo sự ưu tiên: “…tùy sức mỗi đứa lo lập: - một Sở Trường Học - một Sở Dưỡng Lão Ấu và một Nơi Tịnh Thất.”

Đức Lý đã hướng dẫn các Hội Thánh quan tâm đến việc mở trường lớp dạy chữ quốc ngữ từ những năm cuối thập niên 20 cho đến thập niên 50, đem Đạo vào đời góp phần cùng xã hội thực hiện việc xóa mù chữ trong nhân dân và nâng cao dân trí nhứt là với lứa tuổi thanh thiếu niên.

Vào cuối thập niên 60 khi trình độ chung của xã hội và thanh thiếu niên đã được nâng cao một bước, với định hướng vào việc phổ thông giáo lý, các Đấng Tiền Khai và Ngài đã nhiều lần giáng đàn hướng dẫn Ban Cai Quản cần phải ý thức đến vấn đề làm sao để mỗi Thánh sở đều trở thành một trường giáo dân:

"Thánh Thất là trường giáo dân, ngoài chỗ thờ phượng tôn nghiêm đơn giản, nếu mỗi Thánh Đường dùng mọi trang trí lộng lẫy huy hoàng tôn nghiêm tráng lệ mà chung quanh vùng đó chưa có nhiều người vào đạo, hiểu đạo, thậm chí đến con em trong gia đình hướng đạo cũng không được sự dạy dỗ đạo lý, đó là trái với mục đích mở đạo của Thượng Đế Chí Tôn.

(…) Bần Đạo muốn thấy mỗi một Thánh Thất, Thánh Tịnh ý thức thể hiện được một hình thể tạm gọi là trường giáo dân. Trước nhứt là giáo dục con em trong gia đình đạo hữu để làm đà tiến cho các lãnh vực rộng rải khác trong khuôn viên đạo đức … … Còn điều căn bản là sở tại địa phương nào phải lo theo địa phương ấy trong đường hướng đào tạo mầm non hướng đạo tương lai, đừng bao giờ quan niệm rằng ngồi không chờ ngày Chí Tôn vận hành cho cơ đạo thành.

Nếu không có lớp người căn bản nồng cốt, không chương trình ý thức đào tạo mầm non, chẳng những đạo không phát triển khai phóng mà trái lại thối lùi là khác
.”

2.2. Còn với đạo hữu: Ngài dạy
THI

Lòng thành giác ngộ chọn đường tu,
Học đạo cho lòng hết tối lu;
Đạo hữu sao không nghe đạo giảng,
Tín đồ há lại chẳng đồ tu?
Đến chùa học đạo chừa tâm ác,
Vào thất nghe kinh sửa trí ngu;
Trời Phật không cần ai lễ bái,
Mong người tu giải kiếp phàm phu.

(…) Các lớp giáo lý không được tham dự đầy đủ thì làm sao mà tiến bộ. Lớp lớn hãy làm gương cho lớp nhỏ. Cần học giáo lý để mở mang trí tuệ mà sáng suốt trên đường phụng sự.
 

dong tam

New member
2.3. Một nhà sư phạm tâm lý:Thí dụ, liên quan đến việc tái thiết Vĩnh Nguyên Tự, Ngài khéo léo để lời:

a. Dạy việc xây dựng

“Hiền muội Bạch Tuyết!
Bần Đạo cảm thương tâm đạo và thiện chí của hiền muội đối với việc tái thiết Vĩnh Nguyên Tự. Tuy đạo tâm không thiếu, thiện chí có thừa, nhưng kiến thức còn quá nghèo nàn eo hẹp và đơn độc.
Hiền muội đã chọn ngày 13 khởi công đào mống cũng tốt, nhưng không tốt ở vĩnh cửu của nó.”


Chúng ta, nhiều người đã biết và có kinh nghiệm vào những ngày Tam Nương như (03, 07, 13, 18, 22, 27) nếu khởi công bắt đầu một việc thường hay gặp trục trặc hay thất bại về sau. Đức Lý vẫn nói “chọn ngày 13 khởi công đào mống cũng tốt, nhưng không tốt ở vĩnh cửu của nó.”

“Vậy hiền muội nghe Bần Đạo dạy đây: ngày khởi công đào mống đúng vào giờ Ngọ, ngày Dần tháng Ngọ, Trực Thành, năm Canh Tuất, nghĩa là 12 tháng 5 năm Canh Tuất.”

b. Dạy thờ phượng theo hướng giảm hình tướng

Khi dạy về việc thi công xây dựng bàn thờ, Đức Lý đã khéo léo hướng dẫn nâng cao nhận thức Lý Đạo:

“… hai nghi tả hữu, chư hiền thờ Nhị Trấn và Tam Trấn là thờ cái chi của lý đạo đó chư hiền?
Không phải thờ Quan Âm Thị Kính, cũng không phải thờ Quan Âm Diệu Thiện. Làm sao nói lên sự thờ kỉnh cái đức cứu khổ phổ tế nhơn sanh của Đấng ấy. Theo ý kiến Bần Đạo, không nên thờ hình tạc tượng mà chỉ vẽ chữ thờ thôi. Thí dụ như bốn chữ Hán tự: “Từ Hàn Phổ Tế”. Nhưng Bần Đạo nhường quyền quyết định cho chư hiền.
Còn bên kia thờ Quan Thánh trong giai đoạn nào?
Nếu thờ hình, thử hỏi giai đoạn xem binh thơ hay giai đoạn cầm Thanh Long Đao trừ tà diệt nịnh? Hay giai đoạn trung phò Nhị Tẩu? Theo ý Bần Đạo nên vẽ Hán tự bốn chữ “Đức Sùng Diễn Chánh”.
Nhưng Bần Đạo cũng nhường quyền quyết định cho Ban Tổ Chức.”


Hôm đó, Đức Lý Giáo Tông đã chỉ dạy một khía cạnh mới về hình thức thờ phượng nhắm đến mốc mục tiêu mới của tiến trình nâng cao tầm nhận thức của người tín hữu Cao Đài “chế giảm dần hình tướng, hướng về vô vi” của quá trình “Vạn thù quy nhứt bổn”. Nhưng Ngài không ra lệnh phải thi hành, trái lại “nhường quyền quyết định” cho Ban Cai Quản Vĩnh Nguyên Tự hầu chư vị tự chứng minh trình độ thông hiểu đạo lý của mình.

c. Hướng dẫn tâm lý và cách thức hành đạo cho quý đạo trưởng lúc Cơ Quan mới được thành lập:

“Huệ Lương hiền đệ! Đã là Tổng Lý Minh Đạo một Cơ Quan, hiền đệ cố giữ uy tín đức độ và sự quí trọng của chức vụ.
Hiền đệ cần hành sự đúng theo khuôn khổ Đạo luật Qui Điều, không nên quá từ bi bác ái, quá cảm tình dễ dãi rồi Bần Đạo e danh thể Cơ Quan phải giảm khinh chăng?…

Chí Tín hiền đệ! … Người quân tử không để cho tiếng thị phi, lời dư luận làm xao động lòng mình, không vì một lời kích thích lòng tự ái, chí bảo thủ, tánh háo kỳ nhất thời mà để hỏng việc lớn.
Cũng thời một hành động nào đó, đặt đúng chỗ, làm đúng lúc, chắc chắn thành công. Nhưng đặt không đúng chỗ, làm không đúng lúc, chắc chắn hoài công.

Hiền đệ nên giữ chánh tâm, gìn chánh tín, tu chánh đạo mới thành chánh quả. Hãy tiết kiệm ngày giờ cũng như tài chánh mà hành cho phải chỗ phải lúc. Nếu không được vậy, e sau này hối hận rồi đổ lỗi cho Đạo.”

Còn nhiều thí dụ khác nữa cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm cụ thể về phương cách xử lý vấn đề và phương pháp hướng dẫn của Đức Lý, tuy nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, thể hiện trình độ hiểu rõ vấn đề và đưa ra phương pháp sư phạm nhẹ nhàng nhưng hoàn toàn thích ứng tâm lý đối tượng.
 

dong tam

New member
3. Một nhà thơ tài hoa

Khi so sánh số lượng thể loại hình thức thơ được làm giữa các Đấng Thiêng Liêng và Đức Lý Giáo Tông, chúng ta dễ dàng nhận thấy riêng phần của Đức Lý đã trội hơn phần tổng hợp lại của các Đấng.

Mặc dầu luôn thể hiện là một nhà quản lý nghiêm minh, đồng thời cũng là một nhà giáo dục nghiêm khắc nhưng tâm hồn của Ngài lại luôn chứa đựng những vần thơ bay bổng, sẳn sàng tuôn chảy như dòng suối mát hay trào dâng như dòng thác oai hùng!

Nơi đây chúng ta hãy tham khảo một thí dụ vào giai đoạn đầu mới thành lập Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý. Sau đàn phúc trình kiểm thảo đệ nhị tam cá nguyệt năm Bính Ngọ 1966, Đức Đông Phương Chưởng Quản có lời chỉ dẫn:

Đây Bần Đạo chỉ những lời than phiền của Đức Lý Giáo Tông trong bài Trường Thiên ở đàn phúc trình đệ nhị. Cho đem các vé trường thiên nối lại thành một bài Thi Bài và đọc suông từ trên xuống dưới, chủ ý biên kỹ Bần Đạo dạy đây:

Những câu thất là khoán thủ.
Hai vé đầu, lục bát khoán vĩ.
Vé thứ ba, lục bát dùng chữ thứ tư là khoán tâm.
Hai vé kế cũng như hai vé đầu.(4,5 khoán vĩ)
Vé thứ sáu, câu lục dùng chữ thứ tư và câu bát (6)
Cùng với hai câu lục bát vé thứ bảy dùng chữ thứ ba là khoán tâm.(7)
Cứ như thế, từ trên đọc xuống dưới, sẽ có một bài tứ tuyệt đặc biệt riêng cho Cơ Quan.”


THI BÀI

Nâng trình độ tinh thần tiến hóa,
Đở gian nguy phúc họa thời cơ;
Non sông nhân loại đang chờ,
Phổ thông giáo lý dựng cờ mới nên. (1)
Bậc giác ngộ xây nền móng đạo,
Trí thông minh hoài bão Tam Kỳ;
Liên giao mở lối tương tri,
Bá Nha âu phải Tử Kỳ hòa âm. (2)
Thanh thiếu niên là mầm bất diệt,
Trái ngon nhờ người biết gieo trồng;
Đạo mầu hòa điệu quốc phong,
Tương lai nếu nhờ trong hội này. (3)
Mong đệ muội dụng tài sở hữu,
riêng mình nghiên cứu lý chơn;
Hết lòng chánh kỷ hóa nhơn,
Văn chương đạo lý phục hưng trung hòa.(4)
khuôn mẫu tạo ra chánh thể,
Thế lập thành cải tệ phò nguy;
Con đường vạn giáo hồi qui,
Mau mau thực hiện trở về bổn nguyên. (5)
Đạo đức sẵn mối giềng cơ bản,
chú lo xứng đáng vị ngôi;
Có câu “khuynh phúc tài bồi”,
Vô hương tiền lập nghĩ thôi thế thường. (6)
Xa mã ấy nhữ đường khanh tướng,
Hậu trung tiền vấp vướng bao nhiêu;
Học đi giới luật qui điều,
Dầu chi chi cũng một chiều mới nên. (7)

THI (chiết)

Nâng đở, chờ nên bậc trí tri,
Âm thanh trái điệu có mong gì;
Nhơn hòa là thế qui nguyên đạo,
Ký phúc lập xa hậu giới chi.
 
Sửa lần cuối:

Tien Duc

New member
Chào huynh Đồng Tâm,
Trong bài thi phía trên , câu thứ 9 huynh viết : " Thanh thiếu niên là mầm bất diệt," . Đạo đệ nhớ là: " Thanh thiếu niên mầm non bất diệt ", không biết có đúng không ?
 

dong tam

New member
Cảm ơn Tiến Đức đã chỉ chỗ sơ xuất

IV. KẾT LUẬN

Hôm nay, nhân ngày lễ Kỷ Niệm chúng ta ôn lại vài sự kiện nổi bật trong vai trò trọng trách của Đức Giáo Tông vô vi Lý Đại Tiên Trưởng theo diễn tiến lịch sử của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Qua đây, người tín hữu Cao Đài học được nhiều kinh nghiệm có thể áp dụng trên đường hành đạo lập công bồi đức cho cá nhân và tập thể.

Khi nghe thấy lời than thở của Đức Lý, tín hữu chúng ta có suy nghĩ gì và sẽ có những hành động nào theo đường hướng Ngài đã vạch ra và đeo đuổi trong khi thực hiện sứ mạng Kỳ Ba của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong hơn 80 năm qua.

Ngày kỷ niệm tròn 60 năm Khai Minh Đại Đạo, Bính Dần 1986, Đức Giáo Tông tâm sự:

Giáo Tông Đại Đạo ... Nhắc đến sứ mạng đối với Đạo, bản thân Bần Đạo đôi phen tủi hổ với Đức Chí Tôn. Sáu mươi năm hành đạo tuy kết quả có đôi phần, nhưng chưa đối xứng với cơ tận độ kỳ ba, với muôn ngàn nhân sinh còn lặn hụp trong trần thế. Thế nên chư hiền đệ muội có nghĩ nguyên nhân nào cản trở đó không? (...) Đạo không xa người nhưng người với người có gần nhau chăng? Chư đệ muội có thật sự đoàn kết nhứt tâm trên đường sứ mạng hay không? (…) Hãy đoàn kết nhất tâm hơn nữa vượt qua mọi chướng ngại gay go thử thách sẽ đến. Những điều Bần Đạo vừa phân là điều then chốt phải thực hành ngay bây giờ.(…)

Mỗi lần lễ Khai Minh Đại Đạo là mỗi lần Bần Đạo càng thêm trách nhiệm nặng nề … ”


Là đệ tử của Đức Giáo Tông, như vậy không có gì cụ thể và thiết thực hơn là chúng ta phải kiên quyết làm theo một số đạo sự căn bản mà Ngài đã hướng dẫn như: hướng dẫn con em ăn chay, tham gia các hoạt động cúng kính, sinh hoạt đạo sự và học tập giáo lý nơi Thánh sở của mình. Những việc đơn giản này, mọi người đều đã làm hay chưa? Nếu đã làm được thì làm có tốt hay không?

Và luôn lấy lòng thành thật đối đải với nhau, đoàn kết nhứt tâm trong sứ mạng phổ độ chúng sanh vì chúng ta ý thức "Đạo phát chậm trễ một ngày là có hại cho nhân sanh một ngày". Mỗi một ngày trôi qua, nhân loại đang ngày càng chịu nhiều thãm trạng đau thương của thời mạt kiếp như dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai, v.v… càng làm chúng ta thấm thía đến trách nhiệm của dân tộc được chọn.

Ơn Trên có dạy: Tổ chức kỷ niệm, không gì hay hơn là bước theo con đường người xưa đã vạch và cố gắng tiếp tục thực hiện cho tốt những gì còn dang dở. Đồng nguyện lòng như thế.
 

1234

Active member
Cao cao trên cỏi thuợng tầng


Trăng trong chiếu ánh trăng vàng như sao


Càng nhìn ngắm cảnh trăng treo


Càng như trăng đó tỏ cùng tâm con


Trăng tròn tỏ đúng nguyệt cơ


Trăng trong chỉ tỏ nơi tâm tịnh tình


Diệu huyền thâu hết tại trăng


Vì trăng tỏ ánh lung linh diệu huyền


Trăng kia tuy chẳng tỏ lời


Nhưng lời trăng tỏ thật là thậm thâm


Lời trăng tỏ rất khó nghe


Khó thâu khó thấu không như lời trần


Lời trăng không có sắc âm


Sắc âm không có khó nghe vậy mà !


Lời trăng tao nhã nhẹ nhàng


Lời trăng êm ái , du dương , diệu huyền


Âm từ trăng thật rộng sâu


Vì trăng cất tiếng tựa là như không


Âm ba diệu tác diệu hành


Âm ba diệu chỉ công hành diệu năng


Mật âm , khó nói diển âm


Mật âm chỉ diển nơi tâm tịnh tình


Vô ngôn không tiếng có lời


Đó là lời của đạo tâm con trò


Con ơi ! Hảy gắng giữ lời


Đừng ham câu cú phô trương mỹ miều


Màu mè sáo rổng không lời


Không lời mà đủ lời ngay đạo đà


Không lời mà có đủ lời


Còn hơn lời đủ mà không đủ lời


Đủ lời vốn gốc tại không


Không lời chỉ có người câm mới dùng .


Con tu ! con phải đạt câm .


Đạt đui - đạt điếc , để mà thọ chơn !


Lời hay vốn chẳng có lời .


Pháp hay vốn chẳng tướng hay đó à !


Thôi Thầy đạo dẫn đôi lời .


Lời hay con nhớ , nhiều lời con quên .
 
Sửa lần cuối:

Facebook Comment

Top