Những sáng tác và giai thoại của Bậc Hướng Đạo!

Hao Quang

New member
Những sáng tác của Bậc Hướng Đạo!

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p>HIỆP LÝ: PHAN THIỆN TRÌ</o:p>
<o:p>(1887 - 1972)</o:p>
<o:p></o:p>​
Thơ xướng họa trong tù ( lao xá Quảng <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> 1940)
bài xướng của một cán bộ coi tù:
<o:p></o:p>
Thế giới trông mong đến Đại Đồng
Ngày nay quả thiệt gặp huynh ông
Chủ trương khác hẳn tâm và vật
Huy hiệu sai nhau bạch với hồng
Luận điệu nộp quy nào thực tế
Tuyên truyền suy diễn thuyết hư không
Ngày nào Nam Bắc trung hòa một
Thế giới trông mong đến Đại Đồng
<o:p></o:p>
Bài họa của Phan Thiện Trì
<o:p></o:p>
Thế giới trong mong đến Đại Đồng
Tiến hành xin nhượng thiếu niên ông
Nhơn sanh phải có tâm và vật
Đạo đức đâu phân bạch với hồng
Sau trước đạo người nhơn nghĩa trọng
Chỉ riêng loài vật lý luân thông
Ngày nào Nam Bắc trung hòa một
Thế giới trong mong đến Đại Đồng
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bài xướng họa của Thanh Tâm, một bạn tù:
<o:p></o:p>
May gặp Thầy đây suốt những ngày
Sống chung tù tội nếm chua cay
Giữ bờ Quan lớn hồi mưa nắng
Đẩy gạo đường xa lệnh bếp cai
Thầy đã sĩ hiền cam ngục thất
Tôi vì Đạo nghĩa chịu trần ai
Nay Thầy còn ở tôi về trước
Thẳng một đường trời thỏa chí trai
<o:p></o:p>
Bài họa của Phan Thiện Trì

Ở đây chưa đặng mấy mươi ngày
Đã nếm mùi đời lắm đắng cay
Đâu để châu thân vùi cát bụi
Từng đêm tình cảm đối binh cai
Non sông ngắm đến buồn thêm nhỉ!!
Danh lợi mà chi trối mặc ai
Chẳng hổ tu mi lời tạc dạ
Kinh luân sự nghiệp chí làm trai.
( nhà lao Quảng <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> 1940)
<o:p></o:p>
Hy vọng mùa xuân 1944

Vừng hồng hừng rạng lúc mai mờ
Ông cháu cùng vui chuyện ủ ơ
Thỏ thẻ ngoài hiên oanh học nói
Thêu thùa trước ngõ nhện giăng tơ
Trò xuân cũ mới thay trò kịch
Cuộc thế xưa nay giống cuộc cờ
Dựa ỷ thung dung xem máy tạo
Đường dài hy vọng lũ anh thơ
<o:p></o:p>
Những câu liễn phúng đối của toàn đạo khi Ngài Phan Thiện Trì Quy tiên! Xin trích ít câu
<o:p></o:p>
1/ "Núi Phổ Đà nhẹ gót vân du, gió mát trăng thanh, ông mãi yên vui trên động thánh
Đường giải thoát men chân tiến thủ, công tròn quả xứng, cháu hằng gắng gỏi giữa trời nam."
<o:p></o:p>
2/ "Hết lệ thuộc đến tự do, còi gậy thẳng lên đường, quyết chí theo Thầy, đem ánh từ bi nhuần gội khắp
Xa lợi danh tìm hạnh phúc, pháp quyền xin giữ dạ, một lòng vì Đạo, noi gương giải khổ dắt dìu chung."
<o:p></o:p>
3. "Chí lớn tại thanh tâm, mưu việc nước, tính sự nhà, một thuở lẫy lừng, hương Đảng thơm lây công phá thạch
Đạo cao nhờ đức cả, khi vào tù, lúc thọ khổ, bao lần bất khuất, tiền nhân tô đẹp nét thanh niên."
….
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member


Ngài Hiệp Lý LÊ TRÍ HIỂN
(1879 - 1943)

Đời Ngài là một tấm gương sáng, lúc làm Quan là một bậc " Dân chi phụ mẫu". Lúc tu hành Ngài là bậc chân tu. cuộc đời Ngài có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện vừa lý thú, vừa tỏ rõ sự tài tình của Ngài, sau đây là một vài giai thoại tiêu biểu:

1. Chơi Chữ

Lúc Ngài đang giữ chức Tri Phủ Hoằng Hóa có quan Bố Chánh tỉnh Thanh Hóa vì có hiềm khí nên cố tình tìm lỗi lầm để triệt hạ Ngài.
Bấy giờ, nhằm phong trào chống Pháp sôi nổi nên Chính Quyền cấm các cuộc họp tụ tập của Dân chúng. Thế nhưng có một Xã nọ xin tổ chức lễ Cầu An. Đơn xin do Lý Trưởng Chánh Tổng chuyển lên, Ngài phê:

"Nam Mô A Di Đà Phật, cứ tự thành tâm dĩ cầu an khả thính"

Lời phê bằng chữ Nho không chấm câu. Quan Bố Chánh trình quan Tổng Đốc để cho lệnh bắt, nhưng Quan Tổng Đốc vốn biết tính Ngài nên khuyên can phải đọc kỹ lời phê cho phép đã, kẻo chọc đến" Anh Quan Quảng Nam" này sẽ bị cười cho.
Thì ra, đọc kỹ lời phê mới thấy được sự lắt léo của Ngài. Cho phép cũng được mà không cho phép cũng được. Bởi câu phê khác nghĩa chỉ do cái chấm câu trước hoặc sau chữ " an" .
" Cứ tự thành tâm dĩ cầu an, khả thính" : tức là cho phép
" Cứ tự thành tâm dĩ cầu, an khả thính": tức là không cho

May không là quan Bố Chánh bị hố một phen

2. Viết chữ bằng chân

Ở Quảng Nam thời trước có cụ Thượng Thư Hà Đình ở Thăng Bình nỗi tiếng là viết chữ đẹp, có lần đi sứ Tàu viết chữ " THẦN", được truyề tụng mãi. Nhưng cụ Hà Đình chỉ viết đẹp một thể cốt tự, còn Ngài Hiển thì viết thế nào cũng đẹp. Ai đã thấy Ngài viết đều phải công nhận là đẹp, và sắc sảo, linh động.
Chuyện kể lúc Ngài làm Tri Phủ. Tổng Lý đến nhờ Ngài viết chữ, Ngài bảo Lý Trưởng mài mực, Chánh Tổng trãi Liễn cho Ngài viêt. Có khi Ngài ngồi trên ghế, kẹp bút vào hai ngón chân cũng viết đẹp như thường, mọi người đều phải thán phục.

3. xuất khẩu thành thơ, thai, đối

năm 1940, Ngài vào Nam dự Đại Hội Long Vân thứ 12 tại Thánh Tịnh Minh Kiến Đài. Hôm đó có đông đảo các chức sắc của các Chi Phái Đạo Miền Nam. Sau ngày Đại Hội lại tổ chức đêm văn nghệ tại Văn Minh Đài do Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt chủ xướng:
Mở đầu Cụ Lịch ra một vế đối:

- "Nhật Nguyệt hiệp minh, minh đức, minh tâm, minh chánh đạo".

và nhờ phái đoàn Trung Kỳ đối giúp, Cả Hội Trường im lặng chờ đợi, Ngài Hiển ung dung lên tiếng xin đối:

- "Thiên nhơn thành Phật, Phật thân, Phật quả, Phật nhơn duyên".

Mọi người vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt vì vế đối quá tài tìn. Chính cụ Lịch cũng ngạc nhiên và thán phục tài học của Ngài.
Tiếp theo cụ Lịch mời ra thai đố để thay đổi không khí. Vừa lúc ấy nghe tiếng chuông báo hiệu ngân nga trên Bửu Điện, Ngài liền ra câu thai:

" Khuyên đừng phe phái riêng tây
Cao Đài, một Đạo, một Thầy, một Cha"

Cả Hội Trường im lặng hồi lâu rồi lần lượt nhưng không ai biết đó là cái gì, cuối cùng Ngài giải đáp là cái :" Đại Đồng Chung"

Lúc ấy trời vừa tối, đèn măng - sông được thắp treo lên Hội Trường. Tiện thể Ngài xin ra luôn Thai đố thứ hai:

"Nóng lòng sốt ruột trăm chiều
Vơi vơi việc nước trìu trìu trên vai"

Một hồi lâu im lặng trôi qua nhưng không ai giải đáp được đó là cái gì, mặc dù đã có người tán thưởng về nội dung tư tưởng của hai câu thai là " tuyệt diệu" vì nó đã nói lên lý tưởng Đại Đồng của Cao Đài và lòng yêu nlước, quê hương của Tác Giả, sau cùng Ngài giải đáp đó là cái đèn Măng - Sông.

Cụ Lịch phải khen là kỳ tài và cả Hội Trường thêm một lần vỗ tay tán thưởng.
đang phấn khởi, lại được động viên, Ngài tiếp tục Trổ tài, xin được góp thêm cho buổi văn nghệ một vế đối lái:

" Trân tướng tùng tiên trương tấn lý"

( Trân Tướng là Trương Tấn, câu đối nói về tích ông Trương Lương dâng dép cho Huỳnh Thạch Công ngày xưa)
Cụ Lịch nhìn mọi người tỏ ý khâm phục biệt tài của người ra Thai và động viên đối lại.
Bấy giời Ngài Huỳnh Ngọc Trác lên tiếng xin phép đối, nhưng khôg được sát:

"Thánh Quân xuất thế thuấn canh điền"

( Thánh quân trái lại là Thuấn canh, câu đối nói về tích ông Vua Thuấn cày ruộng sau thành bậc vua Thánh)

Mọi người vỗ tay hoan nghinh, xong quay sang yêu cầu Ngài tiếp tục cuộc vui. Ngài lại lên tiếng đối lại vế đối trên làm mọi người cười vui vẻ:

" Tịnh Cung ngũ dạ tụng kinh thanh"
( Tịnh cung trái lại là Tụng Kinh)

Riêng cụ Lịch đã phát biểu bày tỏ sự khâm phục thật sự của mình trước một Hướng Đạo thâm nho của Phái Đoàn Hội Thánh Trung Kỳ mà từ lâu Cụ hơi xem thường

( nếu rảnh HQ sẽ "mổ cò" tiếp để HTĐM đọc lúc rảnh rỗi)
chúc HTĐM vui vẻ!
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member

Ngài Thanh Long Lương Vĩnh Thuật
(1918 - 1982)

Những sáng tác và giai thoại

A. Thơ văn và câu đối

1/ Điếu chuột …chết:

Năm 13 tuổi, ở nhà bảo đi quăng một con chuột chết, Ngài xách chuột đi vừa suy nghĩ về loài chuột: sống vô ích, chỉ đục khoắt vách tường, làm hại đời như bọn Lý Hào, quan lại tham nhũng hại dân, hại nước nên làm câu đối để …điếu chuột:
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Sống chẳng làm gì, đục khoắt của đời, đời chán ghét
Chết còn có ích, thịt xương thành đất, đất thêm phân
<o:p></o:p>
Mới chừng ấy tuổi mà đã có những tư tưởng và cách nhìn đời như thế quả thật là phi thường

2/ Dịch thơ chữ Hán

Dù không có tâm hồn mơ mộng, nhưng Ngài rất thích thơ đối với những câu chữ trong sách cổ đầy ý vị. Mới 14 tuổi, mà có lần Ngài thích thú một câu Hán Văn trong sách “ Minh tâm Bửu Gíam:

“ Thủy đề ngư, thiên biên nhạn, cao khả xạ hề, Đê khả điếu, duy hữu nhân tâm bất khả liêu”
<o:p></o:p>
Và Ngài dịch như sau:
<o:p></o:p>
“ Cá đáy nước, nhạn ven trời
Dễ câu, dễ bắn, lòng người khôn đo”
<o:p></o:p>
Thân phụ Ngài xem rất đắc ý, khen hay động viên Ngài dịch tiếp một câu khác nói lên tâm sự khách ưu thời mẫn thế:
<o:p>
“ tương thức hữu thiên hạ,
Tri tâm hữu kỷ nhân”
<o:p></o:p>
Ngài dịch là:
<o:p></o:p>
“ Quen nhau quen khắp cả trời
Biết nhau gẫm có mấy người biết nhau”
<o:p></o:p>
Tuy có tài là thế, nhưng Ngài không thích làm thơ vì thơ không thực tế, nên Ngài lại chuyên tâm theo đuổi nghề y của thân Phụ truyền thừa

</o:p>3/ làm thơ trêu chọc:

1 lần Ngài theo thân Phụ vào Bến Tre, đặt phòng mạch tại một tiệm thuốc Bắc chợ Cái Nứa. Một hôm Ngài đến chơi và phụ việc cho thân Phụ. Tình cờ có con gái ông Khải Định đến hốt thuốc. Trông cô nữ sinh có dáng vui vẻ, ngây thơ, Ngài cân thuốc xong, liền lật phía sau toa thuốc viết 2 câu thơ:
<o:p></o:p>
“ Cành xuân vừa mở miệng cười
Đón xuân nhưng biết ai người trong hoa
<o:p></o:p>
Khi cô bé mang toa thuốc về cho ông Cả xem, ông Cả nói lại với thân phụ Ngài có ý khen lời thơ bóng bảy , nhẹ nhàng, song Ngài vẫn bị thân phụ rầy cho một trận, từ đấy không còn làm thơ kiểu ấy nữa.
<o:p></o:p>
4/ " Da nhăn tóc bạc đã trông về già":

năm sau có cô Lê Thị Nhựt vừa là thân chủ vừa là học trò của Thân Phụ Ngài ở Bến Tre ( mà Ngài đã quen biết khi Ngài vô Bến Tre, thân như tình chị em) viết thư ra Quẩng nhờ thân Phụ Ngài chế Hà Thủ ô cho Cô uống khỏi tóc bạc. Nhân viết thư trả lời, Ngài viết mấy câu thơ dụng ý trêu Chị:
<o:p></o:p>
“ Người đời đến thế là xong
Da nhăn tóc bạc đã trông về già
Lưu Thần dầu có hái hoa
Cũng không lạc bước đến mà làm chi”
<o:p></o:p>
Đọc thư có lẽ cô Nhựt cũng buồn, song cũng phải phục đứa em làm thơ hay đến thế.
<o:p></o:p>
5/ Bắc Hải – <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> San:

Thuở sinh tiền Ngài là bạn thân của Đồng Tử Bạch Tuyết ( tức là Lê Ngọc Trang), ái nữ của cụ Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt. cùng làm nhiệm vụ đồng loan, nên hai người thường gặp nhau trong đạo sự
Có lần đang đàm đạo sôi nỗi, Bạch Tuyết đột ngột hỏi Ngài một vế đối:
<o:p></o:p>
"Thanh Long du bắc hải, vân vũ hà phương??"
<o:p></o:p>
Ngài bất giác thấy hay hay, bèn ghép tên bạn đối lại, không kém phần thâm thúy:
<o:p></o:p>
Bạch thố quá Nam San, Tuyết sương mãn địa
<o:p></o:p>
Từ đó tình bạn giữa hai con người sứ mạng càng thắm thiết.
<o:p></o:p>
<o:p>B. Câu chuyện GAN GÀ LUỘC:</o:p>
<o:p></o:p>
Khoản đầu tháng 11 năm Bính Tý ( 1936), thân mẫu Ngài đau trầm trọng, tự cảm thấy mình không qua khỏi, bèn hỏi Ngài:
- ngày giỗ ông nội 24/ 11 sắp tới chưa?
Ngài đáp:
- Thưa Mẹ! còn 24 ngày nữa ( vì hôm đó là mùng 1)
Cụ Bà thở ra và nói:
- còn lâu quá! Không chờ được
Rồi hôm sau Cụ Bà gọi Ngài vào bên giường bệnh nói:
- bây giờ Mẹ muốn ăn ga gà luộc, con hãy mua cho Mẹ một miếng đi
Ngài phàn nàn:
- Mẹ yếu lắm rồi! ăn uống gì được, huống chi Mẹ ăn chay trường 04 năm rồi, hãy để cho thanh khiết, ăn làm gì! Để con liệu!
Ngài nói thế! Nhưng rồi bàn với Chị Dâu ( bà Hương Bồn)
- Mẹ ta chắc sẽ không qua được chỉ chờ đợi trong it ngày nữa thôi, nay Mẹ trở chứng đòi ăn gà luộc, em nghĩ nếu nói về Phạm giới thì khi Mẹ muốn là đã phạm giới rồi, còn cho Mẹ ăn chỉ là hình thức đưa vào cơ thể người mà thôi. Nay ta biết Mẹ sắp ra đi, Mẹ chỉ xin một điều nhỏ mọn cuối cùng, nếu ta vì cố chấp mà không cho, dạ nào cho đành! Nếu cho Mẹ thỏa mãn điều Mẹ muốn thì có tội tình gì chúng ta cũng sẽ vui lòng nhận hết, miễn sao cho Mẹ được vui.
<o:p></o:p>
Bà Hương Bồn đồng ý, xuống quán Bà Tạo ở chợ Bình Long mua bộ gan gà luộc đem về, Ngài lãnh phần đem vào cho Mẹ. không ngờ Bà Cụ nằm quay lại ( vì yếu quá không còn ngồi được nữa) sắc mặt tươi lên, đôi mắt sáng rực, gượng cười bảo:
- Mẹ thử con để xem con xử trí thế nào, trước tình cảnh bên Mẹ, bên thì giới cấm, chứ ăn uống gì nữa! cả đời đã ăn uống nhiều lắm rồi mà có được chi, huống nay Mẹ đã ăn chay mấy năm rồi Mẹ sắp ra đi.
<o:p></o:p>
Cụ Bà vừa dứt lời, Ngài hết sức vui mừng, mừng cho Mẹ tinh thần minh mẫn, ý chí thủy chung, tin Thầy giữ Đạo, nhưng Ngài cũng vô cùng nghẹn ngào đau xót, không còn nói được lời nào….sau đó 3 hôm thì cụ Bạ vĩnh biệt, để lại nỗi đau buồn vô hạn cho Ngài!

(kỳ sau HQ gõ lại những sáng tác và giai thoại của Ngải Huỳnh Ngọc Trác! (Liễu Tâm Chơn Nhơn)
 
Sửa lần cuối:

khaitam

New member
Đạo huynh Haoquang kính! rất trông đón đọc những giai thoại, truyền tích làm gương cho hậu học.

Xin cám ơn!
 

Hao Quang

New member
Huynh Khai Tâm đã có nhã ý thì HQ đăng một số bài thơ xướng Họa của bậc tiền bối! đọc vui những ngày nghĩ lễ! vậy nghen! Tâm vô tư nhé
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Bài xướng của Ngài Thanh Long ( 1981)

Xuân về

Sáu mươi ba bận đón xuân về
Nhấp rượu mừng xuân lưỡi đã tê
Cửa Đạo Phái Chi từng bậu bạn
Đường đời <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> – Bắc khắp thành quê
Phong sương tuế nguyệt thân càng vững
Sự nghiệp thăng trầm chí chẳng ghê
Ngồi lại bấm tay suy tính …lại!!
Cổ kim thành bại lọ khen chê
<o:p></o:p>
Bài hoạ 1 của Ngài Huệ Thanh Vân – 1981:

Thiên Sứ có đi ắt có về
Mùi đời không nếm lưỡi nào tê
Thầy Tiên Bạn Thánh năng lui tới
Chợ quán đường đời chịu phận quê
Thập tử nhứt sanh, tâm chẳng chuyển
Thiên ma bách chiết, chí nào ghê
Cổ kim xét kỹ không lầm lẫn
Thế sự xem thường mựa trách chê
<o:p></o:p>
Bài họa 2 của Minh Nhân – 1981
<o:p></o:p>
Ban sơ nguồn cội biết quay về
Hướng ngoại cầu Huyền dạ tái tê
Vó ngựa mỏi mòn theo chí hướng
Cảnh hồng lảo đảo biết hướng quê
Non bồng tiếng nhạn còn văng vẳng
Bão phố tình quyên nhớ bộn bề
Đã biết tuồng đời là ảo mộng
Đường tiên men bước mựa khen chê
<o:p></o:p>
bài họa 3 của Đạt Đức – 1982
<o:p></o:p>
Ai ngỡ rằng Anh sớm vội về?
Đông tàn cảnh vật lắng buồn tê!
Trọn đời tất cả cho Tân Pháp
Một phút nhẹ nhàng lại cựu quê
Thân đã dấn thân, thân chẳng nệ
Chí toan lập chí, chí nào ghê
Mơ hồn Thục Đế cô miên mộng
Thành, thất lẽ thường mặc chuộng chê
<o:p></o:p>
Bài họa 4 của Chim Quyên – 1981
<o:p></o:p>
Thêm một lần xuân nữa lại về
Vị đời chưa thấm lưỡi đà tê
Bến tu hoa nở thơm tình bạn
Thuyền Đạo trăng đùa thắm nghĩa quê
Người trước vạch đường Tâm đã vững
Kẻ sau theo lối chí đừng ghê
Thảnh thơi sau trước cùng trông lại
Phơi phới hương thiền chẳng chán chê
<o:p></o:p>
Bài họa 5 của Tam Anh – 1982
<o:p></o:p>
Mới đó mà Thiên Sứ đã về
Trần gian góp lại nỗi buồn tê
Sáng danh thở trước truyền Tân Pháp
Đắc quả ngày nay chốn cựu quê
Bước Đạo dạn dày, thân đã vẹn
Đường đời kham khổ chí nào ghê
Trải bao thử thách muôn trùng ấy
Người vẫn thong dong lọ chán chê!

Ngài Thanh Long quy tiên để lại niềm tiếc thương cho toàn đạo Hội Thánh Miền Trung! trích một số liễn đối để biết hơn những tháng ngày phụng sự của Ngài cho Đạo:
1.
Giao hảo khắp Nam - Trung, mở nhịp cầu vạn quốc, hoài bão cao xa, Đạo nghiệp còn ghi trang tuấn tú
Đứng đầu tòa Đại Diện, tạo thành tích ngoại giao, tâm trường quảng đại, thế đồ nay rẽ lối vân du.

2.
Từ giáo dục nữ lưu, trau dồi Thánh Đức, Anh lớn đã ra công, quyết chí làm nên danh Đại Đạo
Đến phép khuôn tu kỷ, rèn luyện thân tâm, chúng em thường lĩnh hội, tiền đồ xin nối gót anh linh

3.
Năm mươi năm gánh Đạo nặng hoằng, tài đức hai vai, Sứ Mạng Trung Hưng đà rạng vẻ
Sáu tư tuổi nợ đời dũ sạch, quả công vô lượng, bước đường Tiên cảnh vội dời chân

4. Gương tiết nghĩa rạng ngời, vì Đại hữu tậm tâm, vì Đại Đạo xả thân, chiếu diệu Quang Minh Thiên Nhãn
Đèn từ lành rạng rỡ, cùng Thanh Long chắp cánh, cùng Bích vân tựu cảnh, hồi vi cựu vị Phụ Hoàng.

5.
Bao nhiêu năm góp mặt Tứ Linh, Phổ Hóa Trung Châu, truyền Đạo giúp đời, biển công trình trang Thánh sử
Từ mấy độ xây nền Giáo Hội, phá thạch khai sơn, vun bồi hậu tấn, sông Đạo Nghiệp, bậc tài danh
...........
 

khaitam

New member
Huynh Hao Quang kính!

"Non bồng tiếng nhạn còn văng vẳng
Bão phố tình quyên nhớ bộn bề
Đã biết tuồng đời là ảo mộng
Đường tiên men bước mựa khen chê"

Tiểu đệ thích mấy câu trên. Tiền nhân là gương sáng dẫn đường cho đàn em khờ lần mối phăng đường tìm về chốn thanh sơn, động cốc của nước, của sông, của vạn vật vô hư.

Xin cám ơn!
 

Hao Quang

New member
Bửa nay cuối tuần! đúng ngày rằm tháng 4! HQ mổ cò tiếp những sáng tác và giai thoại của Ngài Huỳnh Ngọc Trác - Liễu Tâm Chơn Nhơn!

http://caodaivn.info/up/
Ngài Huỳnh Ngọc Trác - Liễu Tâm Chơn Nhơn!
(1898 - 1945)
I. Liễn Đối

Buổi sinh tiền Ngài Huỳnh Ngọc Trác viế rất nhiều liễn đối sau đây sưu tầm được ít câu:​

1. Khóc thờ Cha năm 1931:
- Sóng cạnh tranh vì đâu lay động, giống vạ lay tràn, Cha đau con có biết, Cha thác con không hay, ở nhà nhờ Mẹ, nhờ Vợ, nhờ học trò, nhờ tộc Đạo hương lân, nỗi thảm ấy con xin chịu tội.
- Bể hòa bình chắc lẽ lặng yên, dòng văn lan khắp, Mẹ mệt con ở nhà, Mẹ khỏe con thành công, một dạ lạy Trời, lạy Đất, lạy Phật, lạy Tôn Sư, lạy Thánh Thần Tiên Tổ...cõi tịnh kia Cha đặng thanh nhàn.

2. Cảm tác năm 1936:
- Hơn hai mươi năm rán rẩm tu trì, Tâm bất định: Khi Phật, khi Tiên, khi Thần, khi người, có khi xen ma quỷ, nên chưa biết về đâu, quyền truất trắc sẽ nhờ ơn Thượng Đế
- Gần bốn chục tuổi lươn ương thân mệnh, bệnh đa tình, nầy Gia, nấy Quốc, nầy Tộc, nầy thế, có lúc kịp muôn chim, trông sao đều đặng chỗ, số đoản trường âu phỉ chí bình sanh.

3. Điếu bạn Phan Kiều ở Tiên Phước:
- Gẫm cuộc đời như vụ xoay tròn, chết như anh em chừng cũng khỏe, song thương thay vợ dại, thân già, núi bét tuyết chan đầy đất thảm
- Trông thế giới tợ tơ vò cục, sống như tôi cũng chả làm gì, nhưng nhờ được đàn em, lũ trẻ, sông Nghi nước mát đoạn trời phiền.

4. Liễn treo ở nhà Ngài:
Thích Ca dĩ khứ, Di Lặc vi lai, tưởng ngã quần luân, hãm nhập mê tân thù chửng bạc
Thái Thượng tùy kinh, Văn Tuyên truyền điển, vọng ngô đồng bối, đẳng tư giác ngạn, dĩ đề huề.

5. liễn thờ ở Dưỡng Chánh Đường ( tư thất Ngài)
Thờ những vị Trời Cha Đất Mẹ, anh Chấn đến chú Cấn, Chị Tốn đến cô Đoài, u hiễn tinh thần, ngôi báu thái hòa trong sáng thể
Cúng những vật tủy thỏ gan ô, giáp mộc với canh kim, Dương mồ cùng âm kỷ, hình hài vũ trụ, hình đèn trí tuệ quả hoa tâm

6. Treo ở cổng Thánh Thất Trung An.
Muốn đến Đại Đồng noi đường lớn
Toan về cực lạc mở lòng sâu

II. Giai thoại

1. Tiếc lòng con cá lia thia.

năm 1932 Ngài ra Huế thăm cụ Lê Đình Thám ở báo Viên Âm, cụ Huỳnh Thúc Kháng ở báo Tiếng Dân và thăm cụ Phan Sào Nam Phan Bội Châu bắt an trí tại Bến Ngự.
Sau khi hai cụ bàn luận chuyện trò rất tương đắc về vấn đề luân lý, Đạo Đức, dân tộc, vấn đề Khổng Học...đến lúc Ngài ra về, cụ Sào Nam tiễn chân, và đọc câu ca dao nói lên nỗi lòng chua cay của mình:​
" Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay"
Ý cụ Phan Sào Nam muốn nói: ông tu hành thoát tục, ung dung tự tại như cây cải về Trời, còn tôi ở lại với thế gian , với dân tộc điêu linh chẳng khác nào rau răm chịu lời đắng cay.
Cụ Huỳnh vừa siết chặt tay Cụ Phan Sào Nam, vừa ứng khẩu đáp lại cũng bằng câu Cao Dao:​
" Tiếc lòng con cá lia thia
Vực sâu không ở, ở đìa nỗi chi"
Ý Ngài Huỳnh muốn nói: Cụ là bậc Thánh Trí, kế nghiệp Khổng Mạnh, phải làm người tu hành đem đạo đức ài ba mà hóa độ nhơn loại năm châu, lại ở trong khung cảnh một Quốc Gia chật hẹp như con cá lia thia ở trong đìa!

2. Nhờ ông tế độ:

Tháng 6-1931 Ngài ra huế thăm chơi, nghe tiếng thầy Trí Độ chúa Báo Quốc là người quảng bác, hiếu khách, nhân tiện ghé thăm vãn cảnh và đàm đạo. Nhưng vừ ra đến nơi thì Trời đã tối và chùa đóng cổng. Ngài gọi cổng, có một chú tiểu ra thấy Ngài ăn mặt quá bình dân (tính Ngài vốn ăn mặt xuề xòa, giảng tiện) tưởng Ngài là kẻ hành khách nên làm thinh quay vào. Ngài gọi lần nữa và tỏ ý muốn xin gặp sự trụ trì. Chú tiểu vào trong báo và Thầy Trí Độ ra. Sau khi nghe giọng nói biết là người xứ Quảng lại ăn nói nho nhã thuần hậu nền Thầy thử tài :

Té ra là người ở đất “Ngũ Phụng Tề Phi”. Thế thì hãy cho bần tăng nghe một bài thơ tức cảnh thì quý hóa quá!
<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
Ngài không chút do dự, đáp liền
“Tớ từ trong Quảng mới ra chừ
Gió bụi đường xa lún mệt đừ
Tế độ nhờ ơn qua buổi tối
Sáng ngày tớ sẽ tự như như”
Nghe xong bài thơ, thầy Trí Độ vừa ngạc nhiên vừ cảm phục một con người giản gị, đức độ, lại hoạt bát tài tình với lời thơ thật chân thực. Thầy liền mở cửa niềm nở đón tiếp Ngài vào thư phòng đàm đạo 1 đêm.

3. Gia đình lễ giáo và hiếu đạo

"ngày 14/06 Mậu Dần (1938), đoàn Truyền Giáo do Ngài Huỳnh hướng dẫn lân An Tráng làm lễ Quy Hiệp cho bổn đạo chùa Tam Giáo. Phái đoàn ra đi từ Thánh Thất Trung Thành hôm 20/06, nhưng bị mưa lụt và phải đi bộ khó khăn, ghé qua nhiều nơi: Đại Bường, Trung Quang, Trung Lộc và một số nhà wen bổn Đạo nên đến trưa 23/06 mới về đến nhà Ngài Huỳnh ở An Tráng (gần bên chùa Tam GIáo) về đến nhà như thường lệ, chào hỏi cụ Bà thân sinh Ngài, chào cô Giáo Hai (vợ Ngài) cáo yết Trời Phật xong, giải khát rồi nghỉ nghơi​

Khách vừa đặt lưng xuống chiếu là nghe tiếng dõng dạc của cụ bà:
- Thầy Hai đâu, mời ra cho tôi hỏi chút việc??​

thế là Ngài Huỳnh vội vàng khoác áo dài chạy đến bên cụ Bà vòng tay thi lễ:
- Thưa Mẹ! con đây Mẹ dạy việ gì?​

Cụ Bà chậm rãi hỏi :
- Thầy có biết mấy ngày qua là ngày gì không mà đến hôm nay Thầy mới về??​

Ngài Huỳnh có vẻ biến sắc ngập ngừng thưa :
- Thưa mẹ, con biết ngày cúng giỗ của Thân Phụ con, trong lúc đi hành đạo với quý Thầy, chẳng may gặp mưa lụt, con cố về mà không kịp, ngày hôm kia ở Thánh Thất Trung Quang (Trung Lộc), con có xin thiết lễ tưởng niệm cầu siêu cho thân phụ con rồi, có quý Thầy cúng, hôm nay mới về nhà, con chưa kịp thưa với Mẹ​

CỤ Bà nói tiếp:
- Mấy ngày qua Tôi tựa cửa trông Thầy, càng trông càng biệt tăm, không biết Thầy đi tu cái Đạo gì mà ngày cúng giỗ Cha cũng không về. Rồi Thầy giảng giải với thiên hạ ra làm sao???​

Ngài Huỳnh có vẻ bối rối, cảm xúc, phía sau có cô Giáo Hai cũng đứng vòng tay yên lặng hầu nghe. Ngài Giáo Sư Nguyễn Quang Châu phải vội vàng khăn áo chỉnh tề nghiêm nghị lễ phép trình bày :
- Thưa cụ Bà, Bà dạy chí phải, nhưng ở đây chúng tôi chứng kiến nỗi ưu tư tha thiết của Thầy Giáo Hai đây lo không kịp ngày cúng giỗ cụ Ông thân sinh, Thầy đã thiết lễ tưởng niệm như đã thưa, có Thầy Cửu Sáu, chúng tôi và bổn Đạo Trung Lộc dâng lễ cầu siêu cho cụ ông. Trường hợp đặc biệt này không làm sao hơn được, xin cụ Bà lượng thứ cho. Chúng tôi nghĩ Đạo Lý Thánh Hiềng đành rằng chấp kinh nhưng cũng có lúc tùng quyền. Ngày xưa Võ Vương cha chết chưa an táng, vận áo tang mang quân đi đánh Trụ Vương...như thế theo Đạo Thánh Hiền thì phạm tội bất hiếu lớn lao nhưng người đời lại hết lời ca tụng Ngài Võ Vương là bậc Thánh Chúa chí hiếu. Nên đạo lý "Kinh Quyền" là ở chỗ đó, xin cụ bà xét lại!​

Cụ Bà đứng dậy chắp tay đáp lễ :
- Xin lỗi Qúy Thầy, vô tình tôi đã thất lễ với quý Thầy. Điều tôi nói hôm nay là cốt ý nhắc nhở cho thầy Hai tôi đây đừng vì cái Đạo rộng lớn cao xa mà quên đi những điều thấy là nhỏ nhặt mà không lưu tâm đến. Chính cái nhỏ nhặt đó là nền tảng của Đạo làm người. Xin quý thầy miễn chấp cho chỗ thất lễ của tôi.​

Rồi cụ quay lại nói với thầy và cô giáo Hai :
- Nói để cho thầy biết vậy. Thôi thầy vào nghỉ để cho quý thầy nghỉ.
- con xin ghi nhớ lời dạy bảo của Mẹ
rồi xá Cụ Bà hai xá và cùng cô giáo Hai lui vào trong!​

thật là một gia đình lễ giáo và hiếu đạo hiếm có!"​

4. Oan như Thị Kính

Vì tính Ngài từ bi và rất thương người, hay giúp đỡ, nhiều khi bị tiếng oan mà vẫn điềm nhiên.
chuyện kể răng có một cô gái vô gia cư thất nghiệp đến xin Ngài cho ở để phụ giúp việc nha. Ngài thương tình đồng ý. Sau thời gian bụng cô lớn lên và cô tố giác với làng xã là cô có thai với Ngài được 3 tháng. Lý trưởng Huỳnh Đô cho mời Ngài đến hỏi, Ngài thản nhiên tươi cười yêu cầu chính quyền cho điều tra sự vụ.
May thay, mấy hôm sau cô gái ngã bệnh nặng, mời Thầy đến chữa bệnh mới phát hiện ra giẻ cô gái quấn độn cho bụng to lên để vu oan cho Ngài - việc bại lộ, các môn sinh và chòm xóm đòi đuổi cô gái ra khỏi nhà nhưng Ngài không cho, chỉ phạt quỳ 15 cây nhang Sám Hối và vẫn nuôi dưỡng cô gái ấy cho đến khi từ trần.
Qua sự kiện trên, ta thấy được tấm lòng Ngài quả là một vị Bồ Tất tại thế!​

(còn nhiều câu chuyện nữa HQ kg thế gõ hết ra đây! hi vọng bấy nhiêu để HTĐM chúng ta đọc và suy ngẫm cuối tuần!)​

lần sau HQ sẽ " mổ cò" những sáng tác và giai thoại của Ngài Huệ Thanh Vân - Bảo Cơ Quân Huỳnh Thanh​
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member

Ngài Bảo Cơ Quân Huỳnh Thanh
( 1921 - 1985)

Ngài tu đồng chơn từ nhỏ và cuộc đời Ngài là cả một kho tàng quý giá về sử liệu , về giai thoại! HQ tranh thủ gõ ít dòng về Ngài! Ngài cũng có rất nhiều câu chuyện thú vị! từ việc Ngài Võ Tánh gọi Ngài Nhập môn cầu đạo! đến cách thuyết phục hùng hồn trước thân sinh về nền Đạo mới, cách đối đáp rất “ khéo” với quan lớn, đến việc quỳ hương tiếp điễn! và quan trọng nhất mà HQ thấy rất thú vị là cuốn “ Đạo Lý Thanh Minh” do Ngài biên soạn có những đoạn rất hay và thú vị! HQ sẽ gõ vài dòng cho HTĐM đọc lúc rảnh rổi cuối tuần.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
1- Lén xem đàn cơ và Ngài Võ Tánh gọi Ngài nhập môn cầu Đạo!
<o:p></o:p>
Chiều ngày 30/2/ Kỷ Mão( 1939), sau khi biết Đạo Cao Đài, Ngài theo ông Gíao Hữu Phú đến Thánh Tịnh Đại Thanh dự đàn lệ. Giờ Tý mồng một ấy có đàn cơ nội bộ do Ngài chưởng Pháp Lê Kim Tỵ chứng đàn. Đêm ấy bổn Đạo về đông cúng tý xong ra ngủ hết, Ngài thức để cúng lễ rồi lén leo lên cửa sổ dòm vào cơ đàn.
<o:p></o:p>
Đàn dạy chừng hơn một giờ, Ngài nghe có lệnh của Ngài Võ Tánh gọi tên Ngài vô hầu đàn. Ngài đứng bên cửa sổ nghe vậy hoảng hốt sợ bị quở phạt nên vội vàng nhảy xuống chạy vào đông lang chen nằm giả đò ngủ say. Ông Gíao Hữu Phú nghe gọi tên Huỳnh Thanh mừng quá, liền bưng đèn chạy ra đông lang tìm Ngài. Ông bảo Ngài đi rửa mặt súc miệng rồi lấy áo dài đưa cho Ngài Mặt vào hầu đàn.
<o:p></o:p>
Khi đó trong đàn, cụ Lê Kim Tỵ không biết Huỳnh Thanh là ai nên bạch hỏi Thiêng Liêng. Khi Ngài vào hầu đàn, cụ Chưởng Pháp bảo Ngài quỳ gần bên cơ để nghe dạy. Ngài run sợ vì nghĩ rằng: chắc vì lén trộm coi cầu cơ nên ơn trên bắt vô xử tội. Nhưng không! Ngài Võ Tánh dạy:
- “Huỳnh Thanh! Em có căn lành được thâu vào Đạo, em có vui lòng chăng?
Ngài Bạch thưa:
- “ Nếu ơn trên thương con, con vui lòng vào Đạo
Ngài Võ Tánh:
- “ Vậy Bần Đạo khá khen cho em”

HQ xin trích ít đoạn trong cuốn Đạo Lý Thanh Minh của Ngài Huỳnh Thanh:

1. Luận về KHÔN – DẠI – SỐNG – CHẾT ( trang 115)

“ Nầy nghiêng tai anh dặn nhỏ cùng em,
Khôn cũng dại, Hại cũng nguy
Thôi! Ta quyết tu trì cho xong phận
<o:p></o:p>
Cùng câu sấm Trạng Trình:
“ khôn cũng chết – dại cũng chết – biết mới sống”
<o:p></o:p>
Vậy thử hỏi: dại thì chết, ngu thì nguy đã đành. Nhưng tại sao, khôn cũng chết, lanh cũng hại? biết được sống?
<o:p></o:p>
Suy luận: khôn cũng chết, khôn cũng hai! là cái khôn lanh quỷ quyệt là cái khôn của thế gian, khôn của tiểu nhân ( xảo ngôn quyệt ngữ vô nhân). Chớ không phải là khôn của hạng chân nhân quân tử.
<o:p></o:p>
Còn biết được sống là:
“ biết đặng cơ trời là thiệt biết
Thông đường đạo đức mới nên thông”
<o:p></o:p>
Biết thuận Thiên, biết người, biết ta, biết tiến, biết thối, biết đắc, biết thất, biết tồn, biết vong, biết nên ở thì ở, biết phải đi thì đi, biết thủ nên thủ, biết bỏ thì buông, biết chết phải chết, biết sống nên sống. biết tùy thời, tùy thế, biết thực tế, biết giả danh …vv…
Ôi! Một chữ biết mà dại – khôn khó biện
Trong nhân quần mấy kẻ tinh thông????
<o:p></o:p>
2. Ngài Huỳnh Thanh luận về ĐỨC TIN:

Trước khi bàn về Đức Tin, tôi xin lược qua ý nghĩa và công dụng của hai chữ Đức Tin
Đức Tin phải tùy theo trình độ hiểu biết của mỗi người, có thể chia ra làm ba hạng:
Thượng
Trung
Hạ
Vì tâm trí con người có cao, có thấp, có rộng, có hẹp.
<o:p></o:p>
Chữ Tín có hai phần:
Chánh Tín và Mê Tín
- Chánh Tín là hợp với lẽ phải, Đạo lý, sự lý, tâm lý, luân lý, luận lý, vật lý và triết lý
- Mê tín trái lại với Chánh Tín là huyễn hoặc, tà thuật, vô lý.
Công dụng chữ Tín
Chữ tín bao gồm tất cả sự thành bại của mọi vật, mọi lý cổ kim. Vì rằng vạn sự lớn nhỏ người ta làm ở đời đều phải có tin mới lập, mới nên. Nên cổ kim Tôn Gíao, hiền triết đồng chú dạy cho loài người một chữ Tín:
Phật cấm vọng tà
Tiên răng chơn chánh
Thánh bảo tín thành
Thần khuyên trung trực
Nay Đức Cao Đài Thượng Đế lập giáo Kỳ Ba dạy Đạo đại ý rằng:

“ Đạo Gốc bởi lòng thành TÍN HIỆP”

Còn các bậc vĩ nhân lãnh đạo trên đường chính trị, kinh tế, văn hóa, được toàn thể tin dụng cũng bởi nhờ có uy tín.
<o:p></o:p>
Vậy chúng ta là người Đạo! muốn tròn hai chữ ĐỨC TIN không phải dễ, mới nghe qua tưởng như ai cũng trọn đủ đức tin hết, nhưng thực xưa nay, Người Đạo đa phần bỏ Đạo thôi tu, phản Đạo nghịch Trời đều do không đủ Đức Tin hay mất Đức Tin.
…………..
Tôi chỉ tin theo lời Thánh , Thần, Tiên, Phật và của Đức Cao Đài Thượng Đế ngày nay, là những Đấng đã dùng thần linh thánh nhãn, tâm Phật, lý Trời, đã tầm khai chỉ giáo từ xưa tới nay.
Như danh từ Cao Đài:
“ Cao Đài có một không hai
Đài cao từ thuở Thiên khai đến giờ
Cao Đài vốn tại lòng con đó
Dẹp phàm tâm sẽ rõ Cao Đài”
Tôi thấy câu: Đài cao từ thuở Thiên khai đến giờ. nên tôi cố ý tầm xét coi xưa nay hai chữ Cao Đài có ở sách kinh nào nói không?





Khi tôi tầm xét nhận thấy như sau:
  • Sách Từ Nguyên có giải chữ Cao Đài: “Cao Vi thiên thể, cư cao lâm hạ viết Đài” ( nghĩa là: Cao Đài chỉ cho trạng mạo của Trời, ở cảnh cao đến cảnh thấp ngồi dạy Đạo gọi là Cao Đài)
<o:p></o:p>
  • Sách Vạn Pháp Quy Tông – của Phật nói: “ Cao Đài tiên bút thơ văn tự” ( nghĩa là khi Trời Phật cảm ứng viết bài dạy Đạo trên mặt ghế, cái ghế đó tá danh Cao Đài)
<o:p></o:p>
  • Sách Tam Đồng Khế Kinh – trong bài kệ dạy pháp môn Thiền Định rằng: “ Hạo nhược khiên vi tướng, Minh Mục đăng Cao Đài ( nghĩa là: muốn tâm rõ ràng như màng vô minh đã vén, ở thấp không thấy rõ, lên Đài cao mới tỏ tường)
<o:p></o:p>
  • xưa Vua Hán Đế có lập một cái Đài Cao nơi mé Hà Nam để chim vọng Đức Hà Thương Công ( Lão Tử) vì Ngài nhớ ơn Đức Lão Tử cho Ngài bộ Đạo Đức Kinh, nên trong Đường thi, bài: “ Cửu nhựt đăng tiên Đài trình lưu minh phủ; câu đầu trưng tích cái đài ấy rằng: Hán Văn Hoàng Đế Hữu Cao Đài
<o:p></o:p>
  • Biệt phái Trung Hoa có dạy tiên tri rằng:
“ CAO như bắc khuyết nhơn chiêm ngưỡng
Đài tại <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> phương đạo thống truyền”
“ Thống vĩ càn khôn tinh khí tượng
Chiếu diệu thế giới tận vô cương
Tri giá Cao Đài vi thất nhựt”
  • Minh Thánh kinh Linh Sám có câu: “ Mạng hữu Cao Đài minh nguyệt chiếu”
  • Ấu học tầm nguyên có câu: “ Đầu Thượng viết Cao Đài”…………………..
những tác và giai thoại của Ngài còn nhiều! kỳ sau HQ gõ lại giai thoại Ngài đã thuyết phục người thân gia đình theo đạo như thế nào! và cách đối đáp khôn khéo với quan lớn ra sao! chúc HTĐM vui vẻ
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member
cuối tuần HQ viết thêm một bài nói về Ngài VÕ TÁNH! Không biết có gì đó thôi thúc sưu tầm bài này


Có thể hỏi bất cứ người nào về sử liệu của Trung Quốc về Tam Quốc Chí, xích Bích, Thủy Hử, Phong Thần, ..thì kg ít có thể nói vanh vách!nhưng khi hỏi về sử của Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> thì biết rất ít! Hôm nay HQ sưu tầm được một ít để nói thêm về Ngài Võ Tánh! Một danh tướng đóng góp rất nhiều công sức cho nhà Nguyễn và Ngài đã đắc vị trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Sử sách Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng đã đắc vị trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và có rất nhiều bài giáng cơ như: Đức Trần Hưng Đạo giáng cơ rất nhiều ở Hội Thánh Truyền Gíao, hay Ngài Lê Văn Duyệt ( Lê Đại Tiên), Triệu thị trinh, Ngài Ngô Tùng Châu, hay Ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm, …Ngài Võ Tánh …
<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p>( Vua Gia Long là vị Hoàng Đế đã thành lập Nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng! tên thật là Nguyễn Phúc Ánh gọi tắt là Nguyễn Ánh - vào năm 1777 cả gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết ông phải trốn chạy và chiêu tập hiền tài bắt đầu cuộc chiến với quân Tây Sơn kéo dài 25 năm để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc!) </o:p>​
<o:p>trong thời Chiến công và tội không dám bàn! </o:p>
<o:p></o:p>​
Có thể nói Dưới vua Gia Long là rất nhiều tướng tài
<o:p></o:p>
Tả Quân Lê Văn Duyệt: là một trong những công thần của nhà Nguyễn từ những ngày đầu tiên, ông tham gia rất nhiều trận chiến lẫy lừng cùng vua Gia Long mà một trong số đó là trận thủy chiến Thị Nại. Tả quân Lê Văn Duyệt có thời làm tổng trấn thành Gia Định và rất được lòng dân. Ông từng được in trên tờ tiền của Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> thời Việt Nam Cộng Hòa, hiện nay lăng của ông nằm ở ngã ba Đinh Tiên Hoàng và Phan Đăng Lưu gần chợ Bà Chiểu rất đẹp.
<o:p></o:p>
Tướng Võ Tánh: một võ tướng thuộc hàng rường cột của nhà Nguyễn. Ông được người đời xưng tụng là Gia Định Tam Hùng gồm : Đỗ Thanh Nhơn, Châu Văn Tiếp, và Võ Tánh )
<o:p></o:p>
Tóm tắt diễn biến:
<o:p></o:p>
Năm 1771 Nhà Nguyễn lúc này không còn cảnh Thái Bình như trước nên quân Tây Sơn chiêu tập hiền tài .. nỗi dậy khởi nghĩa….và Nguyễn Huệ lên ngôi ở Phú Xuân lấy hiệu là Quang Trung, cùng một năm đó Nguyễn Nhạc lên ngôi ở Quy Nhơn lấy hiệu là Thái Đức, một nước hai vua nên xảy ra mâu thuẩn …nhưng sau đó mọi việc ổn thỏa
<o:p></o:p>
Khi quân của Nguyễn Nhạc bị quân Nhà Nguyễn đánh úp tại Thị Nại để chiếm thành Quy Nhơn, lúc bấy giờ Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh ở Bắc Hà thì nghe em mình bị Nhà Nguyễn đánh bại liền kêu gọi ba quân Nam Tiến để đánh bại nhà Nguyễn. tuy nhiên chiến dịch chưa bắt đầu thì Vua Quang Trung bị trọng bệnh băng hà, và con là Quang Toản lên ngôi lấy hiệu là cảnh thịnh! Nhà Tây Sơn rối ren từ đây
<o:p> </o:p>
( cửa biển Thị Nại ngày nay - ảnh Ngọc Hiếu)​
Trở lại sự kiện Nhà Nguyễn đánh chiếm Thành Quy Nhơn của quân Ngyễn Nhạc như sau
<o:p></o:p>
Tiến đánh thành Quy Nhơn lần 1: (ảnh dưới)
<o:p></o:p>
Quân nhà nhà Nguyễn chia làm hai hướng: Thủy Binh và Bộ Binh!
Thủy binh do Ngài Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương chỉ huy
Trận đánh được miêu tả rất lớn lúc này vua Thái Đức phải cầu viện Vua Cảnh Thịnh nên thủy binh của Ngài Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương chiếm thành thất bại ( Bộ binh HQ kg nhắt tới! HTĐM có thể nghiên cứu thêm)
<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p>( cảnh dàn quân đánh chiếm lần một của Quân nhà Nguyễn - Ngài Võ Tánh lãnh đạo Thủy Binh)</o:p>
<o:p></o:p>​
Quân nhà Nguyễn tiến đánh thành Quy Nhơn lần 2: (ảnh dưới)
Lúc này Nguyễn Ánh đích thân lãnh đạo đội thủy binh và Ngài Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đổ bộ lên bờ , lúc này Ngài Võ Tánh lãnh đạo đội quân đánh ở phía Nam thành Quy Nhơn ……..với sự kết hợp tuyệt vời giữa Thủy binh và bộ binh nên Nhà Nguyễn chiếm được thành
Nguyễn ánh lập tức đổi tên thành Quy Nhơn thành Bình Định và giao cho Ngài Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn giữ!

<o:p>( cảnh dàn quân đánh chiếm lần hai của Quân nhà Nguyễn - Ngài Võ Tánh lãnh đạo Thủy Binh)</o:p>
<o:p></o:p>​
Nhà Tây Sơn lúc này rối ren! Duy có tướng Trần Quang Diệu với sự lãnh đạo tài tình ….khi đó thành Quy nhơn bị quân Nguyễn chiếm thì Trần Quang Diệu lo Ngại quân Nguyễn ở sát Phú Xuân có thể gây an nguy cho Triều Đình
<o:p></o:p>
Vào thánh 1 năm 1800 Trần Quang Diệu dàn quân chiếm lại thành Quy Nhơn
Cảnh dàn quân của Trần Quang Diệu như sau:

( màu đỏ là cách dàn quân của Tây Sơn - màu vàng là cách dành quân của quân Nguyễn - Võ Tánh bị tướng Trần quang Diệu bao vây - Trần Quang Diệu cho tướng Võ Văn Dũng cố thủ ở cửa biển Thị Nại không cho Nguyễn Ánh và tướng Lê Văn Duyệt vào tiếp ứng - trên Bộ thì tướng Nguyễn Quang Huy chặn)​


( ta thấy hai bên cửa biển Thị Nại rất nhiều Đại Bác để Ngăn không cho Nguyễn Ánh và Lê Văn Duyệt vào ứng cứu)
(có sách nói: Võ Tánh đã lập đại công khi cầm chân Tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng ở Thành Quy Nhơn để Nguyễn Ánh đem qua ra bắc chiếm Phú Xuân)​

đích thân tướng Trần Quang Diệu dẫn quân bao vây Thành Quy Nhơn
Lúc này Võ Tánh trấn giữ thành Quy Nhơn cho quân ra đánh nhưng binh lực của Trần Quang Diệu quá lớn nên Võ Tánh cố thủ trong thành!
<o:p></o:p>
Một số tướng lĩnh dưới trướng Võ Tánh khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây trốn thoát, nhưng ông cương quyết ở lại và nói:
"Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?".

Ông sau đó cho người trao cho tướng Trần Quang Diệu một bức thư, xin tha chết cho quân sĩ trong thành

Và Ngài và Ngô Tùng Châu tuẫn tiết ở thành Bình Định. Sau khi Ngài Võ Tánh mất, tướng Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước hành động trung dũng của Ngài Võ Tánh và Ngô Tùng Châu nên sai người an táng tử tế và ra lệnh kg giết hại hàng binh của Nhà Nguyễn!
Tướng Trần Quang Diệu nói với hàng binh Nhà Nguyễn như sau:
<o:p></o:p>
“Các ngươi may mắn có được một chủ tướng kiên trung mà cả dân chúng lẫn đối thủ đều kính phục. Nay theo mong muốn tướng Võ Tánh. Các người có thể ở lại Quy Nhơn này lập nghiệp, trở lại quê nhà làm ăn, thậm chí có thể quay trở về với Nguyễn Ánh chống lại ta. Ta đảm bảo mạng sống cho các ngươi rời khỏi thành.”
<o:p> </o:p>
<o:p>( danh tướng Trần Quang Diệu của Quân Tây Sơn)</o:p>​
Võ Tánh không phải người Bình Định nhưng được ngườidân nơi đây truyền tụng bằng câu ca dao:
Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
Cảm thương quan Hậu thủ thành ba năm!
Sinh thời, vì nhiều công trạng vào sanh ra tử cùng nhà vua mà ông đã được Nguyễn Ánh gả em gái của mình là công chúa Ngọc Du. Khi được tin Võ Tánh hy sinh, công chúa Ngọc Du đã làm bài thơ khóc chồng đẫm nước mắt sau:
Những tưởng ra tay giúp nước nhà
Ai dè binh địa nỗi phong ba
Xót người vị quốc liều thân ngọc
Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa
Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ
Đài mây xiêu lạc phách hồn xa
Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt
Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa!
Gia Long trước sau vẫn nhớ về sự hy sinh kiên trung vì nghiệp lớn của Võ Tánh
Ngài Võ Tánh có vợ là công chúa Ngọc Du!
Võ Đông Sơ, người đã gợi cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật dựa trên mối tình Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà nổi tiếng, là con của ông và công chúa Ngọc Du)

<o:p>
<o:p>( Mộ Ngài Võ Tánh bên phải - Ngô Tùng Châu bên trái trong thành Bình Định)</o:p></o:p>
<o:p><o:p> </o:p></o:p>
<o:p><o:p>( một góc thành Bình Định ngày nay) </o:p></o:p>
<o:p><o:p></o:p></o:p>​
Một giai thoại về Ngài Võ Tánh như sau:

Có một câu chuyện kể lại rằng các binh sĩ vì quá đói nên đã trộm cắp lương thực của dân trong thành, Võ Tánh bắt được mang ra trước quân lính và dân chúng,
ông nói: “Chúng ta còn giữ thành được tới ngày hôm nay là do lòng dân vẫn còn ủng hộ, nếu trộm cắp của dân như vầy thì quân ta như phường giặc cướp hay sao? Mang ra chém!”
<o:p></o:p>
Tên lính khóc van nói: “Xin chủ tướng tha mạng, cả đội lính dưới quyền vì quá đói nên thuộc hạ mới làm càn”.
<o:p></o:p>
Dân làng xung quanh cũng can ngăn, trước tình cảnh đó, Võ Tánh ngước mắt lên trời: “Để đến ngày hôm nay, tội lớn nhất là ta. Anh em yên tâm ta đã có cách, ngày mai tất cả sẽ thoát khỏi cảnh này”. Nói đoạn ông quay trở về lầu chỉ huy, nói với thượng thư Ngô Tùng Châu: “Sau khi ta đi rồi, huynh ở lại lo cho các anh em, cố gắng bảo toàn mạng sống của mình và các anh em”.
<o:p></o:p>
Ngô Tùng Châu gạt nước mắt nói: “Võ có trung can lẽ đâu Văn lại không nghĩa khí. Tôi xin vô phép đi trước ngài”.
<o:p></o:p>
Rồi Võ Tánh lên lầu bát giác, phóng hỏa tự thiêu để lại một lá thư tuyệt mệnh gửi cho tướng Trần Quang Diệu. Thượng thư Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc tự vẫn.


( lầu Bát Giác nơi vị danh tướng VÕ TÁNH tự thiêu)​

Sau khi Võ Tánh và Ngô Tùng Châu chết, quân Nguyễn mở cửa thành đầu hàng. Trần Quang Diệu cưỡi ngựa đi chậm giữa quân lính 2 bên, ông đến đài chỉ huy tiếp nhận thư tuyệt mệnh của Võ Tánh. Trong thư Võ Tánh nói:

“Phận làm tướng, ta không giữ được thành lẽ hiển nhiên phải chết theo thành. Chỉ một mong muốn sau cùng, anh em binh sĩ không có tội tình gì, xin ngài hãy vì đức lớn mà đừng làm hại, cũng như ngày trước khi chiếm được thành Quy Nhơn, quân Nguyễn đã không giết hại những binh sĩ Tây Sơn giữ thành
<o:p></o:p>​
Đọc xong không khỏi bùi ngùi cho một vị danh tướng tài ba! Không hổ danh Được người đời ca tụng là Gia Định tam hùng
<o:p>( ảnh và nội dung phần lớn của Ngọc Hiếu - HQ st)</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>một đoạn bài giáng cơ của Ngài Võ Tánh thâu Ngài Huỳnh Thanh vào Đạo Cao Đài:</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>"Khi đó trong đàn, cụ Lê Kim Tỵ không biết Huỳnh Thanh là ai nên bạch hỏi Thiêng Liêng. Khi Ngài vào hầu đàn, cụ Chưởng Pháp bảo Ngài quỳ gần bên cơ để nghe dạy. Ngài run sợ vì nghĩ rằng: chắc vì lén trộm coi cầu cơ nên ơn trên bắt vô xử tội. Nhưng không! Ngài Võ Tánh dạy:
- “Huỳnh Thanh! Em có căn lành được thâu vào Đạo, em có vui lòng chăng?
Ngài Bạch thưa:
- “ Nếu ơn trên thương con, con vui lòng vào Đạo
Ngài Võ Tánh:
- “ Vậy Bần Đạo khá khen cho em</o:p>
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member

Tiền Bối Huỳnh Thanh - Huệ Thanh Vân

hôm nay HQ gõ tiếp giai thoại của Bậc Hướng Đạo Huỳnh Thanh

Thuyết phục gia đình theo Đạo Cao Đài: Hậu sinh khả úy

sau khi Ngài nhập Đạo tại Thánh Tịnh Đại Thanh, về phù cát để thăm gia đình và thưa với Cha Mẹ. Vừa về đến nhà Ngài liền bị Cha và Anh chất vấn theo luận điệu nho gia:

"Tu đâu cho bằng tu nhà thờ cha kính mẹ ấy là đi tu"
Mầy tu bằng Lương Võ Đế không?
Cất 72 cảnh chùa sao cuối đời bị vây chết đói?
Phật đâu không cứu?
Gia Tô xưng chúa cứu thế, con một của Đức Chúa Trời sao lại lầm để cho Du Già bán nộp cho kẻ vô Đạo bắt đánh đập, đóng đinh trên thập tự giá?
Chúa Trời đâu không cứu?
Theo Đạo Gia Tô bỏ ông bà không cúng quải, mầy có biết không?
Hay tám vạn nghìn tư cũng mặc? vô quần thần phụ tử chẳng nên người! có phải Phật bảo: " Hư vô tịch diệt chi giáo dị đoan không?
Bởi thế cho nên Vua Minh Mạng, Tự Đức cấm dân Nam không được theo Đạo Gia Tô vì là Tà Đạo. Ai không tuân thì bị chém, giết, chôn sống mầy có biết không?

Lúc bấy giờ Ngài còn thư sinh, nhưng nhờ " Chí thành tắc minh" định tâm tiếp điễn làm thần đồng khai khẩu với Cha với Anh và chú bác họ hàng rằng:
- Thưa Cha cùng các Chú các Anh: Chính tôi đi tu đây là thực hành câu thờ cha kính mẹ. Lơi Thánh hiền dạy xưa nay rằng: " Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu, bất cảm hỷ thương, chí hiếu chi thủy giả, Lập thân hành đạo dương danh ư hậu thế dĩ hiễn phụ mẫu, hiếu chi chung giã"
Chính Đạo Thầy cũng dạy:

" Tu để cứu cửu huyền thất tổ
Tu để mà phổ độ chúng sanh"


cho nên: " tự thiên tử chí ư thứ dân, nhứt thị tu thân vi bản, tu kỷ di an bá tánh, tu kỳ thân dã nhi thiên hạ bình". Cách vật, trí tri, thành ý chánh tâm, tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ"

Còn anh nói Lương Võ Đế cất 72 cảnh chùa sao lại bị ngọa tử Thành Đài, Phật đâu không cứu hả? đó thật luật chí công vô tư của Trời Phật. Vì Lương Võ Đế cất chùa lấy của bất lương, buộc dân công quả, bắt ép làm dân kêu than, đói rách cơ hàn nên Trời Phật nào chứng? mà phải hành phạt báo ứng để làm gương! vì rằng chùa đúc Phật vàng chưa phải là Đạo, áo mão chưa phải là Thầy Tu.! Phật nói:

" Nhượt dĩ sắc kiến giã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai
Tất cả hữu vi pháp ,
Như mộng huyển bào ảnh,
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán

(tạm dịch:
Nếu do sắc thấy ta
Do âm thanh cầu ta
Người ấy hành đạo tà
Không thể thấy Như Lai
Tất cả pháp hữu vi
Như Mộng huyễn, bọt, bóng
Như sương cũng như điện
Nên khởi quán như thế)
còn GiaTo xưng Chúa Cứu Thế lại để cho Du Già bán nộp cho quân địch, bắt hành hạ, sỉ nhục, đóng đinh trên thập tự giá, Chúa đâu không cứu hả? xin thưa nếu không có đức Chúa Trời thì ai cứu jesu sống lại để làm chứng muôn đời? cùng đưa về Trời đứng cạnh Chúa Cha? vả lại, nếu không có đấng jesu, không chịu đóng đinh, không chịu đổ máu lấy gì xưng Chúa Cứu Thế? chịu chết để chuộc tội cho loài người! còn Du già bán chúa thì có mấy ai phụng thờ? kẻ khen Chúa khen mãi, kẻ chê du già chê hoài! vậy anh muốn làm giato chịu chết hay muốn làm du già để bán chúa?

Còn theo Đạo Gia to bỏ ông bà không cúng quải. Nếu nói không đơm cúng cổ đầy bàn là bỏ ông bà thì tôn giáo nào cũng bị tội cả. Như Nho Giáo nói: " Bất vị tế hương như giáng phước, bất vị giảm lễ nhi giáng họa. kính quỷ thần nhi viễn chi". " sống chẳng cho ăn, chết làm văn tế ruồi!...cũng như âm thanh sắc tướng, bùa mê thuốc lú, trốc quỷ trừ ma, dâng chay cúng mặn, thế đồ vớt vong... nên mới có câu Phật bảo" Hư vô tịch diệt chi giáo dị đoan - thế sự vạn ban đô thị giả, nhân gian đạo đức quả vi chơn"

Ngài " khẩu chiến" một hơi mọi người ngồi im phăng phắc. Ngài vừa ngừng thì ông Hai Huỳnh Tuân(con ông Bác) ngó mặt Cha Ngài bảo: thật hậu sinh khả úy chú ơi! bảy mươi học mười lăm, con hơn cha là nhà có phúc, đứa khôn từ thuở lên ba, đứa dại già đầu cũng dại. đó là đại nghi đại ngộ

thế là chẳng những Cha, Anh chấp nhận cho Ngài theo Đạo mà cả gia đình cùng họ hàng đều nhất loạt nhập môn Cao Đài!
 

Hao Quang

New member
[FONT=&quot] [/FONT]

NGÀI GIÁO SƯ: NGỌC LUYỆN THANH


[FONT=&quot]Vốn là người học nhiều hiểu rộng, Ngài thông thạo các ngoại ngữ Anh, Phap, Nhật, Hán. Ngoài việc dịch cuốn “ Lược sử Cao Đài” ra Anh ngữ, còn vô số những tài liệu và những bài nghiên cứu, sưu khảo về triết học, Đạo học Đông Tây đăng khắp các báo Đạo – Đời, nhất là các bài báo: Cao Đài Gíao Lý, Đại Đồng, Nhân Sinh, Đại Đạo Nguyệt San, Nhân Hòa, Phụng Sự, Tin Đạo… Những bài diễn văn, thuyết Đạo và những bài giáo lý, tài liệu phổ tế, tài liệu Hạnh Đường của Ngài rất phong phú, dồi dào.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Đặc biệt tập khảo cứu về nền tảng các Tôn Gíao trên thế giới.[/FONT]
[FONT=&quot]Sau ngày đi cải tạo về ( 1981) Ngài được mời tham gia tổ dịch thuật của một cơ quan văn hóa của Thành Phố, chuyên phiên dịch các sách báo và tài liệu ngoại ngữ về văn sử để sử dụng trong nước.[/FONT]
[FONT=&quot]Đời Ngài là cả một kho sử liệu và giai thoại, xin đơn cử vài câu chuyện thuở Ngài mới nhập Đạo để thấy được bản lĩnh và ý chí của một bậc Hướng Đạo có tâm trường:[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]1. [/FONT][FONT=&quot]Câu chuyện ăn chay[/FONT]
[FONT=&quot]Vì Ngài là con một, lại là Trưởng tộc nên cụ Bà muốn Ngài phải lập gia đình để có con nối dõi tông đường. Vì thế, khi Ngài theo bạn và tỏ ý ham chuyện tu hành thì nhất định cụ Bà không đồng ý và tìm mọi cách để ngăn chặn việc làm của Ngài.[/FONT]
[FONT=&quot]Trước hết, vì chiều con và rất nể trọng Ngài Nguyễn Quang Châu nên Bà vẫn để cho Ngài đi theo phái đoàn Truyền Gíao, nhưng việc đi tu và ăn chay thì cụ Bà không chịu. Cụ Bà ra lệnh ngăn cấm không cho Ngài ăn chay thì Ngài ăn cơm lạt hoặc nhịn ăn đôi ba ngày, thấy vậy, cụ Bà vì thương con sợ Ngài đói nên lúc đầu phải năn nỉ và để cho Ngài ăn. Sau cụ Bà lại tìm cách khác: Bà nấu cơm rồi rưới nước mắm vào nồi cơm, Ngài ăn không được, Ngài lại lấy gạo nấu cơm khác. Bữa sau bà lại rưới nước mắm vào trong thùng gạo. Ngài phát hiện được lại nhịn nữa rồi Ngài sang nhà hàng xóm mượn gạo về nấu ăn. Cụ Bà biết được lại qua nói nhỏ với nhà hàng xóm không được cho Ngài mượn gạo nữa. Cuối cùng bí thế, thì Ngài lại nhịn đói mấy ngày, nhất định không ăn đến phải xỉu.[/FONT]
[FONT=&quot]Thế là cụ Bà hết phương đành phải chiều theo ý con, và Ngài được thỏa nguyện.

[/FONT]
[FONT=&quot]2. [/FONT][FONT=&quot]Câu chuyện Ngài nhập Đạo.

[/FONT]
[FONT=&quot]Thời gian đầu, có hai năm Ngài đi theo Đoàn Truyền Gíao thì đi vậy chứ thật sự trong lòng Ngài chưa tin tưởng mối Đạo. Bởi đi thì vui và thỏa mãn trí tò mò của tuổi trẻ nhiều hơn. Ngài chưa chịu nhận nền Tân Gíao Lý, dù bấy lâu đã nghe Ngài Nguyễn Quang Châu giảng giải rất nhiều.[/FONT]
[FONT=&quot]Ngài vốn nhiễm tây học, cái gì cũng phải thực tế và cũng phải do sức người làm nên, nên Ngài vẫn chưa tin ở Đạo, chưa tin sự cứu rỗi của Đạo trời trong Kỳ Ba tận thế. Mãi cho đến khi gặp Ngài Huỳnh Ngọc Trác tại nhà ông Hương Dung( thân sinh của Thánh Tử Đạo Nguyễn Thị Lan, người đệ tử cùng đi với Thầy Huỳnh và thọ nạn ở Quảng Ngãi năm 1945) ở thôn Đại Bình, Huyện Quế Sơn, thuộc Thánh Thất Trung Quang Bình. Trong câu chuyện nhàn đàm sau bữa ăn tối xong vẫn còn đang sôi nổi, bỗng luồng gió tạt vào làm ngọn đèn tắt ngúm, cảnh vật tối om. Thầy Huỳnh chợt hỏi Ngài:[/FONT]
[FONT=&quot]“ Chú Luyện, đèn tắt rồi chú có thấy gì không?[/FONT]
[FONT=&quot]Ngài Luyện đâm ra ngơ ngác:[/FONT]
[FONT=&quot]“ Dạ thưa Thầy, con đâu thấy gì được”[/FONT]
[FONT=&quot]Thầy Huỳnh vừa cười vừa giải thích như một lời phân bua giữa mọi người:[/FONT]
[FONT=&quot]“ Đó, Chú thấy không? Khi ngọn đèn tắt thì không thấy gì nữa cả! Chú thấy cái Ta của chú chưa? Ngọn đèn là cái Đạo soi sáng. Nhờ ngọn đèn ta mới thấy được mọi vật, cũng như nhờ cái Đạo ta mới hiểu được cuộc đời, hiểu được Thiên Mệnh."[/FONT]
[FONT=&quot]Qua mấy lời ngắn gọn mà chứa đầy Đạo lý cao thâm ấy, Ngài bừng tỉnh ngộ và một hai xin Thầy nhập Đạo.[/FONT]
[FONT=&quot]Thế là từ đó Ngài xin dâng lễ Nhập Môn Cao Đài và quyết tâm tu trì đúng mực. Quyết tâm ấy Ngài đã theo trọn cuộc đời. Ngài thường đêm câu chuyện này kể lại cho cháu con và đàn hậu tấn như một lời răn dạy.
[/FONT]
 

Facebook Comment

Top