Hai chữ Thực Hư

DangVo

New member
 <span style="font-size: 18pt; color: red; font-family: Tahoma;"><strong>Hai chữ Thực Hư trong Đại Đạo Tam Kỳ Phộ Độ<br> </strong></span><span style="font-family: Tahoma;"><br> <span style="color: blue;">I- Phần khái quát </span><br> Trên bốn mươi năm qua, trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đả xảy ra lắm biến cố. Biến cố quan trọng nhứt là sự chia Chi tách Phái ngay từ lúc đầu. Trong biến cố này có lẩn Thực và Hư. </span><br><br><span style="font-family: Tahoma;">Thực là gì ? Tự điển Đào Duy Anh giải nghĩa như sau: Thực là đầy đủ - Thật thà, laị cũng có nghĩa rộng là: có thực, chính xác, không huyền hoặc, chánh đáng, tốt. <br> <br> Hư là gì ? Tự điển Đào Duy Anh giãi nghĩa như sau: Hư : không thực, không có, không vào đâu cả, lại cũng có nghĩa rộng là giả dối, huyền hoặc, là vạy - xấu. <br> <br> Căn cứ vào nghĩa rộng của hai chử Hư, Thực, thì chúng ta thấy trong các biến cố vừa kể có cái chánh đi lẩn với cái tà và rất liên đới mật thiết với nhau. Người không giử dạ vô tư, sáng suốt, khó mà phân biệt được là vì trong cái phần đông cho là chánh lại biết đâu ẩn cái tà. <br> <br> Trái lại , trong cái mà nhơn sanh, vì thành kiến cho là tà, thì biết đâu có ẩn cái chánh. Luật tương đối, tương phản này, chi phối tất cả mọi sự mọi việc trong Vũ Trụ. Bởi thế, Đấng Chí Tôn, khi mới mở Đạo có dạy như sau: <br> <span style="color: blue;"><br> "Lẽ chánh tự nhiên có lẽ tà, <br>  Chánh tà hai lẽ đoán sau ra,  <br> Sao ra Tiên Phật, người trần thế,  <br> Trần thế muốn tìm phải đến Ta"<br> <br> (Trích Thánh Ngôn Hiệp Tuyển - Tòa Thánh Tây Ninh) <br> </span><br> Trong quyển kinh Tu Chơn Thiệp Quyết do Tòa Thánh Định Tường ấn hành, Đấng Chí Tôn cũng có dạy như sau: <br> <br> "Chánh tà chơn nguy được rành  <br> Phật Trời mới chứng cho mình rằng tu".<br> <br> </span><span style="font-size: 18pt; color: red; font-family: Tahoma;">II- Vấn đề Chi Phái <br> </span><span style="font-family: Tahoma;"><br> Trở lại vấn đề Chi Phái ngay từ lúc chào đời, các Chi Phái bị coi là do tà quái xúi giục. Nay thời gian đã trôi qua, lửa căm hờn đã dịu, ôn lại việc xưa, với sự khảo cứu vô tư, chúng ta cố gắng đặt lại mỗi sự mỗi vật cho đúng chổ, hầu lấp bằng hố chia cách Chi Phái đã có từ xưa. <br> <br> <span style="color: red;">a)- Về Tòa Thánh Tây Ninh thì có những đặc sắc như sau: <br> </span><br> Lúc Đạo khai, phái Thượng lãnh đạo Cửu Trùng Đài và vị Thượng Đầu Sư thọ lảnh chữ Nhựt. Thí dụ: Cụ Thượng Trung Nhựt. <br> <br> Bên Hiệp Thiên Đài mười hai vị phò loan được gọi là Thập Nhị Thời Quân. <br> <br> Các kinh sách đặc biệt được tiếp ra là hai pho Tân Luật và Pháp Chánh Truyền. <br> <br> Các tác phẩm có gía trị văn chương đặc biệt được tiếp ra là: <span style="color: blue;">Bài Ngụ Đời</span>, theo điệu văn Động Đình Hồ do Đức Lý Giáo Tông ban cho và quyển<span style="color: blue;"> Nử Trung Tùng Phận</span> do chơn linh nử văn hào Đoàn Thị Điểm giáng cơ tả ra. <br> <br> Sau cùng là quyển sưu tập mấy chục bài thơ mệnh danh là T<span style="color: blue;">hiên Khai Kiến Diện</span> do Đức Hộ Pháp khi còn sanh tiền, xuất vía về chầu Thiên Thượng và sau khi nhập xác trở lại cõi trần viết ra. <br> <br> <span style="color: blue;">b)- Về Tòa Thánh Định Tường (Phái Minh Chơn Lý , Mỹ Tho) Củng tổ chức một hệ thống tương tự. Vị lảnh đạo Cửu Trùng Đài là cụ Thái Đầu Sư Thái Ca Nhựt (</span><span style="color: red;">chử Nhựt kỳ này lại về Phái Thái</span><span style="color: blue;">). </span><br> <br> Bên Hiệp Thiên Đài , mười hai vị phò loan lấy tên là Thập Nhị Ngoạt Tường. <br> <br> Các kinh sách, có giá trị về hai mặt giáo lý và văn chương, được tiếp ra ba năm đầu là: <br> <br> -1-<span style="color: blue;"> Kinh Tu Chơn Thiệp Quyết</span> do Đấng Chí Tôn cho. <br> <br> -2-<span style="color: blue;"> Chánh Tà Yếu lý</span> do Đức Lý Giáo Tông ban cho. <br> <br> -3- <span style="color: blue;">Chánh Giáo Thánh Truyền</span> do chơn linh Bà Thể Liên Tiên Nử trên Diêu Trì Cung tả ra. <br> <br> -4- Mười bốn bài Kinh nhựt tụng do cơ bút tiếp ra nhưng chỉ ban hành trong phạm vi Phái Minh Chơn Lý, nay đổi lại là Phái Chơn-Lý mà thôi. <br> <br> -5- Sách Sưu-Tập các bài Thánh Huấn nhứt là các bài cơ phong thánh. <br> <br> Sau đó thì có các quyển Thánh-Ngôn có giá trị về văn chương và giáo lý như sau: <br> <br> - <span style="color: blue;">Giác Mê Khải Ngộ</span>. <br> <br> - Hai bài phú theo điệu " <span style="color: blue;">Xuyên-châu liên-hoàn điệu</span>" mệnh danh là: Thượng-Ngươn. <br> <br> -<span style="color: blue;">c)- Về Toà Thánh Hậu-Giang (Giồng Bườm) của Phái Minh Chơn Đạo, vị lảnh đạo Cửu Trùng Đài là Cụ Ngọc Đầu Sư Ngọc-Thiên-Nhựt.</span><span style="color: red;"> Lần thứ ba Đạo chuyển mấy chử Nhựt lại về Phái Ngọc</span><span style="color: blue;">. <br> </span><br> Bên Hiệp Thiên Đài thì mười hai vị phò loan lấy tên là Thập-Nhị Thời-Thần. Ngoài ra Phái Minh Chơn Đạo cũng nhờ thần cơ diệu bút tả ra Thánh Giáo và kinh sách đáng kể đến nay vì biến cố đã tản mát đi mất. <br> <br> -<span style="color: blue;">d)- Về Phái Tiên-Thiên, Phái này được chào đời và bành trướng mạnh nhờ các đàn cơ lập ở các Thánh-Tịnh. Tổ chức Phái này trước năm 1954 không theo Pháp-Chánh-Truyền. Nhưng ngày nay Phái này dã tổ chức Hội-Thánh đúng theo Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền. Hội-Thánh Tiên-Thiên đã cho ấn tống nhiều kinh sách có giá trị đặc biệt về giáo lý và văn chương như: </span><br> <br> -1- Quyển <span style="color: red;">Tiếng Trống Giác Mê</span>, do Đấng Chí Tôn giáng cơ cho. <br> <br> -2- <span style="color: red;">Minh Giáo Thánh Truyền thi-văn diệu-lý</span> do Đấng Chí Tôn và các Đấng Thiêng-Liêng giáng cơ ban cho. <br> <br> -3- Nhiều quyển sưu tập Thánh-Ngôn trong đó có nhiều bài Thánh Ngôn rất hay với nhiều bài với thể văn mới lạ chưa từng thấy. <br> <br> -4- Quyển<span style="color: red;"> Huấn-Nử Từ-Âm</span>. <br> <br> -5- Quyển <span style="color: red;">Bát Bộ Chơn Kinh</span> do Đức Lý Giáo-Tông giáng cơ tả ra và nhiều quyển kinh sách khác nửa, kể không xiết. <br> <br> </span><span style="font-size: 18pt; color: red; font-family: Tahoma;">III- Kết-luận <br> </span><span style="font-family: Tahoma;"><br> Nói tóm lại, trong cái mà người đời vì thành kiến cho là tà, biết đâu là cái chánh ẩn trong như tình trạng các Chi Phái chẳng hạn. Đấng Chí Tôn ngay buổi đầu đả có cho biết như sau: "<strong> không vì ghét mà không cho người dạy dổ, không vì thương mà không cho quỉ dổ dành</strong>". <br> <br> Trong đàn cơ trong Phái Tiên Thiên, Đấng Chí Tôn có dặn rằng: "<span style="color: red;"> Các con phải biết mủi kim Thầy lòn"</span>. <br> <br> Hai đoạn văn nói trên khuyên chúng ta nên dè dặt, giử dạ vô tư để tìm thấy châu ngọc mà Ngài đã ẩn dấu trong số lớn đá sỏi. Có như thế chúng ta mới đoán được phần nào nhiệm ý và chương trình khai Đạo của Thầy. <span style="color: red;">Trước ngày khai đạo danh-sách mười hai Chi Phái và tên họ các vị lãnh đạo mỗi Chi Phái đều đã được nêu lên có đến mấy chục năm trước</span>, nghĩa là trước khi mấy Vị này chào đời. (Việc này sẽ thuật rỏ ở một bài khảo luận). <br> <br> Bài này được trình bày cốt yếu xoa dịu những vết thương lòng do sự phân hóa cơ Đạo mà ra. Ước mong lời cầu nguyện chơn thành này sớm được thị hiện. <br> <br> Huệ-Lương <br> Hội-Thánh Truyền-Giáo Trung-Việt</span><br><br><span style="color: rgb(102, 102, 102);">Bài viết này đã được sửa lỗi chính tả:  "chử" thành "chữ" (hai chữ thực hư). Hy vọng sẽ đúng ý tác giả. Kính (admin - Thành viên BQT)</span>.<br>
 

Facebook Comment

Top