Góp phần tìm hiểu đđtkpđ

dong tam

New member

Ý NGHĨA VỀ ĐẠO SỐ CỦA THỜI ĐIỂM
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ XUẤT HIỆN


Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1 của Cơ quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo phát hành năm 2005 có ghi:

Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - không kể đã được nêu trước trong kinh sách như những lời tiên tri – được chư Tiền khai Nhánh Hai tiếp nhận vào ngày mùng Một Tết Bính Dần (1926) qua lời Đức Chí Tôn:

Thầy cho các con hiểu rằng: Buổi tạo Thiên lập Địa, Thầy sanh loài người ra nhằm ngày Dần "Nhân sanh ư Dần". Vậy từ đây, Thầy dùng các con làm tay chơn mà gầy dựng nền Chánh giáo. Lại cũng kể ngày nay là ngày phát khởi nguồn Đại Đạo, lấy hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
.”

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển bổn thứ nhứt phát hành năm 1928 có bài đàn giao thừa Đinh Mão 1927. Đức Chí Tôn dạy chư vị Tiền bối Khai Đạo:

Trung, Cư, Tắc, mấy con nhớ đêm nay năm rồi thế nào, còn nay ra thế nào chăng? Thầy lập Đạo năm rồi ngày này thì môn đệ của Thầy chỉ có 12 đứa (...)

Thầy hỏi nếu chẳng phải quyền hành Thầy, dù cho một vị Phật thiệt lớn giáng thế đi nữa cũng chưa có phương chi mà độ hơn bốn muôn sanh linh … trong một năm cho đặng bao giờ
.”

Thầy lập Đạo có nghĩa là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Chí Tôn lập nên hay bắt đầu tượng hình và phát triển. Thiên thơ sổ bộ nơi Thiên đình ghi nhận.

Là một trong những người có tham dự việc đi lập đàn qua từng nhà các môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài vào đêm cuối năm Ất Sửu, khi nhắc lại nội dung và thời điểm buổi lập đàn tại nhà Ngài Lê Văn Trung vào giao thừa Bính Dần, Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu đã ghi lại trong Quyển Đại Đạo Căn Nguyên được phát hành vào đầu thập niên 30:

Tái cầu lại (nhằm 11 giờ khuya, giờ Tý năm Bính Dần)

Kể từ thời khắc ấy danh từ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chánh thức hiện hữu, bước vào kho tàng văn hóa tâm linh của nhân loại.

Trong lịch sử diễn tiến của nhân loại nơi địa cầu này, việc xuất hiện Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một sự kiện hy hữu! Như lời của Đức Lý Giáo Tông 60 năm sau đã nói:

Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ Hạ Nguơn.

Đây là thời kỳ có một không hai trong quá trình tiến hóa tâm linh nhân loại. Vì được diễm phúc hồng ân lớn lao duy nhất: Thượng Đế giáng trần lập đạo cứu độ và tận độ nhân loại
.”

Ở yếu tố thời gian, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế Cao Đài Giáo Chủ - Đấng Tạo Hóa lập Đạo vào thời điểm cuối ngày dương lịch 12.02.1926 nhưng lại vào giờ Tý đầu năm Bính Dần âm lịch.

Các con số này có ý nghĩa giá trị gì không hay chỉ là những chữ số chỉ có ý nghĩa đánh dấu thời điểm lịch sử của sự kiện mà thôi?
 
Sửa lần cuối:

hienhuu

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Theo hh hiểu có ý nghĩa trọng đại là Thầy Khai vào giờ Tý tức là THiên Khai Ư Tý.
Mà phải là mùng Một Tết tháng Dần, năm Dần ? Vì mùng Một Tết chính là ngày đầu tiên của tháng Dần, cũng là ngày đầu tiên của năm Dần. ( Nói lên ý nghĩa Thầy là Đấng đầu tiên của Càn Khôn Vũ Trụ tức có Thầy thì có các con)
Cho nên trọng đại lắm là giờ Thiên Khai Ư Tý vào ngày đầu tiên của Nhơn Sanh Ư Dần tháng Dần, năm Dần tức Song Hỉ là mọi việc tốt lành cho mối Đạo Thất Ức Niên Dư…
 

dong tam

New member
Cảm ơn huynh hienhuu đã phát pháo góp ý

(tiếp theo)

1. Nhìn tổng quát, chúng ta thấy thời điểm này chứa đựng hai chữ số tượng trưng cho Đấng Tạo Hóa là con số 1 và số 12.

Số 1 được tượng trưng bởi giờ Tý, ngày mùng 1 và tháng giêng.

Số 12 được tượng trưng bởi ngày 12.

Về con số 1:

Ý nghĩa số 1 đã được Thầy giải thích:

“Thầy lược giải huyền vi số Một,
Một vốn là trụ cột Càn Khôn;
Một sanh Thái Cực Chí Tôn,
Một là nhứt quán vĩnh tồn trường sanh.
Một là vốn diệu linh tấn hóa,
Một mà sanh tất cả muôn loài;
Khắp trong võ trụ rộng dài,
Đều do một Đạo, cao dày hóa sanh.”

[Tiền bối Phan Trường Mạnh – Chánh Hội Trưởng Tt Cầu Kho (Sài Gòn) có ghi lại trong tạp chí Đại Đồng số 7 tr.15 (Juillet 1939)]

Về con số 12:

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có ghi lời của Thầy:

Thập nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn Khôn Thế Giái, nắm trọn Thập nhị thời Thần vào tay. Số mười hai là số riêng của Thầy
[Đàn 13 tháng giêng Bính Dần (25 Février 1926)]

Qua những dẫn chứng trên cho thấy hai con số gồm số 1 và số 12 thể hiện tính âm dương của ngôi Tạo Hóa. Một con số “Dương sinh” và một số “Âm thành”.

(còn tiếp)
 

dong tam

New member
(tiếp theo)

2. Các con số tượng trưng theo Đạo số

Tín hữu Cao Đài chúng ta học Thánh Ngôn, tin theo lời dạy nhưng nếu được ai đó trong các đạo hữu trẻ hỏi căn cứ vào đâu mà số 12 được xem là số riêng của Đấng Tạo Hóa thì quả thật khó có câu trả lời đủ sức thuyết phục! Vì như chính Thầy từ lúc sơ khai đã nói:

Còn lạy Thầy mười hai lạy là tại sao? Các con không biết đâu?”

Về sau, số 12 đã được Thánh giáo giải thích thêm theo Dịch số.
Phải 45 năm sau, trong một đàn cơ giải thích Dịch Lý ở Tam Tông Miếu thuộc Chi Minh Lý Đạo, Đức Thánh Trần đã cung cấp cho chúng ta lời giải con số 12 từ đâu mà ra:

Trần Hưng Đạo (...)
Hồng Phạm Cửu Trù là một Hiến chương tu thân xử thế gồm 9 loại, một qui luật trị nước an dân cao cả dựa theo Lạc thơ mà chia thành 3 nguơn 9 số:
Thượng nguơn là phần Trời, gồm 3 số: 1,4,7
Trung nguơn về ba thân của Hoàng Cực, cũng 3 số: 2,5,8
Hạ nguơn là phần vạn dân nhơn loại, có những số: 3,6,9

Số của Trời: 1 + 4 + 7 = 12; tự thân người: 2 + 5 + 8 = 15; quần dân bá tánh gồm những số: 3 + 6 + 9 = 18.”

.
[/SIZE][/SIZE]

Bài Thánh giáo đã giải thích ý nghĩa đạo lý của các chữ số 12, 15 , 18
 

hienhuu

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> KÍnh Quí Vị ! Nếu ta đã theo Ông Trời thì phải tin lời ổng nói như là : số 12 là số riêng của Thầy tức Thập Nhị Khai Thiên nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay ?
Thập Nhị Thời Thần là 12 giờ của 12 con giáp là Tý, Sửu, Dần, Mẹo….
Ngày nay Thập Nhị Thời Thần đã xuống thế làm Thập Nhị Thời Quân thì những vị nầy đều lấy đúng tuổi của 12 con Giáp như sau :
Khai Pháp Trần Duy Nghĩa sanh năm Mậu 1888
Khai Đạo Phạm Tấn Đãi sanh năm Tân Sửu 1901
Hiến Pháp Trương Hữu Đức sanh năm Canh Dần 1890
Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh sanh năm Quí Mão 1903
Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu sanh năm Nhâm Thìn 1892
Tiếp Pháp Trương Văn Tràng sanh năm Quí Tỵ 1893
Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh sanh năm Giáp Ngọ 1894
Bảo Thế Lê Thiện Phước sanh năm Ất Mùi 1895
Hiến Đạo Phạm Văn Tươi sanh năm Bính Thân 1897
Tiếp Đạo Cao Đức Trọng sanh năm Đinh Dậu 1897
Bảo Đạo Ca Minh Chương sanh năm Canh Tuất 1850
Khai Thế Thái Văn Thâu sanh năm Kỷ Hợi 1899
Còn THƯỢNG-PHẨM có nhiệm vụ Thiên-Đạo để độ cho tới phẩm cao nhứt tức là Thiên. Nên Ngài là tuổi ( sinh năm 1888) và có câu: THiên Khai Ư Tý.
Còn THƯỢNG-SANH có nhiệm vụ Thế Đạo nơi Địa cầu mà loài người là tối thượng. Nên Ngài là tuổi SỬU (sinh năm 1901 ). Và có câu: Địa Tịch Ư Sửu.
Còn HỘ-PHÁP là đứng cửa giữa làm trung gian giữa Thiên-Đạo và Thế-Đạo tức Nhơn Sanh là trung gian giữa Thiên-Đạo và Thế Đạo hay giữa trên Trời và dưới Đất thì gọi là Pháp Khí. Nên Ngài là tuổi DẦN ( sinh năm 1890). Và có câu: Nhơn Sanh Ư Dần.
 

dong tam

New member
Cảm ơn huynh hienhuu

Đã có nghe nói vấn đề này nhưng nay được huynh trình bày chi tiết, rất rõ.

Thiệt là hay!
 

dong tam

New member
Từ nội dung bài Thánh giáo trên, khi chúng ta sử dụng để lý giải sự kiện giao thừa Bính Dần thì thấy:

a. Theo Dương lịch:

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là tên chánh thức của một nền tôn giáo mới hay là Cao Đài giáo. Danh từ mới này bắt đầu xuất hiện nơi thế gian này từ 23 giờ ngày 12.02.1926.

▪ Giờ: 23. Cộng lại thành số 5.
▪ Ngày: 12
▪ Ngày Tháng: 12.02. Cộng lại thành số 5.
▪ Năm 1926. Cộng lại thành số 18.

Phân tích các con số của Dương lịch cho chúng ta được 3 con số 12,5,18 như bài Thánh giáo đã giải thích.

b. Còn theo Âm lịch:

Lệnh dạy thực hiện việc “truyền Đạo” cho đại cao đồ Ngô Văn Chiêu, truyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào đời sống đã được khởi đầu vào giờ Tý mùng 1 tháng giêng Bính Dần.

Chiêu buổi trước hứa lời truyền Ðạo cứu vớt chúng sanh, nay phải y lời mà làm chủ dìu dắt cả môn đệ Ta vào đường đạo đức đến buổi chúng nó thành công, chẳng nên tháo trút. Phải thay mặt cho Ta mà dạy dỗ chúng nó.”

▪ Giờ, ngày, tháng đều tượng trưng cho số 1.
▪ Tra Lịch Vạn niên, chúng ta thấy ngày mùng 1 khi đó bắt đầu từ giờ Tý ngày Quý Dậu, tháng Dần, năm Dần.

Quy ra theo thứ tự của thập nhị thời thần và thập can chi chúng ta được:

Giờ Tý số 1; ngày Quý Dậu gồm các số 3 và 10; tháng Dần số 3 và năm Dần số 3. Tổng cộng các số này chúng ta được: 1+3+10+3+3 = 20 tương đương số 5. Với người đã học Dịch đều biết Hoàng Cực ở vị trí trung tâm của Ngũ phương cho nên ở chu kỳ thứ nhứt là con số 5, các chu kỳ tiếp theo con số tương ứng sẽ là 10, 15, 20, 25, …

Vậy âm lịch cho chúng ta 2 con số 1 và 5.

Cả hai lịch âm và dương đều cung ứng số 5 của Hoàng Cực.

(còn tiếp)
 

dong tam

New member
c. Tổng hợp ý nghĩa các chữ số

Đức Tạo Hóa – Cao Đài Giáo Chủ phát lệnh khởi công Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và lệnh “truyền đạo” cho chư vị Tiền Khai trong đàn giao thừa vào thời gian cuối ngày 12.02.1926 dương lịch và diễn tiến sang giờ Tý mùng 1 tháng giêng Bính Dần. Điều này phải chăng hàm chứa ý nghĩa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:

▪ Dẫn dắt nhân sanh đi từ giai đoạn cực âm chuyển sang thời dương phục, vượt qua thời kỳ Hạ Ngươn Mạt Kiếp để chuyển sang thời kỳ âm tiêu dương trưởng.

▪ Mồng 1 Tết theo Phật giáo là ngày kỷ niệm Đức Di Lạc. Theo tiên tri khi xưa của Phật Thích Ca và theo Thánh giáo Cao Đài, Di Lạc Vương Bồ Tát sẽ làm Hoàng Cực chủ nhân ông Long Hoa Đại Hội.

▪ Tam Kỳ Phổ Độ này, vạn linh sanh chúng (tượng trưng qua số 18) dự đệ Tam Long Hoa hội. Ai đủ phước đức sẽ được hưởng đời Thượng Ngươn Thánh đức. Và ai song hành Thế Đạo cùng Thiên Đạo có đủ cả phước đức cùng công đức sẽ quy nguyên hiệp nhứt cùng Thầy, nếu hòa hiệp được âm dương, phát huy được Hoàng Cực trong tự thân (tượng trưng qua số 5) mở cửa Thiên môn để huyền đồng cùng Tạo Hóa (tượng trưng qua số 1 và số 12)

(còn tiếp)
 

dong tam

New member
KẾT LUẬN

▪ Tóm lại, khi chúng ta khảo sát ý nghĩa của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ theo Dịch Lý ở khía cạnh Đạo số. Các chữ số biểu trưng dương lịch và âm lịch vào thời điểm xuất hiện danh từ mới này, tên gọi chánh thức theo Thiên thơ của tôn giáo mới Cao Đài do Đấng Tạo Hóa Cao Đài Giáo Chủ lập nên, đã chứa đựng thông điệp gởi đến cho nhân loại vào thời Hạ Nguơn này nguyên lý căn bản:

Đạo, tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm, do theo mà lánh khỏi luân hồi.”

▪ Bài Thánh giáo của Đức Thánh Trần giúp chúng ta hiểu vì sao chữ số 12 là số riêng của Thầy.

Thời điểm danh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bắt đầu xuất hiện vào ngày 12 dương lịch đồng thời là mùng 1 âm lịch là thí dụ điển hình tượng trưng cho ngôi Thái Cực Thánh Hoàng là Giáo chủ của nền tôn giáo mới Cao Đài.

Cao Đài giáo hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xuất hiện khi chu kỳ Đại Tam Nguơn của vũ trụ đang di chuyển dần vào giai đoạn cuối của hội 12 – hội Hợi. Thời điểm xuất hiện này vào cuối ngày 12, tượng trưng con số âm cho thời Hạ Ngươn mạt kiếp, nhưng lại bước sang giờ Tý của mùng 1 Tết tượng trưng con số dương khởi đầu Thượng Ngươn.

Thông điệp ẩn áo này có ý nghĩa giá trị rất lớn với 92 ức nguyên nhân đang còn mắc kẹt nơi trường tiến hóa này và với vạn linh sanh chúng.

“Đây là thời kỳ có một không hai trong quá trình tiến hóa tâm linh nhân loại. Vì được diễm phúc hồng ân lớn lao duy nhất: Thượng Đế giáng trần lập đạo, cứu độ và tận độ nhân loại.” [Đức Lý Giáo Tông, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời 11 tháng 8 Bính Dần (14.9.1986)]

Con đường hoàn nguyên của vạn linh (số 18) để hồi cố hương trở lại quy nguyên cùng Tạo Hóa (1 và 12) đều phải qua cửa Hoàng Cực (số 5) mà Thần của Thiên Nhãn (số 1) là yếu tố quyết định.

Thời điểm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ kết thành phôi thai, khởi nguyên cho việc hình thành nền tôn giáo mới Cao Đài trong năm Bính Dần chính là sứ mạng quyền pháp thúc đẩy mọi tôn giáo kết thành thực thể “Đạo cứu thế”, cũng như ngòi gà trong quả trứng vậy.

Xuân Tân Mão
 

dong tam

New member
MỘT QUAN ĐIỂM VỀ
TIẾN TRÌNH “KHAI ĐẠO” NĂM BÍNH DẦN


Nhìn tổng quát với cơ Phổ Độ của Đại Đạo Tam Kỳ, nếu chúng ta lấy năm Bính Dần (1926) làm “Thời Kỳ Khai Nguyên Lập Đạo”, trong năm này có 3 sự kiện lịch sử trọng đại liên quan trực tiếp đến tiến trình Khai Đạo – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của Đức Chí Tôn: - Lập Đạo - Khai Tịch Đạo - và Khai Minh Đại Đạo.

Trong thực tế chúng ta thấy danh từ “Khai Đạo” được các Hội Thánh Cao Đài cũng như Ơn Trên thường dùng chung cho cả ba sự kiện lịch sử mỗi khi đề cập đến các sự kiện này!
 

dong tam

New member
1. Tiến trình theo Thế Tam Tài

Với góc nhìn theo Dịch học, chúng ta thấy chuổi tiến trình này của Thiên cơ đã diễn đúng theo mô hình của Thế Tam Tài: Thiên – Nhơn – Địa.

1.1. Về phần Thiên

Sự kiện Đức Chí Tôn Lập Đạo vào đêm giao thừa Bính Dần hoàn toàn là phần của Trời. Đấng Tạo Hóa, Thái Cực hay Cao Đài Giáo Chủ đã tuyên bố lệnh khởi phát.

Mầm mống Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được chánh thức tượng hình sau khi hai nhóm Tâm truyền và Công truyền hợp tác với nhau theo sự vận chuyển của Thầy.

Đến Bính Dần, Thầy mới mở Đạo là ngày sơ nhứt chánh ngoạt, (…) Các con hiểu rõ cơ Trời đã qua như thế.” [Thánh Huấn Hiệp Tuyển 1, bài 56 Lý Đạo cơ Thiên]

Một thực tướng đã được Trời cho nảy mầm. Buổi đầu ban sơ ấy số tín hữu Cao Đài rất ít, thường được cho rằng có 12 môn đệ tiêu biểu.

Sau đó, từ tháng giêng cho đến cuối tháng 8 Bính Dần, những vấn đề căn bản để hình thành tôn giáo như cách thờ phượng, cách bái lạy, các giáo phẩm, phương thức tu hành, v.v… cùng nội dung ý nghĩa của các phần hình tướng này lần lượt được Đức Cao Đài Giáo Chủ hướng dẫn.

Số tín hữu Cao Đài khi đó đã tăng lên hơn 250 vị. Đặc biệt, việc tham dự các buổi cầu cơ có hình thức trang trọng và kín đáo cần thiết để có sự thanh tịnh hầu tiếp xúc với các Đấng Thiêng Liêng để được nhận lời dạy bảo về đạo đức đã thúc đẩy chư vị Tiền Khai về nhu cầu hợp pháp hóa hoạt động tín ngưỡng của mình theo luật lệ hiện hành. Các Tiền bối đã xin Thầy cho phép chư vị thực hiện thủ tục hành chánh của xã hội và đã được Đức Chí Tôn chấp thuận.

(còn tiếp)
 

dong tam

New member
1.2. Về phần Nhơn

Đêm 23 tháng 8 Bính Dần, 245 Tiền bối tập họp dưới sự chủ tọa của hai vị Đầu Sư Trung Nhật và Lịch Nguyệt theo lời dạy của Thầy, thảo luận và soạn văn bản Khai Tịch Đạo. Hành động “trí tuệ tập thể” này đã phản ảnh mối tương tác thống nhất tinh thần của các cá nhân trong tập thể đạo ban sơ ấy.

Sau đó một danh sách 28 người được Thầy chọn lọc ra từ bảng ký tên tập thể và chỉ đạo ngày đăng ký với chánh quyền.

Mùng 1 tháng 9 Bính Dần, phái đoàn đại diện tập thể đạo đến gặp nhà cầm quyền đương thời, Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol, đăng ký pháp nhân cho nền Tân tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đây là thủ tục pháp lý trong đời sống giữa công dân với chính quyền, là một quan hệ dân sự.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, khi ban cho danh từ Khai Tịch Đạo để ghi dấu sự kiện đăng ký hoạt động tôn giáo này theo luật pháp đời quy định, đã nói:

Ngày Hai Mươi Ba tháng Tám là ngày Khai Tịch Đạo trên bình diện pháp lý Thế Đạo.
(…) một ngày trước đây đã đi vào lịch sử của văn minh nhơn loại, một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn kiện thế gian đã ghi nhận
.”

Như vậy sự kiện Khai Tịch Đạo là những hành vi của con người giữa các đạo hữu với nhau để thống nhất ý chí tinh thần và giữa người đạo với người đại diện chánh quyền.

Đây là một mắc xích cần thiết không thể thiếu của tiến trình Khai Đạo, vì “hữu hình mới phục vụ hữu hình”, để hợp pháp sinh hoạt tôn giáo đúng theo luật định đương thời.

Liền sau khi đã thực hiện bước đi về thủ tục hành chánh pháp lý bên đời, chư vị tiền bối đã cho in một tập mỏng giới thiệu những nét căn bản của nền Tân tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh. Nơi trang cuối của tài liệu này có thông tin sự kiện đã hợp thức hóa hoạt động theo luật định.

Một tháng phổ độ nhơn sanh từ mùng 10 tháng 9 cho đến mùng 10 tháng 10 Bính Dần đã được chư vị tích cực thực hiện ở Lục tỉnh Nam Kỳ và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Mỗi đêm có hàng chục đến hàng trăm người xin nhập môn cầu đạo khi được tham dự đàn cơ và được Đức Chí Tôn ban ân.

Kết quả chỉ trong một tháng mà số tín hữu Cao Đài đã tăng vọt lên được mấy ngàn.
 

dong tam

New member
1.3. Về phần Địa

Các con biết rằng, chẳng thế nào mà sái Thánh ý Thầy đặng, chi chi trong năm Dần cũng cho rồi đặng phổ thông ngoại quốc, nghe à.” [Đức Chí Tôn, Thứ sáu, 22.9.1926 (âl 16.8 Bính Dần).]

Theo kế hoạch đã định trước, ngay từ khi chưa có các bước tiến hành việc Khai Đạo về mặt pháp lý thế tục, Đức Chí Tôn đã chọn Tây Ninh “chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi, vì là Thánh Địa”.

Và Thiền Lâm Tự ở Gò Kén hân hạnh được Thầy chọn làm Thánh Thất đầu tiên để chư vị chuẩn bị về hình tướng thờ phượng theo nghi thức mới của tân giáo Cao Đài. Những vị trí chức phẩm chánh yếu cũng được Đức Chí Tôn Thiên phong để thành lập cơ cấu căn bản cho Hội Thánh hầu làm Đại Lễ công khai ra mắt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trước nhân sanh trong nước và quốc tế.

Đây là bước sau cùng của tiến trình Khai Đạo vào “Thời Kỳ Khai Nguyên Lập Đạo”, chánh thức đưa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào đời sống để phổ độ chúng sanh.

Rằm tháng Mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế (…) là hướng ngoại để xem thấy cuộc đời là đau thương khổ lụy hầu tìm phương cứu độ...”

Thánh Thất đầu tiên là trụ tướng ban đầu; là địa điểm làm lễ lập vị các Đại Thiên Phong, Hội Thánh chính thức nhận trách nhiệm thực hiện sứ mạng cứu thế kỳ ba; và Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái được Thầy ân ban – nền tảng của luật pháp đạo được hình thành.

Ba sự kiện nói lên hình ảnh khởi đầu công cuộc hoằng khai Đại Đạo, thực thi sứ mạng cứu thế kỳ ba. Cũng từ đó số tín đồ nhanh chóng gia tăng từ vài ngàn người lên đến hơn bốn mươi ngàn chỉ trong vòng 3 tháng với nhiều thành phần dân tộc khác nhau: Việt, Campuchia, Hoa, Pháp…

Sự kiện Khai Minh Đại Đạo này thuộc về phần Địa. Vì sao? Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo đánh dấu lịch sử Đại Đạo Tam Kỳ qua ý nghĩa của “Lễ Thánh thất”.

Địa là đất, Thánh thất phải ở tại một địa chỉ cụ thể trên một địa bàn xác định.

Một ý nghĩa khác tương ứng với Địa là Pháp, Cao Đài giáo tiếp nhận Pháp Chánh Truyền làm nền tảng để Pháp chuyển Đạo và đời thực hiện đại ân xá.

Địa hay Khôn là thời kỳ tính âm đang ngự trị chánh yếu, biểu thị giai đoạn Hạ Ngươn Mạt Kiếp. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hòa nhập vào đời dẫn dắt nhơn sanh vượt qua giai đoạn cực âm hướng đến thời kỳ Thượng Ngươn Thánh Đức của đại chu kỳ Tam Ngươn mới.

Vì thế chúng ta thấy diễn tiến thật tế của hội lễ Khai Minh Đại Đạo đã được Thầy cho phép thực hiện từ Rằm Hạ Ngươn Bính Dần đến Rằm Thượng Ngươn Đinh Mão.

Rằm tháng Mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế …
Sứ mạng cứu thế đã chánh thức trải dài trên đường tối âm u thế sự. Sứ mạng này hiển nhiên huy hoàng và sáng chói đến tận cuối thời gian và không gian
.” [Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Thánh thất 23.8 Canh Tuất (22.9.1970)]
 

dong tam

New member
2. Tiến trình theo Lý số Đạo học

2.1. Số 1


Sự kiện Thầy “lập Đạo”, thời điểm danh từ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bắt đầu xuất hiện trong Thánh Ngôn, thuộc về số 1: “giờ Tý ngày mùng 1 tháng giêng”.

Cái mầm mạnh mẽ đâm chồi mới là điều đáng kể.”

2.2. Số 2

Khai Tịch Đạo, thuộc về số 2, thể hiện qua hai việc vào 2 thời điểm:

▪ đêm 23/8 Bính Dần, quý tiền bối thảo luận văn kiện Khai Tịch Đạo.
▪ và ngày mùng 1/9 Bính Dần, nhóm đại diện đến gặp nhà cầm quyền khai báo sự hiện hữu và hoạt động tôn giáo của mình để được “văn kiện thế gian đã ghi nhận.”

2.3. Số 3

▪ Khai Minh Đại Đạo, thuộc về số 3 theo thứ tự của Tam Tài từ trên xuống dưới.
▪ Số 3 này được thể hiện qua 3 ý nghĩa: - khánh thành Thánh Thất đầu tiên, - lần đầu ra mắt Hội Thánh Cao Đài và - tiếp nhận Pháp Chánh Truyền.
▪ Số 3 này còn được thể hiện qua 3 tháng hội lễ Khai Minh Đại Đạo.

Nhìn chung lại, ba sự kiện đã diễn tiến đúng trình tự Tam Ngươn trong năm:

▪ Lập Đạo vào Thượng Ngươn.
▪ Khai Tịch Đạo vào Trung Nguơn.
▪ và Khai Minh Đại Đạo vào Hạ Ngươn.
(còn tiếp)
 

hienhuu

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Kính Huynh DT !
Nên xem lại coi ?
Trong 1 năm có Tứ Quí là Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Thì Mùa Xuân là Quí 1.
Thì Mùa Hạ là Quí 2.
Thì Mùa Thu là Quí 3.
Thì Mùa Đông là Quí 4.
Mà lại chia làm 3 Ngươn : Thượng, Trung, Hạ.
Thì Xuân tháng giêng là Thượng Ngươn kéo dài cho đến tháng 7 là mãn Thượng Ngươn. Tức khoảng cách từ chu kỳ mãn Thượng Ngươn rất là dài là 6 tháng.Vì Ngươn Thánh Đức phải dài.
Thì Thu tháng 7 là Trung Ngươn kéo dài cho đến tháng 10 là mãn Trung Ngươn. Tức khoảng cách từ chu kỳ mãn Trung Ngươn là ngắn chỉ có 3 tháng.
Thì Đông tháng 10 là Hạ Ngươn kéo dài cho đến hết năm là mãn Hạ Ngươn. Tức khoảng cách từ chu kỳ mãn Hạ Ngươn cũng chỉ có 3 tháng.
Thực tế cho chúng ta biết Thượng Ngươn là Ngươn Thánh Đức tức Ngươn Vô Tội chính là Ngươn ĐẠO của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi BQĐ mà Đức Chí-Tôn là Chủ Tể hay Phật hay là Ngươn của Brahma Phật
Nên chúng ta lại hiểu rằng : Trung Ngươn là Ngươn Tranh Đấu để Tấn Hóa Ngươn nầy là TRUNG GIAN thuộc HTĐ hay là Pháp hay là Ngươn của Civa Phật.
Thì chúng ta hiểu rằng : Hạ Ngươn là Ngươn Mạt Kiếp thì phải Bảo Tồn thuộc ĐỜI CTĐ hay là Tăng hay là Ngươn của Christna Phật.
Như thế lại cho chúng ta thấy Thời Gian HTĐ hiệp lại CTĐ thì mới bằng thời gian BQĐ của Đức Chí-Tôn tức là 3 tháng + 3 tháng = 6 tháng hay HTĐ + CTĐ = BQĐ.
Như Huynh DT nói Trung Ngươn Quí 2 thì hh lại hiểu Trung Ngươn Quí 3 thì mới phù hợp hơn ? Và Hạ Ngươn Quí 4 thì mới phù hợp.
Còn Thượng Ngươn kéo dài tới 2 Quí tức 1 và 2./.
 

dong tam

New member
Hoan hô và cảm ơn huynh hienhuu đã chỉ chỗ sơ xuất!

Có khi đầu nghĩ vậy nhưng miệng lại nói khác như vô thức!

Sức khỏe có vấn đề rồi! (tình trạng thiếu máu não)
 

dong tam

New member
KẾT LUẬN

▪ Tóm lại, khi chúng ta khảo sát ý nghĩa của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ theo Dịch Lý ở khía cạnh Đạo số. Các chữ số biểu trưng dương lịch và âm lịch vào thời điểm xuất hiện danh từ mới này, tên gọi chánh thức theo Thiên thơ của tôn giáo mới Cao Đài do Đấng Tạo Hóa Cao Đài Giáo Chủ lập nên, đã chứa đựng thông điệp gởi đến cho nhân loại vào thời Hạ Nguơn này nguyên lý căn bản:

Đạo, tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm, do theo mà lánh khỏi luân hồi.”

▪ Bài Thánh giáo của Đức Thánh Trần giúp chúng ta hiểu vì sao chữ số 12 là số riêng của Thầy.

Thời điểm danh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bắt đầu xuất hiện vào ngày 12 dương lịch đồng thời là mùng 1 âm lịch là thí dụ điển hình tượng trưng cho ngôi Thái Cực Thánh Hoàng là Giáo chủ của nền tôn giáo mới Cao Đài.

▪ Cao Đài giáo hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xuất hiện khi chu kỳ Đại Tam Nguơn của vũ trụ đang di chuyển dần vào giai đoạn cuối của hội 12 – hội Hợi. Thời điểm xuất hiện này vào cuối ngày 12, tượng trưng con số âm cho thời Hạ Ngươn mạt kiếp, nhưng lại bước sang giờ Tý của mùng 1 Tết tượng trưng con số dương khởi đầu Thượng Ngươn.

Thông điệp ẩn áo này có ý nghĩa giá trị rất lớn với 92 ức nguyên nhân đang còn mắc kẹt nơi trường tiến hóa này và với vạn linh sanh chúng.

▪ “Đây là thời kỳ có một không hai trong quá trình tiến hóa tâm linh nhân loại. Vì được diễm phúc hồng ân lớn lao duy nhất: Thượng Đế giáng trần lập đạo, cứu độ và tận độ nhân loại.”

Con đường hoàn nguyên của vạn linh (số 18) để hồi cố hương trở lại cùng Tạo Hóa (1 và 12) đều phải qua cửa Hoàng Cực (số 5) mà Thần của Thiên Nhãn (số 1) là yếu tố quyết định.

Thời điểm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ kết thành phôi thai, khởi nguyên cho việc hình thành nền tôn giáo mới Cao Đài trong năm Bính Dần chính là sứ mạng quyền pháp thúc đẩy mọi tôn giáo kết thành thực thể “Đạo cứu thế”, cũng như ngòi gà trong quả trứng vậy.
 

Facebook Comment

Top