<P><EM>Kính chư Hiền Huynh, Tỷ, Đệ, Muội, Tiện Đệ có tìm đọc được một bài về phương pháp cầu nguyện; nay mạn phép trích đăng để quý Hiền tham khảo. Tài liệu này được trích từ quyển Đạo lý thực hành: Bí Pháp cầu nguyện trong giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, do Trưởng Huynh Dã Trung Tử sưu tập, trong Tủ Sách Đại Đạo. Mấy đoạn tô đậm là do Tiện Đệ làm thêm chứ nguyên bản văn không có như vậy. Sau đây kính mời chư Hiền tịnh tâm đọc qua:</EM> </P>
<P> </P>
<DIV align=center><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt; FONT-FAMILY: Tahoma"><A name=bpcn3><FONT face=Tahoma color=#ff0000 size=6><B>PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN <BR>ĐỂ CÓ HIỆU-QUẢ.</B></FONT></FONT></A><FONT color=#ff0000 size=6> </FONT></SPAN></DIV><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">
<P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"></SPAN> </P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"><FONT size=4>Tất cả các tôn-giáo đều khuyên giáo-đồ nên cầu nguyện,</FONT> mà nhơn-sanh càng tội-lỗi điêu-linh thì lại càng phải cầu-nguyện, Thánh Gandhi đã nói rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Tôi chẳng làm một điều chi viên-mãn mà không cầu-nguyện.”</SPAN></I></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nhà hiền-triết Pythagore đã khuyên rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Khi ngươi khởi công tu-luyện thì nên cầu-nguyện Thần-minh luôn luôn để nhờ ơn giúp sức” .</SPAN></I></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Chúa Jésus đã phán rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gỏ cửa sẽ mở cho. Bởi vì ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gỏ cửa thì được mở”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Ma-thi-ơ 7:7). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Vậy chúng ta phải cầu-nguyện như thế nào để được sự đáp-ứng của Thượng-Đế và Thần-linh ? – Muốn cầu-nguyện hiệu-quả, con người phải có một đời sống đạo-hạnh cao-thượng, một tín-ngưỡng mạnh-mẽ, một tinh-thần tập-trung cao-độ, tức là phải có đầy-đủ đức tin và kỉnh-thành. Nên Kinh Thi có câu: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Trời không thân với ai chỉ thân với người hay kính… Thần-linh không chứng-giám cho ai chỉ chứng-giám cho người có lòng thành”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Duy Thiên vô thân, khắc kính duy thân… Thần-linh vô thường hưởng, hưởng vu khắc thành / Kinh Thi / thiên Thái-giáp hạ) . </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Cầu-nguyện <strong>không có nghĩa là ỷ-lại vào thần-quyền mà không chịu cố-gắng hết sức mình,</strong> cứ cầu xin rồi ngồi yên bất động. Khi cầu nguyện muốn được đáp-ứng thì <strong>những điều cầu xin phải vị-tha không tư-dục, phải thánh-thiện,</strong> hợp với Thiên-ý. Nên đức Pythagore khuyên đệ-tử rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Trong khi cầu nguyện con đừng xin điều gì vị-kỷ, thì mới mong đạt được kết quả mỹ-mãn”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">. </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nho gia có câu: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Người muốn điều lành, thì Trời ắt chiều theo”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Nhơn hữu thiện-nguyện Thiên tất tùng chi).</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Theo Nho-giáo có thể nói cầu-nguyện đồng nghĩa với làm điều lành, quan-niệm nầy trong đạo Nho rất rõ-ràng: Khi đức Khổng-Tử đau nặng Thầy Tư-Lộ xin cầu nguyện để Ngài chóng khỏi, Ngài trả lời rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Ta cầu nguyện đã lâu rồi”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Khâu chi đảo cửu hỷ / Luận-ngữ / Thuật-nhi). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Ý Ngài nói rằng: chung thân Ngài đã theo lẽ Trời làm việc nhơn-nghĩa, như thế lúc nào Ngài cũng cầu-nguyện. <strong>Chứ không phải như người phàm-tục đợi đến khi gặp nguy-biến mới nguyện vái làm lành</strong> :</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Khi nguy nguyện vái làm lành, </SPAN></I></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> Tai qua rồi lại dạ đành phụ vong” </SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Kinh Sám-hối). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Thượng-Đế luôn luôn ngự trong tâm của mỗi người, nếu lòng dạ tín-thành thì chỉ cần cầu-nguyện một cách vắn-tắt cũng đủ linh-nghiệm, nên Đức Jésus đã phán rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Khi cầu-nguyện chớ thốt lời dông-dài, đừng tưởng rằng hễ cầu xin nhiều thì mới được nhận lời. Ngươi đừng làm như vậy, vì Cha ngươi biết trước người thiếu thốn sự gì trước khi ngươi cầu xin Ngài” </SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">(Ma-thi-ơ 6:9). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nhiều tôn-giáo không thờ-phụng hình-tượng, không dùng áo-mão cân-đai khác thường, mà chỉ thờ-phụng Thượng-Đế trong tâm, nhưng tín-đồ lại thực-hiện cầu-nguyện rất tích-cực, đối với họ sự cầu-nguyện cần-thiết như hơi thở để sống, nên vẫn tạo cho giáo-đồ có một đời sống tâm-linh rất cao, như vậy chúng ta thấy rằng sự cầu-nguyện có ẩn-tàng phần tâm-pháp bên trong rất mầu- nhiệm.</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Trong nhiều lần thuyết giáo về sự cầu-nguyện Đức Hộ-Pháp Phạm-công-Tắc đã dạy rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Sự cầu-nguyện có cảm-ứng với chánh-trị Thiêng-liêng tức là các Đấng Vô-hình …”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Thuyết đạo tại Báo-ân từ đêm 24-12 Bính-tuất / 1946) .</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nên Đức Ngài đã khuyên chúng ta nên cố-gắng thành-tâm cầu-nguyện cho Đạo và Đời :</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Từ đây chư chức sắc và chức-việc cùng đạo-hửu nam nữ gắng thành tâm cầu-nguyện cho nền Đạo và cơ Đời…”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Thuyết-đạo tại Đền-Thánh đêm 24-12 Bính-tuất /1946). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Đức Hộ-Pháp khuyên chúng ta khi cầu-nguyện hãy đặt trọn tâm-hồn và đức-tin vững chắc vào Đức Chí-Tôn thì sẽ đạt được kết-quả:</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> <I>“Chúng ta hãy cầu-nguyện để trọn tâm-đức chắc-chắn nơi Chí-Tôn, thì Chí-Tôn chẳng hề khi nào hẹp lượng</I>” (Thuyết-đạo tại Đền-Thánh đêm 24-12 Đinh-hợi /1948). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Vì Đức Ngài quả-quyết rằng Đức Chí-Tôn luôn luôn ở chung với chúng ta, nên chúng ta phải định-tâm cầu nguyện để được ban ơn: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“ Bần-đạo dám cả quyết rằng giờ phút nầy Đại Từ-phụ đã ở chung với chúng ta. Ấy vậy toàn-thể con cái của Ngài định-tâm cầu nguyện đặng cho Ngài ban ơn…”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Thuyết-đạo tại Đền Thánh đêm 30-12 Tân-mão /1952) . </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Cầu nguyện là một bí-pháp nhiệm-mầu, nếu chúng ta đặt hết lòng thành-tín vào đó. Nên khi thuyết-giảng về quyền-năng Phật-Mẫu, Đức Hộ-Pháp đã nói về kết-quả của sự cầu-nguyện, theo kinh-nghiệm tâm-linh của Đức Ngài như sau: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Qua chỉ cho mấy em một bí-pháp là khi nào mấy em quá thống-khổ, quá đau đớn tâm-hồn, mấy em đừng vội sầu thảm, các em quỳ xuống giữa không-trung, các em nguyện với Bà Mẹ Thiêng-liêng ấy một lời cầu-nguyện, Bần Đạo quả quyết rằng Bà chẳng khi nào từ chối cùng mấy em, Qua thử-nghiệm rồi … ” </SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">(Thuyết đạo ngày rằm tháng tám Nhâm-thìn / 1952 tại Cửu-long Đài).</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Đức Chí-Tôn là Đáng Cha lành luôn luôn cứu vớt chúng ta, sự cứu vớt nầy đôi khi không cần qua trung-gian của bất-cứ một quyền-lực nào, hay hình-thức nào, mà chỉ cần một “đức-tin” vững chắc của chính mình đặt-để nơi Đức Chí-Tôn. Nên khi thuyết-giảng về sự cứu rỗi Đức Hộ-Pháp đã dạy rằng:</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"></SPAN><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Đức Chí-Tôn đã để trong phương-pháp cứu-rỗi của Ngài đã nói rằng: Tội tình các con dù đầy dẫy nơi mặt địa-cầu nầy, <strong>mà đến giờ chót các con biết kêu danh Thầy thì Thầy đến cứu. </strong>Thầy đem bí-pháp giải-thoát để trong tay các con, đặng cho các con đạt chơn-pháp mà giải thoát đó vậy. Kêu danh Thầy là niệm Nam-mô Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ-Tát Ma-ha-Tát”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> ( Trích thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp về Con đường Thiêng-liêng hằng-sống tại Đền-Thánh đêm 12/02 Kỷ-sửu / 11-03-1949). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"></SPAN><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Một buổi cầu-nguyện đầy đủ ý-nghĩa, ngoài sự bày tỏ điều mình mong muốn đang thực-hiện, chúng ta có thể xưng-tụng, ca ngợi công ơn của Thượng-Đế thi-thố cho chúng ta, còn hứa với Ngài làm những điều đúng với Thiên-ý. <strong>Cầu-nguyện tức là chúng ta còn tự nhắc-nhở chính mình nữa,</strong> như vậy sẽ giúp cho tâm-hồn chúng ta xa lánh những tư-tưởng trần-tục, những cảm-xúc chán-nản tiêu-cực, xua đi những cảm-nghĩ thấp hèn, thù oán, tham-lam, ích-kỷ, đang ám-ảnh mình trong sinh-hoạt hàng ngày. Khơi dậy những tư-tưởng thanh-cao thánh-thiện. Chúng ta cầu-nguyện là tự đặt mình trong mối hổ-tương mật-thiết với Thượng-Đế, khiến cho sinh-lực sống động siêu-nhiên và cái quyền-năng tối-thượng đang ngự-trị và điều-hành vũ-tru,ï luôn ảnh-hưởng và chi-phối trong đời sống hàng ngày của chúng ta, rồi từ đó mọi hoạt-động của chúng ta sẽ có được sự chỉ-đạo chặc-chẽ của Thiêng-liêng, khiến cho chúng ta vô-hình- trung đi đúng theo quỷ-đạo của Thiên-cơ, vì chúng ta luôn có sự quan-phòng và phối-hợp yểm-trợ của Thương-Đế và Thần-linh. </SPAN></P>
<P><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Ngày nay chúng ta đang ở giữa một xã-hội mà con người luôn bị cuốn hút với nhịp sống cộng-đồng, <strong>nên đối với mỗi tín-đồ hàng hạ-thừa khó có thể sắp xếp thì giờ cố-định cho việc công-phu, lễ-bái tu-tập</strong> của mình đúng giờ giấc, nên sự cầu-nguyện cũng là pháp-môn để cho họ có dịp gần-gủi với Thương-Đế, đón nhận thần-lực, ân-điển của Ngài để bồi-bổ cho tâm-linh, vì thực-hiện cầu-nguyện, không đòi hỏi những chi-tiết lễ-nghi phức-tạp , phải có giờ giấc nhứt-định, mà chỉ cần có một tâm-hồn vắng lặng hướng về Thượng-Đế thì bất kỳ ở đâu, lúc nào chúng ta cũng có thể thực-hiện một cuộc tiếp-xúc đối-thoại với Ngài và lắng nghe được những huyền-âm vi-diệu của Ngài.</SPAN></P>
<P><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">(Còn tiếp)</SPAN></P>
<P><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"><EM>Cám ơn chư Hiền Huynh, Tỷ, Đệ, Muội đã theo dõi bài viết này. Tiện đệ sẽ tiếp tục trích đăng để chúng ta cùng tu học.</EM></SPAN></P></SPAN>
<P> </P>
<DIV align=center><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt; FONT-FAMILY: Tahoma"><A name=bpcn3><FONT face=Tahoma color=#ff0000 size=6><B>PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN <BR>ĐỂ CÓ HIỆU-QUẢ.</B></FONT></FONT></A><FONT color=#ff0000 size=6> </FONT></SPAN></DIV><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">
<P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"></SPAN> </P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"><FONT size=4>Tất cả các tôn-giáo đều khuyên giáo-đồ nên cầu nguyện,</FONT> mà nhơn-sanh càng tội-lỗi điêu-linh thì lại càng phải cầu-nguyện, Thánh Gandhi đã nói rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Tôi chẳng làm một điều chi viên-mãn mà không cầu-nguyện.”</SPAN></I></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nhà hiền-triết Pythagore đã khuyên rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Khi ngươi khởi công tu-luyện thì nên cầu-nguyện Thần-minh luôn luôn để nhờ ơn giúp sức” .</SPAN></I></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Chúa Jésus đã phán rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gỏ cửa sẽ mở cho. Bởi vì ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gỏ cửa thì được mở”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Ma-thi-ơ 7:7). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Vậy chúng ta phải cầu-nguyện như thế nào để được sự đáp-ứng của Thượng-Đế và Thần-linh ? – Muốn cầu-nguyện hiệu-quả, con người phải có một đời sống đạo-hạnh cao-thượng, một tín-ngưỡng mạnh-mẽ, một tinh-thần tập-trung cao-độ, tức là phải có đầy-đủ đức tin và kỉnh-thành. Nên Kinh Thi có câu: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Trời không thân với ai chỉ thân với người hay kính… Thần-linh không chứng-giám cho ai chỉ chứng-giám cho người có lòng thành”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Duy Thiên vô thân, khắc kính duy thân… Thần-linh vô thường hưởng, hưởng vu khắc thành / Kinh Thi / thiên Thái-giáp hạ) . </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Cầu-nguyện <strong>không có nghĩa là ỷ-lại vào thần-quyền mà không chịu cố-gắng hết sức mình,</strong> cứ cầu xin rồi ngồi yên bất động. Khi cầu nguyện muốn được đáp-ứng thì <strong>những điều cầu xin phải vị-tha không tư-dục, phải thánh-thiện,</strong> hợp với Thiên-ý. Nên đức Pythagore khuyên đệ-tử rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Trong khi cầu nguyện con đừng xin điều gì vị-kỷ, thì mới mong đạt được kết quả mỹ-mãn”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">. </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nho gia có câu: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Người muốn điều lành, thì Trời ắt chiều theo”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Nhơn hữu thiện-nguyện Thiên tất tùng chi).</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Theo Nho-giáo có thể nói cầu-nguyện đồng nghĩa với làm điều lành, quan-niệm nầy trong đạo Nho rất rõ-ràng: Khi đức Khổng-Tử đau nặng Thầy Tư-Lộ xin cầu nguyện để Ngài chóng khỏi, Ngài trả lời rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Ta cầu nguyện đã lâu rồi”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Khâu chi đảo cửu hỷ / Luận-ngữ / Thuật-nhi). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Ý Ngài nói rằng: chung thân Ngài đã theo lẽ Trời làm việc nhơn-nghĩa, như thế lúc nào Ngài cũng cầu-nguyện. <strong>Chứ không phải như người phàm-tục đợi đến khi gặp nguy-biến mới nguyện vái làm lành</strong> :</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Khi nguy nguyện vái làm lành, </SPAN></I></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> Tai qua rồi lại dạ đành phụ vong” </SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Kinh Sám-hối). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Thượng-Đế luôn luôn ngự trong tâm của mỗi người, nếu lòng dạ tín-thành thì chỉ cần cầu-nguyện một cách vắn-tắt cũng đủ linh-nghiệm, nên Đức Jésus đã phán rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Khi cầu-nguyện chớ thốt lời dông-dài, đừng tưởng rằng hễ cầu xin nhiều thì mới được nhận lời. Ngươi đừng làm như vậy, vì Cha ngươi biết trước người thiếu thốn sự gì trước khi ngươi cầu xin Ngài” </SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">(Ma-thi-ơ 6:9). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nhiều tôn-giáo không thờ-phụng hình-tượng, không dùng áo-mão cân-đai khác thường, mà chỉ thờ-phụng Thượng-Đế trong tâm, nhưng tín-đồ lại thực-hiện cầu-nguyện rất tích-cực, đối với họ sự cầu-nguyện cần-thiết như hơi thở để sống, nên vẫn tạo cho giáo-đồ có một đời sống tâm-linh rất cao, như vậy chúng ta thấy rằng sự cầu-nguyện có ẩn-tàng phần tâm-pháp bên trong rất mầu- nhiệm.</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Trong nhiều lần thuyết giáo về sự cầu-nguyện Đức Hộ-Pháp Phạm-công-Tắc đã dạy rằng: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Sự cầu-nguyện có cảm-ứng với chánh-trị Thiêng-liêng tức là các Đấng Vô-hình …”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Thuyết đạo tại Báo-ân từ đêm 24-12 Bính-tuất / 1946) .</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nên Đức Ngài đã khuyên chúng ta nên cố-gắng thành-tâm cầu-nguyện cho Đạo và Đời :</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Từ đây chư chức sắc và chức-việc cùng đạo-hửu nam nữ gắng thành tâm cầu-nguyện cho nền Đạo và cơ Đời…”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Thuyết-đạo tại Đền-Thánh đêm 24-12 Bính-tuất /1946). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Đức Hộ-Pháp khuyên chúng ta khi cầu-nguyện hãy đặt trọn tâm-hồn và đức-tin vững chắc vào Đức Chí-Tôn thì sẽ đạt được kết-quả:</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> <I>“Chúng ta hãy cầu-nguyện để trọn tâm-đức chắc-chắn nơi Chí-Tôn, thì Chí-Tôn chẳng hề khi nào hẹp lượng</I>” (Thuyết-đạo tại Đền-Thánh đêm 24-12 Đinh-hợi /1948). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Vì Đức Ngài quả-quyết rằng Đức Chí-Tôn luôn luôn ở chung với chúng ta, nên chúng ta phải định-tâm cầu nguyện để được ban ơn: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“ Bần-đạo dám cả quyết rằng giờ phút nầy Đại Từ-phụ đã ở chung với chúng ta. Ấy vậy toàn-thể con cái của Ngài định-tâm cầu nguyện đặng cho Ngài ban ơn…”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> (Thuyết-đạo tại Đền Thánh đêm 30-12 Tân-mão /1952) . </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Cầu nguyện là một bí-pháp nhiệm-mầu, nếu chúng ta đặt hết lòng thành-tín vào đó. Nên khi thuyết-giảng về quyền-năng Phật-Mẫu, Đức Hộ-Pháp đã nói về kết-quả của sự cầu-nguyện, theo kinh-nghiệm tâm-linh của Đức Ngài như sau: </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Qua chỉ cho mấy em một bí-pháp là khi nào mấy em quá thống-khổ, quá đau đớn tâm-hồn, mấy em đừng vội sầu thảm, các em quỳ xuống giữa không-trung, các em nguyện với Bà Mẹ Thiêng-liêng ấy một lời cầu-nguyện, Bần Đạo quả quyết rằng Bà chẳng khi nào từ chối cùng mấy em, Qua thử-nghiệm rồi … ” </SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">(Thuyết đạo ngày rằm tháng tám Nhâm-thìn / 1952 tại Cửu-long Đài).</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Đức Chí-Tôn là Đáng Cha lành luôn luôn cứu vớt chúng ta, sự cứu vớt nầy đôi khi không cần qua trung-gian của bất-cứ một quyền-lực nào, hay hình-thức nào, mà chỉ cần một “đức-tin” vững chắc của chính mình đặt-để nơi Đức Chí-Tôn. Nên khi thuyết-giảng về sự cứu rỗi Đức Hộ-Pháp đã dạy rằng:</SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"></SPAN><I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">“Đức Chí-Tôn đã để trong phương-pháp cứu-rỗi của Ngài đã nói rằng: Tội tình các con dù đầy dẫy nơi mặt địa-cầu nầy, <strong>mà đến giờ chót các con biết kêu danh Thầy thì Thầy đến cứu. </strong>Thầy đem bí-pháp giải-thoát để trong tay các con, đặng cho các con đạt chơn-pháp mà giải thoát đó vậy. Kêu danh Thầy là niệm Nam-mô Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ-Tát Ma-ha-Tát”</SPAN></I><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"> ( Trích thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp về Con đường Thiêng-liêng hằng-sống tại Đền-Thánh đêm 12/02 Kỷ-sửu / 11-03-1949). </SPAN></P>
<P =MsoPlainText><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"></SPAN><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Một buổi cầu-nguyện đầy đủ ý-nghĩa, ngoài sự bày tỏ điều mình mong muốn đang thực-hiện, chúng ta có thể xưng-tụng, ca ngợi công ơn của Thượng-Đế thi-thố cho chúng ta, còn hứa với Ngài làm những điều đúng với Thiên-ý. <strong>Cầu-nguyện tức là chúng ta còn tự nhắc-nhở chính mình nữa,</strong> như vậy sẽ giúp cho tâm-hồn chúng ta xa lánh những tư-tưởng trần-tục, những cảm-xúc chán-nản tiêu-cực, xua đi những cảm-nghĩ thấp hèn, thù oán, tham-lam, ích-kỷ, đang ám-ảnh mình trong sinh-hoạt hàng ngày. Khơi dậy những tư-tưởng thanh-cao thánh-thiện. Chúng ta cầu-nguyện là tự đặt mình trong mối hổ-tương mật-thiết với Thượng-Đế, khiến cho sinh-lực sống động siêu-nhiên và cái quyền-năng tối-thượng đang ngự-trị và điều-hành vũ-tru,ï luôn ảnh-hưởng và chi-phối trong đời sống hàng ngày của chúng ta, rồi từ đó mọi hoạt-động của chúng ta sẽ có được sự chỉ-đạo chặc-chẽ của Thiêng-liêng, khiến cho chúng ta vô-hình- trung đi đúng theo quỷ-đạo của Thiên-cơ, vì chúng ta luôn có sự quan-phòng và phối-hợp yểm-trợ của Thương-Đế và Thần-linh. </SPAN></P>
<P><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Ngày nay chúng ta đang ở giữa một xã-hội mà con người luôn bị cuốn hút với nhịp sống cộng-đồng, <strong>nên đối với mỗi tín-đồ hàng hạ-thừa khó có thể sắp xếp thì giờ cố-định cho việc công-phu, lễ-bái tu-tập</strong> của mình đúng giờ giấc, nên sự cầu-nguyện cũng là pháp-môn để cho họ có dịp gần-gủi với Thương-Đế, đón nhận thần-lực, ân-điển của Ngài để bồi-bổ cho tâm-linh, vì thực-hiện cầu-nguyện, không đòi hỏi những chi-tiết lễ-nghi phức-tạp , phải có giờ giấc nhứt-định, mà chỉ cần có một tâm-hồn vắng lặng hướng về Thượng-Đế thì bất kỳ ở đâu, lúc nào chúng ta cũng có thể thực-hiện một cuộc tiếp-xúc đối-thoại với Ngài và lắng nghe được những huyền-âm vi-diệu của Ngài.</SPAN></P>
<P><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma">(Còn tiếp)</SPAN></P>
<P><SPAN style="FONT-SIZE: 11pt; FONT-FAMILY: Tahoma"><EM>Cám ơn chư Hiền Huynh, Tỷ, Đệ, Muội đã theo dõi bài viết này. Tiện đệ sẽ tiếp tục trích đăng để chúng ta cùng tu học.</EM></SPAN></P></SPAN>