<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><IMG style="WIDTH: 290px; HEIGHT: 399px" height=30 src="http://caodaivn.com/uploads/hinhanh_03.2007//2007-05-21_001928_B7.jpg" width=304 border="0"></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><IMG src="uploads/hinhanh_03.2007//2007-05-21_000624_image177.jpg" border="0"></P>
<P> </P>
<P> <strong><FONT size=3> </FONT><FONT size=4> <FONT color=#ff0000> " Tháng tư ghi nhớ mùng mười </FONT></FONT></strong></P>
<P><FONT size=3><FONT color=#ff0000><strong><FONT size=4> Là ngày kỷ niệm Đức Ngài Quy Thiên</FONT>"</strong></FONT></FONT></P>
<P> <FONT size=3><strong> Tất cả tín đồ Cao Đài đều biết rõ và ghi lòng tạc dạ công ơn của Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm , Thượng Sanh , Thập Nhị Thời Quân đã dày công với nền Đại Đạo của chúng ta. Ngày này năm xưa tại xứ Cao Miên Đức Hộ Pháp đã trở về với Đức Chí Tôn để lại trong lòng chúng ta những nỗi niềm nhớ tiếc không nguôi.</strong></FONT></P>
<P><FONT size=3><strong> Ngày nay lần thứ hai Đức Ngài đã Hồi Loan thực sự về Thánh địa Tây Ninh trở về với chúng ta, ở cạnh bên cạnh và Ban Phép Lành cho ta khi ta cầu nguyện nơi Ngài. </strong></FONT></P>
<P><FONT size=3><strong> Nhân Đại Lễ này Chúng ta sẽ ghi lại giai đoạn lúc Ngài lưu vong sang Miên đến lúc Ngài Quy Thiên</strong></FONT></P>
<P align=center><FONT color=#0000ff size=6>Đức Phạm Hộ Pháp lưu vong Cao Miên.</FONT></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Sau Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954, nước VN bị phân chia thành hai miền Nam Bắc, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối thế lực CS, Miền Nam chịu ảnh hưởng của khối thế lực Tư bản.</strong></FONT></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong>Đức Phạm Hộ Pháp thấy rõ sẽ có cuộc nội chiến tương tàn tương sát giữa hai miền Nam Bắc, nên Đức Ngài đưa ra chánh sách Hòa bình Chung sống, hòa giải hai miền, thống nhứt với nhau bằng thương thuyết tương nhượng, nhưng không được chánh phủ hai miền ủng hộ, nhứt là Ngô Đình Diệm ở miền Nam dựa thế lực của nước Mỹ nhứt định đánh CS. Do đó, Ngô Đình Diệm tìm mọi cách khủng bố Đức Phạm Hộ Pháp và trấn áp Đạo Cao Đài.</strong></FONT></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Đức Ngài bị cầm lỏng trong Hộ Pháp Đường suốt 4 tháng rưỡi. Nhận thấy không có cách nào khác hơn được nữa, nên Đức Ngài quyết định lưu vong sang thủ đô Nam Vang của nước Cao Miên.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Đúng 3 giờ sáng ngày mùng 5-Giêng-Bính Thân (dl 16-2-1956), Đức Phạm Hộ Pháp cùng vài vị Chức sắc thân cận, lên xe hơi đi lên Nam Vang theo ngã Gò Dầu.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Đức Ngài đến Nam Vang bình yên, sau đó xin Hoàng Thân Sihanouk cho tị nạn tại Cao Miên, và xin ở tại Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang.</strong></FONT></P>
<P><FONT size=4><strong></strong></FONT> </P>
<H3 align=center><FONT size=4><A name="19. Duc Pham Ho Phap quy Thien"><FONT color=#0000ff>19. <FONT size=5>Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên.</FONT></FONT></A></FONT></H3>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Trong thời gian lưu vong tại Nam Vang, Đức Phạm Hộ Pháp cố gắng vận động thực hiện chánh sách Hòa bình Chung sống của Đức Ngài, nhưng lãnh đạo của mỗi miền VN đều có đường lối và ý định riêng, nên tiếng kêu của Đức Ngài không được hưởng ứng.</strong></FONT></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Đức Ngài vì tuổi già sức yếu, quá lao tâm lao lực với nền Đạo, lại bị đày đọa quá khổ cực trong hơn 5 năm đồ lưu nơi hải đảo, ngày nay lại mang tâm bịnh nơi lòng, Đức Ngài cảm thấy giờ qui Thiên sắp tới, nên Đức Ngài làm một văn thư gởi Hoàng Thân Sihanouk, thỉnh cầu cho Đức Ngài tạm gởi thi hài nơi đất Miên dưới sự bảo vệ của Hoàng gia Miên, đồng thời, Đức Ngài gọi các Chức sắc và bổn đạo tới bên giường bịnh để di chúc<FONT color=#ffff00>:</FONT></strong></FONT></P>
<P =THAN1><I><U><FONT color=#ff0000 size=5><strong>"Bần đạo qui Thiên, tạm gởi thể xác nơi đất Cao Miên một thời gian. Ngày nào nước nhà độc lập thống nhất hoặc thực hiện đúng theo đường lối Hòa bình Trung lập, sẽ di liên đài về Tòa Thánh Tây Ninh."</strong></FONT></U></I></P>
<P =THAN1><FONT color=#ff0000> </FONT><strong><FONT size=4><FONT color=#ff0000><FONT color=#333333> Ngày mùng 10-4-Kỷ Hợi (dl 17-5-1959),</FONT> </FONT>lúc 13 giờ 30 phút, Đức Phạm Hộ Pháp thoát xác qui Thiên, để lại bao mối tiếc thương trong lòng người tín đồ Cao Đài, trước một bậc vĩ nhân đã hiến trọn đời mình khai sáng và xây dựng nền Chơn giáo của Đức Chí Tôn.</FONT></strong></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Đức Ngài hưởng thọ 70 tuổi. Thể xác được liệm vào liên đài, nhập Bửu tháp tạm, xây ngay phía sau Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong> Kể từ khi Đức Ngài lưu vong sang Cao Miên, ngày 5-Giêng-Bính Thân (dl 16-2-1956), cho đến ngày Đức Ngài qui Thiên, 10-4-Kỷ Hợi (dl 17-5-1959), Đức Ngài ở nơi đất Cao Miên được 3 năm 3 tháng (tính theo dương lịch).</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Đêm mùng 10-4-Kỷ Hợi, lúc 10 giờ 45, Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa và Sĩ Tải Bùi Quang Cao phò loan, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ, dặn dò công việc tế lễ và cho bài thi tạm làm bài Thài hiến lễ:</strong></FONT></P>
<P =THI align=center><I><FONT color=#ff00ff size=4>Ba năm xa cách để chờ may,<BR>Vạn sự do Thiên đã sắp bày.<BR>Chí muốn cao bay trong một kiếp,<BR>Giờ đây nhờ cậy các anh tài.<BR>Đã đành danh phận còn xa thẳm,<BR>Nhưng đứng mày râu chẳng mảy may.<BR>Một kiếp vì đời tua gắng trả,<BR>Cho rồi nợ thế khỏi ai hoài.</FONT></I></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Đêm 13-4-Kỷ Hợi, Ngài Hồ Bảo Đạo và Sĩ Tải Cao phò loan, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ cho bài Thài khác, thay bài Thài trước, dùng hiến lễ Đức Ngài mãi về sau nầy:</strong></FONT></P>
<P =THI align=center><I><FONT color=#ff00ff size=4>Trót đã ba năm ở xứ người,<BR>Đem thân đổi lấy phút vui tươi.<BR>Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,<BR>Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.<BR>Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,<BR>Buồn nhìn cội Đạo luống chơi vơi.<BR>Rồi đây ai đến cầm Chơn pháp,<BR>Tô điểm non sông, Đạo lẫn Đời.</FONT></I></P>
<P =THAN1> <FONT size=4> <strong>Ngay sau khi Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên, ở bên nước Pháp, Nữ Đồng Tử Sarah Barthel tại thủ đô Paris, đã nghe được tiếng nói từ cõi thiêng liêng về sự liễu đạo của vị Giáo Chủ Đạo Cao Đài. Bà ghi lại trong bài Chứng Nghiệm, đăng trên báo <I>Le Lien des Cercles d'Etudes</I> số 4 tháng 5-6 năm 1959, xuất bản tại Paris, được dịch ra sau đây:</strong></FONT></P>
<P align=center><strong><FONT color=#ff0000 size=5>SỰ QUI THIÊN của VỊ GIÁO CHỦ HOÀN CẦU<BR>của ĐẠO CAO ĐÀI: HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.</FONT></strong></P>
<P =THAN1><I><FONT size=4><strong>Để liên hiệp tất cả đệ tử Thần Linh thế giới,</strong></FONT></I></P>
<P =THAN1><I><FONT size=4><strong>Chúng ta hãy than khóc, nhưng vẫn hy vọng!</strong></FONT></I></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Hỡi các đệ tử Thần Linh Tây phương!</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong> Đối với anh chị em ta bên phương Đông và Viễn Đông, chúng ta có bổn phận là hiệp tinh thần trong việc hợp tác huynh đệ để tìm biết về vô hình.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Một tiếng nói trên không trung nói với tôi:</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>"Sở dĩ đạo đức đưa tới một đời sống hạnh phúc là vì đạo đức là một tình thương yêu cao cả và tình yêu nầy chỉ là một với tình yêu cả nhơn loại lẫn vũ trụ.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong> Tiếng nói ấy là tiếng nói nào mà nó thoát ra ngoài vật thể và nó ở ngàn chỗ trên thế giới địa hoàn để cho tâm hồn yên lặng và mở rộng đều có thể nghe được, dầu họ ở phương Đông cũng như phương Tây, hoặc ở phương Bắc, cũng như phương Nam, họ chờ đợi tiếp nhận những lời Thánh giáo giống nhau, trạng tỏ rõ sự thỏa hiệp của tâm hồn.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vừa qui Thiên ngày 17-5-1959 hồi 13 giờ 30 phút (giờ Cao Miên) tại Chùa Tual Svay Prey, ở hộ đệ ngũ thuộc Châu thành Nam Vang ...</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong> Đúng giờ đã định, những vị Thiên Thần cầm cây tàn vàng tới đón rước Ngài, và các Hung Thần bị xua đuổi ra xa tít, họp thành một lằn đen xa thẳm, như đóng khung không hẹn mà nên cho một cảnh giới thiên nhiên càng mở rộng thêm mãi.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Những Đấng đã liễu đạo, lớp mặc Thiên phục đỏ, lớp Thiên phục xanh dương, lớp nữa Thiên phục vàng, và cũng còn hàng ngàn mặc Thiên phục trắng.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Những vị Thiên phong sắc phục trắng nói rằng: Tiết độ là mối tình thương yêu làm chúng ta gìn giữ trong sạch những gì mà chúng ta yêu mến.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Những vị Thiên phong sắc phục xanh dương nói: Thận trọng là mối tình thương yêu, phân biệt điều gì đưa đẩy chúng ta đến chỗ thiện và điều gì có thể lôi kéo chúng ta đi xa chỗ thiện.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Những vị Thiên phong sắc phục vàng lúc bấy giờ nói: Công bình là tình thương yêu đặt chúng ta vào con đường phục vụ cho tình Bác Ái.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Sau chót, những vị Thiên phong sắc phục đỏ cũng tuyên bố: Dũng lực là tình thương yêu giúp ta đảm nhiệm mọi khó khăn cho cái gì chúng ta yêu mến.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Bốn lớp người nói xong thì tiếng nói của Đấng Thượng Đế, tiếng nói ở trong Tâm của mỗi người, dầu ở Thiên giới hoặc Địa giới, hay ở Trung giới, tiếng nói ấy đã phán:</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>"Trong bốn màu hiệp lại thành một, con đã xuống thế, hạ mình một cách cao cả, làm một vị Giáo Chủ tốt. Hộ Pháp Phạm Công Tắc, con hãy trở về trong lòng TA và góp giữ phần trong lời Thánh Huấn của TA, tiếng nói của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế."</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Ngày 17-5-1959, hồi 7 giờ, trong toàn Địa giới, Trung giới, yên tịnh hay phiêu lãng, tất cả những người Nam Nữ trong đại cơ quan đồng tử đều được nhìn thấy và nghe rõ tất cả những sự việc mà tôi ghi chép y như trên.</strong></FONT></P>
<P =THI><FONT size=4><strong>Nữ Đồng tử Sarah Barthel<BR>20 đường Alibert, Paris X ème.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT color=#808000>(Trích trong quyển Hình Ảnh Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc qui Thiên do soạn giả Nguyễn Văn Hảo xuất bản năm 1967)</FONT></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><IMG style="WIDTH: 290px; HEIGHT: 399px" height=30 src="http://caodaivn.com/uploads/hinhanh_03.2007//2007-05-21_001928_B7.jpg" width=304 border="0"></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><IMG src="uploads/hinhanh_03.2007//2007-05-21_000624_image177.jpg" border="0"></P>
<P> </P>
<P> <strong><FONT size=3> </FONT><FONT size=4> <FONT color=#ff0000> " Tháng tư ghi nhớ mùng mười </FONT></FONT></strong></P>
<P><FONT size=3><FONT color=#ff0000><strong><FONT size=4> Là ngày kỷ niệm Đức Ngài Quy Thiên</FONT>"</strong></FONT></FONT></P>
<P> <FONT size=3><strong> Tất cả tín đồ Cao Đài đều biết rõ và ghi lòng tạc dạ công ơn của Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm , Thượng Sanh , Thập Nhị Thời Quân đã dày công với nền Đại Đạo của chúng ta. Ngày này năm xưa tại xứ Cao Miên Đức Hộ Pháp đã trở về với Đức Chí Tôn để lại trong lòng chúng ta những nỗi niềm nhớ tiếc không nguôi.</strong></FONT></P>
<P><FONT size=3><strong> Ngày nay lần thứ hai Đức Ngài đã Hồi Loan thực sự về Thánh địa Tây Ninh trở về với chúng ta, ở cạnh bên cạnh và Ban Phép Lành cho ta khi ta cầu nguyện nơi Ngài. </strong></FONT></P>
<P><FONT size=3><strong> Nhân Đại Lễ này Chúng ta sẽ ghi lại giai đoạn lúc Ngài lưu vong sang Miên đến lúc Ngài Quy Thiên</strong></FONT></P>
<P align=center><FONT color=#0000ff size=6>Đức Phạm Hộ Pháp lưu vong Cao Miên.</FONT></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Sau Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954, nước VN bị phân chia thành hai miền Nam Bắc, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối thế lực CS, Miền Nam chịu ảnh hưởng của khối thế lực Tư bản.</strong></FONT></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong>Đức Phạm Hộ Pháp thấy rõ sẽ có cuộc nội chiến tương tàn tương sát giữa hai miền Nam Bắc, nên Đức Ngài đưa ra chánh sách Hòa bình Chung sống, hòa giải hai miền, thống nhứt với nhau bằng thương thuyết tương nhượng, nhưng không được chánh phủ hai miền ủng hộ, nhứt là Ngô Đình Diệm ở miền Nam dựa thế lực của nước Mỹ nhứt định đánh CS. Do đó, Ngô Đình Diệm tìm mọi cách khủng bố Đức Phạm Hộ Pháp và trấn áp Đạo Cao Đài.</strong></FONT></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Đức Ngài bị cầm lỏng trong Hộ Pháp Đường suốt 4 tháng rưỡi. Nhận thấy không có cách nào khác hơn được nữa, nên Đức Ngài quyết định lưu vong sang thủ đô Nam Vang của nước Cao Miên.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Đúng 3 giờ sáng ngày mùng 5-Giêng-Bính Thân (dl 16-2-1956), Đức Phạm Hộ Pháp cùng vài vị Chức sắc thân cận, lên xe hơi đi lên Nam Vang theo ngã Gò Dầu.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Đức Ngài đến Nam Vang bình yên, sau đó xin Hoàng Thân Sihanouk cho tị nạn tại Cao Miên, và xin ở tại Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang.</strong></FONT></P>
<P><FONT size=4><strong></strong></FONT> </P>
<H3 align=center><FONT size=4><A name="19. Duc Pham Ho Phap quy Thien"><FONT color=#0000ff>19. <FONT size=5>Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên.</FONT></FONT></A></FONT></H3>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Trong thời gian lưu vong tại Nam Vang, Đức Phạm Hộ Pháp cố gắng vận động thực hiện chánh sách Hòa bình Chung sống của Đức Ngài, nhưng lãnh đạo của mỗi miền VN đều có đường lối và ý định riêng, nên tiếng kêu của Đức Ngài không được hưởng ứng.</strong></FONT></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Đức Ngài vì tuổi già sức yếu, quá lao tâm lao lực với nền Đạo, lại bị đày đọa quá khổ cực trong hơn 5 năm đồ lưu nơi hải đảo, ngày nay lại mang tâm bịnh nơi lòng, Đức Ngài cảm thấy giờ qui Thiên sắp tới, nên Đức Ngài làm một văn thư gởi Hoàng Thân Sihanouk, thỉnh cầu cho Đức Ngài tạm gởi thi hài nơi đất Miên dưới sự bảo vệ của Hoàng gia Miên, đồng thời, Đức Ngài gọi các Chức sắc và bổn đạo tới bên giường bịnh để di chúc<FONT color=#ffff00>:</FONT></strong></FONT></P>
<P =THAN1><I><U><FONT color=#ff0000 size=5><strong>"Bần đạo qui Thiên, tạm gởi thể xác nơi đất Cao Miên một thời gian. Ngày nào nước nhà độc lập thống nhất hoặc thực hiện đúng theo đường lối Hòa bình Trung lập, sẽ di liên đài về Tòa Thánh Tây Ninh."</strong></FONT></U></I></P>
<P =THAN1><FONT color=#ff0000> </FONT><strong><FONT size=4><FONT color=#ff0000><FONT color=#333333> Ngày mùng 10-4-Kỷ Hợi (dl 17-5-1959),</FONT> </FONT>lúc 13 giờ 30 phút, Đức Phạm Hộ Pháp thoát xác qui Thiên, để lại bao mối tiếc thương trong lòng người tín đồ Cao Đài, trước một bậc vĩ nhân đã hiến trọn đời mình khai sáng và xây dựng nền Chơn giáo của Đức Chí Tôn.</FONT></strong></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Đức Ngài hưởng thọ 70 tuổi. Thể xác được liệm vào liên đài, nhập Bửu tháp tạm, xây ngay phía sau Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong> Kể từ khi Đức Ngài lưu vong sang Cao Miên, ngày 5-Giêng-Bính Thân (dl 16-2-1956), cho đến ngày Đức Ngài qui Thiên, 10-4-Kỷ Hợi (dl 17-5-1959), Đức Ngài ở nơi đất Cao Miên được 3 năm 3 tháng (tính theo dương lịch).</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Đêm mùng 10-4-Kỷ Hợi, lúc 10 giờ 45, Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa và Sĩ Tải Bùi Quang Cao phò loan, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ, dặn dò công việc tế lễ và cho bài thi tạm làm bài Thài hiến lễ:</strong></FONT></P>
<P =THI align=center><I><FONT color=#ff00ff size=4>Ba năm xa cách để chờ may,<BR>Vạn sự do Thiên đã sắp bày.<BR>Chí muốn cao bay trong một kiếp,<BR>Giờ đây nhờ cậy các anh tài.<BR>Đã đành danh phận còn xa thẳm,<BR>Nhưng đứng mày râu chẳng mảy may.<BR>Một kiếp vì đời tua gắng trả,<BR>Cho rồi nợ thế khỏi ai hoài.</FONT></I></P>
<P =THAN1> <FONT size=4><strong> Đêm 13-4-Kỷ Hợi, Ngài Hồ Bảo Đạo và Sĩ Tải Cao phò loan, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ cho bài Thài khác, thay bài Thài trước, dùng hiến lễ Đức Ngài mãi về sau nầy:</strong></FONT></P>
<P =THI align=center><I><FONT color=#ff00ff size=4>Trót đã ba năm ở xứ người,<BR>Đem thân đổi lấy phút vui tươi.<BR>Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,<BR>Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.<BR>Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,<BR>Buồn nhìn cội Đạo luống chơi vơi.<BR>Rồi đây ai đến cầm Chơn pháp,<BR>Tô điểm non sông, Đạo lẫn Đời.</FONT></I></P>
<P =THAN1> <FONT size=4> <strong>Ngay sau khi Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên, ở bên nước Pháp, Nữ Đồng Tử Sarah Barthel tại thủ đô Paris, đã nghe được tiếng nói từ cõi thiêng liêng về sự liễu đạo của vị Giáo Chủ Đạo Cao Đài. Bà ghi lại trong bài Chứng Nghiệm, đăng trên báo <I>Le Lien des Cercles d'Etudes</I> số 4 tháng 5-6 năm 1959, xuất bản tại Paris, được dịch ra sau đây:</strong></FONT></P>
<P align=center><strong><FONT color=#ff0000 size=5>SỰ QUI THIÊN của VỊ GIÁO CHỦ HOÀN CẦU<BR>của ĐẠO CAO ĐÀI: HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.</FONT></strong></P>
<P =THAN1><I><FONT size=4><strong>Để liên hiệp tất cả đệ tử Thần Linh thế giới,</strong></FONT></I></P>
<P =THAN1><I><FONT size=4><strong>Chúng ta hãy than khóc, nhưng vẫn hy vọng!</strong></FONT></I></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Hỡi các đệ tử Thần Linh Tây phương!</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong> Đối với anh chị em ta bên phương Đông và Viễn Đông, chúng ta có bổn phận là hiệp tinh thần trong việc hợp tác huynh đệ để tìm biết về vô hình.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Một tiếng nói trên không trung nói với tôi:</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>"Sở dĩ đạo đức đưa tới một đời sống hạnh phúc là vì đạo đức là một tình thương yêu cao cả và tình yêu nầy chỉ là một với tình yêu cả nhơn loại lẫn vũ trụ.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong> Tiếng nói ấy là tiếng nói nào mà nó thoát ra ngoài vật thể và nó ở ngàn chỗ trên thế giới địa hoàn để cho tâm hồn yên lặng và mở rộng đều có thể nghe được, dầu họ ở phương Đông cũng như phương Tây, hoặc ở phương Bắc, cũng như phương Nam, họ chờ đợi tiếp nhận những lời Thánh giáo giống nhau, trạng tỏ rõ sự thỏa hiệp của tâm hồn.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vừa qui Thiên ngày 17-5-1959 hồi 13 giờ 30 phút (giờ Cao Miên) tại Chùa Tual Svay Prey, ở hộ đệ ngũ thuộc Châu thành Nam Vang ...</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong> Đúng giờ đã định, những vị Thiên Thần cầm cây tàn vàng tới đón rước Ngài, và các Hung Thần bị xua đuổi ra xa tít, họp thành một lằn đen xa thẳm, như đóng khung không hẹn mà nên cho một cảnh giới thiên nhiên càng mở rộng thêm mãi.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Những Đấng đã liễu đạo, lớp mặc Thiên phục đỏ, lớp Thiên phục xanh dương, lớp nữa Thiên phục vàng, và cũng còn hàng ngàn mặc Thiên phục trắng.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Những vị Thiên phong sắc phục trắng nói rằng: Tiết độ là mối tình thương yêu làm chúng ta gìn giữ trong sạch những gì mà chúng ta yêu mến.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Những vị Thiên phong sắc phục xanh dương nói: Thận trọng là mối tình thương yêu, phân biệt điều gì đưa đẩy chúng ta đến chỗ thiện và điều gì có thể lôi kéo chúng ta đi xa chỗ thiện.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Những vị Thiên phong sắc phục vàng lúc bấy giờ nói: Công bình là tình thương yêu đặt chúng ta vào con đường phục vụ cho tình Bác Ái.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Sau chót, những vị Thiên phong sắc phục đỏ cũng tuyên bố: Dũng lực là tình thương yêu giúp ta đảm nhiệm mọi khó khăn cho cái gì chúng ta yêu mến.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Bốn lớp người nói xong thì tiếng nói của Đấng Thượng Đế, tiếng nói ở trong Tâm của mỗi người, dầu ở Thiên giới hoặc Địa giới, hay ở Trung giới, tiếng nói ấy đã phán:</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>"Trong bốn màu hiệp lại thành một, con đã xuống thế, hạ mình một cách cao cả, làm một vị Giáo Chủ tốt. Hộ Pháp Phạm Công Tắc, con hãy trở về trong lòng TA và góp giữ phần trong lời Thánh Huấn của TA, tiếng nói của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế."</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT size=4><strong>Ngày 17-5-1959, hồi 7 giờ, trong toàn Địa giới, Trung giới, yên tịnh hay phiêu lãng, tất cả những người Nam Nữ trong đại cơ quan đồng tử đều được nhìn thấy và nghe rõ tất cả những sự việc mà tôi ghi chép y như trên.</strong></FONT></P>
<P =THI><FONT size=4><strong>Nữ Đồng tử Sarah Barthel<BR>20 đường Alibert, Paris X ème.</strong></FONT></P>
<P =THAN1><FONT color=#808000>(Trích trong quyển Hình Ảnh Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc qui Thiên do soạn giả Nguyễn Văn Hảo xuất bản năm 1967)</FONT></P>
<P> </P>
<P> </P>