Ngũ giới cấm

dong tam

New member
NGŨ GIỚI CẤM

Là giới luật căn bản theo qui định của Tân Luật buộc mọi tín đồ ngay từ khi mới nhập môn phải học, hiểu và thực hiện. Còn đối với hàng Tu Sĩ, Ngũ Giới Cấm lại càng quan trọng hơn vì như lời dạy của Đức Lê Đại Tiên:

"Nếu không giới luật chuẩn thằng ,
Làm sao đem Đạo hóa hoằng độ nhơn
."
[Đức Lê Đại Tiên, Ngọc Minh Đài 22.5 Kỷ Dậu (6.7.1969)]

(chuẩn thằng = thằng là sợi dây; chuẩn thằng là sợi dây dùng làm chuẩn mực = Dây dọi)

I. GIỚI THIỆU NGŨ GIỚI CẤM:

Là giới luật của Thích Giáo trong Nhị kỳ phổ độ.

Có sự khác biệt nào giữa Ngũ giới của Phật giáo và Ngũ giới Cao Đài ?
 

dong tam

New member
Các bạn,

Hôm nay chúng ta bắt đầu một đề tài giáo lý căn bản, là một trong 3 đề tài vừa được các Hội Thánh thảo luận vừa qua ở Bến Tre, hy vọng với đề tài này sẽ giúp cho không khí sinh hoạt trên Diễn Đàn Tuổi Trẻ Đại Đạo sẽ sôi động trở lại.

Một đề tài phù hợp với mọi trình độ từ Hạ cho đến Trung và cho cả Thượng thừa.

Chúng ta sẽ suy nghĩ theo chiều hướng thực tiễn, NGC có còn cần thiết trong dòng chảy của đời sống văn minh hiện đại thiên về vật chất hay không?
 

Đại Đồng

Administrator
Dong Tam nói:
Chúng ta sẽ suy nghĩ theo chiều hướng thực tiễn, NGC có còn cần thiết trong dòng chảy của đời sống văn minh hiện đại thiên về vật chất hay không?

Theo muội thì chắc chắn phải cần Ngũ Giới Cấm, không có Ngũ Giới Cấm xã hội này sẽ ra sao?
 

dong tam

New member
Theo từ điển Phật học Huệ Quang, ngũ giới là năm giới mà Đức Thích Ca đã hướng dẫn cho hai vị tu tại gia là: Đề Vị và Ba Lợi. Sau hai vị này trở thành Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Nên còn được gọi là Ngũ Giới Ưu Bà Tắc hay Ưu Bà Tắc Giới. Đó là năm giới của nam nữ tại gia thọ trì, gồm: Cấm sát sanh, cấm trộm cắp, cấm tà dâm, cấm vọng ngữ, cấm uống rượu.

Đến Tam Kỳ, Tân Luật tiếp thu nhưng có điều chỉnh. Đó là: Nhứt bất sát sanh, Nhì bất du đạo, Tam bất tà dâm, Tứ bất tửu nhục, Ngũ bất vọng ngữ.
(Cách nhớ: Tam Tà, Tứ Tửu, Ngũ Ngữ)
 

dong tam

New member
I. TẠI SAO CẤM SÁT SANH?

1. Để tôn trọng sự công bằng:

Ai cũng ham sống sợ chết, kể cả loài vật cũng thế. Khi phạm đến bản năng “sống” của chúng sanh là đã phạm đến luật công bằng tự nhiên! Chết là quyền tối cao của Tạo Hóa không ai có thể lạm dụng theo ý riêng!

2. Để tôn trọng đức háo sanh và luật bảo tồn của Thượng Đế:

Sát sanh ngăn cản sự tiến hóa của các sinh vật. Không sát sanh để thể hiện lòng bác ái.

THẦY dạy về bất sát sanh (1928):

“Các con đủ hiểu rằng: chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng tận. Cái sống của cả chúng sanh, Thầy phân phát khắp càn khôn thế giới. Chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội nó phải đủ ngày giờ, Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm. Nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa.

Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu nguyên sanh hay hóa sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước, nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả báo không sai. Biết đâu cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên Phật bị đọa, luân hồi mà ra đến nổi ấy. Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy.”


3. Để tránh nghiệp quả báo ứng:

• Thí dụ trường hợp Lang Tử Hữu là một trong hai đệ tử của Đức Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt. Sau khi sư phụ “nhàn du tiên cảnh”, Lang Tử Hữu bị lôi cuốn theo “bàng môn” nhiều lần phạm giới sát cho nên sau khi mất đi phải chịu trả quả ở chốn ngục hình âm cung.

“ BÁ với SỬ cả hai Lang Tử,
Chơn linh là người giữ động môn;
Theo Thầy xuống chốn trần hồng,
Mượn đường huyết nhục vô vòng thác sanh.
Vì bã tục căn lành không nhớ,
Tạo thê nhi vay nợ chác nần;
Một đời khổ lụy tấm thân,
Đạo mầu vừa học, nợ nần vừa xa.
Đứa đi trước thì là về trước,
Nhưng hỡi ôi đi được về không;
Huyền Quan lấp mớ bụi hồng,
Thê nhi gây tạo trong vòng trái oan.
Chẳng tu niệm hầu toan giải thoát,
Học bàng môn nặng tội sát sanh;
Hỡi nầy dâu thảo cháu lành !
Niệm tình phu phụ nghe rành lời ta,
Lang Tử Hữu thiết tha tha thiết;
Chốn ngục hình rên xiết thãm thay,
Tình sư phụ thấu bồng lai.
Ngọc huynh sở cậy ta nay giáng đàn,(…)"


Đức Bảo Hòa Thánh Nữ dạy tiếp cho con dâu và cháu: Để có thể cứu độ cho chồng, cho cha thì vợ con của vong linh phải:

“SUM hiền tức (dâu) nghe đây lời dặn,
Cúng tế thì không đặng sát sanh;
Heo gà ngon miệng để dành,
Vui say kẻ sống tội dành người xưa
.
Lòng nhơn đạo, dĩa dưa dĩa muối,
Dạ thương chồng sớm tối kệ kinh;
Bạc tiền bố thí phóng sinh,
Trợ nghèo giúp khó trọn tình thê nhi.
Rằm tháng bảy đến kỳ phóng xá,
Trước điện vàng phục tạ Thiêng Liêng;
Cháu con lòng phải kiền thiền,
Khẩn cầu may đặng tội liền giãm khinh."
 

Hao Quang

New member
Thầy dạy: "Các con đủ hiểu rằng: chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng tận. Cái sống của cả chúng sanh, Thầy phân phát khắp càn khôn thế giới. Chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội nó phải đủ ngày giờ, Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm. Nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa"

Vậy khi chúng ta ăn chay như rau, củ, quả hay tới mùa thu hoạch như bắp, lúa, mè ...chúng ta phải chặt mấy cây đó! vậy chúng ta có phải phạm tội sát sanh không? có bài Thánh Giáo nào dạy về việc này không vậy Huynh Dong Tam?

Q nhớ có bài thánh giáo dạy về việc này nhưng ...nhớ hoài không ra!


 

dong tam

New member
Hy vọng là Hào Quang sẽ tìm thấy lời giải đáp nơi lời dạy của Đức Khổng Thánh trong Thánh Huấn Hiệp Tuyển 2 trang 67 (phái Tiên Thiên)
 

truongtam

Administrator
Bạn em có hỏi em vì sao em ăn chay và sao là không sát sanh.
Em bí quá tự nhiên không biết giải thích sao, nói với bạn em là ăn chay thì không sát sanh, không ăn đồ có nguồn gốc từ thịt, như vậy sẽ ít sát sanh hơn, bạn em hỏi tiếp sao là ít sát sanh, thì em chỉ trả lời là ít sát sanh là do mình chỉ hái rau quả trái cây ăn thôi. Nên còn sát sanh thực vật. Không biết em trả lời vậy đúng không nữa. Vì lâu nay em ăn chay là do không ăn được thịt, chớ chưa có ý định gì về giữ giới.
Em thường hay tụng kinh Cảm Ứng Diễn Nghĩa, em thấy có đoạn "không có cớ chi mà cắt cây chiết nhanh, chẳng phải lễ mà sát sanh", em chưa hiểu câu này lắm, em đi hỏi Bác Đầu Họ, Bác nói là kinh này có nhiều chỗ không rõ nghĩa, dễ hiểu nhằm, nên xem Hán Kinh, mà em mù tịt chữ Hán, vì nếu như kinh dạy như vậy thì có phải là "có cớ thì được cắt cây chiết nhánh để dùng, có lễ thì được quyền sát sanh", em không biết đúng không,em là người theo Tôn Giáo Cao Đài thì suy nghĩ như vậy là sai. Xin huynh tỷ giúp em vướng mắc.
 

dong tam

New member
II. NHỮNG VIỆC GÌ ĐƯỢC GỌI LÀ SÁT SANH:

1. Hành động:

- Vô cớ hay vô ý làm chết người. Thí dụ:

. Gây tai nạn giao thông;

. Không tuân thủ qui định về an toàn lao động để gây ra tai nạn chết người; (Thủy điện xả lũ khi bão số 9 ở Phú Yên vào năm 2009)

. Mua bán nội tạng người nghèo … …

- Giết sinh vật để thỏa mản thú ăn uống: cá bột, đùi vịt xung huyết; đặc sản rừng: trăn, rắn, nhím ...

• Td: thú vui đi săn
“Muôn con nhớ lời vàng Thầy dặn,
Bước tu hành tâm lặng mới nên;
Khuyên con dứt bỏ cung tên,
Loài nào cũng muốn sống bền như con
.”

- Giết sinh vật để thỏa mản thú vui: đấu bò, đá gà cựa sắt ...
- Vô cớ giết hại động thực vật: giết kiến, trùng ... phá rừng.
. Lâm tặc
. Làm thủy điện tràn lan

Lạm sát:
. Dùng chất nổ săn bắt cá.
. Dùng điện rà chích cá.
. Đỗ acid cho cây (án mặt tiền) chết dần.

Kinh Cảm Ứng có câu: “Chẳng lo quỉ giận Thần hờn, khi không bứng gốc chặt trơn nhánh chồi. Hung hăng tánh dữ chẳng thôi, sát sanh chẳng phải nhằm hồi lễ chi… Dùng đồ thuốc độc giết căn cội nhành."

2. Lời nói:

- xúi giục người khác có hành vi sát sanh.
- làm người khác buồn rầu, đau khổ, lo sợ mà chết.
- không có lời khuyên can người khác trước dự định và hành động sát sanh.

3. Tư tưởng:

Có tư tưởng hay mưu sâu kế độc liên quan đến sự sát sanh. Td:

•“Chơn linh ba một vị nữ phó hội trưởng Thánh thất Tân Định về đàn cho biết chưa đắc quả vị vì lúc bệnh nặng sắp lâm chung đòi ăn thịt gà. Ban đầu con cháu không đồng ý nhưng sau đó bà con nói quá nên chìu ý. Vừa bắt con gà, cắt cổ trụng nước sôi, vặt lông chưa kịp nấu thì người bệnh đã tắt hơi. Tuy không trực tiếp giết gà nhưng do tư tưởng (nghiệp báo) đòi ăn thịt gà nên con gà bị chết oan bởi bàn tay của con cháu. Tuy thế vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả. Chơn linh dạy con cháu phải lập đàn cầu siêu cho con gà và phóng sanh hồi hướng cho mình."
 

1234

Active member
Kính Huynh dong tam

Nói về luật Cảm Ứng , Nhân Quả. Làm đệ nhớ đến 1 câu chuyện có thật ngoài đời mà đệ đã từng được nghe qua
thời gian cách đây vài năm, Nhân lúc đi làm giấc trưa, đệ có ghé quán dùng cơm trưa, cạnh đấy là có 1 số người nuôi gà đá, họ trau chuốt cựa cho gà, đệ ăn xong ngồi gần đấy bắt chuyện tán gẩu, và được biết trong số bọn họ đã có người chơi gà đá, họ thường gắng cựa sắt cho gà , và cũng chính con gà đó "chứng" và bay lên dùng chính cặp cựa sắt đó lấy đi mất cặp mắt của người đã gắng cựa sắt cho gà và thích thú nhìn cảnh đồng loại tương tàn làm thú vui ,tiêu khiển. Nghe qua làm đệ rùng mình và biết đây chính là luật báo ứng nhãn tiền, nhưng vì họ không ý thức đuợc nên cứ vịn cho là chuyện xui rủi của nghiệp nghề ... Trong Kinh Địa Tạng còn cho đệ biết thêm hậu quả của những người nấu rượu lậu ( đem sự mê mờ tâm trí cho người khác, cuối đời thường bị tựa như nhũng não mất trí nhớ mau hơn những người khác, và một số nghiệp quả báo ứng khác như chặt cây, phá rừng, hay đâm thọc cho gia cảnh người khác phân ly, ..... cuối đời nghiệp báo ứng theo đuổi như hình với bóng )

Ta đem 1 vật vuông ra ngoài nắng tất sẽ cho ta bóng vuông, ta đem vật tròn ra nắng tất sẽ dọi lại cho ta bóng tròn... v.v .... luật cảm ứng là là luật giao cảm ( tuy vô hình ) nhưng Lý Tính là lẽ thật đương nhiên ta ném 1 quả bóng với lực nhẹ vào tường nó sẽ phản hồi lại 1 cách nhẹ nhàng, nhưng nếu ta dùng 1 lực lớn hơn để ném quả bóng ấy thì hẳn nhiên quả bóng ấy sẽ phản hồi lại cho chính chúng ta 1 cách mạnh mẽ tương đương với lực mà ta đã khơi nguyên, khởi dùng.

Luật nhân quả cảm ứng nhãn tiền . Quả không sai mảy hào ly.

Vài hàng tham gia cùng chủ đề. Kính huynh dong tam .
 

dong tam

New member

Chào 1234 và các bạn,

Chuyện kể của 1234 làm mình nhớ lại chuyện hàng xóm: nhà kế bên làm nghề bán thịt heo từ trước 1975, sau giải phóng trong thời tem phiếu, nhà này làm thêm việc mổ heo bỏ mối chui nhờ dựa thế người bà con là phó công an phường. Nhà này sinh cháu trai nhỏ. Đứa nhỏ mỗi khi không hài lòng việc gì thì khóc thét lên, nghe như tiếng heo kêu lúc bị chọc tiết! Lớn lên, thằng bé đi học cứ thường xuyên bị ở lại lớp vì trí óc kém phát triển!
 

1234

Active member
Cùng huynh dong tam và chư H.T.Đ.M

Nhân một ngày đã rất lâu đệ có cùng chư H,T,Đ,M nơi đệ sinh hoạt đi cúng thất cho 1 người là thân phụ của 1 vị huynh trong nhóm sinh hoạt. ( ở Bình Chánh trong khoảng sâu cặp bên cạnh mé sông,và nhà ấy là nơi đóng ghe thuyền trước đây ) Khi ngồi uống trà nói chuyện lại qua cùng huynh đệ trong nhóm,chợt có 1 người chân bị tật teo rút ( mặc dù người này rất tài giỏi về công nghệ cơ khí ) Khi đệ có vẽ hơi thắc mắc khi nhìn người này. Thì vị Đại huynh trong nhóm mới nói khẻ nhỏ cho riêng đệ vừa đủ nghe : Vị này là người lãnh phần cho gia đình này ! khi ấy đệ vừa nghe xong chợt : ? ? ? ... Thì vị Đại huynh giải thích thêm : Đa số những người làm nghành công nghiệp vì lợi nhuận thường cắt xén vật tư, hay ăn chịu giá theo thỏa thuận nhưng vì cạnh tranh buộc họ phải ăn gian nhín nhót làm giảm kém chất lượng ván, gỗ , vật tư sắt , thép , xi măng ...v.v và v..v.. hậu quả là nghiệp báo nếu họ không lãnh trước mắt cho bản thân nhưng gánh nặng nghiệp báo ( công nghiệp ấy lại sang phần cho con cháu họ gánh lãnh ... mà 1 khi quả báo đã túc duyên thọ nghiệp rồi thì khi ấy họ có dùng tiền đánh đổi hay chuộc lại lỗi xưa e cũng kho đặng mong cầu ! Do vậy nhiều đều tai nghe mắt thấy nhãn tiền hữu vi làm đệ càng tín tâm kiên cố tin sâu luật báo ứng - cảm ứng của Đất Trời . Luới Trời tuy lộng lộng minh mông nhưng chúng ta không sao tránh khỏi cho dù là tài ba lỗi lạc quả là lưới Trời tuy thưa mà khó thoát

.......

Tuy rằng cũng muốn qua cầu

Nhưng tâm chưa chịu rời - lìa vọng mê

Chỗ này là chỗ : khó qua

Chỗ này trần thế lụy sa rất nhiều

Ăn thì Gạo nấu thành Cơm

Cát kia - Đá nọ nấu thời ra chi ?

Ngàn năm - ngàn tuổi - ngàn đời

Làm đều trái nghịch - mong đều thuận duyên ?

Gieo toàn hột giống : Chua cay

Đòi thì Trái ngọt - Quả ngon - Quả lành ?

...........................

.........................

Vài dòng giao cảm cùng Huynh dong tam.Chúc huynh thêm nhiều sức khoẻ luôn tạo nhiều chủ đề cho D,Đ tham luận trau dồi trong Tu - Học .

Kính
 

dong tam

New member
Truyện kể CỨU TÔI VỚI

Hồi nhỏ, khi Đạo trưởng Huệ Chơn được Ơn Trên điểm danh làm đồng tử thì cha mẹ vẫn chưa nhập môn cầu Đạo. Nhằm hướng dẫn gia đình đồng tử, Ơn Trên dạy: "Kỳ đàn tới, hãy mời cha mẹ đến để dạy việc".

Lời mời được vị chủ đàn đến tận nhà chuyển đạt, chớ đồng tử nào dám hó hé tiếng nào với cha. Nể lời ông cả chủ đàn, cha mẹ đồng tử Huệ Chơn đều đến dự đàn sau.

Sau khi dạy đạo xong, Đức Giáo Tông bảo mọi người có mặt hãy nhắm mắt lại để Ngài làm phép.

"Cứu tôi với ! Cứu tôi với !". Đó là tiếng la thất thanh giữa đàn của cha đồng tử.

Mọi người khi nhắm mắt đều thấy cơ man nào là chó nhưng chúng chỉ vây cắn một mình cha đồng tử Huệ Chơn.

"Thôi chư hiền hãy mở mắt". Đức Lý Giáo Tông hạ lệnh sau một phút cho thấy hình ảnh.

- Hiền đệ (cha đồng tử), đã thấy bao nhiêu oan nghiệt đeo đuổi. Bần Đạo khuyên hãy sớm hồi đầu hướng thiện, nhập môn cầu đạo, thì Bần Đạo còn có thể hướng dẫn cho.

Cha đồng tử Huệ Chơn bỏ ngay món ăn phàm tục ấy và kỳ đàn kế xin nhập môn.

Sau khi mãn phần, Ơn Trên cho biết: "được tiếp tục đi tu"

Ai còn thường xuyên ăn thịt, hãy nhớ lấy tiếng kêu "Cứu tôi với, cứu tôi với"
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
Chào các bạn,
Như huynh DT đã nêu bên trên cho chúng ta thấy, một trong mục tiêu của giới cấm sát sanh là tập cho chúng ta tôn trọng tính công bằng của vạn loại.
Công bằng là một trong các nền tảng chính để tạo nên Thế giới Đại Đồng, chúng sinh tôn trọng nhau.
Cũng như bạn Trường Tam đề cập đến v/đ ăn chay bên trên: Đến các loài vật mà ta cũng luôn tôn trọng mạng sống của chúng (các chơn linh anh em của chúng ta), thì tất nhiên chúng ta cũng sẽ biết tôn trọng mọi người, tôn trọng tôn giáo, chi phái, tư tưởng của mọi người, vậy thì lo chi không tạo nên cảnh thiên đường tại thế.
"Giữa vạn vật con người một giống
Phải uống ăn nuôi sống thân phàm
Từ bi ngũ cốc đã ban
....
Con xin mượn xác đoạt quyền vĩnh sanh" (Kinh trước khi ăn )

Xin được góp cho bạn Trường Tam một ý khi trả lời câu hỏi " Ăn chay tại sao lại giảm sát sanh"
Theo HDDD chúng ta có thể dẫn chứng rằng, nếu 1/4 dân số thế giới ăn chay thì nhu cầu giết thịt các loài động vật sẽ giảm đi đáng kể ===> gián tiếp giảm sát sanh.
Đúng ra theo nguyên tắc công bình thì ngay cả thực vật chúng ta cũng không được "giết" để dùng làm thức ăn, song vì lòng từ bi, để con người có cơ hội "nuôi sống thân phàm" để hòng tu sửa đặng có dịp tiến hóa để trở về với khối Đại linh quang, Ơn Trên đã ban cho chúng ta ngũ cốc, như một ân huệ thừa trừ của luật công bằng;"Từ bi ngũ cốc đã ban" đễ có thể đạt đến ý nghĩa tối hậu của cuộc sống phàm tục này: "mượn xác đoạt quyền vĩnh sanh"

 

dong tam

New member
Xin giới thiệu điểm này để những ai còn ăn trai kỳ lưu ý.

Phải ý thức việc ăn chay của mình có ảnh hưởng đến việc giải trừ nghiệp chướng của cha mẹ:

Khi con cháu còn ăn chay kỳ, cha mẹ nuôi con làm thức ăn mặn cho nên phải gánh nghiệp vì phạm sát sanh. Một vị đạo hữu sau khi đã được về cõi trên, giác ngộ được điều này nên khi được về đàn đã khuyên các con:

Hai con… Nếu con biết thương cha mẹ và thương thân mình thì hãy cố gắng trường chay để cho thể chất thay đổi lần lần hầu chịu đựng với thiên tai trong mai hậu. Nhược bằng chưa thể được thì đừng để mẹ con phải mang tội sát sanh vì hai con nghe.”
[Chơn linh Minh Tra – Hồng Phước Hoàng Ngọc Tạo, Văn Phòng PTGL 14.5 Đinh Mùi (21.6.1967). Sau đắc Đô Thống Quản Địa Thần. Nay là Giác Minh Tôn Thánh]


Qua lời dạy này, người ăn trai kỳ nên làm những gì?
 

dong tam

New member
•“Sát sanh là gì?

Là giết sự sống, từ lời nói đến hành động đều có thể gọi là sát sanh. Nếu lời nói sai làm cho người phiền lụy, hành động quấy làm cho người đau khổ cũng gọi là sát sanh. Chẳng phải giết loài vật để mà dưỡng thân mới gọi là sát sanh. Sát sanh ấy theo định luật tiến hóa của thiêng liêng ai cấm cản đặng. Song biết tu ắt là không sát sanh một cách vô lý, khi không dụng đến.

Chớ sự sát sanh không thể phân một lý đặng mà là bao quát tổng lý: mọi sự gì, mọi điều gì có tánh cách sai lạc thì cũng có thể gọi là sát sanh
."

Đoạn Thánh giáo này được trích từ đâu ... ?

Hy vọng nội dung sẽ giúp chúng ta hiểu đúng Thánh ý.
 

dong tam

New member
Không được sát sanh mỗi khi cúng giỗ

“Một ví dụ mà cũng là một điển hình. Như vong linh hiền tỷ Nguyễn Thị Hồ. Hiện giờ hiền muội Ngọc Kiều đã có công tu bồi âm chất trong mọi mặt để trợ giúp cho mẫu thân. Trong lúc đó còn những người khác trong gia quyến lại sát sanh hiến lễ trong ngày kỷ niệm. Biết rằng linh hồn đã qua một thế giới khác, không thế nào ẩm thực những lễ vật hiến tế của thế giới này, nhưng nếu thân nhân nói rằng vì ngày kỷ niệm cho linh hồn người nầy tôi sát sanh để cúng tế, linh hồn đương nhiên phải gánh nặng thọ lãnh phần sát sanh đó…

Ngu tỷ xin chuyển lời của hiền tỷ đến hiền muội Ngọc Kiều: nếu vì quyền hạn hoặc uy tín đức độ của hiền muội có giới hạn đối với người anh, không thể độ dẫn vào đường Đạo lý để cùng góp sức siêu bạt cho vong linh hiền tỷ, thì cũng cố gắng khuyên người anh đừng sát sanh hại vật trong ngày lễ giỗ. Nếu có lòng thành thương mẹ, chỉ sắm hoa quả hương đăng với tấm lòng thanh tịnh, anh chị em út lớn bé trong nhà hãy thương yêu hòa thuận trong bầu không khí yên lặng để tưởng nhớ đến mẹ hiền sẽ có hiền tỷ về chứng lễ…

Do đó sự cúng tế trong Đạo Cao Đài tuyệt đối không dùng giấy tiền vàng bạc, giấy đất đồ mã cùng sát sanh để hiến lễ. Nếu có làm vì muốn đáp ơn trả nghĩa thì làm một dịp khác, đừng nói rằng sát sanh để cúng người quá vãng mà tội nghiệp cho linh hồn.”

[Đức Diệu Hạnh Tiên Cô, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 14.5 Kỷ Dậu (1969)]

Nghiệp quả do phạm sát sanh để cúng tế, không chỉ người phạm giới phải bị mà còn ảnh hưởng đến cả thân nhân.

“và Mẹ cầu xin các con các cháu đừng sát hại sanh vật tại gia trung để Mẹ làm tròn phận sự Thiêng Liêng là bảo hộ con cháu và lê dân, bằng không nghe lời Mẹ thì luật Thiên Điều trừng trị không tha thứ, vì Mẹ là Thần ở cõi Thiên Thần không được phạm điều giới cấm.”

[Bảo Ân Thần Nữ, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30.10 Canh Tuất (28.11.1970) ]
 

dong tam

New member
Khi mới Lập Đạo, vị Thần Thành Hoàng đình Mỹ Lộc có nói:

Còn việc tế lễ cúng, ta muốn dùng đồ chay hay là cây trái, chớ sát sanh. Ta cũng tỏ cho chư chức sắc hiểu rằng: Tế tự là tại sao? Phàm có lòng tin mới cúng chớ, cúng là lấy có lễ đó, gọi là kỉnh trọng; chớ Thần Thánh nào ăn của ai. Bởi thế nên ai dùng vật thực mà cúng , tốt hơn dùng trái cây. Ai có lòng thì tế lễ chi chi ta cũng chẳng trách đặng, vì cựu lệ bày đến ngày nay.

- Nay ta muốn theo Thánh ý của Ngọc Đế. Vậy chức sắc liệu làm sao? . . . Trả lời thử ? Cười.”
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

dong tam

New member
• Td: trường hợp của Cố Đạo Trưởng Trần Khả ở Tt Tân Định

“(...) Chơn linh tôi chưa thuần chơn điển, nhờ Đức Lê Đại Tiên hướng dẫn nhập ngọn linh cơ (…) Nầy hiền nội trợ, tôi rất ân hận thay! Lúc hữu hình tôi chỉ biết vui thú lâm tòng sát hại biết bao sinh vật vô tri chia tách tình thương chúng. Những loài thú cầm tuy không biết nói, nhưng chúng biết nghe, biết đau thương như người, chúng còn hy sinh hơn nữa. Khi ta giết một con đồng loại chúng sẽ nhào đầu chết theo. Như ngày kia tôi đã sát hụt một sinh vật trúng thương, bọn chúng dìu nhau nơi rừng sâu bỏ uống ăn qua bao ngày mới chết. Nay biết được tôi hối hận biết bao. Vì vậy nên tôi phải chịu nghiệp trả vay mà hiền nội trợ phải bao năm nhọc nhằn nuôi dưỡng, ơn nầy biết sao trả đặng (...)

Sống kiếp trần biết bao tội lỗi,
Niệm Cao Đài sám hối ăn năn;
Hữu thời sanh sát mạng căn,
Đến ngày nhắm mắt lòng hằng thiết tha.
Hễ sát mạng ta đành đền mạng,
Luật công bằng nên hản tri tường;
Vô tội thảm sát đau thương,
Vì chung tình nghĩa đoạn trường như nhau.
Chẳng biết nói đớn đau oằn oại,
Cũng biết thương vùng vẩy la vang;
Máu rơi rớt giọt đầy đàng,
Hồ bi thố tử lòng càng thương nhau.
Vậy phải chịu đớn đau trả nghiệp,
Luật tuần huờn một kiếp đành xong;
Hồn rời khỏi xác trần hồng,
Vô thường dẫn dắt vào vòng ngục môn.
Nghiệt Cảnh Đài rọi hồn tội lỗi,
Nhứt cửu tiền sám hối khai minh;
Ngọn Thần phan sắc Kim Tinh,
Lịnh truyền Thái Ất hồn linh hội chầu (...)"


[Trần Khả, Đạo Lý 54 tr66 Văn Phòng Đại Đạo 22.4 Canh Tuất (1970)]
 

dong tam

New member
SÁT SANH nói chung, trong cuộc sống hiện nay cần phải nghĩ đến những việc sau:

- Hành động làm mất cân bằng sinh thái. Hành động gây tổn hại đến môi trường sống của chúng sanh: thực vật, động vật, con người.
Vấn đề môi trường, ngày nay đang là vấn nạn của cuộc sống văn minh như
:

• Xả rác nylon vào thiên nhiên: Ở Việt Nam tình trạng sử dụng túi nylon rồi xả rác làm môi trường đất bị suy kiệt vì chất nhựa nylon phải mất hàng trăm năm mới bị phân hủy ! Trong môi trường biển, các túi nylon bị thải ra sau khi được dùng làm cho một số động vật hải sản tưởng là thức ăn nên nuốt phải rồi không tiêu hóa được nên bị chết ! v.v...

• Kỷ nghệ phát triển với việc gia tăng các loại Khí thải: khí thải công nghiệp, (lãng phí điện trong tiêu dùng); khí thải từ các động cơ xăng dầu, v.v... tạo ra khí CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính làm mỏng tầng Ozon. Hậu quả là các tia ánh sáng mặt trời lọt vào trong bầu khí quyển trái đất với mật độ cao gây nên sự biến đỗi khí hậu và những năm gần đây thế giới đã bắt đầu thấy rõ với số lượng thiên tai gia tăng hàng năm. Việt Nam cũng thấy rõ điều này !

• Hậu quả của hiệu ứng nhà kính cũng được gia tăng bởi kỷ nghệ chăn nuôi những đại gia súc ăn cỏ cung cấp thịt đỏ như bò, cừu ... Chất thải của các loài này khi phân hủy sẽ tạo ra khí mêtan CH4, khí này cũng góp phần làm mỏng tầng Ozon.

• Việc dùng bình accu hay chất nổ để bắt cá hay dùng lưới có mắt nhỏ đánh bắt tất cả không phân biệt con trưởng thành và con còn nhỏ đã làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Hay việc khai thác rừng không đúng chu kỳ sinh trưởng, xây dựng các đập thủy điện tràn lan mà không nghiên cứu kỹ; v.v… cũng làm cho khí hậu biến đỗi.

• Việc các nhà máy đưa các chất thải chưa qua xử lý vào môi trường thiên nhiên gây tổn hại nặng nề cho môi trường và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn nông ngư dân ! Điển hình như chất thải của nhà máy bột ngọt Vedan ở Đồng Nai đã làm chết một đoạn dài sông Thị Vải !
 

Facebook Comment

Top