<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" /><o></o>
Còn khoản hơn một tuần nữa là đến ngày Khánh Đáng Đức Thái Thượng Đạo Tổ
HQ sư Tầm được
Trong thần thoại Đạo giáo, thì Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất, chính là nguyên khí thời hỗn mang ngưng kết mà thành,
Thái Thượng Lão Quân ở tại cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ 33. Trong cung Đâu Suất có lò Bát quái là nơi luyện các loại tiên đơn thánh thuỷ để trường sinh bất tử.
từ khi con người biết thọ thực phẩm nuôi sống bản thân với sự tiến hoá của mình con người giết loài thú cầm ăn thịt, và chém giết lẫn nhau gây ra nhiều tội lỗi! Đức Ngài đã giáng phàm qua nhiều kiếp với nhiều tên khác nhau để cứu độ chúng sanh bỏ dữlàm lành thoát ra khỏ quả báo luân hồi sanh tử!
Vào thời Thái Cổ nước Tàu:
- Đời Thiên Hoàng Thị , Ngài là Bàn Cổ.
- Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư
- Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.
Vào thời Thượng Cổ, cũng ở nước Tàu:
- Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.
- Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.
- Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.
- Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.
- Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.
- Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.
- Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.
- Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.
- Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.
Đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là LÃO TỬ, nên Ngài cũng được gọi là Thái Thượng Lão Quân.
Tóm lại từ thời dựng Trời Đất và có nhơn loại đến nay, không có thời nào mà Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng trần để độ những người có thiện căn, tu hành đắc đạo. Ngài do khí Tiên Thiên hoá sanh, nên Ngài có pháp thuật vô biên, biến hóa vô cùng. Khi hiện xuống cõi trần, khi trở về Thượng Thiên, khi đầu thai xuống trần mang xác phàm để truyền đạo và giáo hóa chúng sanh. Nhưng, trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ, không giáng sanh nữa, mà Ngài chỉ dùng huyền diệu cơ bút để giáng cơ dạy đạo.Ngài Dạy rất nhiều về Tâm Pháp như cuốn Hỏa Diệm Hồng Liên ...
Đức Ngài đã để lại cho đời 12 quyển kinh báu trong đó Đạo Đức kinh được mọi người quý trọng dạy con người về cách đối nhân cử thế
“Câu mở đầu của Đạo đức kinh là Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh”<o></o>
“Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng Làm mà như không làm, như thế có đặng không. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Vô vi nhi vô bất vi(chương 48), vô vi là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống.”
“Ông khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác. Nên bằng lòng với cái mình có, tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn, nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả.” (wikimepia)
<o>Và một Bộ kinh khác mà tín hữu Cao Đài tụng hằng ngày: Kinh Cảm Ứng! những ai là Tín Đồ cao Đài đều hiểu rõ những tác dụng tích cực của Bài kinh trên con đường tu thân hành Đạo! trước khi tụng kinh người tín hữu phải kiền tâm Kỉnh lễ, mở Đầu bài kinh:</o>
Tiên ông Thái-Cực tặng kinh rằng :
Đức Thái-Thượng đặt kinh Cảm ứng mà khuyên đời.
Một ngày tụng một lần thì tiêu tội lỗi ;
Giữ lời dạy một tháng, phước lộc càng bền ;
Giữ theo đặng một năm thất tổ siêu thăng ;
Tụng hoài chẳng mỏi thì thọ mạng lâu dài :
Các vị Thần-Tiên cung kính mình và tên mình được biên vào bộ chư Tiên.
Kinh Cảm ứng rất linh của đức THÁI-THƯỢNG
Đức Thái-Thượng nói rằng
:........<o></o>
<o>và trong cuốn kinh Tận Độ có một bài kinh nói về Đức Thái Thượng Lão Quân mà Tín Hữu Cao Đài tụng hằng ngày khi cúng tứ thời </o>bài: TIÊN GIÁO BỬU CÁO!
<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-comffice:smarttags" /><st1lace w:st="on"><st1:country-region w:st="on">và khi kết thúc bài kinh người tín hữu Cao Đài không quỳ 3 lạy và niệm 3 lần:</st1:country-region></st1lace>
<st1lace w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1lace> mô Thái Thượng Ðạo Tổ Tam Thanh Ứng Hoá Thiên Tôn!
trong câu niệm này có 4 chữ: "Tam Thanh ứng hoá"
HQ có sưu tầm một đoạn nói về "TAM THANH ỨNG HOÁ" của đức Thái Thượng Đạo tổ trong truyện Phong Thần! HQ trích ra một đoạn!
ta biết rằng thời Phong Thần Đạo Tiên chia làm 2 phái: xiễn giáo và triệt giáo ! xiễn giáo do Đức Thái Thượng làm Giáo Chủ! và Triệt Giáo do Đức Thông Thiên làm Giáo Chủ! hai bên bất phân thắng bại! trong đó Đức Thông Thiên Giáo Chủ lậm ra một Trận đồ gọi là trận Tru tiên: tức là trong trận này bốn góc có bốn thanh gươm báu! hễ vị tiên nào vào trận này thì bị mấy thanh Gươm này khiến cho mất mạng! và Đức Lão tử đã xung phong vào Phá trận như sau:
"Lão Tử lại trải bức Thái Cực Ðồ ra, hóa thành cái cầu vòng rồi bước lên cầu vòng ấy xông vào trận ca rằng:
Sanh đời hỗn độn gặp thầy truyền,
Biến hóa vô cùng phép tự nhiên
Dạy chúng làm lành toan bỏ dữ,
Ðộ người khỏi tục đặng thành tiên
Một trường Xiển giáo ưa thanh tịnh,
Hai chữ vô vi lánh thị trường
Chẳng đã thương người trong nước lửa,
Phải vào trận dữ dẹp cho yên.
Thông Thiên thấy Lão Tử vào phá trận, liền vỗ tay một cái, sấm nổ vang trời.
Lão Tử cười ngất nói:
- Sư đệ đừng vỗ tay vô ích, hãy coi cây gậy của ta đây.
Thông Thiên giáo chủ thấy Lão Tử vào trận một cách dể dàng, lại vung gậy múa máy, nổi giận vung đao đến chém. Nhưng gậy thì dài, gươm thì ngắn nên Thông Thiên giáo chủ cứ lo đỡ gạt chứ đâm không tới.
Lão Tử thấy vậy lại cười to nói:
- Ta thấy ngươi chưa thông đạo pháp, thế mà dám lên làm giáo chủ Triệt giáo.
Thông Thiên giáo chủ giận tím mặt, nói:
- Ngươi khinh khi ta đến thế, hèn chi để học trò giết hại đệ tử ta không biết bao nhiêu cả. Thật thù này không biết chừng nào nguôi.
Các đệ tử Triệt giáo đứng trên đài Bát quái thấy cảnh vật xảy ra, ai nấy mặt mày cũng đầy sát khí, muốn bay xuống ăn tươi nuốt sống Lão Tử.
Thông Thiên giáo chủ liền lâm râm niệm chú, tức thì bốn cửa sấm nổ vang trời, tám phương gió thổi ngùn ngụt.
Lão Tử thấy vậy liền hiện hào quang lên đầu, trên hào quang đó lại hiện cái tháp lồng lộng, làm cho sấm gió không sao động vào mình được.
Lão Tử lại nghĩ thầm:
- Nó đã dùng đến bí quyết trận đồ để hại mình, mình cần phải biến hóa phá trận cho tan. Nếu không lũ học trò nó coi mình chẳng ra gì.
Nghĩ rồi, Lão Tử liền vỗ vào sừng trâu, tức thì Thần ngưu bay vọt ra khỏi trận.
Lão Tử vội cỡi mão đuôi cá, tức thì trên đầu hiện ba đạo hào quang rồi giục trâu vào phá trận.
Xảy nghe phía Ðông có tiếng chuông ngân, rồi một người đội mão, mình mặc áo hồng, cỡi thú trắng, cầm gươm xông tới nói:
- Lý đạo huynh! Ðừng sợ! Có tôi đến giúp sức đây.
Thông Thiên giáo chủ không biết ai lại xông vào phá trận, liền hỏi lớn:
- Ðạo sĩ là ai mà đến đây giúp Lão Tử?
Người ấy nói:
- Nếu không biết thì nghe bốn câu ca này sẽ rõ:
Trời đất sanh thành đã có ta,
Theo thầy học đạo rộng bao la
Thấy điều nghịch ý nên ra giúp,
Cho rõ hai bên lẽ chánh tà.
Ca xong, người ấy nói:
- Ta là Thượng Thanh đạo nhơn đây.
Vừa nói vừa chém Thông Thiên giáo chủ.
Thông Thiên giáo chủ nghĩ thầm:
- Lạ thật! Thượng Thanh đạo nhơn là người ở giáo phái nào mà ta không biết.
Trong lúc Thông Thiên giáo chủ đang nói chuyện với Thượng Thanh đạo nhơn thì lại nghe bên phía Nam có một tiếng chuông ngân, rồi một ông già đội mão vàng, mặc áo bát quái, tay cầm cây Như ý, cỡi ngựa chạy đến kêu lớn:
- Lý đạo nhơn! Có tôi đến trợ chiến.
Thông Thiên giáo chủ hỏi:
- Ai đó vậy?
Người ấy nói:
- Thấy ta mà ngươi không biết thì làm chủ Triệt giáo sao được. Hãy nghe đây:
Hồng Quân lão tổ dạy vuông tròn,
Sống mãi trên đời với nước non
Trời đất không già ta chẳng thác,
Say sưa mùi đạo tấm lòng son.
Ca rồi nói:
- Ta là Ngọc Thanh đạo nhơn đến đây thử tài Thông Thiên giáo chủ.
Thông Thiên giáo chủ nghĩ thầm:
- Từ xưa đến nay thầy ta chỉ dạy có ba người đệ tử, sao nay lại có Thượng Thanh và Ngọc Thanh nào đó?
Ngọc Thanh đánh xuống một Như ý, Thông Thiên giáo chủ đưa kiếm ra đỡ.
Hai bên đang đánh với nhau chưa phân thắng bại, xảy nghe phía Bắc có tiếng chuông ngân, rồi một ông đạo sĩ đội mão Cửu tiên, mặc áo tiên y, một tay cầm quạt râu rồng, một tay cầm ngọc Như ý, cỡi sư tử chạy đến kêu lớn:
- Lý đạo huynh, tôi đến trợ chiến phá trận Hãm Tiên!
Thông Thiên giáo chủ thấy người ấy mặc còn trẻ mà tóc đã bạc không biết là ai, liền tiếp hỏi:
- Còn ai đó nữa?
Người ấy nói:
- Hãy nghe bài ca này:
Từ thuở sinh ra lúc hỗn mang,
Tính năm kể tháng biết muôn ngàn?
Một bầu tạo hóa dầu ngang dọc,
Những kể bàn môn khó tỏ tà.
Ca rồi nói:
- Ta là Thái Thượng đạo nhơn.
Khi ấy bốn người vây Thông Thiên giáo chủ đánh vùi một trận.
Thông Thiên giáo chủ một người phải cự với ba người, chỉ còn biết đỡ mà không thể nào đánh lại được.
Thấy phép mình gần mãn, Lão Tử ngâm lên một bài kệ:
Hồng quân truyền phép đạo đa thành,
Làm chủ thần tiên độ chúng sanh
Biến thử ba hình ai dễ biết,
Cho hay nguyên khí hóa Tam Thanh.
Lão Tử ngâm vừa dứt, nghe tiếng chuông inh ỏi, ba ông biến mất chỉ còn một Lão Tử mà thôi,
TÓM TẮT GIẢI NGHĨA KINH TIÊN GIÁO (http://www.nhipcaugiaoly.com/)
1. Tiên Thiên Khí hoá, Thái Thượng Ðạo Quân.
Khí Tiên Thiên hóa sanh Ðức Thái Thượng Ðạo Quân.
2. Thánh bất khả tri.
Không thể biết rõ sự thiêng liêng mầu nhiệm của Ðức Thái Thượng.
3. Công bất khả nghị.
Công đức của Ngài to lớn đến nỗi không bàn luận cho hết được.
4. Vô vi cư Thái Cực chi tiền.
Ðạo Vô Vi ở trước ngôi Thái Cực.
5. Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.
Trong thời Hữu thỉ, Ðức Thái Thượng đứng trên hết các vị Tiên.
6. Ðạo cao nhứt khí, diệu hóa Tam Thanh.
Ðạo pháp cao siêu, dùng một Nguyên khí biến hóa huyền diệu tạo ra 3 thể 1 khác gọi là Tam Thanh: Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh.
7. Ðức hoán Hư linh. Thánh đức sáng rực nơi cõi Hư linh.
8. Pháp siêu quần Thánh.
Ðạo pháp vượt trên các bực Tiên Thánh.
9. Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh.
Ngày rằm tháng hai âm lịch, chiết chơn linh giáng sanh xuống cõi trần là Ðức Lão Tử.
10. Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến.
Một thân mình biến hóa thành muôn ức người khác, phép biến hóa vô cùng huyền diệu.
11. Tử khí đông lai, quảng truyền Ðạo Ðức.
Ðám mây màu tím từ hướng Ðông bay tới, Rộng truyền sách Ðạo Ðức Kinh.
12. Lưu sa tây độ, pháp hóa tướng tông.
Qua vùng sa mạc hướng Tây để cứu giúp người đời, Giáo lý của Ngài nhờ Ðạo Ðức Kinh mà thành hình tướng.
13. Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối.
Sản xuất ra các Ông Trang Tử và Ðông Phương Sóc.
14. Ðơn tích vi mang.
Việc luyện Kim Ðơn phân tích rõ ra rất huyền vi mầu nhiệm.
15. Khai Thiên Ðịa, nhơn vật chi tiên.
Khi mở ra Trời Ðất, Ngài là Ðấng có trước loài người và vật.
16. Ðạo kinh hạo kiếp.
Ðạo trải qua nhiều kiếp lâu đời.
17. Càn Khôn oát vận.
Trời Ðất xoay chuyển vận hành.
18. Nhựt nguyệt chi quang.
Ðạo như ánh sáng mặt trời, mặt trăng soi sáng khắp nơi.
19. Ðạo pháp bao la.
Ðạo pháp rộng lớn mênh mông như tấm lưới lớn bao trùm tất cả.
20. Cửu Hoàng Tỹ Tổ.
Ngài là Thủy tổ của 9 vị vua khai hóa nhơn loại, và cũng là Thủy tổ của nhơn loại.
21. Ðại thiên Thế giới, dương tụng từ ân.
Mọi người trong 3000 Thế giới đều lớn tiếng ca tụng lòng từ bi và ơn đức của Ngài.
22. Vĩnh kiếp quần sanh, Ngưỡng kỳ huệ đức.
Chúng sanh vĩnh viễn đời đời ngưỡng nhờ ơn đức của Ngài.
23. Ðại Thần, Ðại Thánh, Chí cực, Chí tôn.
Bực Thần lớn, bực Thánh lớn, Cao tột, rất được tôn kính.
24. Tiên Thiên Chánh Nhứt, Thái Thượng Ðạo Quân, Chưởng Giáo, Thiên Tôn.
Vào thời Tiên Thiên, Ðức Thái Thượng Ðạo Quân là vị số 1 đứng đầu các vị Tiên, làm Giáo Chủ Ðạo Tiên, và là một Ðấng Thiên Tôn.
(Lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật niệm:
<st1lace w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1lace> mô Thái Thượng Ðạo Tổ Tam Thanh Ứng Hoá Thiên Tôn)
Còn khoản hơn một tuần nữa là đến ngày Khánh Đáng Đức Thái Thượng Đạo Tổ
HQ sư Tầm được
Trong thần thoại Đạo giáo, thì Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất, chính là nguyên khí thời hỗn mang ngưng kết mà thành,
Thái Thượng Lão Quân ở tại cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ 33. Trong cung Đâu Suất có lò Bát quái là nơi luyện các loại tiên đơn thánh thuỷ để trường sinh bất tử.
từ khi con người biết thọ thực phẩm nuôi sống bản thân với sự tiến hoá của mình con người giết loài thú cầm ăn thịt, và chém giết lẫn nhau gây ra nhiều tội lỗi! Đức Ngài đã giáng phàm qua nhiều kiếp với nhiều tên khác nhau để cứu độ chúng sanh bỏ dữlàm lành thoát ra khỏ quả báo luân hồi sanh tử!
Vào thời Thái Cổ nước Tàu:
- Đời Thiên Hoàng Thị , Ngài là Bàn Cổ.
- Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư
- Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.
Vào thời Thượng Cổ, cũng ở nước Tàu:
- Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.
- Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.
- Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.
- Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.
- Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.
- Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.
- Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.
- Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.
- Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.
Đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là LÃO TỬ, nên Ngài cũng được gọi là Thái Thượng Lão Quân.
Tóm lại từ thời dựng Trời Đất và có nhơn loại đến nay, không có thời nào mà Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng trần để độ những người có thiện căn, tu hành đắc đạo. Ngài do khí Tiên Thiên hoá sanh, nên Ngài có pháp thuật vô biên, biến hóa vô cùng. Khi hiện xuống cõi trần, khi trở về Thượng Thiên, khi đầu thai xuống trần mang xác phàm để truyền đạo và giáo hóa chúng sanh. Nhưng, trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ, không giáng sanh nữa, mà Ngài chỉ dùng huyền diệu cơ bút để giáng cơ dạy đạo.Ngài Dạy rất nhiều về Tâm Pháp như cuốn Hỏa Diệm Hồng Liên ...
Đức Ngài đã để lại cho đời 12 quyển kinh báu trong đó Đạo Đức kinh được mọi người quý trọng dạy con người về cách đối nhân cử thế
“Câu mở đầu của Đạo đức kinh là Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh”<o></o>
“Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng Làm mà như không làm, như thế có đặng không. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Vô vi nhi vô bất vi(chương 48), vô vi là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống.”
“Ông khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác. Nên bằng lòng với cái mình có, tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn, nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả.” (wikimepia)
<o>Và một Bộ kinh khác mà tín hữu Cao Đài tụng hằng ngày: Kinh Cảm Ứng! những ai là Tín Đồ cao Đài đều hiểu rõ những tác dụng tích cực của Bài kinh trên con đường tu thân hành Đạo! trước khi tụng kinh người tín hữu phải kiền tâm Kỉnh lễ, mở Đầu bài kinh:</o>
Tiên ông Thái-Cực tặng kinh rằng :
Đức Thái-Thượng đặt kinh Cảm ứng mà khuyên đời.
Một ngày tụng một lần thì tiêu tội lỗi ;
Giữ lời dạy một tháng, phước lộc càng bền ;
Giữ theo đặng một năm thất tổ siêu thăng ;
Tụng hoài chẳng mỏi thì thọ mạng lâu dài :
Các vị Thần-Tiên cung kính mình và tên mình được biên vào bộ chư Tiên.
Kinh Cảm ứng rất linh của đức THÁI-THƯỢNG
Đức Thái-Thượng nói rằng
:........<o></o>
<o>và trong cuốn kinh Tận Độ có một bài kinh nói về Đức Thái Thượng Lão Quân mà Tín Hữu Cao Đài tụng hằng ngày khi cúng tứ thời </o>bài: TIÊN GIÁO BỬU CÁO!
<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-comffice:smarttags" /><st1lace w:st="on"><st1:country-region w:st="on">và khi kết thúc bài kinh người tín hữu Cao Đài không quỳ 3 lạy và niệm 3 lần:</st1:country-region></st1lace>
<st1lace w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1lace> mô Thái Thượng Ðạo Tổ Tam Thanh Ứng Hoá Thiên Tôn!
trong câu niệm này có 4 chữ: "Tam Thanh ứng hoá"
HQ có sưu tầm một đoạn nói về "TAM THANH ỨNG HOÁ" của đức Thái Thượng Đạo tổ trong truyện Phong Thần! HQ trích ra một đoạn!
ta biết rằng thời Phong Thần Đạo Tiên chia làm 2 phái: xiễn giáo và triệt giáo ! xiễn giáo do Đức Thái Thượng làm Giáo Chủ! và Triệt Giáo do Đức Thông Thiên làm Giáo Chủ! hai bên bất phân thắng bại! trong đó Đức Thông Thiên Giáo Chủ lậm ra một Trận đồ gọi là trận Tru tiên: tức là trong trận này bốn góc có bốn thanh gươm báu! hễ vị tiên nào vào trận này thì bị mấy thanh Gươm này khiến cho mất mạng! và Đức Lão tử đã xung phong vào Phá trận như sau:
"Lão Tử lại trải bức Thái Cực Ðồ ra, hóa thành cái cầu vòng rồi bước lên cầu vòng ấy xông vào trận ca rằng:
Sanh đời hỗn độn gặp thầy truyền,
Biến hóa vô cùng phép tự nhiên
Dạy chúng làm lành toan bỏ dữ,
Ðộ người khỏi tục đặng thành tiên
Một trường Xiển giáo ưa thanh tịnh,
Hai chữ vô vi lánh thị trường
Chẳng đã thương người trong nước lửa,
Phải vào trận dữ dẹp cho yên.
Thông Thiên thấy Lão Tử vào phá trận, liền vỗ tay một cái, sấm nổ vang trời.
Lão Tử cười ngất nói:
- Sư đệ đừng vỗ tay vô ích, hãy coi cây gậy của ta đây.
Thông Thiên giáo chủ thấy Lão Tử vào trận một cách dể dàng, lại vung gậy múa máy, nổi giận vung đao đến chém. Nhưng gậy thì dài, gươm thì ngắn nên Thông Thiên giáo chủ cứ lo đỡ gạt chứ đâm không tới.
Lão Tử thấy vậy lại cười to nói:
- Ta thấy ngươi chưa thông đạo pháp, thế mà dám lên làm giáo chủ Triệt giáo.
Thông Thiên giáo chủ giận tím mặt, nói:
- Ngươi khinh khi ta đến thế, hèn chi để học trò giết hại đệ tử ta không biết bao nhiêu cả. Thật thù này không biết chừng nào nguôi.
Các đệ tử Triệt giáo đứng trên đài Bát quái thấy cảnh vật xảy ra, ai nấy mặt mày cũng đầy sát khí, muốn bay xuống ăn tươi nuốt sống Lão Tử.
Thông Thiên giáo chủ liền lâm râm niệm chú, tức thì bốn cửa sấm nổ vang trời, tám phương gió thổi ngùn ngụt.
Lão Tử thấy vậy liền hiện hào quang lên đầu, trên hào quang đó lại hiện cái tháp lồng lộng, làm cho sấm gió không sao động vào mình được.
Lão Tử lại nghĩ thầm:
- Nó đã dùng đến bí quyết trận đồ để hại mình, mình cần phải biến hóa phá trận cho tan. Nếu không lũ học trò nó coi mình chẳng ra gì.
Nghĩ rồi, Lão Tử liền vỗ vào sừng trâu, tức thì Thần ngưu bay vọt ra khỏi trận.
Lão Tử vội cỡi mão đuôi cá, tức thì trên đầu hiện ba đạo hào quang rồi giục trâu vào phá trận.
Xảy nghe phía Ðông có tiếng chuông ngân, rồi một người đội mão, mình mặc áo hồng, cỡi thú trắng, cầm gươm xông tới nói:
- Lý đạo huynh! Ðừng sợ! Có tôi đến giúp sức đây.
Thông Thiên giáo chủ không biết ai lại xông vào phá trận, liền hỏi lớn:
- Ðạo sĩ là ai mà đến đây giúp Lão Tử?
Người ấy nói:
- Nếu không biết thì nghe bốn câu ca này sẽ rõ:
Trời đất sanh thành đã có ta,
Theo thầy học đạo rộng bao la
Thấy điều nghịch ý nên ra giúp,
Cho rõ hai bên lẽ chánh tà.
Ca xong, người ấy nói:
- Ta là Thượng Thanh đạo nhơn đây.
Vừa nói vừa chém Thông Thiên giáo chủ.
Thông Thiên giáo chủ nghĩ thầm:
- Lạ thật! Thượng Thanh đạo nhơn là người ở giáo phái nào mà ta không biết.
Trong lúc Thông Thiên giáo chủ đang nói chuyện với Thượng Thanh đạo nhơn thì lại nghe bên phía Nam có một tiếng chuông ngân, rồi một ông già đội mão vàng, mặc áo bát quái, tay cầm cây Như ý, cỡi ngựa chạy đến kêu lớn:
- Lý đạo nhơn! Có tôi đến trợ chiến.
Thông Thiên giáo chủ hỏi:
- Ai đó vậy?
Người ấy nói:
- Thấy ta mà ngươi không biết thì làm chủ Triệt giáo sao được. Hãy nghe đây:
Hồng Quân lão tổ dạy vuông tròn,
Sống mãi trên đời với nước non
Trời đất không già ta chẳng thác,
Say sưa mùi đạo tấm lòng son.
Ca rồi nói:
- Ta là Ngọc Thanh đạo nhơn đến đây thử tài Thông Thiên giáo chủ.
Thông Thiên giáo chủ nghĩ thầm:
- Từ xưa đến nay thầy ta chỉ dạy có ba người đệ tử, sao nay lại có Thượng Thanh và Ngọc Thanh nào đó?
Ngọc Thanh đánh xuống một Như ý, Thông Thiên giáo chủ đưa kiếm ra đỡ.
Hai bên đang đánh với nhau chưa phân thắng bại, xảy nghe phía Bắc có tiếng chuông ngân, rồi một ông đạo sĩ đội mão Cửu tiên, mặc áo tiên y, một tay cầm quạt râu rồng, một tay cầm ngọc Như ý, cỡi sư tử chạy đến kêu lớn:
- Lý đạo huynh, tôi đến trợ chiến phá trận Hãm Tiên!
Thông Thiên giáo chủ thấy người ấy mặc còn trẻ mà tóc đã bạc không biết là ai, liền tiếp hỏi:
- Còn ai đó nữa?
Người ấy nói:
- Hãy nghe bài ca này:
Từ thuở sinh ra lúc hỗn mang,
Tính năm kể tháng biết muôn ngàn?
Một bầu tạo hóa dầu ngang dọc,
Những kể bàn môn khó tỏ tà.
Ca rồi nói:
- Ta là Thái Thượng đạo nhơn.
Khi ấy bốn người vây Thông Thiên giáo chủ đánh vùi một trận.
Thông Thiên giáo chủ một người phải cự với ba người, chỉ còn biết đỡ mà không thể nào đánh lại được.
Thấy phép mình gần mãn, Lão Tử ngâm lên một bài kệ:
Hồng quân truyền phép đạo đa thành,
Làm chủ thần tiên độ chúng sanh
Biến thử ba hình ai dễ biết,
Cho hay nguyên khí hóa Tam Thanh.
Lão Tử ngâm vừa dứt, nghe tiếng chuông inh ỏi, ba ông biến mất chỉ còn một Lão Tử mà thôi,
TÓM TẮT GIẢI NGHĨA KINH TIÊN GIÁO (http://www.nhipcaugiaoly.com/)
1. Tiên Thiên Khí hoá, Thái Thượng Ðạo Quân.
Khí Tiên Thiên hóa sanh Ðức Thái Thượng Ðạo Quân.
2. Thánh bất khả tri.
Không thể biết rõ sự thiêng liêng mầu nhiệm của Ðức Thái Thượng.
3. Công bất khả nghị.
Công đức của Ngài to lớn đến nỗi không bàn luận cho hết được.
4. Vô vi cư Thái Cực chi tiền.
Ðạo Vô Vi ở trước ngôi Thái Cực.
5. Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.
Trong thời Hữu thỉ, Ðức Thái Thượng đứng trên hết các vị Tiên.
6. Ðạo cao nhứt khí, diệu hóa Tam Thanh.
Ðạo pháp cao siêu, dùng một Nguyên khí biến hóa huyền diệu tạo ra 3 thể 1 khác gọi là Tam Thanh: Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh.
7. Ðức hoán Hư linh. Thánh đức sáng rực nơi cõi Hư linh.
8. Pháp siêu quần Thánh.
Ðạo pháp vượt trên các bực Tiên Thánh.
9. Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh.
Ngày rằm tháng hai âm lịch, chiết chơn linh giáng sanh xuống cõi trần là Ðức Lão Tử.
10. Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến.
Một thân mình biến hóa thành muôn ức người khác, phép biến hóa vô cùng huyền diệu.
11. Tử khí đông lai, quảng truyền Ðạo Ðức.
Ðám mây màu tím từ hướng Ðông bay tới, Rộng truyền sách Ðạo Ðức Kinh.
12. Lưu sa tây độ, pháp hóa tướng tông.
Qua vùng sa mạc hướng Tây để cứu giúp người đời, Giáo lý của Ngài nhờ Ðạo Ðức Kinh mà thành hình tướng.
13. Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối.
Sản xuất ra các Ông Trang Tử và Ðông Phương Sóc.
14. Ðơn tích vi mang.
Việc luyện Kim Ðơn phân tích rõ ra rất huyền vi mầu nhiệm.
15. Khai Thiên Ðịa, nhơn vật chi tiên.
Khi mở ra Trời Ðất, Ngài là Ðấng có trước loài người và vật.
16. Ðạo kinh hạo kiếp.
Ðạo trải qua nhiều kiếp lâu đời.
17. Càn Khôn oát vận.
Trời Ðất xoay chuyển vận hành.
18. Nhựt nguyệt chi quang.
Ðạo như ánh sáng mặt trời, mặt trăng soi sáng khắp nơi.
19. Ðạo pháp bao la.
Ðạo pháp rộng lớn mênh mông như tấm lưới lớn bao trùm tất cả.
20. Cửu Hoàng Tỹ Tổ.
Ngài là Thủy tổ của 9 vị vua khai hóa nhơn loại, và cũng là Thủy tổ của nhơn loại.
21. Ðại thiên Thế giới, dương tụng từ ân.
Mọi người trong 3000 Thế giới đều lớn tiếng ca tụng lòng từ bi và ơn đức của Ngài.
22. Vĩnh kiếp quần sanh, Ngưỡng kỳ huệ đức.
Chúng sanh vĩnh viễn đời đời ngưỡng nhờ ơn đức của Ngài.
23. Ðại Thần, Ðại Thánh, Chí cực, Chí tôn.
Bực Thần lớn, bực Thánh lớn, Cao tột, rất được tôn kính.
24. Tiên Thiên Chánh Nhứt, Thái Thượng Ðạo Quân, Chưởng Giáo, Thiên Tôn.
Vào thời Tiên Thiên, Ðức Thái Thượng Ðạo Quân là vị số 1 đứng đầu các vị Tiên, làm Giáo Chủ Ðạo Tiên, và là một Ðấng Thiên Tôn.
(Lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật niệm:
<st1lace w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1lace> mô Thái Thượng Ðạo Tổ Tam Thanh Ứng Hoá Thiên Tôn)
Sửa lần cuối: