Phương tu cao đài

luutunha

New member
Kính Huynh dong tam !

Xem trong Cao Đài Tự Điển thấy chép như thế nầy:

Thoại: còn đọc Thụy: điềm tốt, tốt lành. Khí: chất khí.
Thoại khí là chất khí tốt lành. Đó là Hỗn nguơn khí, là khí Sanh quang để nuôi sống vạn linh trong CKVT.

Tra trong tự điển Hán Việt thì chỉ có duy nhất một chữ THOẠI
:
Chữ thoại nầy có nghĩa là:
(Danh từ ) Lời nói, tiếng, ngôn ngữ.

Còn chữ THỤY có nghĩa:
điềm tốt, tốt lành,thì như vầy:
Có điều cần tìm hiểu là sao bài kinh không dùng Thụy mà lại dùng Thoại. Nếu nói đọc trại cho thuận thì câu kinh có đọc Thụy vẫn thuận cần gì phải đọc Thoại ?


Nhưng thật sự đạo pháp phải là THOẠI KHÍ mới đúng. Vì vùng sanh quang đó là Âm Quang ( chữ âm đây không phải âm dương mà là âm thanh ) Vùng phát ra âm quang tức là nơi Kim Bồn, nơi nầy bát hồn vận chuyển qua đó hóa sanh vô cùng. Người học đạo Cao Đài may mắn được chỉ cho cơ chế diệu kỳ, nơi nầy chỉ có thể thấy khi còn mang xác phàm chứ chờ bỏ xác thì không thấy đâu. Nhờ nơi nầy mà tạo thành quả đạo vô lượng thọ.

 

Vinh Nguyen

New member
Nơi "Đạo Pháp Vô Biên" ở Trường Hòa, Tây Ninh có thờ Điện Thờ Phật Mẫu và Ngọc Hoàng Thượng Đế chung trong một "Điện Thờ", có chỉ ra Kim Bồn và Trí Giác Cung - Định Tinh Thần này...
 

luutunha

New member
Huynh Vinh Nguyen có thể chia sẻ cho mình biết nơi "Đạo Pháp Vô Biên"ở Trường Hòa chỉ ra Kim Bồn ý như thế nào không ? Vì mình không có cơ hội đến nơi đó được.
 

dong tam

New member
Phổ Tế là tiếng nói diệu huyền của Thầy ban rưới, khác nào như giọt nước mưa xuân cho cỏ hoa được tươi tốt… phải hằng kiểm điểm việc tu học của từng đạo hữu một:

- Đã hiểu giáo lý được những gì?
- Có thực hành được những điều đã học chưa?
- Trong hàng đạo đồ có người nào còn dốt nát, đã tìm phương giáo hóa cho họ chưa?

Có thế thì việc làm mới nắm được phần kết quả.

Hằng tháng phải thăm viếng nhắc nhở về phương tu lẽ Đạo cho người người

[Đức Trần Hưng Đạo, Thánh Truyền Giáo pháp tập một, 13.6 Nhâm Dần (1962)]
 

dong tam

New member
Nội dung “Phương tu – Chánh pháp kỳ ba” của tập này được tóm tắt qua vài đọan Thánh giáo sau:

▪ “… xét kỹ lại kẻ tu hành thì nhiều, nhưng người thực hành đúng theo chánh giáo thì có được mấy! Họ chỉ biết có việc ăn chay, làm lành, lập công bồi đức, chứ có mấy người rõ thấu con đường Chánh pháp Kỳ Ba là gì!

… Tệ Thần không hiểu tại làm sao có người tu hành đã nhiều năm mà không hiểu con đường tu của mình sẽ ra sao? Chánh pháp của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do đâu mà có? Ta phải đi đến đâu mà được về cùng Thầy?

Cứ lẩn quẩn loanh quanh trong việc quỳ hương cúng nước lập công, mà không thấy đó chỉ là bước tu hạ thừa mà thôi! Dù cho công chất bằng núi mà không gặp chơn truyền chánh pháp thì bất quá là hưởng hồng phúc kiếp sau mà thôi, chớ làm sao quy hồi cựu vị!

[Đức Tuệ Minh Thần, Thánh Truyền Giáo pháp tập 1, 23.6 Nhâm Dần (1962)]
 

dong tam

New member
CHÁNH PHÁP KỲ BA

NỘI DUNG
1. Các hình thức phương tiện
1.1. Bài học vỡ lòng: Ấn Tý – bái lạy
1.2. Niệm tưởng đến danh Thầy
1.3. Lập Thiên bàn
2. “Đọc kinh cầu Lý”.
2.1. “Đạo gốc bỡi lòng: thành tín hiệp.”
2.2. Thời cúng bao giờ cũng kết thúc với bài Ngũ Nguyện.
3. Bí quyết thực hành Chánh pháp kỳ Ba: đồng hành Tam Công
3.1. “Lấy công quả - hạnh đức làm nấc thang tiến bước.”
3.2. “Bí quyết tu hành của Kỳ ba Đại ân xá.”
3.3. “Đừng chấp lấy phương tiện làm cứu cánh.”
4. Kết luận
 

dong tam

New member
Đức Nguyễn Tuệ Minh, một thời gian sau khi đắc vị khi được về đàn thăm viếng bỗn đạo miền Trung tại Trung Tông tịnh đường đã có nhắc:

“… xét kỹ lại kẻ tu hành thì nhiều, nhưng người thực hành đúng theo chánh giáo thì có được mấy! Họ chỉ biết có việc ăn chay, làm lành, lập công bồi đức, chứ có mấy người rõ thấu con đường Chánh pháp Kỳ Ba là gì! Dù có đa số còn lầm lẫn mãi cứ chạy theo thanh âm sắc tướng, lo sơn phết bề ngoài, mến chuộng những sự hư huyễn của trần ai giả tạm mà xao lãng con đường tu tâm dưỡng tánh là một điều cốt yếu để phản bổn huờn nguyên… …

Tệ Thần không hiểu tại làm sao có người tu hành đã nhiều năm mà không hiểu con đường tu của mình sẽ ra sao?
Chánh pháp của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do đâu mà có? Ta phải đi đến đâu mà được về cùng Thầy? Cứ lẩn quẩn loanh quanh trong việc quỳ hương cúng nước lập công, mà không thấy đó chỉ là bước tu hạ thừa mà thôi! Dù cho công chất bằng núi mà không gặp chơn truyền chánh pháp thì bất quá là hưởng hồng phúc kiếp sau mà thôi, chớ làm sao quy hồi cựu vị!


Như vậy, người tín hữu Cao Đài cần có những bước chuẩn bị để có thể bước lên bậc tu thượng thừa. Bước đệm căn bản này là việc phải ăn chay 10 ngày mỗi tháng và phải có ý thức bước thêm vào phần tịnh thất như lời Thầy đã dạy:
Kẻ nào trai giái đặng mười ngày đổ lên, thọ bửu pháp đặng. Chư Môn đệ phải trai giái.”

Một thực tế chúng ta dễ nhận ra, cho dù ở Thánh thất Thánh tịnh nào thuộc bất kỳ Hội Thánh nào, số lượng tín hữu đạt được kết quả đắc vị sau nhiều năm đã tin Thầy theo đạo bồi công lập đức chiếm tỷ lệ còn khá khiêm tốn!
Cao Đài giáo đã hiện hữu được gần 90 năm, đây là lúc chúng ta cần tích cực nhìn lại hầu có những điều chỉnh việc nhận thức và hành đạo sát với chân truyền giáo lý Kỳ Ba.
 

Hao Quang

New member
"Mòn mỏi một đời với thế gian
Tuổi đời chồng chất lắm gian nan
Ngoảnh lại thấy già nua yếu bệnh
Muốn tu sao khó thật muôn vàn.

......................
Đời con có bao ngàn ngày tháng
Tới tuổi già mới ráng lo tu
Ôi thôi tai điếc mắt mù
Thần khô khí kiệt lờ lu linh hồn

Đến lúc đó chân chồn gối mỏi
Mới nói tu THẦY hỏi tu chi?
Mót bòn có được những gì?
Hay là cũng lắm thị phi cửa chùa!" ( sưu tầm)
 

Vien Linh

New member
Cao Đài có mấy phương tu ?
Nhiều chi lắm phái ...rối mù tha nhân
Hào Quang ơi ! hãy ân cần
Chỉ cho 1 hướng chánh chân đi nào :
Cao Đài có mấy đài cao ?
Thêm Thông Linh Khiếu đài nào cao hơn ?
Hào Quang ơi ! hãy làm ơn
 

dong tam

New member
Cao Đài có phái có chi
Phương tu chỉ một sáng ngời lý chân
Bởi không học hỏi tu mù
Vọng tâm gặp phải tà thần rủ ren!
Chén huỳnh tương say men nhấp thử
Ai có ngờ rượu "Giã Hành Tôn"!
Thông linh "cửu khiếu" tiêu trầm
Tiếc thay vọng tưởng, lạc lầm bàn môn!

[Người tu đến Nhị bộ, nối liền Nhâm Đốc mạch, Cửu khiếu sẽ khai thông]
 

Hao Quang

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Kính Huynh VienLinh!

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->Huynh VL hỏi: "Cao Đài có mấy phương tu ?" --- HQ không biết

"Cao Đài có mấy đài cao ? " --- HQ cũng không biết

"Thêm Thông Linh Khiếu đài nào cao hơn ? " ---HQ không biết luôn!

Thế giới đang hỗn loạn! lò nguyên tử chẳng biêt nổ lúc nào! mỗi nơi luyện mạng ít, mà tu tánh chưa nhiều… Tiên – Phật muốn cứu phải dùng nhiều cách .........Ai đó nói: Cơ hội đến mình không biết nắm bắt thì chuyển cho người khác! giữa hỗn loạn có chiếc phao thả ra cứu là may rồi! không có sự lựa chọn...
……………………
"Khuyên các con hiểu thấu lời này
Đừng nên bàn cải dở hay
Đừng chê khen nói pháp này pháp kia
Pháp nào cũng trở về được cả
Chỉ có con tu khá hay không
Đứa tu chơn pháp tự thông
Nhác tu thì khó thành công pháp nào!
……………………………….cũng vậy
Nếu không tu chẳng thấy được gì" ( Thánh giáo)
………………………
(Đến đây HQ quên mất)
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
Sửa lần cuối:

Vien Linh

New member
Xin hết lòng cám ơn cái không biết của Hào Quang !

Xin giao cảm cùng Hào Quang mấy câu Thánh Giáo
..." Lo lường cho rỏ thấu Thiên Cơ
Biết đặng thì tua tính kịp giờ
Khuyến thiện đã nhiều công cực nhọc
Toan lo cho vẹn Đạo Đồ Thơ " ...
 

Hao Quang

New member
Kính Huynh VienLinh! HQ không biết mà Huynh VL vẫn cảm ơn! mà cũng may HQ không biết! nếu biết sẽ làm Huynh "rối mù" mất! :D
HQ cảm ơn Huynh VL về 4 câu Thánh Giáo!
 

dong tam

New member
Chư hiền cũng như các sứ đồ khác đều đã trải qua các thời kỳ nhứt, nhì phổ độ rồi. Thế nên ngày nay, được duyên hạnh ngộ chư Tiên Phật dẫn dắt pháp môn vô vi chi đạo tự tu tự cứu.

Còn những hình thức khác đều là những công quả xây dựng nền tảng âm chất để trợ duyên cho sự tu học thành chánh quả mà thôi. Những hình thức vừa kể trên đó là hành đạo độ đời, tài thí, pháp thí, vô úy thí, xả thân hành thiện

Tất cả đều là phương tiện để xây dựng nền tảng vững chắc cho lâu dài thành chánh quả
....”
[Đức Lý Giáo Tông, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 04.3 Quí Sửu (06.4.1973)]
 

Vien Linh

New member
Biết thì nói là biết ; không biết thì nói là không biết : Ấy là biết vậy
VL cảm ơn cái kô biết của HQ bởi vì ... như thế
VL đã hỏi nhiều huynh tỷ , nhưng mỗi người trả lời mỗi kiểu ...hi hi ...càng hỏi càng botay.com
Pháp nào cũng trở về được cả
Chỉ có con tu khá hay không

Ai đã tu khá xin HQ chỉ dùm để VL đến thọ giáo _ cảm ơn trước nhé
 

Tindo

New member
Èo, huynh Vien Linh kính mến!
Những người biết đạo đâu ai dám dạy đạo cho ai mà huynh tìm để xin chỉ giáo. Bởi tự tâm họ thừa biết rằng chỉ có Luơng tri, luơng năng của mỗi người mới đủ quyền để dạy dạy đạo cho người ấy thôi
 

Vien Linh

New member
Tindo thân mến
Nói như Tindo thì tăng bảo ( 1 trong tam bảo) phải được hiểu như thế nào ; học Thầy không tày học bạn không lẽ không bằng tự học
 

Facebook Comment

Top