Kỷ niệm 80 năm đăng tiên - Quyền Giáo Tông

dong tam

New member
KỶ NIỆM 80 NĂM QUY THIÊN (1934 - 2014)
CỦA NGÀI QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT


I. TIỂU SỬ

1. PHẦN ĐỜI (1875 - 1925)

Ngài Lê Văn Trung sinh ngày 10 tháng 10 năm Bính Tý (1875) tại làng Phước Lâm, tổng Phước Điền Trung, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, trong một gia đình tiểu nông. Thân phụ Ngài là ông Lê Văn Thanh mất sớm (1845- 1878), thân mẫu là bà Văn Thị Xuân (1849 - 1912). Ngài có một người em trai tên Lê Văn Diệu hàm Huyện Diệu, làm thầu khoán ngành xây dựng đường sắt.

Ngài Lê Văn Trung lập gia đình lần đầu với bà Trương Thị Hảo, có hai con là Lê Thị Báu và Lê Văn Trực. Sau cơn dịch bệnh, vợ và hai con Ngài đã mất. Thời gian lâu sau, Ngài tái thú với bà Đái Thị Huệ (1874 - 1936), nhị vị không có con và cùng vào đường tu.

Thời học sinh, Ngài Lê Văn Trung học giỏi. Tốt nghiệp “thành chung” trường Chasseloup Laubat vào năm 1893, Ngài thi đậu vào ngạch công chức và khởi sự làm việc tại phòng 2 dinh Thống Đốc Nam Kỳ từ ngày 14-7-1894.

Đầu tháng 3 năm 1906, Ngài xin thôi làm công chức, ra tranh cử và đắc cử vào Hội Đồng Quản Hạt quận Nhì (Gia Định-Chợ Lớn-Tây Ninh-Thủ Dầu Một-Bà Rịa - Cap Saint Jacques). Năm 1911, lúc 36 tuổi, Ngài đắc cử vào Thượng nghị viện Đông Dương. Năm 1912, Ngài được thưởng đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de l’ordre National de la Légion d’honneur) và được cử vào Hội Đồng Tư Vấn.

Tuy hoạt động cấp cao trong chính trường của chánh quyền thuộc địa, Ngài Lê Văn Trung vẫn ủng hộ và yểm trợ tài chánh cho phong trào yêu nước Minh Tân Công Nghệ Xã. Ngài cũng là một trong những sáng lập viên trường Nữ sinh đầu tiên ở Sài Gòn (1911): Collège des jeunes filles, tức trường Áo Tím, sau là Gia Long, nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai.

Giữa năm 1925, Ngài Lê Văn Trung được người bà con tu theo chi Minh Lý đưa đến hầu đàn Chợ Gạo (Phú Lâm). Tại đây, Ngài hữu duyên được Đức Lý Thái Bạch ban ơn giáo hóa, hiểu được lẽ đạo đời. Trước đó đầu năm 1925, mắt của ngài bị lòa gần như mù, lại mang thêm tệ nghiện hút á phiện . Buồn chán nên cuối năm 1925, Ngài xin rút lui khỏi Thượng Nghị Viện Đông Dương. Từ khi ngộ được đạo. Ngài quyết tâm dứt bỏ nghiện ngập, thị lực cũng dần dần phục hồi, mắt thấy rõ lại. Lúc ấy, đàn Chợ Gạo bế cơ, tháng 1-1926, Ngài Lê Văn Trung tìm đến hầu đàn tại nhà Ngài Cao Quỳnh Cư và gắn bó với nhóm Cao Phạm.
 

dong tam

New member
2. PHẦN ĐẠO

2.1. THỜI SƠ KHAI ĐẠI ĐẠO (1925 – 1926)


Đầu tháng chạp Ất Sửu, Đức Cao Đài Tiên Ông vận chuyển 2 nhóm vô vi và phổ độ hợp tác cùng nhau. Ngài Ngô Văn Chiêu hướng dẫn cho quý vị nhóm phổ độ cách thức thờ Thầy bằng biểu tượng Thiên Nhãn và một số kinh kệ cùng nghi thức cầu cơ Cao Đài.

Buổi tối ngày cuối năm Ất Sửu trước giờ giao thừa, theo hướng dẫn của Ngài Ngô Văn Chiêu, chư vị cùng nhau lần lượt đến nhà từng vị để thăm viếng và lập đàn. Ngài Ngô giữ vai trò Pháp đàn. Đến giờ tý 23g ngày 12.02.1926 chư vị lập đàn tại nhà ngài Lê Văn Trung trong Chợ Lớn. Khi ấy Đức Thượng Đế Cao Đài Giáo Chủ ra lệnh khởi phát nền Đạo cùng các môn đệ đầu tiên, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, một kỷ nguyên tâm linh mới bắt đầu. Sự kiện Thầy “lập Đạo” tại nhà ông Trung là điềm báo hiệu cho tương lai ông sẽ giữ vai trò rất quan trọng với tôn giáo mới này.

2.1.1. Nghi thức thờ phượng nơi tư gia:

Trong Đạo sử Xây bàn, bà Hương Hiếu có ghi lời dạy của Đức Chí Tôn trong buổi Khai Đàn tại tư gia của Ngài vào giữa tháng chạp năm Ất Sửu:

Trung! con thờ Thầy trên hết là phải, con đem tượng Quan Trường qua bên tay trái Thầy, còn Quan Âm bên mặt. Còn thờ Lý Thái Bạch dưới Thầy.”

Từ đó về sau, nghi thức thờ gồm Thiên Nhãn và Tam Trấn đã trở thành chuẩn mực cho việc thờ phượng tại tư gia mỗi tín đồ Cao Đài phổ độ.

q5tqddl3r1i6t9jy6tql.jpg


u766uoix404mag1yg9.jpg
 

dong tam

New member
2.1.2. Về ngày giờ Đức Cao Đài Giáo Chủ “Lập Đạo” Cao Đài:

Giờ nay sắp kỷ niệm 90 năm phổ độ của Cao Đài Giáo nhưng giữa các Hội Thánh chưa có sự thống nhất tinh thần: thời điểm nào thật sự là giờ phút thiêng liêng năm xưa đánh dấu sự ra đời của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ?

May thay, trong nguồn tư liệu lịch sử của Ngài Thượng Trung Nhựt có thể cung cấp cho chúng ta một số thông tin lịch sử.

A. Trong quyển Tiểu sử Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt của Hội Thánh Tây Ninh có bài diễn văn vào năm 1928 tại nhà ông Võ Văn Tường tổ chức Kỷ niệm Khai Tịch Đạo, Ngài Đầu sư Thượng Trung Nhựt có lưu ý:

6 Octobre 1928. Chư đạo hữu rất yêu dấu... 23 tháng tám năm Mậu Thìn. Tôi rất hân hạnh vì ngày nay được thay mặt trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đặng thổ lộ ít lời nhắc tích ngày kỷ niệm hôm nay. (…)

Ngày tháng như thoi đưa, ngoảnh lại ngày Đấng Chí Tôn hiệp chúng ta nơi đây đặng lo lập Tờ Khai Đạo tới nay là hai năm chẵn.

Tôi xin nhắc lại cho chư hiền hữu lãm tường. Đấng Chí Tôn có dạy “Bàn Cổ sơ khai, Nhơn sanh ư Dần”, cho nên ngày Đấng Chí Tôn mở đạo là ngày mồng một năm Bính Dần. Ngày ấy, Thầy sắp đặt 12 người lo khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, mỗi người lãnh phận sự lo đi truyền bá
.”

B. Liệt kê các văn bản hành chánh đạo của Hội Thánh Tây Ninh trong suốt thời gian Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt điều hành Tòa Thánh cho đến thời điểm Ngài Quyền Giáo Tông liễu đạo, chúng ta thấy trên 95% cách ghi Năm Đạo trong 9 năm đầu của ĐĐTKPĐ chỉ thay đỗi từ mùng 1 Tết Nguyên Đán.

Thí dụ: Vài sớ văn giữa hai văn bản lịch sử:

- “Các ĐẠO NGHỊ ĐỊNH thứ nhứt đến Đạo Nghị Định thứ sáughi ĐỆ NGŨ NIÊN ký ngày 03 tháng 10 năm Canh Ngọ - 1930.

- Văn thư đức Quyền Giáo Tông chúc Xuân toàn đạo ghi ĐỆ NGŨ NIÊN ngày 20 tháng chạp Canh Ngọ - (07-02-1931).

- Sớ dâng Đức Chí Tôn của Ngài Thái Thơ Thanh và bà Hương Thanh xin xây dựng Thái Cực Toàn Đồ nơi Thánh địa ghi ĐỆ LỤC NIÊN ngày mùng 2 tháng giêng Tân Mùi (18-02-1931).

- “Tờ TỎ BÀY VIỆC ĐẠO – HỘI NHƠN SANH NHÓM LẦN THỨ NHỨT” ghi ĐỆ LỤC NIÊN ký ngày 15 tháng 10 năm Tân Vì – 1931.
 

dong tam

New member
2.1.3. Lễ bái mạng Thiên phong lần đầu tiên và Lễ Nhập môn

Ngày 13-3 Bính Dần (24-4-1926) tại Vĩnh Nguyên Tự, Đức Chí Tôn Thiên phong cho 3 đại cao đồ: Thượng Trung Nhựt – Đầu sư phái Thượng, Ngọc Lịch Nguyệt – Đầu Sư phái Ngọc và Hộ Pháp Phạm Công Tắc.

Để rồi hai ngày sau vào đêm Rằm tháng 3 Bính Dần, Lễ bái mạng Thiên phong và Nhập môn lần đầu tiên trong lịch sử hình thành của Cao Đài giáo đã được cử hành trang trọng tại nhà ông Trung, đường Quai Testard (bến Châu Văn Liêm ngày nay).

Hôm ấy, Ngài Lê Văn Trung thực hiện “Lễ Nhập môn tập thể” cùng với Ngài Lê Văn Lịch. Còn các tín đồ khác làm “Lễ Nhập môn từ người” y lời Thầy dạy trong Thánh Ngôn Hiệp tuyển:

“… Rồi biểu hai vị Đầu Sư xuống ngai, quỳ đến trước mặt Ngũ Lôi, hai tay chấp trên đầu quì ngay bùa (Kim Quang Tiên) mà thề như vầy:

"Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng Trung Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc Lich Nguyệt, thề Hoàng Thiên, Hậu Thổ...

Tới phiên các Môn đệ, từ người đến bàn Ngũ Lôi mà thề rằng
:...”

Nghi thức cùng với lời thề Nhập môn trước bàn Ngũ Lôi và bàn Vi Hộ Pháp trong Cao Đài giáo đã bắt đầu thực hiện từ thời điểm đó.

2.1.4. Sự kiện Khai Tịch Đạo

A. Tuân theo lời dạy của Thầy, hai vị Đầu sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt đã chủ trì buổi nhóm họp hơn 245 vị, thảo bản văn lập Tờ Khai Đạo vào đêm 23.8 Bính Dần.

B. Một tuần sau, Ngài Thượng Trung Nhựt dẫn đầu phái đoàn 28 vị đại diện, đến dinh Thống đốc Nam kỳ Le Fol đăng ký pháp nhân hoạt động tôn giáo với chánh quyền vào ngày mùng 1 tháng 9 Bính Dần.
 

dong tam

New member
2.2. TỪ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO ĐẾN KHI LIỄU ĐẠO (1926 - 1934)

2.2.1. Soạn thảo Tân Luật.

Trong thời gian 3 tháng đại “Lễ Thánh thất – Khai Minh Đại Đạo”, việc căn bản quan trọng nhứt khi ấy là soạn thảo và trình dâng Tân Luật theo đúng quyền pháp lập luật đã qui định bởi Pháp Chánh Truyền, lên Đức Lý Giáo Tông.

Mặc dầu theo Pháp Chánh Truyền, cơ cấu tổ chức phải có 3 vị trí Đầu Sư tương ứng với Tam giáo Đạo nhưng vì vị trí Đầu Sư của phái Thái phải được bổ nhiệm lại cho nên trong việc soạn thảo Tân Luật, hai vị Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt giữ vai trò chánh. Và đương nhiên với kinh nghiệm hành chánh trong thời gian làm việc ngoài đời, Ngài Lê Văn Trung đã giữ vai trò chủ yếu trong việc soạn thảo.

2.2.1. Về Tòa Thánh Tây Ninh lưu trú hành đạo.

Ngày 15-4-1928, Ngài Thượng Đầu Sư tùng lệnh Đức Cao Đài, làm Chưởng Quản Tòa Thánh Tây Ninh.

Đạo Nghị Định thứ Nhì, ngày 3-10 Canh Ngọ (1930) ban quyền cho Ngài Thượng Đầu Sư “Quyền Giáo Tông về phần xác” được ban hành.

Ngài Thượng Trung Nhựt đăng Thiên vào lúc 15 giờ ngày 13-10 Giáp Tuất (19-11-1934) tại Giáo Tông Đường Tòa Thánh Tây Ninh.

Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt được tạc tượng nơi lầu chuông mặt tiền Đền Thánh Tây Ninh.
 

dong tam

New member
II. VÀI GIAI THOẠI VỀ ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG

1. Về tiền căn của Ngài


Vào tháng 3 năm 1926, khi độ dẫn ngài Lê Văn Lịch làm môn đệ, trong buổi lập đàn tại chùa Vĩnh Nguyên Tự, Đức Chí Tôn cho chơn linh cha ông Lịch giáng cơ. Đức Cao Đài dạy hai ông Lê Văn Trung và Nguyễn Ngọc Tương hãy đứng chứ không phải quỳ. Sau đó, chúng ta được biết Ngài Lê Văn Tiễng đã đắc vị Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn. Tiếp điển một bậc Đại Tiên mà lại được lệnh không phải quỳ để cho đúng lễ phép trật tự thiêng liêng, sự kiện này cho chúng ta thấy tiền căn của hai Ngài Trung và Tương lớn đến mức nào!

Cao Đài!
Xuất ngoại nhơn.
Lịch! Ta cho Tiễng là cha ngươi nhập cơ.
Trung, Tương đứng.

Tiếp điển:
Lê Văn Tiễng. Lịch thính ngã. Ngã thị nể phụ thọ mạng Cao Đài Tiên Ông viết Ngọc Hoàng Thượng Đế Giáo Đạo Nam Phương.(…)
” [Thánh Ngôn Chơn Truyền Bí Yếu - Thái Thơ Thanh tờ 64.b]

2. Về hạnh đức

Một hôm Ngài Thượng Trung Nhựt từ Tây Ninh về Sài Gòn, ghé Thánh thất Cầu Kho. Đang nằm nghỉ chờ giờ cúng, chợt có vài vị chức sắc đến cật vấn Ngài một số vấn đề quyết định của Tòa Thánh về hành chánh đạo… trong đó có việc thay đổi 3 bài kinh cúng dâng Tam bửu.

Có vị không giữ được bình tĩnh nên có to tiếng làm mất thanh tịnh nơi thờ tự. Ngài Quyền Giáo Tông, tuy bị công kích dữ dội nhưng vẫn yên lặng giữ thái độ hiền hòa. Chỉ nói một câu: “anh em hơi quá lời!” rồi Ngài quay mặt vô vách ngủ khò.
 

dong tam

New member
3. Câu truyện
TÁM GÀ TRÊN MÂY


Nội dung của hai câu liễn nơi mặt tiền các Thánh thất khiến cho Đạo Cao Đài lúc nào cũng bị nhà cầm quyền theo dõi.

Cao thượng Chí Tôn, Đại Đạo hòa bình dân chủ mục,
Đài tiền sùng bái, Tam kỳ cộng hưởng tự do quyền
.”

Giai đoàn đầu hình thành Cao Đài giáo, toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier (1928-1934) áp chế đạo mạnh mẽ nhất. Y thi hành chánh sách cứng rắn và tàn bạo đối với dân chúng thuộc địa.

Đầu năm 1933 nhân ngày vía Đức Chí Tôn, viên toàn quyền gởi tặng Toà Thánh cặp đèn cầy thật lớn, bảo phải đốt ngay trong giờ cúng đàn. Vì hắn biết lễ vía có chư tín đồ và chức sắc khắp nơi tề tựu về Toà Thánh dâng lễ Đức Chí Tôn. Thật ra đôi đèn là hai trái bom nổ chậm.

Đức Quyền Giáo Tông biết âm mưu của P.Pasquier định giết Ngài trước mắt chúng sanh. Ngài nhớ lời Đức Chí Tôn dạy: "Sống cũng nơi Thầy, thác cũng nơi Thầy" nên vẫn quì chứng đàn trước cặp đèn cầy, thực chất là 2 quả bom, mà không sợ sệt. Linh hiển thay, hai quả bom được đốt lên cháy xì khói lan tỏa khắp đàn, chư tín hữu lo sợ nhưng Ngài vẫn quì và cứ để cho việc hành lễ tiếp tục như không có điều gì xảy ra. Kết quả, 2 quả bom bị lép!

Việc ám hại Ngài Quyền Giáo Tông không thành, P.Pasquier ra lịnh cho bọn mật thám Pháp tìm đủ phương cách chụp hình các buổi nhóm họp, các đàn lệ, dịch các tên như Thượng hội ra Thượng Nghị Viện; Hội Nhơn Sanh ra Hạ Nghị Viện v.v... để hắn đích thân mang về Pháp quốc dự tính vận động quốc hội và Tổng thống Pháp sớm có chủ trương và kế hoạch tiêu diệt Cao Đài.

Nhưng như Sấm Trạng Trình đã báo trước: "Lửa đâu mà cháy tám gà trên mây" chưa ai rõ nghĩa lý là gì? Đầu năm 1934, báo chí đồng loạt loan tin: phi cơ chở toàn quyền P.Pasquier ngộ nạn, vợ con đều chết, riêng hắn rơi vào ống khói nhà máy cơ khí Messageries Métallurgiques de France.

4. Đức Quyền Giáo Tông và Cơ Quan phổ thông giáo lý

Tháng 2 năm Bính Ngọ 1966, khi chuẩn bị Dự Án Qui Điều hình thành cơ cấu tổ chức cho Cơ Quan phổ thông giáo lý, hai Đấng Đại Tiên nguyên là Đầu Sư Tiền Khai Đại Đạo đã được lệnh Tam Giáo Tòa cùng Hội Đồng tiền bối lưỡng đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giáng điển trợ giúp hoàn chỉnh:

Hiền đệ nhớ rằng: Bản Dự Án sau khi chỉnh đốn, được phê chuẩn, chỉ được áp dụng trong nội bộ Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý.

Vì trước kia, khi mới khai Đạo, lập Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh, chính tay Hiền Huynh đã soạn thảo bản Tân Luật và Pháp Chánh Truyền, đã được Thiêng Liêng phê chuẩn. Đến nay, những luật lệ đó vẫn còn được tôn trọng và áp dụng ở các Hội Thánh lớn.

Ngày nay, nếu bản Qui Điều không phải là bộ luật thứ hai trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì cũng là những điều lệ đặc biệt và cần thiết cho việc điều hành Cơ Quan trong giai đoạn vận chuyển quy nguyên, mãi cho đến một ngày nào có Hội Thánh và Tòa Thánh duy nhứt, có Đại Hội Vạn Linh, sẽ được sửa đổi luôn đến cả Tân Luật và Pháp Chánh Truyền, để hầu kịp với trình độ tiến hóa của nhơn loại và sự vận chuyển của cơ Đạo
.”
 

dong tam

New member
III. KẾT LUẬN

Mùa lễ Khai Minh Đại Đạo năm Giáp Ngọ này 2014, trùng vào dịp tròn 80 năm quy Thiên của Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, nhân viên phổ thông giáo lý chúng ta kỷ niệm tinh thần Khai Minh Đại Đạo trùng dụng kỷ niệm Đức Quyền Giáo Tông.

Nhắc lại một vài sự kiện trực tiếp có liên quan đến Đức Quyền Giáo Tông để chúng ta ôn lại lịch sử, nung nấu chí khí và ý chí của người đi sau, noi gương hạnh đức của tiền nhân hầu mạnh tiến tiếp bước góp phần thực hiện sứ mạng Kỳ Ba, “Khai Minh hoằng khai Đại Đạo, Phổ độ chúng sanh” đến với nhơn sanh.
Vì thế chúng ta không quên lời nhắn gởi của Đức Ngài:

Thương đời còn nặng mối oan khiên,
Trủng nước hỏi ai chẳng não phiền;
Nhất đức tu hành sao thất sắc,
Nặng đời nhẹ Đạo biết sao yên
.
[Đức Thượng Trung Nhật, Vĩnh Nguyên Tự, 15.3 Bính Thìn (14.4.1976)]
 

thanhphong12011

New member
2. PHẦN ĐẠO

2.1. THỜI SƠ KHAI ĐẠI ĐẠO (1925 – 1926)


Đầu tháng chạp Ất Sửu, Đức Cao Đài Tiên Ông vận chuyển 2 nhóm vô vi và phổ độ hợp tác cùng nhau. Ngài Ngô Văn Chiêu hướng dẫn cho quý vị nhóm phổ độ cách thức thờ Thầy bằng biểu tượng Thiên Nhãn và một số kinh kệ cùng nghi thức cầu cơ Cao Đài.

Buổi tối ngày cuối năm Ất Sửu trước giờ giao thừa, theo hướng dẫn của Ngài Ngô Văn Chiêu, chư vị cùng nhau lần lượt đến nhà từng vị để thăm viếng và lập đàn. Ngài Ngô giữ vai trò Pháp đàn. Đến giờ tý 23g ngày 12.02.1926 chư vị lập đàn tại nhà ngài Lê Văn Trung trong Chợ Lớn. Khi ấy Đức Thượng Đế Cao Đài Giáo Chủ ra lệnh khởi phát nền Đạo cùng các môn đệ đầu tiên, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, một kỷ nguyên tâm linh mới bắt đầu. Sự kiện Thầy “lập Đạo” tại nhà ông Trung là điềm báo hiệu cho tương lai ông sẽ giữ vai trò rất quan trọng với tôn giáo mới này.

2.1.1. Nghi thức thờ phượng nơi tư gia:

Trong Đạo sử Xây bàn, bà Hương Hiếu có ghi lời dạy của Đức Chí Tôn trong buổi Khai Đàn tại tư gia của Ngài vào giữa tháng chạp năm Ất Sửu:

Trung! con thờ Thầy trên hết là phải, con đem tượng Quan Trường qua bên tay trái Thầy, còn Quan Âm bên mặt. Còn thờ Lý Thái Bạch dưới Thầy.”

Từ đó về sau, nghi thức thờ gồm Thiên Nhãn và Tam Trấn đã trở thành chuẩn mực cho việc thờ phượng tại tư gia mỗi tín đồ Cao Đài phổ độ.

q5tqddl3r1i6t9jy6tql.jpg


u766uoix404mag1yg9.jpg

Huynh cho hỏi bức ảnh thứ hai chụp ở đâu ạ?
 

dong tam

New member
Cả 2 tấm hình đều được chụp ở Tiền Giang - Thân Cửu Nghĩa. Vào thập niên 40 - 50 thế kỷ 20, tượng thờ này khá phổ biến. Cách thờ này cho thấy trình độ tiến hóa tâm linh đã bước thêm 1 bước.

- Ngày mùng 09-11 Nhâm Thân (17-12-1931), Châu Tri 36 của Ngài Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh về việc:
... ... ...
. Thánh thất nào chưa có tượng cốt Tam Giáo Ngũ Chi thì đừng lo thỉnh làm chi, hãy làm bài vị cho đủ mà thờ.

... ... ...
[Đạo Sử Nhựt Ký quyển 1 trang 721. Nguyễn Văn Hồng]
 

dong tam

New member
Không hiểu câu hỏi!
1. Những nhà thờ 2 tấm hình này thuộc HT nào?
2. Châu tri thuộc HT nào?
 

dong tam

New member
Thuộc Thánh tịnh THANH TỊNH ĐÀN Tiền Giang (Xưa có tên là Đâu Xuất Thiên Cung)

độc lập. tuy khi xưa có liên hệ với HT. Tiên Thiên.
 

Facebook Comment

Top