Kỷ niệm ngày Thánh Đán Đức Ngô Minh Chiêu

Hao Quang

New member
Cứ ngày này hàng năm 13/ 3/ Nhâm Thân - 13/ 3/ Ất Mùi. Tín Đồ Đạo Cao Đài đều làm lễ tưởng nhớ Đức Ngô! Ngài đã chứng đắc pháp môn do Đức Thượng Đế chỉ dạy! chính Đức Thượng Đế đã tiên tri rằng Đức Ngô sẽ thoát xác trên dòng sông cửu long:
Giờ này Thầy điểm thâm công
Ngày sau con sẽ cưỡi rồng về nguyên
Ngoài trong sạch tợ bạch liên
Khá hồng gìn giữ mối giềng chớ xao.

Tết năm rồi có một Bác Việt Kiều Mỹ về thăm quê! có ghé nhà HQ chơi! và cảm ơn má ngày trước đã đưa cho Bác cuốn Đại thừa chơn giáo! Má hỏi: " thế bao năm rồi anh tu hành tới đâu rồi"! Bác nói bịnh miết! Bác vẫn theo Đạo Phật và nghiên cứu về Đạo Cao Đài! và đang lưỡng lự có nên nhập môn vào Đạo Cao Đài hay không! thế rồi tự nhiên Bác ấy đọc thuộc làu mấy câu sau và khen hay:
"Trời còn sông biển đều còn,
Khắp xem cõi dưới núi non đượm nhuần.
Thanh-Minh trong tiết vườn xuân,
Phụng chầu hạc múa gà rừng gáy reo.
Đường đi trên núi dưới đèo,
Lặng tìm cao thấp ải trèo chông gai.
Phận làm con thảo há nài,
Biết phương Tiên, Phật, Bồng-Lai mà tìm."
Má bất ngờ! và nói xuất xứ bài này! Đức Ngô đi cầu tìm thuốc cho Mẹ và được ơn trên cho bài thi đó!
và khuyên Bác ấy nên nhập môn vào Đạo Cao Đài!

Cuộc đời của Đức Ngô được thể hiện qua những điều mà Đức Ngô đã truyền lại cho Để tử Phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi:
I. THẬP THANH ĐIỀU:

1. Không nên thâu dụng của bá tánh
2. Không nên dự vào việc quốc chánh
3. Không nên thốt đến Đạo nào
4. Không nên niệm chú thư phù và chác thói tà mị
5. Không nên bươi móc việc quấy và che lấp việc phải của người.
6. Không nên buông lung tự tánh, phải xét những việc tội lỗi mà chừa.
7. Không nên gần kẻ bạo ngược, hung hăng, phải ẩn dật lo tu.
8. Không nên tham luyến hồng trần, vinh hoa phú quý.
9. Không nên coi người giàu sang hơn người nghèo hèn.
10. Phải giữ đạo đức, hiếu nghĩa, trung tín, liêm sĩ, tiết trinh, từ bi chơn chánh.
II. THẬP THANH ĐIỀU:

Một khuyên giảm khẩu bớ con
Hai khuyên chánh kỷ cho tròn hóa nhơn
Ba khuyên giảm tánh giận hờn
Bốn khuyên giữ lễ chớ lờn oai tiên
Năm khuyên kính mến người hiền
Sáu khuyên đậy mắt lánh miền thị phi
Bảy khuyên học chữ từ bi
Tám khuyên hành đạo kịp kỳ Long Hoa
Chín khuyên suy xét gần xa
Mười khuyên lập nết ôn hòa độ dân

Ngài dạy đệ tử có phước đừng hưởng tận, hễ có dư tiền thì giúp đỡ người nghèo khó, hãy làm phước bố thí âm chất, đừng cho ai biết, đừng mong người trả ơn, hoặc cầu phước cho con cháu được hưởng.
Đừng cho ai biết rằng mình tu, bằng cách ra vẻ bên ngoài, vì cái áo không phải là thầy tu và người ta lại khảo mình càng nhiều thêm bằng nhiều cách, khảo thuận vào khảo nghịch tu hành càng khó khăn hơn nhiều. Luôn luôn phải giữ chữ làm thinh, nhịn nhục, nhẫn nại đi cho đến nơi đến chốn, đạt được kết quả đường tu. Phải noi gương người quân tử tánh như nước, lúc nào cũng hạ mình ở dưới thấp. Đạo Ngài lấy thấp làm cao, không luận khen chê cao thấp giữ sao cho cư trần mà bất nhiễm trần, như sen mọc dưới bùn lầy mà không hôi mùi bùn dơ.

Đức Ngô dạy về tu tánh như sau:
Phàm học Đạo trước phải luyện Tánh, tập sửa tánh cho thuần hậu, vì cái tánh gốc ở Tiên Thiên nên phải luyện cho tròn sáng mới có chỗ diệu dụng. Nhơn cái tánh lại liền với cái tình, tánh tình động thì như cọp giao chiến, nếu chẳng luyện mà giáng phục nó thì làm sao trừ được tánh dữ mà qui về chỗ hư không?

Người muốn luyện tánh phải cho lặng lẽ tự nhiên, chẳng biết chẳng hay, không người không mình, tuy ngồi chớ không biết mình ngồi tại đâu, cứ lo chăm nom " CHỦ NHÂN ÔNG" mà thôi, làm như vậy mới đặng vào Chánh Pháp.

Đức Ngô dạy: "Phải giữ tánh trầm tĩnh, đừng hấp tấp, cách đi đứng cũng vậy, phải cho chậm rãi. Đừng làm nặng nề quá sức, cũng đừng lo rầu, mừng giận quá độ. Các việc thế coi như không"
" Kiến như bất kiến, văn như bất văn"

Mình ở trần thế, bị nhiễm trần mà không hay, như con cá ở dưới nước mà không biết rằng nó ở dưới nước.
"Nhơn bất kiến trần
Long bất kiến thạch
Ngư bất kiến thủy
Hầu bất kiến phong"
(sưu tầm)
 

luutunha

New member
Cứ ngày này hàng năm 13/ 3/ Nhâm Thân - 13/ 3/ Ất Mùi. Tín Đồ Đạo Cao Đài đều làm lễ tưởng nhớ Đức Ngô! Ngài đã chứng đắc pháp môn do Đức Thượng Đế chỉ dạy! chính Đức Thượng Đế đã tiên tri rằng Đức Ngô sẽ thoát xác trên dòng sông cửu long:
Giờ này Thầy điểm thâm công
Ngày sau con sẽ cưỡi rồng về nguyên
Ngoài trong sạch tợ bạch liên
Khá hồng gìn giữ mối giềng chớ xao.

Theo mình thì không phải Thượng Đế tiên tri cho ngài biết ngài sẽ thoát xác trên dòng sông Cửu Long mà Thượng Đế giải thích hiện tượng sắp xảy ra trong thân ngài qua quá trình công phu thâm hậu. Đức Ngô sau khi hiểu rồng xuất hiện trong ngài như thế nào và ngài muốn chỉ truyền sự hiểu biết của ngài lại cho người sau bằng cách thoát xác trên dòng sông Cửu Long.

Hiện nay đa số những người tu luyện đều nhầm lẫn là đường đạo công phu dẫn khí là vận chuyển khí chất theo kinh mạch với quan niệm kinh huyệt trong y học đông phương, nhưng thực ra với đạo học đường dẫn nầy chẳng giống với lý luận y học chút nào, mà là một dòng nước. Đức Phật gọi là sông Ni Liên Thiền hay dòng sông chảy ngược, Tây Du Ký gọi sông Thông Thiên. Nó còn có rất nhiều tên như : Huỳnh Tuyền, Tiền Đường, Dương Tử . . . nay với Đạo Cao Đài gọi là Cửu Long. Dòng sông phía sau chảy lên gọi là Hậu Giang, dòng sông phía trước chảy xuống gọi là Tiền Giang. Nơi Tiền Giang có một bến phà, đó là điểm mà người tu sẽ nhận biết thế nào là rồng xuất hiện: Rồng Vàng - Vua rồng.
 

dong tam

New member
Cao Đài có cả 2 phần Tâm truyền và Công truyền!

1. Cho dù thuộc phần nào đi nữa cũng đều cần đến Chánh pháp Nhãn tạng trong Tam kỳ là Thiên Nhãn. Ngày 13/3 Tân Dậu 1921 là ngày Ngài Ngô được kiến nhận TN để sau này dùng đó làm biểu tượng thờ kính.

2. 13/3 Bính Dần là ngày Đức Cao Đài lần đầu tiên Thiên phong cho 3 đại cao đồ (2 Đầu Sư Nhựt và Nguyệt cùng Hộ pháp)

3. 13/3 Nhâm Thân 1932: ngày cỡi rồng về Nguyên.

Chắc chắn về sau, tín hữu CĐ sẽ kỷ niệm ngày 13/3 theo tinh thần dung hòa này.
 

Hao Quang

New member
Cũng như mấy năm HQ có sưu tầm một số tư liệu Thánh giáo! ví như lúc ngày lễ Thánh Đán Đức Thái Thượng Đạo Tổ thì HQ được một người bạn tặng cuốn Tối Thượng Châu Quang đọc qua thấy có giải chi tiết 4 chữ THÁI - THƯỢNG - ĐẠO - TỔ! hay như 4 Chữ của Đức LÝ BẠCH ĐẠI TIÊN.....! và hôm nay HQ sẽ đăng bài giải chiết tự chữ Hán của Đức NGÔ - MINH - CHIÊU! có thể bài thánh giáo này nhiều HTĐM đã đọc qua! nhưng đôi khi người kết tập sách đó không biết chữ hán! khi viết tới chữ hán đó cái mở ngoặt và ...sau đó đóng ngoặt ví dụ như ri : (.....)! :D ( HQ cũng chẳng biết gì chữ Hán hết! đọc thấy chữ gì thì tìm chữ đó thôi)
HQ đăng bài này để HTĐM tham khảo thôi! nhớ là tham khảo thôi! Trên diễn đàn chắc nhiều HTĐM đã đọc qua tài liệu này!

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT

"NGÔ Đồng tử quí vạn xuân sanh,
TIÊN Phật vui chơn Đạo lý hành.
ÔNG phổ Chơn truyền quy Cửu phẩm,
GIÁNG thăng chẳng nệ bởi nguyên sanh."
(Minh Cảnh Đàn, Tý thời 01 tháng 06 năm Quý Mão (1963)
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Chữ NGÔ:

Có chữ KHẨU (miệng) ở trên:


Chữ KHẨU
Chữ THIÊN ở dưới:


ChữTHIIÊN

Ghép chữ KHẨU và chữ THIÊN thành chữ NGÔ:


Chữ NGÔ

Chữ NGÔ ý nói là: Phải nói theo THIÊN Ý ( Ý TRỜI) đừng nói theo phàm tục, tư ý của mình.

Chữ MINH:
Gồm chữ NHỰT là mặt trời, là dương nằm bên trái:


Chữ NHỰT

và chữ NGUYỆT là mặt trăng, là âm nằm bên phải:


Chữ NGUYỆT

Ghép chữ NHỰT và chữ NGUYỆT thành chữ MINH:


Chữ MINH

Như vậy Nhựt, Nguyệt hay mặt trời và mặt trăng kết hợp cùng sáng nên có câu " Nhựt Nguyệt đồng đăng". Âm Dương hiệp lại sẽ minh sáng, minh sáng mới hiểu được, không minh sáng sẽ không biết, không hiểu được. ( con người cũng có mắt trái là dương, mắt phải là âm phải không nhỉ?)

Chữ CHIÊU tức là CHIẾU:
Chữ CHIẾU trong Cao Đài từ điển có viết là:
Giấy viết lệnh của vua ban ra, Chiếu chỉ, và một ý khác là Rọi sáng, dựa theo.Td: Chiếu diệu, Chiếu giám.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Chữ CHIẾU


Sẽ có HTĐM thắc mắc: CHIÊU là CHIÊU sao gọi CHIÊU là CHIẾU?
HQ sẽ sắp hai chữ CHIÊU và Chữ CHIẾU gần nhau! và HTĐM ngẫm lại cuộc đời tu hành của Đức Ngô khi được Đức Cao Đài Ngọc Đế truyền chơn pháp cho Ngài. ( Chiếu là Chiếu Minh phải không nhỉ?)



Và chữ CHIÊU có một ý nghĩa khác như trong caodaitudien có viết: Lấy tay vẫy gọi, mời, khiến đến với mình.Td: Chiêu hồn, Chiêu tài.



( Còn một đoạn sau khi đọc góp ý của Huynh Luutunha HQ sẽ nghiên cứu thêm! khi nào nghiên cứu xong HQ sẽ đăng tiếp trong mục này! chúc HTĐM vui vẻ)
( Thánh giáo sưu tầm)

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TAT.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
 
Sửa lần cuối:

luutunha

New member
Kính Huynh Hao Quang -

luutunha xin góp ý cùng Huynh, không biết có đúng hay sai ?

Tra trong tự điển Hán Việt ( http://www.hanviet.org/ ) thì chữ Ngô là họ Ngô như sau :
trên là chữ ngũ, dưới là chữ khẩu. Chữ Ngô nầy về đạo pháp có nghĩa : Trên cái miệng có ngũ khí qui nguyên, đó chính thực là Ta.

Chữ Chiếu gồm chữ Chiêu và chữ Hỏa . Trong chữ Chiêu
có chữ Nhật và chữ Triệu .Triệu có nghĩa là đem đến, mời gọi. Chữ Triệu có chữ Đao ( là cây đao ) và chữ Khẩu ( không phải chữ Bao là bao bọc ).

Có gì sai sót kính mong góp ý thêm.
 

Hao Quang

New member
oh! hay quá! HQ cảm ơn Huynh luutunha!
có thể HQ sai hoặc lộn nên HTĐM xem chỉ để tham khảo! chờ sự góp ý của Huynh Tỷ Đệ Muội khác thử xem!
HQ sẽ xóa đoạn đó! HQ sẽ nghiên cứu thêm! khi nào thấy ổn HQ sẽ đăng tiếp trong bài này!
HQ Cảm ơn Huynh Luutunha nhiều!
 
Sửa lần cuối:

luutunha

New member
Xin góp thêm chút ý về bến phà trên sông Tiền Giang:

Trong Tây Du Ký, trước khi đến Linh Sơn , thầy trò Đường Tăng phải đi qua cầu độc mộc nơi bến Lăng Vân.
Nơi nầy trong người tu luyện thì gần như ai cũng biết, nhưng hiểu rõ ý nghĩa và tác dụng cứu cánh của nó thì gần như ai cũng không hiểu. Nói chung thì mọi người chỉ hiểu rằng đó là nơi thu nội dược ( tân dịch ) để làm cho thân thể khỏe mạnh và an vui, họ gọi là luyện mạng tức là bồi dưỡng xác phàm cho khỏe mạnh thì tinh thần mới minh mẫn.

Để hiểu rõ ý của Cao Đài Ngô Tiên Ông khai thị nơi đây điều gì, chúng ta thử đi tìm ý của từ Bến Lăng Vân.

Chữ Vân là mây thì dễ hiểu rồi.
Còng chữ Lăng thì sao ? Tra tự điển chúng ta thấy có chữ Lăng rất hay và đầy ý nghĩa :

Nguyên gốc là chữ Lăng có nghĩa là vượt qua, siêu việt.
Nếu thêm chữ thủy vào sẽ thành chữ Lăng nầy có nghĩa là CƯỠI. ( Vượt qua nước - Hay nguồn nước siêu việt - siêu sinh thì là cưỡi )

Cưỡi mây hay cưỡi rồng là hiện tượng xảy ra nơi bến đò nầy. Qua được đây là an tâm mình đã biết đường về quê xưa vị cũ rồi đó - CƯỠI RỒNG VỀ NGUYÊN .
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member
Kính Huynh Luutunha!
Huynh copy mấy chữ Lăng và chữ Cưỡi HQ không đọc được! vô từ điễn Hán Việt thì thấy một ..." rừng" chữ Lăng! thiệt là " rối đội hình" quá! nếu có thời gian nghiên cứu mấy chữ này thấy cũng hay hay nó cũng có cái gì đó thú vị! những tên của các Đấng hóa thân nói lên được nhiều điều
! dẫu rằng chỉ đơn giản là mấy gạch ngang, dọc, ...vậy mà có cái lý gì trong đó!

Vậy cho HQ hỏi: Chữ Lăng trong Bến Lăng Vân có giống với chữ Lăng trong Kim Lăng Cương của Ngài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không Huynh Luutunha! cái câu trong sấm trạng trình: " Hoặc ngụ Kim Lăng cương" phía dưới câu " Hoặc Kiều tam lộng ngạn" ấy!
HQ cảm ơn Huynh Luutunha trước nhé!
 

luutunha

New member
Mình đã copy lại hai chữ LĂNG ,không biết lần nầy đọc có được không ?

1- chữ Lăng nầy có nghĩa là siêu việt , vượt qua

2 - Chữ Lăng nầy có nghĩa là cưỡi
 

Hao Quang

New member
Dạ! HQ vẫn không đọc được Huynh luutunha!
theo tìm hiểu trong từ điển thì chữ lăng có nghĩa là siêu việt, vượt qua là chữ này?:

và chữ LĂNG có nghĩa là cưỡi là chữ này?:

 

luutunha

New member
Đúng 2 chữ Lăng đó rồi huynh HQ !

Chữ Nho giúp chỉ truyền lý đạo thật hay. Thầy dùng chữ ĐÀI cũng với mục đích chỉ rõ nơi tạo nên công trình quí nhất:
Thầy dạy " Cổ danh bửu cảnh Lạc Thiên Thai " . Chữ Thai trong chữ Thiên Thai cũng là chữ Đài trong chữ Cao Đài.
ebwrbt9f24drm7rx5uyj.png


Chữ Đài nầy trên là chữ Khư dưới là chữ Khẩu. Trên cái miệng có ngũ khí là chữ Ngô, trên cái miệng có đồ ăn thức uống ( Khư
yjcqstgz56p4o4j03nl5.png
) là
chữ Đài. Đồ ăn thức uống xuất hiện do ngũ khí hiệp nấu trong cái nồi ở phía trên mà có.
 

Hao Quang

New member
Dạ! Kính Huynh Lutunha!
Đọc bài trên của Huynh Lutunha HQ thấy lại có chữ KHẤU! Cái chữ KHẨU này nó thật lợi hại huynh hỉ!
Khi cuộc sống có những thị phi này kia thì người ta nói: " ôi! cái miệng thế gian ấy mà".:D
Cũng có người hay nói: " họa từ miệng mà ra".
Trong Đạo một số nơi điêu đứng cũng từ cái miệng này! một số nơi bị khảo rất dữ cũng tại cái miệng này! nhiều người xa Đạo cũng vì cái miệng này! tại sao vậy chứ? hay những lời mình nói ra không đúng lý?
Nên HQ tâm đắc một bài thánh giáo dạy nghĩa chữ NGÔ theo chiết tự chữ Hán: là nói theo thiên ý. Chữ NGÔ theo Huynh luutunha giải theo ý nghĩa Đạo Pháp cao quá! chắc chỉ người nào tu tâm pháp mới rõ lý!

 

Facebook Comment

Top