Nghinh Phong Đài

Xí muội

New member
<P>Kính thưa quý huynh tỷ đệ muội,</P>
<P>Vừa rồi diễn đàn Tuổi trẻ Đại Đạo chúng ta có đề cập đến Nghinh Phong Đài. Đạo muội không rõ Nghinh Phong Đài là gì? Xin quý huynh tỷ đệ muội giúp cho.</P>
<P>Đạo muội xin cám ơn trước.</P>
 

TS.Minh Hoa

New member
<P> Xin chào ,<BR>  Nghinh phong Đài có thễ giãi thích theo Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng là ;<BR>  Đài đón các chức sắc từ phẩm Giáo Hữu trở lên , được xây giữa C T Đ<BR>  Trên vòm bán nguyệt tròn , dưới vuông tượng cho lý Trời Đất tương hợp;<BR>  Nhưng cũng chưa làm sáng tỏ được cho lắm.!<BR>      Theo tôi phẩm G H bắt đầu hàng Địa Thánh , nên phải thông lý của Đất <BR>  Đất có 3 món quý : Thủy, Hỏa, Phong.<BR>  Thủy là Khảm tượng trưng cho Nam phái ( Nước)     <BR>  Hỏa là Ly tượng trưng cho Nữ-phái ( Lửa)<BR>  Phong là Tốn , là Gió.<BR>       Nghinh Phong Đài , ở giữa C T Đ là Đài Đón Gió để gom đủ tam-bửu của ĐẤT  mới thành đạo.<BR>       Như trong thân thể của chúng ta , cũng có đủ Nước Lửa  mà không có Lổ mũi để hít khí trời làm sao sống được? <BR>       </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
 

hoadao

New member
<P> </P>
<P>NGHINH  PHONG ĐÀI VỚI TƯỢNG LONG MÃ ĐỨNG TRÊN QUẢ ĐỊA CẦU</P>
<P ="THAN1"><IMG height=291 src="http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/giaithichnoitam&ngoaitandenthanh/gra-tt/th-longma-nghinhphongdai-1.jpg" width=450 border="0"></P>
<P ="THAN1"> </P>
 

MinhMinh

New member
 <FONT face="Arial, Helvetica, sans-serif">Theo đệ thì TS Minh Hoa giải thích đúng như vậy, cũng vì phải thông lý với đất cho nên ở Toà thánh Tây ninh có xây bên dưới Nghinh Phong Đài một đài nữa là Địa Tịch Đài. Hiện nay có vài Thánh thất bắt chước xây Nghinh Phong Đài mà không hiểu cái lý của nó nên không xây Địa Tịch Đài !!! </FONT> 
 

nhattrung

New member
TS.Minh Hoa nói:
<P> Xin chào ,<BR>  Nghinh phong Đài có thễ giãi thích theo Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng là ;<BR>  Đài đón các chức sắc từ phẩm Giáo Hữu trở lên , được xây giữa C T Đ<BR>  Trên vòm bán nguyệt tròn , dưới vuông tượng cho lý Trời Đất tương hợp;<BR>  Nhưng cũng chưa làm sáng tỏ được cho lắm.!<BR>      Theo tôi phẩm G H bắt đầu hàng Địa Thánh , nên phải thông lý của Đất <BR>  Đất có 3 món quý : Thủy, Hỏa, Phong.<BR>  Thủy là Khảm tượng trưng cho Nam phái ( Nước)     <BR>  Hỏa là Ly tượng trưng cho Nữ-phái ( Lửa)<BR>  Phong là Tốn , là Gió.<BR>       Nghinh Phong Đài , ở giữa C T Đ là Đài Đón Gió để gom đủ tam-bửu của ĐẤT  mới thành đạo.<BR>       Như trong thân thể của chúng ta , cũng có đủ Nước Lửa  mà không có Lổ mũi để hít khí trời làm sao sống được? <BR>
 </P>
<P><FONT size=3>Theo cách giải thích trên thì Nghinh Phong Đài thật sự quan trọng trong hình thể Tam đài tại thế: Bát quái đài, Cửu trùng đài và Hiệp thiên đài. Như vậy, hiện tại, chỉ có Tòa thánh Tây Ninh được xây dựng theo đúng dịch lý.   </FONT></P>
<P>Hiền tài Nguyễn Văn Hồng viết : Nghinh Phong Đài , ở giữa C T Đ là Đài Đón Gió để gom đủ tam-bửu của ĐẤT  mới thành đạo.<BR><FONT size=3></FONT></P>
<P><FONT size=3>Vậy, các thánh thất còn lại thuộc Tòa thánh Tây ninh, các Hội thánh khác có thánh thất được xây dựng không có Nghinh phong đài thì có được hưởng đủ ân phước kỳ ba không (đủ Tam bảo là: Lửa, Nước, Gió - hay Thần hiệp cùng Tinh và Khí)?</FONT></P>
<P><FONT size=3>Xin cùng chia sẻ.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Chào phụng sự.</FONT></P> 
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P><FONT size=3>Theo như cách đặt câu hỏi của Nhat Trung, HDDD nghĩ có lẽ A C E chúng ta ai cũng đã thấy ra câu trả lời là gì rồi. Nhat Trung chỉ muốn nhắc khéo cho chúng ta là <FONT color=#0000ff><strong>tất cả chỉ là hình tướng, mà đã là hình tướng thì không thể là cứu cánh được.</strong></FONT></FONT></P>
<P><FONT size=3>Vậy có lẽ nếu tại TT sở tại của chúng ta đang sinh hoạt, mặc dù thiếu NPĐ nhưng có thể chúng ta cũng được tận hưởng đủ ân phước nếu chúng ta xứng đáng, A C E có đồng ý không vậy?</FONT></P>
 

doankhanhan

New member
<P><FONT size=3> </FONT></P>
<P><FONT size=3> kính gởi các bạn...  </FONT></P>
<P><FONT size=3>Có lẽ các bạn nên hiểu Nghinh Phong Đài theo thể pháp thì sẽ rõ được nhiều vấn đề hơn.</FONT></P>
<P><FONT size=3> Riêng với Toà Thánh Tây Ninh thì có những điều mà chỉ có Toà Thánh mới có còn các Thánh Thất không thể có.  Không có quyền có.</FONT></P>
<P><FONT size=3> Thí dụ như Cung Đạo : chỉ có ở Đền Thánh mới có ... lý do đó là nơi cầu cơ...</FONT></P>
<P><FONT size=3> Nghinh Phong Đài là một thể pháp ẩn chứa trong lòng nó nhiều điều can hệ nên các Thánh Thất Tây Ninh không có... Tiếc vì chỉ có Hội Thánh TTTN mới có quyền công bố những điều mới từ Nghinh Phong Đài... còn chúng Tôi thì không được phép... </FONT></P>
<P><FONT size=3> Còn các Hội Thánh khác thế nào Tôi không có ý kiến...  </FONT></P>
<P><FONT size=3>  kính </FONT></P>
<P><FONT size=3> </FONT></P>
<P><FONT size=3>   </FONT></P>
 

nhattrung

New member
doankhanhan nói:
 
<P><FONT size=3> Riêng với Toà Thánh Tây Ninh thì có những điều mà chỉ có Toà Thánh mới có còn các Thánh Thất không thể có.  Không có quyền có</FONT>
 </P>
<P><FONT size=3>Theo thiển ý cá nhân đệ thì chỉ có Tòa thánh Tây Ninh mới đủ quyền pháp xây dựng Nghi phong đài (kể cả Địa tịch đài). </FONT></P>
<P><FONT size=3>Hiện tại có 02 Thánh thất thuộc Hội thánh Truyền giáo <strong>tự</strong> xây dựng ngôi Tam đài có Nghinh phong đài. Tại Trung Hưng Bửu Tòa (cơ sở của HTTG Cao đài không có xây Nghinh phong đài). </FONT></P>
<P><FONT size=3>Không biết các ngôi Tam đài thuộc các Tòa thánh, Hội thánh, Cơ quan khác v.v. có xây Nghinh phong đài không đài không? Nếu có xin nêu lên để hiểu biết thêm.</FONT></P>
<P><FONT size=3>(ghi chú: Theo đệ biết thì 02 Thánh thất (thuộc HTTG CĐ) tự xây Nghinh phong đài khi không có sự cho phép trong Đạo lẫn ngoài đời).</FONT></P>
 

doankhanhan

New member
<P> </P>
<P>  1- <FONT size=3>Xin  xác định phạm vi câu chuyện để tránh hiểu không đúng ý : Đây là nói cho " gia- pháp " của Toà Thánh Tây Ninh.</FONT></P>
<P><FONT size=3> a- Chỉ có Toà Thánh mới được xây Nghinh Phong Đài các nơi Thánh Thất khác không được có...  Cho đến bây giờ chưa có một Thánh Thất nào thuộc HTCĐTN mà có xây Nghinh Phong Đài cả Quí Hiền cứ quan sát sẽ thấy... tính nghiêm minh trong đó... </FONT></P>
<P><FONT size=3> ( DĐTKPĐ TTTN cũng không bao giờ gọi Thánh Thất là Ngôi Tam Đài... vì cái tên Thánh Thất nó đã đầy đủ và hay quá rồi cần chi phải tìm cái tên mới... vừa mất công mà chắc gì đã hay hơn... và vô tình như thế cứ tìm tên mới mà gọi cho vừa ý ... trong khi nhiệm vụ chính của Đạo là lo cho nhơn sanh kia mà...phải o???) </FONT></P>
<P><FONT size=3> b- Các Hội Thánh khác xây thế nào mình không dám có ý kiến... vì đây là vấn đề nhạy cảm e chúng ta bàn lại " vi phạm nội qui thì kỳ ".</FONT></P>
<P><FONT size=3> </FONT></P>
<P><FONT size=3>  kính.</FONT></P>
 

nhattrung

New member
doankhanhan nói:
 
<P>  1- <FONT size=3>Xin  xác định phạm vi câu chuyện để tránh hiểu không đúng ý : Đây là <FONT color=#00ff00>nói cho " gia- pháp " của Toà Thánh Tây Ninh.</FONT></FONT></P>
<P>
<P><FONT size=3></FONT></P>
 </P>
<P><FONT size=3>Vâng, trên đây là gia pháp của Tòa thánh Tây Ninh.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Monh quý Huynh tỷ cho biết thêm về các nơi còn lại.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Nếu không có không có nơi nào phạm gia pháp thì có lẽ (xin phép được suy diễn - nếu vô phép thì xin nhắc nhở để đệ xóa đi) chỉ có 02 thánh thất nêu trên xây cho giống Tòa thánh Tây ninh.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Hiện tại, một Thánh thất Từ vân số 100 Thích Quảng Đức chỉ có bảng hiệu Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Không có ghi HTTG CĐ như các đơn vị khác của HTTG. Việc này không rõ lý do.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Một thánh thất nữa là TT Trung Chính, Xã Mỹ Ca, Khánh hòa. Có ghi tên đầy đủ.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Giáo pháp thì có nhưng Bảo pháp thì chưa thấy (xin lỗi, đệ lại suy diễn).</FONT></P>
<P><FONT size=3>Có ý kiến cho rằng, Ơn trên không dạy "cấm xây Nghinh phong đài" ở cấp Thánh thất.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Vậy ý kiến của Quý huynh tỷ thì sao ạ?</FONT></P>
<P><FONT size=3>Đạo đệ nhattrung.</FONT></P>
 

doankhanhan

New member
<P><FONT size=3> </FONT></P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3> Nếu nói làm cho giống lại Càn Không nên như thế.... vì Toà Thánh còn vô số " chiêu thức" bí hiểm nữa làm sao giống được... </FONT></P>
<P><FONT size=3> Còn như nói ơn trên không cấm là sắp " buồn "  đến nơi rồi... vì người hành đạo mà không thuộc tứ đại điều qui... </FONT></P>
<P><FONT size=3> Mai mốt Tín đồ họ đốt vài chục cây nhang trên thiên bàn... chức sắc đến nhắc họ trả lời luật không cấm đốt vài chục cây thì trả lời sao... ôi thôi buồn quá... </FONT></P>
<P><FONT size=3>  Quí Hiền Thấy lý luận như thế có đáng tiếc không???</FONT></P>
<P><FONT size=3> kính </FONT></P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3></FONT> </P>
<P><FONT size=3>.</FONT></P>
 

nhattrung

New member
doankhanhan nói:
 <FONT size=3> </FONT>
<P><FONT size=3>  Quí Hiền Thấy lý luận như thế có đáng tiếc không???</FONT><FONT size=3> </FONT>
 </P>
<P><FONT size=3>Thưa Huynh doankhanhan,</FONT></P>
<P><FONT size=3>Lý luận như vậy thì đáng tiếc thật. Tiếc rằng lý luận "một cách ngụy biện" như vậy được đưa ra nhằm cho rằng mình không sai khi xây Nghinh phong đài. Tiếc hơn nữa là huynh đệ chúng ta tốn thời gian cho một việc mà một số người khác làm chưa đúng. Song việc này thiết nghĩ cũng nên tìm "cái lý cái tình" để giải quyết cho việc "lỡ" làm.</FONT></P>
<P><FONT color=#0000ff size=3>Thiển ý cá nhân đệ là: Việc xây Nghinh phong đài ở cấp Thánh thất là không đúng (không muốn nói là sai).</FONT></P>
<P><FONT size=3>Xin quý Huynh tỷ, nhất là quý Huynh ở Tòa Thánh Tây Ninh cung cấp thêm cho chúng đệ biết về Nghinh phong đài của Tòa thánh. Tài liệu chính thống càng tốt. Xin đa tạ.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Đạo đệ nhattrung</FONT></P>
 

doankhanhan

New member
<P> <FONT size=3>Nghinh Phong Đài là một phần trong Cửu Trùng Đài tiếc vì chúng Tôi cũng không tìm được tư liệu nào của Hội Thánh TTTN viết về vấn đề nầy để gởi đến bạn nhattrung và quí vị....</FONT></P>
<P><FONT size=3>Còn ý nghĩa của NPĐ thì đã có ý kiến giải thích bên trên rồi... </FONT></P>
<P><FONT size=3> Kính....</FONT></P>
<P><FONT size=3> </FONT></P>
 

phamvannop

New member
<P><FONT size=4>Một   Ý nghĩa  của NGHINH PHONG ĐÀI.....</FONT></P>
<P><FONT size=4> Ngày 15-5- Quí Tỵ ( 1953) Phật Giáo ở Thái Lan có tặng  cho TTTN hai món quà :</FONT></P>
<P><FONT size=4>1- Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca.</FONT></P>
<P><FONT size=4>2- Cây Bồ Đề trồng trước Đền Thánh hiện nay. </FONT></P>
<P><FONT size=4> Riêng Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca được đem lên NGHINH PHONG ĐÀI  03 ngày sau đó ( 18-5 ) mới thiết lễ an vị  xá lợi Phật. </FONT></P>
<P><FONT size=4> Lấy đó mà suy thì hiểu được tầm quan trọng của NGHINH PHONG ĐÀI trong đạo pháp và lý do vì sao mà các thánh thất thuộc HTTTTN không nơi nào có NGHINH PHONG ĐÀI , </FONT></P>
<P><FONT size=4>Kính...</FONT></P>
<P><FONT size=4></FONT> </P>
 
NGHINH PHONG ĐÀI
“Hiện thực qua Pháp Chánh Truyền”
“Huệ Kiếm Gươm Thần trong nhân thế”.
“Định lý thời gian- thế kỷ là 120 năm”
.​

Đã có nhiều văn bút trình bày rằng mổi kiến trúc ở Đền Thánh đều là một thể pháp. Mổi thể pháp đều ẩn chứa bí pháp hay liên quan đến nhiều thể pháp khác trong tổng thể.

Diễn đàn đề cập đến Nghinh Phong Đài như một thể pháp nên chúng tôi cũng mạo muội trình bày đôi điều theo hướng đó để cùng nhau thảo luận là chính.

Chắc chắn là Nghinh Phong Đài ẩn chứa nhiều bí pháp; bài viết nầy chỉ đề cập đến 03 phần cụ thể:
- “Hiện thực qua Pháp Chánh Truyền”
- “Huệ Kiếm Gươm Thần trong nhân thế”.
- “Định lý thời gian- thế kỷ là 120 năm”.

PHẦN MỘT.
“Nghinh Phong Đài và Pháp Chánh Truyền”​

1- Nghinh Phong Đài là gì? Và được bố trí ở đâu?

Nghinh là đón, là rước, là hưởng ứng.
Phong là gió, là không khí.
Đài là nơi ngự, là đền đài, là lâu đài, là đỉnh cao....
Nghinh Phong Đài là nơi đón gió hay đón không khí được bố trí ở nơi cao nhất của Cửu Trùng Đài.

2- Quan hệ với Pháp Chánh Truyền.

Về hình thể Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) có 03 Đài là:
- Bát Quái Đài (Hồn Đạo hay Thần).
- Hiệp Thiên Đài (Chơn Thần Đạo hay Khí).
- Cửu Trùng Đài (Xác Đạo hay Tinh).
Mổi Đài đều có Hội Thánh riêng. (Đạo Nghị Định thứ sáu “1930”)

Bát Quái Đài do Đức Chí Tôn vi chủ. Cả giáo pháp của ĐĐTKPĐ đều phát xuất từ Bát Quái Đài.

Hiệp Thiên Đài có Đức Chí Tôn là chủ quản. Đức Hộ Pháp là Chưởng Quản.

Cửu Trùng Đài có Giáo Tông làm chủ. Giáo Tông hiện thời của ĐĐTKPĐ là Đức Lý Thái Bạch.
Lưu ý rằng trong PCT có phẩm Giáo Tông nhưng đó là Giáo Tông của Hội Thánh Cửu Trùng Đài phần hữu hình. Giáo Tông hữu hình phải dưới quyền của Giáo Tông vô vi là Lý Giáo Tông.

Tại sao Nghinh Phong Đài được bố trí ở Cửu Trùng Đài.

Bởi vì Cửu Trùng Đài là xác đạo. Xác tồn tại nhờ có khí. Nếu không có khí lưu hành trong xác thì xác phải chết.

Khí ấy là Hiệp Thiên Đài (trong tương quan Tinh, Khí, Thần).

Cửu Trùng Đài đón không khí là đón Hiệp Thiên Đài.

Hiệp Thiên Đài đến với Cửu Trùng Đài bằng cách nào?

Bằng phẩm Chưởng Pháp nơi Cửu Trùng Đài.

PCT chú giải: Chưởng Pháp là người thay mặt Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài. Ấy là cơ Đạo cổ kim hi hữu.

Phẩm Chưởng Pháp nơi Cửu Trùng Đài có thể hiểu:

Về phương diện hành chánh đạo thì đó là cài người để đã thông mọi vấn đề về pháp luật và chịu trách nhiệm đối ngoại (với quyền Đời) cho Cửu Trùng Đài. Quyền đối ngoại của Chưởng Pháp được qui định trong PCT chú giải.

Trong mối tương quan của phẩm Hộ Pháp với khí thì ta thấy Hộ Pháp là Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài nên thể pháp ở Tòa Thánh bố trí chữ KHÍ (bằng chữ Nho) sau lưng Hộ Pháp.

Khí ấy là khí sanh quang là cội nguồn sự sống của vạn loại. Cho nên khi cúng xong quay lại xá phía sau lưng là xá chữ KHÍ, là tỏ ý kỉnh trọng cái nguồn sống của mình và vạn linh chớ không phải xá chức sắc Hiệp Thiên Đài. (lời phê Đức Hộ Pháp trả lời cho Hộ Đàn Pháp Quân thỉnh giáo về việc khi cúng xong vì sao xá một xá phía sau).

Chưởng Pháp là người thay mặt cho Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài nên ấn của 03 vị Chưởng Pháp hiệp lại là đủ 03 cổ pháp: Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu như ấn của Hộ Pháp.
(Xem PCT chú giải liên quan đến phẩm Chưởng Pháp để rõ thêm).

Theo Đạo Nghị Định thứ ba (1930) và Luật Hội Thánh thì từ phẩm Phối Sư trở lên phải hành đạo nơi Tòa Thánh ở Tây Ninh.
Phẩm Chưởng Pháp trên phẩm Phối Sư nên đương nhiên phải hành đạo nơi Tòa Thánh ở Tây Ninh.
Đó cũng là một trong những lý do để hiểu vì sao chỉ có Tòa Thánh ở Tây Ninh mới có Nghinh Phong Đài.

Các Thánh Thất của ĐĐTKPĐ dù mẫu số mấy cũng đều không được phép xây dựng Nghinh Phong Đài.
Lịnh cấm nầy xét về mặt pháp lý là không có chi để bàn; nhưng về đạo học thì người học đạo có quyền tự hỏi: Việc cấm nầy có đúng với chánh giáo của Thầy hay không?

Chơn truyền của Đức Chí Tôn đại kỵ những điều ảo ảnh.

Phẩm Chưởng Pháp không đến các Thánh Thất để hành đạo thì xây Nghinh Phong Đài ở Thánh Thất là lãng phí tài vật, công sức; là mỵ nhơn sanh, là đưa nhơn sanh vào ảo ảnh.

Thiễn nghĩ Hội Thánh ĐĐTKPĐ không cho phép các Thánh Thất xây dựng Nghinh Phong Đài còn vì 02 lẽ cụ thể như sau:

2.1- Phù hợp với Bảo Sanh- Nhơn Nghĩa- Đại Đồng.

Đức Chí Tôn dạy ngày 27- 6- Bính-Dần (04-8-1926). TNHT Q2 trang 05&06. Bản in 1963.
Ngọc-Hoàng Thượng-Đế
Hỉ chư môn-đệ,
Thầy muốn các con hội-hiệp đặng nghe dạy:
Th... nghe dạy:
Thời-kỳ mạt pháp nầy, khiến mới có TAM KỲ PHỔ ĐỘ các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.
Thầy đến chuyển Đạo, lập lại vô-vi, các con coi thử bên nào chánh-lý: hữu-hình thì bị diệt đặng, chớ vô-vi, chẳng thế nào diệt đặng.
Th..., Thầy đã khiến con đi "Đế-Thiên Đế-Thích" đặng xem cho tạng mặt hữu-hình, nội thế gian này, ngày nay ai cũng nhìn nhận cho là tối đại, mà con đã thấy nó còn bền vững đặng chăng? Lòng đạo-đức con Thầy thấy rõ, nhưng thời giả-dối đã qua, thời kỳ chân-thật đã đến, Thầy không muốn cho con hao tài, tốn của, mà gìn-giữ sự giả-dối.
Chẵng cần chi con lo lập Thánh-Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết. Con hiểu bổn-nguyên "Bảo-Sanh" là bổn-nguyên "Thánh-chất Thầy".
Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn-sanh mà thôi; phần hồn về Thầy.
Con có biết sự chơn-thật nơi nào mà phải khổ thân lo-lắng. Con có phận-sự rất lớn, thánh-danh con cũng lớn, Thầy dặn con nhứt nhứt phải do mạng lịnh Thầy mà thôi. Con phải lập cho thành một nền tư-bổn, chung lo cùng môn-đệ Thầy, ngày-ngày hằng góp-nhóp, tùy sức mỗi đứa lo lập:
- Một sở trường học,
- Một sở dưỡng-lão, ấu,
- Và một nơi Tịnh-Thất.
Còn chùa-chiền, thì ngày sau e cho con không đủ sức cai-quản cho hết, ấy vậy đừng lo-lắng đến nữa. Nghe và tuân theo,
con phải đi công-quả với Tr... mà độ-rỗi nhơn-sanh.
Con có thể giúp phương-tiện cho mấy đứa nhỏ đi truyền Đạo, thì chung lo với nhau mà định-liệu.
Con khá nghe theo lời Thầy.
Thăng

&&&​

Như vậy Bảo Sanh- Nhơn Nghĩa- Đại Đồng của ĐĐTKPĐ thể hiện nơi Trường Học, Sở Dưỡng Lão Ấu và Tịnh Thất chớ không thể hiện ở Thánh Thất nguy nga hay Điện Thờ tráng lệ.

ĐĐTKPĐ mà đua tranh nhau xây dựng nơi thờ tự cho hoành tráng là làm trái với lời Thầy dạy. Trái với lời Thầy dạy là trái với chánh giáo (còn như sự trái nầy có đến mức độ phải liệt vào hàng tà pháp hay không thì phải do sự định quyết của quyền vạn linh).

Đức Chí Tôn dạy phải lo cho hạ tầng của hạ tầng là phụng sự nhơn sanh chớ không có dạy lo xây dựng cơ ngơi hoành tráng bao giờ. Chính việc phụng sự nhơn sanh qua Trường Học, Dưỡng Lão Ấu và Tịnh Thất quyết định giá trị và tương lai ĐĐTKPĐ chớ không phải việc đua nhau xây dựng cơ ngơi cho hoành tráng.

Trên thực tế (2013) ĐĐTKPĐ chưa có cơ sở làm ra tiền của (vật chất) đủ để tự thân sinh hoạt mà chỉ nhờ vào lòng hảo tâm của bá tánh.

Nhờ vào sự hỉ hiến tài vật của bá tánh mà không đem ra phụng sự vạn linh là đã mắc nợ nhơn quần xã hội. Một tôn giáo hoàn cầu (xây dựng một thế giới đại đồng) mà ăn bám vào xã hội, mang nợ của xã hội thì còn gì giá trị chơn chánh?

Người đạo chân chính và người đời không phê bình việc tôn giáo nhận tài vật nhơn sanh cúng hiến nhưng chắc chắn sẽ phê bình việc không đem tài vật cúng hiến ra phụng sự cho người nghèo khổ, người khố rách áo ôm, người gặp chuyện không may trong cuộc sống.

Đức Hộ Pháp đã từng dạy rằng: Ngày nào những người nghèo khổ, người ăn mày nơi đầu đường xó chợ, người bị áp bức, người bị bạc đãi, bị đối xữ bất công chưa thấy, chưa hiểu rằng đạo có hữu ích chi cho họ thì ngày đó ĐĐTKPĐ chưa có giá trị chi trước mắt nhân loại. (lấy ý văn).

2.2- Phù hợp với CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG.

Đức Chí Tôn lập đạo, định ra thể thức, đường hướng xong rồi thì Ngài giao cho Phật Mẫu độ rỗi chúng sanh.
Do đâu mà hiểu như thế?

Xin thưa rằng căn cứ vào PHẬT MẪU CHƠN KINH (câu 37-40).
Chiếu nhũ lịnh Từ Huyên thọ sắc,
Độ anh nhi Nam, Bắc, Đông, Tây.
Kỳ khai tạo nhứt linh đài,
Diệt hình tà pháp, cường khai Đại Đồng.

04 câu kinh đã chỉ rõ:
Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn để độ rỗi con cái của Ngài.
Bởi vì lòng của Từ Mẫu đối với trẻ dại lạc đường quên ngôi thì người thương đau, thương đớn....chịu nhận mọi khó khăn, làm mọi cách cho con cái còn đang nhiễm trần được thức tỉnh.

Muốn độ được chúng sanh thì phải đem sự sáng biết đến với chúng sanh, phải cho chúng sanh biết những hình thức, diện mạo của tà pháp để tự chúng sanh trừ diệt tà pháp.

CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG có nghĩa là Đạo khai trên thế mạnh. Thế mạnh là vì Đạo có nguồn cung ứng những sản phẩm từ cuộc sống vật chất đến tinh thần đạo đức cho nhân loại. Nhân loại thấy và hiểu được rằng tương lai của mình gắn liền với đạo thì phải cầu học, cầu nhận những phương án, mô hình, công thức xây dựng cho bản thân, gia đình và xã hội theo đúng qui luật CUNG CẦU thì mới đáng với nghĩa CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG.

Hiểu như thế thì việc nay đi xin, mai đi xin, đi xin từ trong nước ra ngoài nước về xây dựng nơi thờ phượng Đức Chí Tôn hay Phật Mẫu (là điều mà Đức Chí Tôn dạy là CHẲNG CẦN) thì còn gì là Cường Khai Đại Đồng?.

Việc xây Thánh Thất hay Điện Thờ cho hoành tráng trong khi Trường Học không có, Sở Dưỡng Lão Ấu không lập, Tịnh Thất không mở mang thì chắc chắn là sai với chánh giáo.

Người chánh tín sẽ chất vấn: lấy của bố thí về xây dựng cơ ngơi vật chất có đúng với lời Thầy dạy, đúng với phương pháp CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG hay chăng thì mới trả lời sao cho đặng?
&&&​

Ngày 01- 10- Đinh Mão (1927). Thầy có dạy:
....Nếu chẳng giử theo lẽ chánh mà hành Đạo, và bày biện nhiều sự vô lối, thì trong ít năm sau đây, sẽ trở nên một mối Tả đạo mà các con đã từng thấy.
(TNHT Q2 trang 42. Bản in 1963).​

Thầy đã dạy rõ:
- CHẲNG GIỬ THEO LẼ CHÁNH MÀ HÀNH ĐẠO.
- BÀY BIỆN NHIỀU SỰ VÔ LỐI
- LÀ TẢ ĐẠO
Cầu xin Chư Huynh Tỷ Đệ Muội là đệ tử Đấng Cao Đài hiệp đồng nhau suy gẫm, tự kiểm lấy mình và nhắc nhau gìn giữ luật lệ Cao Đài kẻo vô tình mà đi vào tả đạo.

&&&​

(CÒN TIẾP... PHẦN HAI: “Huệ Kiếm Gươm Thần trong nhân thế”).
 
Sửa lần cuối:

PHẦN HAI.
“Huệ Kiếm Gươm Thần trong nhân thế”.​

Quan sát Long Mã trên Nghinh Phong Đài ta thấy trên lưng Long Mã có mang hình Bát Quái và có cây gươm xuyên qua Bát Quái.

Bát Quái bố trí ở trên lưng Long Mã không phải là Bát Quái Tiên Thiên, không phải Hậu Thiên, cũng không phải Đồ Thiên. Có một số văn bút gọi đây là Bát Quái Hư Vô (cũng có một số vị khác cho rằng Bát Quái theo áo Giáo Tông) nhưng chúng tôi chỉ ghi nhận đó là Bát Quái còn cụ thể là Bát Quái gì nữa xin chịu... chờ sự xác nhận của Hội Thánh ĐĐTKPĐ.

Cây gươm xuyên qua Bát Quái theo hướng từ Đông sang Tây và từ trên xuống. Cán gươm hướng Đông và ở trên, mủi gươm ở hướng Tây và chúc xuống.
&&&​

Các vị tiền bối trong ĐĐTKPĐ hướng dẫn chúng tôi về thể pháp mà Đức Hộ Pháp bố trí trong Châu Thành Thánh Địa có chỉ một con đường hệt như cây gươm trên lưng Long Mã nơi Nghinh Phong Đài.

Con đường đó tên gì? ở đâu?

Xin thưa rằng đó là một con đường phân làm 02 đoạn có tên: Lộ Báo Quốc Từ và Lộ Trung Tim (sau đây xin gọi Lộ Trung Tim cho gọn).

Lấy Toà Thánh làm gốc xuất phát thì Lộ Trung Tim đi theo chiều Bắc-Nam. Lộ Trung Tim gần như đồng qui với các Lộ Ca Bảo Đạo (bên phải lộ Trung Tim), và bên trái là Lộ Cao Thượng Phẩm và Lộ Bình Dương Đạo tại Toà Thánh.

Vừa hết ranh rào Toà Thánh chừng 150m thì từ Lộ Ca Bảo Đạo hay Lộ Cao Thượng Phẩm (cửa số 6) có con đường ngang đi vào Lộ Trung Tim.

Đoạn khởi đầu chạy đến Báo Quốc Từ thường gọi là Lộ Báo Quốc Từ. Đoạn nầy giống hệt như cán cây gươm.
Con đường tiếp tục xuyên qua Long Hoa Thị (Long Hoa Thị được Đức Hộ Pháp bố trí theo hình Bát Quái và dạy rõ đó là chợ chuyển thế)

Xuyên qua Long Hoa Thị xong con đường chạy ra tới Quốc Lộ 22.
Tại đây mủi gươm tiếp giáp với Quốc Lộ 22 bằng góc 120 độ (bên trái) hay 60 độ về tay phải. Mủi gươm tiếp giáp với Quốc Lộ 22 theo góc như vậy đúng với thế đâm vào quốc lộ 22. Tại điểm tiếp giáp đi thêm khoản 500m nữa là đến bờ sông Vàm Cỏ Đông. (Từ Long Hoa Thị khởi đi con đường thường được gọi là Lộ Trung Tim).

Cây gươm trên lưng Long Mã theo chiều Đông Tây. Con đường có hình cây gươm vừa mô tả bố trí theo chiều Nam Bắc. Cả hai hiệp nhập là thành chữ Thập (+).

Vì sao chúng tôi mạo muội gọi thể pháp là Huệ Kiếm Gươm Thần trong nhân thế?

. Nguồn gốc chữ Huệ Kiếm Gươm Thần.

Trong đạo học xưa nay đều có đề cập đến Trí Huệ và coi đó như phương tiện hữu ích để giải thoát hay giúp đở ngưòi khác.
Kinh Xuất Hội:
Gươm huệ đưa trị xão trừ tà
(câu 14).​
Kinh Vào Học:
Nương gươm thần huệ đặng trừ nghiệp căn.​
(câu 04)​
Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Qui Liễu:
Dâng gươm huệ kiếm xin cầm,
Chặt lìa trái chủ đặng tầm ngôi Thiên.
(câu 7-8).​
Đó là trích dẫn từ phần Kinh Thế Đạo.

Trong bài KINH KHAI CỬU Đại Tường và Tiểu Tường có câu:
Nắm cây huệ kiếm gươm thần,
Dứt tan sự thế nợ trần từ đây./.
(câu 11-12).​

KINH KHAI CỬU Đại Tường và Tiểu Tường là bài phải đọc trước khi làm tuần cửu hay Tiểu Tường, Đại Tường.
Khi đọc bài kinh nầy thì linh vị của người lìa trần để ở Hiệp Thiên Đài.

Đọc xong bài KINH KHAI CỬU Đại Tường và Tiểu Tường thì linh vị mới đem đến Cửu Trùng Đài.
Nhiệm vụ Hiệp Thiên Đài hẳn nhiên khác với nhiệm vụ Cửu Trùng Đài. Đó là một trong những lý do vì sao bài kinh có tựa: KINH KHAI CỬU Đại Tường và Tiểu Tường.

Nghĩa là cái tựa đã đưa chữ Đại Tưòng lên trước chữ Tiểu Tưòng trong khi trên thực tế thì hành lễ Tiểu Tường rồi đến 300 ngày sau mới làm lễ Đại Tường.

Trong đề tài nầy không đi sâu vào việc tìm hiểu vì sao lại đề tựa KINH KHAI CỬU Đại Tường và Tiểu Tường nên xin phép dừng ở đây.

Chúng tôi trình bày nguồn gốc như thế để quí đồng đạo hiểu rằng chúng tôi không tự tạo ra chữ Huệ Kiếm Gươm Thần mà chữ đó có sẳn trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

Cây gươm xuyên qua Bát Quái thì đã có trên lưng Long Mã nơi Nghinh Phong Đài.

Con đường giống như cây gươm là có thực trong xã hội. Con đường đó không dành riêng cho sắc dân nào hay phẩm cấp nào mà dành cho cả nhân loại. Nhân loại vẫn đi lại hằng ngày trên con đưòng đó để làm công việc theo ý muốn của hành giả.

Kết hợp tất cả các thành tố trên chúng tôi mạo muội gọi đó là: HUỆ KIẾM GƯƠM THẦN TRONG NHÂN THẾ.

Cây gươm đó có phần Đạo và Đời theo ý nghĩa câu:
Trường Đời đem thử gan Anh Tuấn,
Cửa Đạo mới ra mặt Thánh Hiền.
(TNHT Q2 trang 122. Bản in 1963)​

Đời có điểm nhấn là Báo Quốc Từ. Rồi xuyên qua Long Hoa Thị (là chợ chuyển thế là Đạo).
Trong phạm vi bài nầy chúng tôi chỉ trình bày phần liên quan đến Long Hoa Thị (Đạo) và xin tự giới hạn phần (bao quanh đời) là Báo Quốc Từ...

Chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về phần tự giới hạn nầy và cảm thấy có lỗi vì đã không trình bày đầy đủ một thể pháp rất thực tế của Đạo.
Kính xin với chư vị quan tâm đến đề tài vui lòng tìm đọc số văn bút của Đức Hộ Pháp và quí vị tiền bối có liên quan đến Báo Quốc Từ cũng có thể hiểu được. Xin quí đồng đạo thông cảm.

(CÒN TIẾP:*** HUỆ KIẾM GƯƠM THẦN VÀ LONG HOA THỊ).
 

dong tam

New member
Huynh Trần Văn Chí viết:

"Kính xin với chư vị quan tâm đến đề tài vui lòng tìm đọc số văn bút của Đức Hộ Pháp và quí vị tiền bối có liên quan đến Báo Quốc Từ cũng có thể hiểu được. Xin quí đồng đạo thông cảm."

Xin huynh giới thiệu tài liệu về Báo Quốc Từ có thể tìm thấy trong những đầu sách nào?

Cảm ơn huynh.
 

Kính hiền dongtam.

Theo lẽ thì Văn Chí trả lời hiền trước khi gởi bài tiếp.

Nhưng đến giờ Văn Chí vẫn chưa hiểu được lý do vì sao mà sau khi trả lời hiền dongtam lần trước thì xãy ra sự chuyển đề tài làm Văn Chí ngại ngùng quá đổi.

Dù rằng nơi trang web nhưng Văn Chí tin rằng:

Ngàn tuổi muôn tên giử trọn biên.

Nghĩa là dù mình có dùng bút hiệu nhưng văn bút của mình tạo nên công hay tội vẫn được Thiêng Liêng ghi chép.

Văn Chí sợ gây ra tội nên sẽ tiếp tục suy nghĩ....

Văn Chí kính xin hiền thông cảm sẽ trả lời hiền sau nhé....

Nay Kính.
 
(tiếp theo về Nghinh Phong Đài)​

*** HUỆ KIẾM GƯƠM THẦN VÀ LONG HOA THỊ.​

Quan sát bằng mắt thì ta thấy con đường giống cây Huệ Kiếm Gươm Thần không chia Long Hoa Thị ra làm 02 phần (xuyên qua) mà bao xung quanh Long Hoa Thị nhưng chữ Lộ Trung Tim đã thể hiện rằng nó xuyên qua trung tâm của Long Hoa Thị. Điều đó cũng giống như cây gươm trên lưng Long Mã nơi Nghinh Phong Đài bị che khuất bởi Bát Quái vậy.

Long Hoa Thị là gì?
Long là rồng.

Rồng là con vật không có thật, không ai thấy được con rồng nên đó là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đã là sản phẩm của trí tưởng tượng thì nó biến đổi không ngừng tùy vào quan điểm của nhân loại. Từ không móng vuốt đến có móng vuốt (qua tranh vẽ và kiến trúc)....

Trong 12 con giáp thì rồng đứng vị trí thứ năm (05: Thìn).

Trong xã hội rồng dùng để chỉ bực đế vương (vua).

Trong Kinh Dịch rồng hiện diện ở quẻ đầu tiên là quẻ Càn.

Trong đạo học có Lưỡng Long Tranh Châu....

Trong văn chương bình dân rồng cũng dùng để chỉ người quân tử:
Rồng vàng tắm nước ao tù,
Biết người quân tử có cùng ta chăng?

Trong ẩm thực rồng cũng có mặt: Ăn như rồng cuốn....

Trong thiên nhiên khi thấy một đường từ trên mây cao xuống đất (thường là có màu đen rõ rệt so với nền đen chung quanh) được gọi là rồng lấy nước hay vòi rồng.

Tóm lại trí tưởng tượng nhân loại đa dạng và phong phú thì rồng cũng ẩn cũng hiện theo vậy (Long năng biến hóa....).

Hoa là gì?

Hoa là bông hoa, là tinh hoa.

Với các loài cây ăn trái cây trổ hoa rồi hoa mới kết nụ và thành trái.

Với các loại hoa kiểng thì hoa nở rồi tàn.

Thị là gì?

Thị là chợ, là thị nhận, là thể hiện...

Long Hoa Thị là tên một cái chợ. Chợ kiến trúc theo hình bát quái. Chợ nầy được bố trí cách Đền Thánh khoản 1,5km về phía Nam.

Sau ngày 30-4-1975 Long Hoa Thị đổi tên thành chợ Hòa Thành rồi Trung Tâm Thương Mại Hòa Thành. Nhưng trong bài nầy chúng tôi vẫn gọi là Long Hoa Thị cho đúng với thể pháp tôn giáo. (1)

Long Hoa Thị ngay từ dự tính ban đầu có 02 nhiệm vụ:

. Nâng cao cuộc sống người dân, đẩy mạnh mức độ kinh thương theo qui luật bình thường của xã hội. Sản vật mua bán là các loại thảo mộc, không được bán đồ mặn là các loại hại đến mạng sống của động vật nơi Long Hoa Thị. Các loại đồ mặn là các sản phẩm cò, bay, máy, cựa (là những thứ có thể chạy ra khỏi bàn ăn). Chợ nào cũng có mua, có bán, có người đi xem thì Long Hoa Thị cũng nằm trong qui luật đó.

. Chợ chuyển thế của ĐĐTKPĐ.
Chợ do Đạo lập ra với dự định góp phần thực thi nhiệm vụ khó khăn và nặng nề của Đạo là: Tạo Đời cải dữ ra hiền (Kinh Đại Tường- câu 11) nên Long Hoa Thị chịu trách nhiệm CHUYỂN THẾ. Đây là phần đặc sắc mang đậm nét Cao Đài, nó khác với chợ thường (và các chợ khác cũng của Đạo lập ra trong Châu Thành Thánh Địa) ở phần nầy.

Tại sao Long Hoa Thị là chợ chuyển thế?

Về phương diện chuyển thế thì Long Hoa Thị là nơi thể hiện tinh hoa trí tuệ của ĐĐTKPĐ. Tinh hoa đó phải được cầu chứng với chính tôn giáo xong rồi trưng bày nơi Long Hoa Thị để nhân loại thị nhận.

Nhân loại có quyền đem về dùng và định giá trị thực của sản phẩm.

Long Hoa Thị là nơi thể hiện tinh hoa trí tuệ của ĐĐTKPĐ. Nhưng tinh hoa đó được khởi nguồn từ đâu?

Nó khởi nguồn từ bộ não thanh tịnh (Thanh Tịnh Trí Phật và Diêu Trì Cung) của các vị đạo tâm, hiền nhân quân tử trong xã hội muốn đem sở học, đem kiến thức mình sở đắc được để phụng sự nhân loại theo tinh thần Bác Ái – Công Bằng.
LỄ HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG là đầu nguồn của việc xã hội hóa.

Căn cứ vào đâu mà hiểu như vậy?
Xin thưa rằng căn cứ vào chánh tự của ĐĐTKPĐ (là Tiếng An Nam), Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, các lời thuyết giảng của Đức Hộ Pháp và chính sự diễn tiến của Long Hoa Thị.

Chữ YẾN có nghĩa là một buổi tiệc: yến tiệc.

Ánh sáng từ ngọn đèn phát ra cũng được gọi là yến sáng.

TNHT Q2 trang 07- bản in 1963: Bà Bát Nương có dạy:
... Luôn dịp, em sắp chương-trình hành-lễ Đức Chí-Tôn. Đến ngày mùng 8, các anh, các chị cũng rán công-quả hai ngày, nhang đèn hành đại-lễ. Quí anh tầm một phương-pháp, dùng tạm thời một ngọn đèn có đủ yến-sáng, vì chúng ta không có những đèn có đủ yến-sáng, nên cùng chẳng đã, phải tạm đó thôi. Đèn bảy ngọn cũng có lẽ đặt tên là thất tinh. Quí anh, quí chị luận coi.....

Con ngươi trong mắt cũng gọi là yến sáng.

Khi suy nghĩ về một việc chi mà trong não lóe lên cách giải quyết, rồi nương theo đó để giải quyết cho tỏ rõ thì giây phút bộ não lóe lên đó được gọi là yến sáng từ trong não.

Đó là cơ sở để hiểu YẾN là ánh sáng, là phát minh từ bộ não.

Diêu Trì Cung là nơi của Phật Mẫu cai quản. Cũng có nghĩa là nơi thanh tịnh, yên lặng... là môi trường để bộ não nẫy sinh ra những sáng kiến hay phát minh....về vật chất hay tinh thần.

Trong hiện thực xã hội học của ĐĐTKPĐ thì Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung là nơi mà các Viện (Cửu Viện), các cơ quan, các địa phương cho đến cá nhân đem trình bày những thành tựu, sáng kiến hay phát minh của mình trước nhân loại (đây là phần trước đây chưa khai triễn - theo cách hiểu thể pháp mở trước và bí pháp mở sau thì đây là bí pháp đắc đạo tại thế mà Đức Hộ Pháp thuyết giảng về Lễ Hội Yến).

Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức hằng năm (KHÔNG ĐƯỢC PHÉP GIÁN ĐOẠN) cũng có nghĩa những sáng kiến, phát minh không bị gián đoạn.

Phật Mẫu Chơn Kinh và bài Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu đã nói lên tầm quan trọng của Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương trong nhân loại hay trong ĐĐTKPĐ.

Đến Di Lạc Chơn Kinh thì Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật vẫn có vai trò rất quan trọng.

Khi Đức Hộ Pháp thuyết giảng về CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HĂNG SỐNG ngay từ bài số một Ngài đã giảng rõ rằng Cửu Vị Nữ Phật gắn liền với Cửu Trùng Đài.

Bài số 01. Đền-Thánh, đêm 13- 8- Mậu-Tý (16-9-1948).
Vào Đền-Thánh tức là vào Hiệp-Thiên-Đài, đi từ Hiệp-Thiên-Đài đến Cung-Đạo, nhưng muốn vào Cung Đạo phải qua Cửu-Trùng-Đài, mỗi nấc của Cửu-Trùng-Đài là mỗi lần khảo-dượt của các Đấng Thiêng-Liêng, là mỗi lần cứu-rỗi của Cữu-Vị Nữ-Phật, là mỗi lần cầu xin, của các đẳng linh-hồn, toàn-thể con cái Đức Chí-Tôn đọc lại mấy bài kinh từ Đệ Nhứt-Cửu đến Đệ Cữu-Cửu, đến Tiểu-Tường và Đại-Tường thì biết.

Sự trình bày sáng kiến hay phát minh là không có giới hạn nhưng phải nằm trong khuôn khổ đạo đức của tôn giáo. Chữ đạo đức ở đây hiểu theo nghĩa rộng là phù hợp với luật Bác Ái-Công Bằng để phụng sự nhân loại.

Hội Thánh ĐĐTKPĐ sẽ cử những nhân sự có trách nhiệm thành lập phái đoàn tiếp nhận những thành quả nầy. Đây ví như giai đoạn tiếp nhận sáng kiến, phát minh và nó được trưng bày công khai nên không bao giờ có việc dấu diếm, ém nhẹm hay ăn cắp phát minh được.

Cúng Phật Mẫu thì không phân biệt phẩm tước chi hết, cũng như tất cả nhân loại ai cũng có quyền cống hiến công sức, sáng kiến...cho xã hội. Quan sát thời cúng Phật Mẫu trong ngày Hội Yến ta thấy có những người không mặc đạo phục và ngồi bất cứ nơi đâu để cúng mà không một ai dám xâm phạm hay yêu cầu chi hết thì ta cảm nhận được phần nào tính bình đẳng và tình vô cực của bà mẹ thiêng liêng, của Đại Từ Mẫu.

Hội Thánh tiếp nhận xong rồi thì giao cho Hàn Lâm Viện nghiên cứu thêm xem những sáng kiến phát minh đó cần bổ xung những gì cho hoàn chỉnh. Dĩ nhiên trong quá trình nghiên cứu sâu, rộng nầy phải liên hệ đến nơi đưa ra phát minh để hợp tác nhau đúng với tinh thần đạo đức và khoa học để đi đến cái chung là ĐÚC KẾT thành giáo án, công thức hay qui trình...xong thì TRÌNH VỚI HỘI THÁNH.

Hội Thánh ĐĐTKPĐ nhận lại công trình hoàn chỉnh từ Hàn Lâm Viện (do các vị Bảo Quân với sở năng, sở thức riêng phụ trách) thì đem công thức, hay qui trình đó TRƯNG BÀY TẠI LONG HOA THỊ.

Cả nhân loại ai cũng có đủ quyền đến Long Hoa Thị theo ý mình muốn. Đã đến Long Hoa Thị thì có quyền mua sắm theo bình thường hay xem các phát minh và liên hệ với Hội Thánh để đem phát minh nầy về áp dụng cho cá nhân, gia đình hay cộng đồng mình đang sinh sống, đang nhắm tới...

Đạo thì giữ bản quyền, không cho sao chép làm sai lạc nội dung... nhưng giử bản quyền để biếu không (những công thức, qui trình hay phát minh...) cho nhân loại chớ không bán.

Trời tạo lập ra tất cả nhưng Trời không giử riêng cho mình mà ban phát không cho nhân loại. Vậy thì ĐẠO CỦA TRỜI LẬP cũng theo cái dấu vết, khuôn khổ của Trời mà BIẾU KHÔNG cho nhân loại. Đạo biếu không mới đáng là ĐẠO CỦA TRỜI LẬP.

Mọi người ai cũng có quyền dụng những phát minh nầy để xây dựng cuộc sống, để thay đổi cuộc sống cho tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên Hội Thánh phải giải thích tận tường và cử người đến phụ giúp với họ từ A đến Z cho được thành công.

Cá nhân tiến bộ, gia đình tiến bộ, xã hội tiến bộ trong khuôn viên đạo đức cả về vật chất lẫn tinh thần trong mưu sinh, gia cư, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo thì ĐÓ LÀ CHUYỂN THẾ.

Trong suốt chu kỳ của ĐĐTKPĐ chỉ có Long Hoa Thị là nơi trưng bày các công thức, qui trình hay phát minh các chợ khác như: Long Hải Thị, Tân Dân Thị, Thiên Vương Thị... không có nhiệm vụ trưng bày nầy.

Đó cũng là lý do vì sao Long Hoa Thị không được phép bán đồ ăn mặn (có tính chất sát hại mạng sống động vật)....và châu thành của Long Hoa Thị về sau sẽ mở rộng ra tới Bến Kéo (theo lời phê của Đức Hộ Pháp).

Một thí dụ cụ thể:
Thí dụ như Nông Viện gầy ra một giống lúa mới có những phẩm chất đặc biệt, kháng nhiều loại bệnh, năng suất tốt....thì đem ra trưng bày ở Lễ Hội Yến (nơi các gian hàng).

Hội Thánh cử phái đoàn đến tiếp nhận và đánh giá sơ bộ, công bố và xếp hạng sơ bộ vào ngày xong lễ.

Hội Thánh đem về giao cho Hàn Lâm Viện. Hàn Lâm Viện nghiên cứu đúc kết, mở rộng ... thành công thức và giao hoàn cho Hội Thánh.

Hội Thánh đem công thức đó trưng bày nơi Long Hoa Thị (NGUỒN CUNG).

Nhân loại thấy có nhu cầu thì liên hệ để được hướng dẫn thêm và đủ quyền đem về xài (CẦU).

Khi dùng thì thay đổi cuộc sống của bản thân, gia đình, xã hội đó là chuyển thế theo đúng qui luật CUNG CẦU.

Cho dù là một cá nhân mà có tâm hồn phụng sự nhân loại vẫn được phép trình bày (như điều 04 của Nội Luật Hội Nhơn Sanh qui định). Đã trình bày ở đó thì ai quan tâm đến đều thấy, không ai có thể dấu nhẹm.

Trường Học, Dưỡng Lão Ấu, Tịnh Thất (Bảo Sanh, Nhơn Nghĩa, Dại Đồng) của ĐĐTKPĐ cũng lấy năng lượng từ đây mà ứng dụng.

Hai phương án xây dựng cá nhân và xã hội (08 công thức ở Bao Lơn Đài). Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung... cũng đều có quan hệ mật thiết với Huệ Kiếm Gươm Thần và Long Hoa Thị.

Đạo đức chính là nền tảng của mọi xã hội. Đạo thì không thể cung ứng một sản phẩm kém phần đạo đức nên sản phẩm của Đạo phải đem đến cuộc sống sung túc và hạnh phúc cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là thể hiện phần nào ý nghĩa của câu kinh:
Hội Thánh minh giao sách trường xuân.​
(Kinh Đệ Tam Cửu- câu 10).​

Đạo học xưa nay đều có nhắc đến ngày Hội Long Hoa.
ĐĐTKPĐ đã đem Hội Long Hoa đến với nhân thế bằng Long Hoa Thị trong hiện thực từ vật chất đến tinh thần.

Những người có công phụng sự nhân loại qua những công trình nghiên cứu, thực thi điều hữu ích hay người công quả bình thường mà xã hội nhìn nhận, thì được Đức Chí Tôn nhìn nhận.

Đức Chí Tôn nhìn nhận bằng cách đem phẩm vị THẦN, THÁNH, TIÊN, PHẬT mà trả lại cho họ; đúng với nguyên tắc của ĐĐTKPĐ là DÂNG CÔNG ĐỔI VỊ.

Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật thời Tam Kỳ Phổ Độ không dành riêng cho bậc tu hành (Tăng lữ) mà có phần của cả Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh. Hể ai có công phụng sự vạn linh được vạn linh nhìn nhận đáng với phẩm vị nào thì Đức Chí Tôn ban cho họ phẩm vị đó.

Tam Thánh đại diện cho nhân loại để ký Đệ Tam Hòa Ước với Đức Chí Tôn đã đủ để chứng minh điều đó. Trong Tam Thánh không có vị nào ở trong giới tu hành mà đó là những hiền nhân quân tử (Trạng Trình), những vị phụng sự nhân loại bằng tư tưởng qua văn bút, hay những nhà cách mạng biết dung hòa tư tưởng Đông Tây để mở mang dân trí, nâng cao cuộc sống người dân (dân sinh) và phù hợp với đạo đức (dân đức) theo tiêu chuẩn Bác Ái – Công Bằng.

Như muốn hiểu thêm thì xin vui lòng tìm đọc các bài thuyết giảng của Đức Hộ Pháp và các vị tiền bối về phương pháp lập vị thời Tam Kỳ Phổ Độ.

Những hiền nhân quân tử lập chí phụng sự cho nhân loại (cả về đạo và đời) thì có khắp nơi và không bao giờ dừng lại cũng không giới hạn ở một lãnh vực nào.

Cho nên Hội Long Hoa đã diễn tiến, đang diễn tiến và không một giây phút nào ngưng nghĩ trong suốt chu kỳ của ĐĐTKPĐ.

Hội Long Hoa theo ĐĐTKPĐ thì dành cho cả nhân loại chứ không dành riêng cho nhà tu hành hay một sắc dân nào.
Ngày nào môn đệ Đức Cao Đài còn đọc câu kinh:
Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị​
(Kinh Đại Tường- câu 05)​
Thì ngày đó Hội Long Hoa vẫn diễn ra để nhân loại phụng sự và tự nhân loại sàng lọc, chọn lựa.
Sự sàng lọc chọn lựa của nhân loại không phải diễn ra trong một thời gian ngắn mà phải qua sự thử thách nghiêm minh nên nhân loại đã tự nguyện tôn thờ ai thì không lầm lẫn bao giờ.

Chơn truyền của Chí Tôn không bao giờ là ảo ảnh và đại kỵ ảo ảnh nên chánh giáo của Thầy được thể hiện trong hiện thực sinh động, phong phú và đa dạng của cuộc sống đạo và đời. Có vậy mới tròn câu phổ độ trong cơ tận độ và độ tận.
Nguồn Đào lạc lối ấy duyên may,
Gặp đạo nương theo bước dặm dài.
Nắng hạ héo khô vườn bá tánh,
Dắt nhau tìm núp bóng Cao Đài.
(TNHT Q2 trang 125-bản in 1963).​

Cái bóng Cao Đài có mát mẽ, có xum xuê, có đủ lớn, đủ rộng cho bá tánh tìm đến trong cơ chuyển thế hay không là do môn đệ của Đức Cao Đài thể hiện như thế nào nơi Long Hoa Thị mà có vậy.

Thầy dù có thương môn đệ cũng không bồng ẩm ai lên địa vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Mà lòng thương của Đại Từ Phụ là vô biên nên bày biện ra con đường (dâng công đổi vị) cho nhân loại tự lập vị lấy mình trong buổi năm châu chung chợ bốn biển chung nhà (ngày nay gọi là toàn cầu hóa).
&&&​

(CÒN TIẾP: Định Lý Thời Gian. 120 năm một thế kỷ).
 

dong tam

New member
<br />Kính hiền dongtam.<br /><br />Theo lẽ thì Văn Chí trả lời hiền trước khi gởi bài tiếp.<br /><br />Nhưng đến giờ Văn Chí vẫn chưa hiểu được lý do vì sao mà sau khi trả lời hiền dongtam lần trước thì xãy ra sự chuyển đề tài làm Văn Chí ngại ngùng quá đổi.<br /><br />Dù rằng nơi trang web nhưng Văn Chí tin rằng:<br /><br />
Ngàn tuổi muôn tên giử trọn biên.
<br /><br />Nghĩa là dù mình có dùng bút hiệu nhưng văn bút của mình tạo nên công hay tội vẫn được Thiêng Liêng ghi chép. <br /><br />Văn Chí sợ gây ra tội nên sẽ tiếp tục suy nghĩ....<br /><br />Văn Chí kính xin hiền thông cảm sẽ trả lời hiền sau nhé....<br /><br />Nay Kính. <br />
<br /> <br />

Huynh Văn Chí,

Cảm ơn huynh đã hồi đáp kỳ trước, nhưng tiếc là tôi cũng chưa đọc được nội dung mà đã bị "lưu trử" chờ xem xét!

Như thế việc lưu trử là việc của QTV. Riêng tôi rất mong đón nhận được hồi đáp những điều mình cần tìm hiểu và trao đổi.
Thân ái
 

Facebook Comment

Top