<P> <FONT size=3>Mời chư hiền cùng tệ nhơn tham khảo về vấn đề THIỆN và Ác :</FONT></P>
<P> <FONT size=3>Luật nhơn quả vốn căn cứ vào cái nguyên tắc "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo." </FONT></P>
<P><FONT size=3>Vậy, thế nào là thiện? là ác?<BR>Thiệt ra, thiện với ác khó mà phân biệt, là vì chẳng có điều thiện và điều ác nào tuyệt đối cả. Thiện và ác chỉ tương đối thôi, nói cho dễ hiểu, điều nầy sở dĩ gọi thiện là nhờ đối với một điều khác mà người ta cho là ác. Điều nọ sở dĩ gọïi ác là bởi đối với một điều khác mà người ta cho là thiện. Chớ riêng biệt ra, một điều gọi thiện chưa hẳn là toàn thiện, cũng như một điều gọi ác chưa ắt là toàn ác đâu. Do đó, chúng ta có thể suy diễn ra rằng: cái gì đối với chúng ta là ác, có thể đối với người khác là thiện và trái lại. </FONT>
<P><FONT size=3>Vài cái thí dụ cho dể hiểu:<BR>Nhiều người bảo cần ăn thịt cá mới đủ chất bổ dưỡng thân thể. Ăn thịt cá, đối với họ, là một điều tốt, điều thiện. </FONT>
<P><FONT size=3>Song đối với bực chơn tu, ăn cá thịt là không trọng mạng con sanh vật, tức là thiếu lòng nhơn. </FONT>
<P><FONT size=3>Hơn nữa, tiếp dưỡng bằng thú chất là dùng chất ô trược mà bồi bổ bổn thể, làm cho nó phải nặng nề ô trược. </FONT>
<P><FONT size=3>Vậy đối với bực chơn tu, ăn cá thịt là điều xấu, điều ác. <BR>Lại như các giống mọi dã man còn ăn thịt người; nếu họ biết hối ngộ và để chút lòng thương đồng loại mà bỏ thói ăn ghê tợn ấy đi, rồi săn con thịt thế vào thịt người, thì ắt họ sẽ bước được một bước khá dài trên đường tấn hóa. </FONT>
<P><FONT size=3>Vậy ăn thịt thú vật, đối với họ, là một điều thiện đó.<BR>Thế thì làm sao định nghĩa hai chữ thiện, ác?<BR>Theo chúng tôi thấy thì. </FONT>
<P><FONT size=3>- a). Gọi ác là những việc làm, những lời nói và những tư tưởng nào có thể làm trở ngại sự tấn hóa của một người hay một sanh vật nào chẳng hạn, hoặc làm cho người hay vật bị thiệt hại, khổ sở, buồn rầu. </FONT>
<P><FONT size=3>- b). Gọi thiện là những việc, những lời nói và những tư tưởng nào giúp cho sự tấn hóa của một người hay một sanh vật nào chẳng hạn, hoặc làm cho người hay vật được lợi, hoặc được sung sướng, vui mừng. </FONT>
<P><FONT size=3>Hành thiện là hành động theo chủ nghĩa vị tha.<BR>Hành ác là hành động theo chủ nghĩa vị kỷ.<BR>Vị kỷ là ngã chấp, nghĩa là chấp cái bản ngã. <BR></FONT></P>
<P><FONT size=3> ( Trích Thiên Đạo của Ngài Nguyễn Trung Hậu và Ngài Phan Trường Mạnh ) </FONT></P>
<P> <FONT size=3>Luật nhơn quả vốn căn cứ vào cái nguyên tắc "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo." </FONT></P>
<P><FONT size=3>Vậy, thế nào là thiện? là ác?<BR>Thiệt ra, thiện với ác khó mà phân biệt, là vì chẳng có điều thiện và điều ác nào tuyệt đối cả. Thiện và ác chỉ tương đối thôi, nói cho dễ hiểu, điều nầy sở dĩ gọi thiện là nhờ đối với một điều khác mà người ta cho là ác. Điều nọ sở dĩ gọïi ác là bởi đối với một điều khác mà người ta cho là thiện. Chớ riêng biệt ra, một điều gọi thiện chưa hẳn là toàn thiện, cũng như một điều gọi ác chưa ắt là toàn ác đâu. Do đó, chúng ta có thể suy diễn ra rằng: cái gì đối với chúng ta là ác, có thể đối với người khác là thiện và trái lại. </FONT>
<P><FONT size=3>Vài cái thí dụ cho dể hiểu:<BR>Nhiều người bảo cần ăn thịt cá mới đủ chất bổ dưỡng thân thể. Ăn thịt cá, đối với họ, là một điều tốt, điều thiện. </FONT>
<P><FONT size=3>Song đối với bực chơn tu, ăn cá thịt là không trọng mạng con sanh vật, tức là thiếu lòng nhơn. </FONT>
<P><FONT size=3>Hơn nữa, tiếp dưỡng bằng thú chất là dùng chất ô trược mà bồi bổ bổn thể, làm cho nó phải nặng nề ô trược. </FONT>
<P><FONT size=3>Vậy đối với bực chơn tu, ăn cá thịt là điều xấu, điều ác. <BR>Lại như các giống mọi dã man còn ăn thịt người; nếu họ biết hối ngộ và để chút lòng thương đồng loại mà bỏ thói ăn ghê tợn ấy đi, rồi săn con thịt thế vào thịt người, thì ắt họ sẽ bước được một bước khá dài trên đường tấn hóa. </FONT>
<P><FONT size=3>Vậy ăn thịt thú vật, đối với họ, là một điều thiện đó.<BR>Thế thì làm sao định nghĩa hai chữ thiện, ác?<BR>Theo chúng tôi thấy thì. </FONT>
<P><FONT size=3>- a). Gọi ác là những việc làm, những lời nói và những tư tưởng nào có thể làm trở ngại sự tấn hóa của một người hay một sanh vật nào chẳng hạn, hoặc làm cho người hay vật bị thiệt hại, khổ sở, buồn rầu. </FONT>
<P><FONT size=3>- b). Gọi thiện là những việc, những lời nói và những tư tưởng nào giúp cho sự tấn hóa của một người hay một sanh vật nào chẳng hạn, hoặc làm cho người hay vật được lợi, hoặc được sung sướng, vui mừng. </FONT>
<P><FONT size=3>Hành thiện là hành động theo chủ nghĩa vị tha.<BR>Hành ác là hành động theo chủ nghĩa vị kỷ.<BR>Vị kỷ là ngã chấp, nghĩa là chấp cái bản ngã. <BR></FONT></P>
<P><FONT size=3> ( Trích Thiên Đạo của Ngài Nguyễn Trung Hậu và Ngài Phan Trường Mạnh ) </FONT></P>