Thanh niên Hưng Đạo Đoàn

truongtam

Administrator
Lúc nhỏ đệ được theo sinh hoạt tại Thánh Thất, và thiếu đoàn của đệ được lấy theo tên của Đạo Trưởng Huỳnh Ngọc Trác, một gương hướng đạo cho cả thiếu đoàn, và thiếu đoàn mang tên là Thiếu Đoàn Ngọc Trác.
 

dotieucuc

New member
Tiểu Cúc xin chào!

Huynh Minh Kỳ tái xuất giang hồ nữa, hay lắm.

Mai Hạnh mến, cách đây không lâu Tiểu Cúc có đọc qua Lịch Sử Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, quyển III, Truyền Giáo Trung Bắc Việt Nam-Những cơn đại khảo thời mạt pháp, của soạn giả Đồng Tân, xuất bản năm 2010. Quyển này là quyển cuối trong bộ 3 cuốn. Trong quyển này, ông Đồng Tân không xưng là tác giả như hai quyển trước, mà ông chỉ xưng là soạn giả mà thôi vì trong đó ông có tổng hợp từ nhiều tài liệu đạo sự rất quý giá và hữu ích của các nhân vật đương thời (phần lớn là hồi ký của các cụ). Theo TC thấy, quyển này TC khi cầm lên đọc thì không thể bỏ xuống, vâng, chính xác phải nói như thế vì những gì nêu lên rất thực, rất cảm phục và rất thương...thương cho số phận các cụ hướng đạo nói riêng cũng như cho cơ đạo miền Trung nói chung.

Ông Đồng Tân có trích dẫn từ các nguồn sau:
- Hồi ký Thanh Long Lương vĩnh Thuật (khi còn là trong bản thảo, còn lá các cuốn 1,2,3 và 4 chứ không phải là từ cuốn đã xuất bản gần đây)
- Hồi ký Thanh Tâm Trần công Bang (tức Pháp đàn Trần công Bang, đứng đầu trong đoàn sứ giả về Trung)
- Hồi ký Liên Hoa tức ông Đàm Thi
- Hồi ký Trần Hoanh tức Như Huy
- Hồi ký đồng tử Chí Bửu, tức soạn giả Đồng Tân
- Tiểu sử các Thánh Thất liên đới, trong đó có ghi đầy đủ các sự kiện. Một số tài liệu tiểu sử này đã bị mất và không thể tìm lại được vì những biến động của thời cuộc.
-... và các nhân chứng lịch sử đương thời

Riêng Hồi ký Như Huy, ông Đồng Tân có trích lục ra khoảng 22 trang, phần lớn nói về khoảng đời tù tội của các Hướng Đạo miền Trung từ 1949-54. Theo TC tìm hiểu thì ông Trần Hoanh gia nhập và sinh hoạt đạo rất sớm, sau khi ra tù, ông vào Sài gòn và sinh hoạt rất tích cực ở Thánh Thất Trung Minh, ông là Hội Trưởng cùng thời với ông Lễ Sanh Đầu Họ Lê Thành Tiến.

Vì gia cảnh khốn khó, ông được thánh thất và hội thánh chuẩn phê cho một miếng đất để mưu sinh, ông đã không nhận và từ chối luôn cả chức vụ Lễ Sanh nữa, tuy nhiên ông vẫn sinh hoạt và thường đỡ đầu về tinh thần cho rất nhiều bổn đạo tại Trung Minh.

Khi quy tiên ông liễu đạo một cách nhẹ nhàng trong giấc ngủ, đến sáng con cháu biết thì ông đã ra đi, mắt trái mở to với ấn chứng Thiên Nhãn rất rõ rệt.

Mai Hạnh mến, TC đây cũng là 1 con mọt sách nữa, nên Mai Hạnh đã lên tiếng thì TC cũng luôn tiện xin quý ACE nào trong diễn đàn nếu có được cuốn hồi ký của ông Như Huy Trần Hoanh thì cho luôn tui 1 bổn...hihihi....vì ông Đồng Tân trích lục có 22 trang làm cho TC hơi bị....cụt hứng....hihihihi......nhiều khi tích cực quá cũng mệt phải không quý dziiiiiỵ


 

dotieucuc

New member
Nay trở lại với Hưng Đạo Đoàn - Tráng Anh Đoàn

" ĐẠI HỘI TRÁNG ANH ĐOÀN TẠI PHONG LỆ (ĐÀ NẴNG)

Vào tháng 6 Ất Dậu, một đại hội các đại biểu Tráng Anh Đoàn được tổ chức tại núi Phong Lệ, cách Đà Nẵng 12km.

Đại hội này do huynh trưởng Cao hữu Chí đề xướng và điều động dước quyền bảo trợ của Quyền Hội Thánh Trung Kỳ. Cứ mỗi Thánh Thất đề cử 5 đại diện, còn thành viên tùy ý, được triệu tập về Trung Thành Thánh Thất, tập dượt trong 3 ngày về các động tác cơ bản, đi đứng hát và dựng lều trại, tìm mật thư theo hướng đạo sinh và chia hai phe chơi trò chơi lớn, tập trận giả, v.v....

Đến ngày khai hội, tất cả thành viên khoảng 100 người, đi bộ từ Thánh Thất Trung Thành theo đội ngũ. Mỗi người có mang theo sau các thức ăn, gạo củi trong 5 ngày, địa điểm sinh hoạt là ngọn đồi tại Phong Lệ, cách Đà Nẵng 12 cây số.

Theo chương trình ấn định, tất cả đến nơi được chia thành hai nhóm phân chia công tác mỗi bên theo lịnh huynh trưởng của mình, chịu trách nhiệm về mọi mặt công tác.

Chương trình chia làm 2 phần:
- Ban ngày: sinh hoạt trại, học tập giáo lý, chơi trò chơi lớn, tập trận giả, giật cờ, bên nào thắng thì được thưởng.
- Ban đêm: sinh hoạt lửa trại, thao diễn kịch bản như: duật bạn tương trì, ngư ông đắc lợi, thố tử hồ bi, sơn lâm nghị hội, xử án Phan bội Châu

Lối sinh hoạt này của Tráng Anh Đoàn đã làm nỗi bật cái khí thế hào hùng của người thanh niên Việt, dân chúng trong vùng chú ý nhất là sự xê dịch có đội ngũ chỉnh tề khi đi cũng như khi về, và các sinh hoạt có tính cách mới mẽ, tuy rằng lối sinh hoạt này theo các hướng đạo sinh quốc tế thì không mấy xa lạ đối với dân thành thị, nhưng rất lạ mắt với dân miền quê."

(Trích nguồn từ Lịch Sử Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Đô, quyển III, phần Phổ Độ 2: Truyền Giáo Trung Bắc Việt Nam 1934-1955, Đồng Tân, 2010, trang 379-380)

Thưa quý ACE, TC chỉ có chừng đó thôi, ai có gì hay thì hê lên một tiếng để bà con cùng thưởng thức nhé. Thân chào

 

dotieucuc

New member
á á á a...á.... TC có 1 người đầu tiên request làm.... bạn...á á.... với TC....

định coi email rồi đi ngủ, mà dzậy sao ngủ chzời,...xúc động quá..qu..á....

TC từ ngày biết diễn đàn, ngồi đọc không chứ đâu dám nói gì, sau thấy hai người Minh Kỳ và Đạt Tường tranh luận hay quá, mình cũng nỗi máu anh hùng, (chứ đâu biết mình giống thằng khùng...), nhảy ra như Lưu Bị khi xưa, xuất một chiêu "Nhất long phân lưỡng Hổ", ai nhè đâu bị nghiền luôn, cứ lên hoài hoài trên này cho tới hôm nay.

Nè nè...có ai trước giờ mắc cỡ chưa muốn ngõ lời làm bạn với Tiểu Cúc này thì lên tiếng nhé....tui coi dzậy chứ hổng phải dzậy đâu, tích cực tích cực lắm...khi..khii..khì....
 

Trung ngôn

Active member
Thưa Quý huynh tỷ,
Sau thời gian tìm kiếm và 'xin xỏ" (hihhii) cuối cùng cũng có được 1 tấm hình khá cũ.
40 năm trước, Đạo huynh Giáo hữu Thượng Nhi Thanh là một Ủy viên tổng đoàn của TNHDD.
Huynh trưởng Lương Thành Nhi - theo cách gọi thời đó đối với thành viên của Tổng đoàn.
Xem kỹ cầu vai tay trái nhìn ra thì có ba tua màu cờ Đạo để nhận biết thành viên của Tổng đoàn.
Thế là cuộc gặp mặt 1.6 Canh Dần năm nay lại thiếu đi một bóng cây Hưng Đạo.
Rừng đã già, các cây đại thụ đã lần lượt về với đại ngàn nhưng "măng" chưa thấy mọc. Trong số "xuân xanh" ngày ấy, hiện còn được vài "cây" thuộc "thất thập cổ lai hy".
Mộ lần nữa xin ngưỡng mộ những gì Đạo huynh đã làm cho hai chữ "Hưng Đạo".
Kính.


waxzbir7okm54l3zrzgq.jpg


(hình Ủy viên tổng đoàn Lương Thành Nhi - 1969, chụp trong dịp Kỷ niệm đệ ngũ chu niên thành lập Đoàn)
 

MinhKy

New member
nhân nói về những cây đại thụ của nền đạo hay nhà đạo Trung Kỳ nói chung, ở hải ngoại, ngoài một cây đại thụ mà Trung Ngôn vừa nói trên, tức cố hiền huynh Lương thành Nhi, Minh Kỳ còn biết được một cây đại thụ nữa, vẫn còn hăng say làm đạo cho đến ngày nay và vẫn quan tâm đến đạo sự.

Đó là cụ Đồng Tân Trần Thái Chân.

Được biết không những là một huynh trưởng tham gia vào Tránh Anh Đoàn từ những ngày đầu, ông còn là tác giả của một số sách vở mà thuộc loại "nhạy cảm".

Vì sao lại gọi là nhạy cảm?

Vì ông đã có những chi tiết tài liệu sử đạo liên quan đến những biến cố của nền đạo, dựa vào những tài liệu trích ngang đó (vì thời cuộc nên một số chỉ còn lưu trữ theo trí nhớ của một số nhân chứng lịch sử, đến nay chỉ còn lại vài người), ông đã viết những tác phẩm mà có thể nói, như đã từng nêu, khi cầm lên đọc thì chẳng muốn bỏ xuống,... tạo cho ta rất nhiều suy nghĩ.

Đôi khi nghĩ lại, Thầy có nói:"...Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà." Minh Kỳ tư lự mãi vì so với những gì ông nêu ra, và với tình cảnh nhà đạo chia năm sẻ bảy như hôm nay, thì làm sao một nhà được!

Tuy nhiên, vì đây là đề tài nói về HĐĐ, xin chỉ chia sẽ tới đây thôi. Xin chào.
 

dotieucuc

New member
hihihi...nhánh nào khô héo úa thì mình ..chặt bớt có sao đâu!!!

thanh niên nhà đạo vẫn còn nhiệt tâm lắm, nhớ sau 75 các hoạt động thanh niên hầu như bế tắc, cơ sở đạo chỉ hoạt động cầm chừng với những buổi lễ lạc cũng giới hạn. Mãi cho đến khoảng cuối thập niên 80, đầu 90, những nhu cầu về vật chất tinh thần và nỗi lo toan cơm áo gạo tiền giảm dần theo năm tháng, thêm vào đó là các em về sinh hoạt nhiều hơn để có chốn nâng đỡ tinh thần trong khi xã hội đầy rẫy những cạm bẫy.

Lúc này các Tráng Anh kỳ cựu đã hết lòng nâng đỡ, một cách có hệ thống nhưng thầm kín từ hội thánh đến xã đạo vì những hình thức tụ tập đều bị kiểm soát.

Thế nhưng tại Sài gòn, điển hình là thánh thất Trung Minh, với sự dẫn dắt nhiệt tình của huynh Bửu, Liêm,...và sự hỗ trợ của Ban Cai Quản tại đây tức từ các cố huynh trưởng Trần Hoanh và cố đạo huynh Lê thành Tiến, các lớp thanh thiếu lần lượt ra đời, sinh hoạt ngoài trời tại Đầm Sen và lấy thánh thất Trung Minh làm trụ sở chính.

Từ đó về sau, các đoàn thanh niên theo đà phát triển đã lan ra các thánh thất khác như Từ Vân và Trung Hiền, mà điển hình cho tinh thần hăng say đó là một trại hè thành công vào năm 2003.

Đó là những đóng góp to lớn về công quả công trình của những huynh trưởng đi trước, dẫn dắt đàn em theo sau, qua khỏi khúc ngặt nghèo bão tố của dòng đời tưởng chừng như muốn bóp chết linh hồn của đoàn thanh niên đại đạo.

Tuy nhiên, đó là sinh hoạt đoàn thể theo yếu tố sinh tử của thời cuộc. Và còn một yếu tố nữa mà cần phải nêu ra là:

1- thanh niên ngày nay biết gì về đường lối hành chánh bị sai lạc như hiện nay?
2- họ có bao giờ biết gì gọi là Cửu Viện?
3- có khi nào thanh niên được bộc lộ cảm nghỉ của mình về đường lối hành chánh của nhà đạo hiện nay?
4- ... và còn nhiều nữa...

Vậy thì trách nhiệm đó thuộc về ai? Xin để câu hỏi này cho các hiền cùng tham luận, TC xin dừng bút.



 

dotieucuc

New member
Xin quý dzị nào có muốn nhắn tin hay liên lạc gì với TC thì email nha...Tui đâu biết có tới 3 tin nhắn...vì mình không rành cồmbieutờ nên tới hôm nay mới thấy các tin nhắn từ truongtam, tuoitre và mai_hanh.

Thành thật cáo lỗi quý hiền. Vì đây đang nói chuyện HĐĐ nên nói việc riêng tư không tiện, mong quý hiền email cho. Cám ơn.
 
@huynh TRAIDATVIET; xin hỏi các anh lớn , các trưởng ấy, hầu như em thấy mỗi thánh thất trong hội thánh mình đều có mỗi cách thức sinh hoạt riêng...vỳ vậy, cờ, phù hiệu, và chức danh trong từng ngành sẽ khác nhau...
 
@ad min: cho em hỏi xíu: Em có tấm hình của ba em ngày trước thanh sinh đeo khăn quàng xanh nước biễn, viền đậm...nhưng ngày nay...khăn quàng ấy lại đổi thành trưỡng...
Huynh có thể post lên hình ảnh khăn quàng, cách chào, ý ngĩa cách chào, và màu phân biệt các ngành khác nhau không??
Hiện tại, trong tài liệu không nhắc đến ngành Tráng, em rất là thắc mắc..Xinh các huynh giải thích dùm.
Thân ái, BTT.
 
@Đỗ Tiểu Cúc : viết ngôn ngữ dành cho teen nhiều quá, diễn đàn này là cao đài mà, mong tỷ giữ gìn trong sáng tiếng việt nha.Thân ái BTT
 

Forever

Administrator
@ad min: cho em hỏi xíu: Em có tấm hình của ba em ngày trước thanh sinh đeo khăn quàng xanh nước biễn, viền đậm...nhưng ngày nay...khăn quàng ấy lại đổi thành trưỡng...
Huynh có thể post lên hình ảnh khăn quàng, cách chào, ý ngĩa cách chào, và màu phân biệt các ngành khác nhau không??
Hiện tại, trong tài liệu không nhắc đến ngành Tráng, em rất là thắc mắc..Xinh các huynh giải thích dùm.
Thân ái, BTT.

Chào trangsinh_gddctv
Hiện tại ở TT Từ Vân ( Hồ Chí Minh) vẫn còn đeo khăn quàng màu xanh
mà khăn quàng màu xanh ở đây là biểu tượng của 1 Thanh Sinh chứ hok phải là 1 trưởng như trangsinh_gddctv nói ở trên. ( ai là Thanh Sinh đều có 1 cái khăn quàng màu xanh )
theo mình biêt thì Thanh Trưởng sẻ đeo khăn quàng màu vàng
 

Facebook Comment

Top