"Thiền đi anh"

Hao Quang

New member
hôm nay là ngày 27 tháng 11 năm 2010 dương lịch ,còn âm lịch thì quên mất! vì dạo này kg quan tâm đến ngày âm nữa! rủ một bạn đi café thì được trả lời như sau: “sắp quy ẩn rồi, thông cảm nha” mình nghĩ lạ! “mới có 30 tuổi mà đòi quy ẩn, nhơn sự công quả chưa tròn mà tính lên rừng hay xuống biển hay sao đây?? Đằng ấy Trả lời: “ không! Vẫn ở Thành Phố nhưng hạn chế tiếp xúc với mọi người! vì đến "Bá Nhựt Trúc Cơ" rồi,tranh thủ tịnh cho được 4 thời! và hai thời phụ” à thì ra thế! Dù mình chẳng hiểu Bá nhựt trúc cơ là gì! Nhưng chỉ biết rằng trong một năm tháng nào tu cũng tốt nhưng người công phu thiền định tu tốt nhất là 3 tháng 11,12,1 âm lịch! Tương ứng với 3 quẻ Địa Lôi Phục, Địa Trạch Lâm và Địa Thiên Thái! nghe nói Đây là thời điểm âm dương bắt đầu giao hòa nên rất tốt với người công phu thiền định! Mình nghe như vịt nghe sấm!hic

chắc có bạn thắc mắc một người chơn tu thiền định thì làm sao mà có thể góp sức vào chuyển hóa một phần nào đó cộng nghiệp của chúng sanh? Nói thiệt khi nghe câu hỏi này HQ cũng chẳng biết và bắt đầu đi …hỏi …Bác! Vâng! Cái gì không hiểu thì phải hỏi! bên cạnh mình có rất nhiều cao nhân ẩn mình mà mình không biết! …
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
có câu có tri phải có hành, có lý phải có sự! rất tiếc HQ chưa hành, chưa sự nhưng cũng muốn chia sẻ cùng HTDM do tình cờ đọc qua thánh giáo, đi ngang qua vô tình nghe nói chuyện hoặc hỏi một số Bác! Có thể đúng hoặc sai nhưng cũng viết lên đây mấy dòng để HTDM tham khảocho vui! Cũng là 1 bài “tiễn” các bạn vào đợt tu 3 tháng này! Chúc các bạn đạt nhiều kết quả trên con đường mình đã chọn!
<o:p></o:p>
Bác ấy nói:
<o:p></o:p>
Tất cả mọi vật trong vũ trụ đều cấu tạo từ các nguyên tử! các nguyên tử này luôn luôn chuyển động không ngừng! tùy cảnh giới mà nguyên tử có khác nhau về chất lượng và sự rung động! càng lên trên thì các nguyên tử càng nhẹ rung động nhanh, càng xuống thấp thì các nguyên tử càng nặng và chuyển động rất chậm chạp!
các nguyên tử chuyển động tạo thành ĐIỂN! mà tính chất của Điễn gồm có : ánh sáng và âm thanh (tức là Hào Quang và tiếng động)mọi cảnh giới đều ngập tràn ánh sáng và âm thanh này!
<o:p></o:p>
Đồng thời Điễn cũng có: Dương Điễn và Âm Điễn! càng lên cảnh giới cao hơn thì Dương điễn càng nhiều và ngược lại càng xuống thấp âm điểm chiểm đa số!
dương điễn có hình dáng và màu sắt tốt đẹp có sự rung động rất nhanh!
Còn Âm điễn mang một hình dáng và màu sắc tối tăm sự rung động rất chậm chạp!
cho nên mới có địa ngục, trần gian, niết bàn ..bồng lai tiên cảnh…
Chung quy dương điễn và âm điễn nó cũng là điễn nhưng khác nhau ở chổ dương điễn là Thanh, âm điễn là trược, dương điển có sự chuyển động điều hòa, còn âm điển thì chuyển động một cách hỗn loạn!
<o:p></o:p>
trong bản thể con người cũng y như thế
có người nói con người là tiểu thiên địa (vũ trụ thì có mặt trăng –mặt trời,con người thì có lưỡng nhãn, vũ trụ thì có ngàng sao tinh tú, con người thì lỗ chân lông ..., vũ trụ thì có ngũ Hành (Kim mộc thủy hỏa thổ,) người có ngũ Hầu ( đại tràn, tiểu tràng,bang quang, vị, đởm …)đồng thời mỗi con người là tập hợp vô số các nguyên tử từ các cảnh giới Thượng Trung Hạ tức là có nhiều điển quang phát tán trong cơ thể Khi người tu đến mức độ cao(có thể tập hợp các điển này lại = cách Thiển Định quy tụ Tam Bửu đến mức độ nào đó) thì người ấy có thể thấy được ánh sáng và tiếng động ở cõi hư vô ….

Cho nên Bác nói khi Thiền Phải để Tâm Không!
<o:p></o:p>
Vậy tại sao phải để Tâm Không hả Bác?
<o:p></o:p>
Các Tín Đồ và các đấng hay nói “cõi hư vô”, hay cõi hư không hay bên Phật nói:“Tâm như hư không vô sở hữu”! hay như trong ĐĐTKPĐ hay nói Vô Vi :“ Vô là không! Vi là nhỏ nhất! tức là cái nhỏ nhất cũng là không! Khi Thiền phải để Tâm Không! Khi Tâm Không mới hòa được với Hư vô mà Hư Vô là Khí hay gọi là Khí Hư Vô tức là Tiên Thiên Khí! Để Tâm không mới Hấp thụ cái tiên thiên khí này và = “phương Pháp gì đó” thời gian sẽ tìm thấy chơn như bổn thể của mình (Hic khó hiểu kinh!)
<o:p></o:p>
Vậy làm thế nào để có được Tâm không hả Bác?
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bác ấy nói: mỗi con người đều cấu tạo từ Xác, Vía, và Trí! (xác là Hành động, Vía là Tình cảm, Trí là Tư tưởng) chính ba cái này nó làm cho con người điên đảo vọng động chạy theo cái giả tạm của cỏi đời mà đưa con người đến con đường lạc lối quên cả nẻo về quê xưa vị cũ!
<o:p></o:p>
Vậy làm thế nào để Tâm không động hả Bác?
Bác nói: trước khi con đi ngủ thì con phải tắt đèn! Đóng và khóa cửa cho chắc, Vì ánh sáng của đèn làm con kg ngủ được! đóng cửa và khóa cửa để phòng trộm vào lấy đồ!
và khi con công phu thiền định cũng tương tự như thế tức là
cái thân của con không được cựa quậy,
cái vía của con không được để tình cảm xen vào,
cái trí không được để tư tưởng quấy pá!
Trong Thiền Định mọi tư tưởng dù Tốt hay xấu, chánh hay tà cũng đều là Vọng niệm nên Con phải tắt hết! để Tâm Không hòa vào càn khôn vũ trụ để tiếp cái Tiên Thiên khí của Đất trời tạo ra cái Dương Điễn nhằm thanh lọc bản thể để về với chơn như bổn tánh và khi đó diện mạo, thần sắc của con sẽ trở nên hiền hòa như nó vốn có! Đến lúc đó tự nhiên không học mà hiểu có một sự cảm ứng linh diệu! như khi xưa Bậc Thánh Nhân nhìn vào lưng con long mã mà nghĩ ra Hà Đồ Bát quái tiên thiên với càn, khôn, đoài, chấn, cấn, ly, khảm, nhìn vào lưng con rùa mà phát ra Bát quái Hậu thiên đó là nhờ cái tâm của Bậc Thánh nhân hòa cùng với Đạo Thiên Địa mà tạo ra sự cảm ứng cần thiết!
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Còn khi ngồi mà phóng tâm tức là cái tư tưởng không định suy nghĩ mông lung không tập trung thì những lằn tư tưởng đó tạo ra Âm Điễn! cái âm điễn này nó sẽ bao lấy con khiến con tu không được nó có thể xui khiến nghĩ những điều tầm bậy, xúi con làm những điều xấu ! khiến cho linh hồn con kg tìm thấy được cái chơn như bổn tánh!Mà kg tiềm được cái chơn như ấy thì con phải chịu kiếp luân hồi sanh tử
<o:p></o:p>
Vậy làm thế nào để nhận biết dương điễn và âm điễn hả Bác?
Xét theo môi trường đời thì:
điều dễ nhận thấy cái dương điễn và âm điển trong một con người! nếu người đó vui vẻ, hòa đồng, sắc thái ung dung tự tại, thần sắc khả kính dễ mến là do tích hợp nhiều dương điễn! con ngược lại một người luôn buồn rầu, đau bịnh, thần sắc không được tươi tỉnh là do cái âm điễn bao quanh quá nhiều!
giả như một người nói móc con một phát, châm chọc con một phát, chê con một phát, thì trong cái Tâm con tức là Tim nó đập nhanh hơn lúc bình thường mà cái Tim (tâm) thuộc Hỏa mà Hỏa tức là Thần, cái Thức Thần trong con nó trỗi dậy nó thôi thúc cái ý trong con phải ăn thua đủ với người kia thế là trong ý nghĩ, trong lời nói, trong hành động nó kg còn thiện từ nữa! người đời hay gọi là TÂM PHÁT HỎA! MÀ HỎA ĐÃ PHÁT THÌ ĐỤNG VÀO CÁI GÌ NÓ CŨNG CHÁY! cho nên người tu thiền phải thông hiểu ngũ hành sinh khắc , bát quái, thông hiểu chủ vận, khách vận, bốn mùa thay đổi, ngũ ngươn, ngũ vật, ngũ tặc, ngũ khí, ngũ đức, ngũ tạng, ngũ giới cấm …. Để có những cách khắc phục hợp lý! (nhiều ghê)!

cái Dương điễn và âm điễn này có tác động đến chung quanh rất lớn! nếu trong gia đình, trong một bàn ăn chẳng hạn mọi người đều vui vẻ hòa đồng thì tất nhiên bữa ăn ấy thấy ngon và ngôi nhà ấy Hạnh Phúc, và ngược lại trong một bữa ăn 1-2 người tỏ ra buồn rầu chán nản thì mọi người xung quanh sẽ có cảm giác kg vui , bữa ăn sẽ không ngon và ngôi nhà kg hạn phúc!
<o:p></o:p>
Xét theo môi trường Đạo thì
Trong một thánh thất cũng vậy! các tín đồ luôn quan tâm, giúp đỡ nhau thì cái thanh khí ấy nó lan tỏa ra xung quanh đường tu trở nên hanh thông còn ngược lại vào chùa thất chỉ ưa chuộng danh này chức nọ sinh ra cái trược khí nó bủa quây thì kết cục cũng nghi kỵ, tỳ hiềm lẫn nhau .. đường ai nấy đi, chùa thất trở nên vắn vẻ! Cho nên trong TNHT THẦY có dạy: “ các con không thương yêu nhau được thì cũng đừng ghét lẫn nhau” vì vậy người tu cần phải tao ra dương điễn thật nhiều! cách duy nhất là phải Thiền định mà thôi! kg còn cách nào khác!
<o:p></o:p>
Đều hay nhận thấy nhất và cũng là công quả nhiều là Trong Đạo Cao Đài đến tháng Cầu Siêu có Thánh Thất, Thánh Tịnh gõ ĐẠI HỒNG CHUNG không dứt! quan trọng người gõ Đại Hồng Chung phải thanh sạch, tư tưởng phải hướng thượng, trong sạch thì âm thanh Đại Hồng Chung sẽ truyền đi cái tư tưởng, những câu kinh ấy truyền đi rất xa nhờ những Nguyên tử đưa Thanh ĐIỂN vang đến cõi Tam giới mà Hóa giải một phần cái âm điễn làm cho các Vong Hồn đang nặng trược thức tỉnh mà lo tu hành!
Âm thanh Đại Hồng Chung là phương tiện chuyển tải cái tư tưởng hướng thượng lợi ích đến dường ấy thì đối với Bậc Chơn tu Thiền Định thì cái công đức ấy là “Bất Khả tư nghì”
<o:p></o:p>
Vậy còn làm công quả có tác dụng như thế nào hả bác?? Như đã nói ở trên công quả có tác động rất lớn đến công phu thiền định! có rất nhiều lợi ích khi làm công quả chỉ nêu 1 ý
Khi làm công quả thì tạo ra sự cảm ứng với Thần linh để Thần linh hộ độ tá trợ mình trong việc tu hành! Ví như Thần Linh sẽ ban bố cái dương điễn, cái phật lực vô biên của mình vào người đó để hóa giãi phần nào cái âm điễn tức làm làm cho cái âm điễn này chuyển động điều hòa trở lại không còn hỗn loạn như trước! để người đó tu hành tinh tấn
<o:p></o:p>
Cho nên người tu cần phải công phu và công quả song hành! Phải luôn cầu nguyện các đấng để có sự hộ độ của Thần Linh như trong kinh cảm ứng : “ khá mà trông cậy vào các bực Thần Tiên” thì đường Đạo mới đạt kết quả xung mãn! Cho nên còn trẻ mà có tư tưởng vô rừng để tu thì khó thành vì nhơn sự và công quả chưa tròn!
“Nhập môn quới lại phóng sanh nhiều
Phóng đặng sanh nhiều nghiệp chướng tiêu
Nói với tàng linh nghe tỏ rõ
Nhiều bồi công quả Thượng Linh Tiêu”
<o:p></o:p>
Có Hynh Nói bây giờ chỉ lo công quả sau này công phu cũng chưa muộn!
còn trẻ thì tinh đầy, sức sung mãn thì khi Thiền, …..mới mau lẹ! Giống như một nhà xưởng mà nguyên liệu đầy đủ thì lo gì thiếu sản phẩm để bán..) còn để tuổi cao, sức yếu mới Thiền thì lúc này Tinh ít thì lửa củi dù cho nhiều đến mấy mà kg có đồ nấu thì rất uổng!
“Tu hành tuổi nhỏ thiệt là hơn
Việc việc y làm dễ đặng hơn
Thương kẻ lớn già tinh sức yếu
Tại vì ngày trước chẳng ham đơn” (Hoàng cự chủ nhơn – Ngọc Lộ Kim Bàn)
<o:p></o:p>
nên cách tốt nhất là vừa công phu vừa công quả sonh hành mới mong trở về cùng với Thầy! làm một trong 2 thì rất khó thành! Uổng một đời tu!
<o:p></o:p>
Tình cờ viết bài này xong tự nhiên đọc lại cuốn Ngọc Lộ Kim Bàn của đức Diêu Trì Kim Mẫu: xin trích một đoạn:
Khi Hoàng Cực Chủ Nhơn tùng Thiên Lệnh để Cứu Đồ Tàng Linh! Khi ngài đến ngồi trên Đài thất bửu mà hỏi Tàng Linh rằng:
Chúng ngươi nay đã chịu hồi đầu theo ta tu hành thời phải xóa bỏ ân ái, tuyệt niệm trần tình, mới đặng thành công. Cái Đạo của Ta có 4 thứ: Thuật, Lưu, Động, Tịnh các người muốn học thứ nào?
Chúng tành Linh hỏi: xin lão sư từ bi chỉ dạy làm sao kêu rằng Thuật, Lưu, Độgn ,Tịnh?
Hoàng Cự Chủ Nhơn đáp rằng:
Thuật: là pháp thuật trừ ta trục quỷ, phục quá giáng yêu,
Lưu: hoặc làm Thầy Thuốc, hoặc làm Thầy bói đặng đoán chắc những việc kiết hung để giúp đời cứu người
Động: là Thiện Đạo niệm kinh, lễ Phật, lập công bồi quả, đến chừng chết rồi thì đặng Thần Thánh!
Tịnh: là tu Chơn Đạo, trước trừ thế dục, trảm dứt khiên triền, khắc định thân tâm mới có truyền khẩu khuyết, tu luyện tích đặng 3000 đủ 800 quả đầy thời đặng phi thăng thoát xác về ở trên Thiên Đường, khỏi xuống chỗ Diêm Vương cai quản, khoái lạc vô cùng!..................................................sau đó Tàng Linh xin Ngài Truyền Đạo, Ngài nói: Tàng Linh như muốn tu Tiên Thiên Đạo thì nghe ta chỉ rõ:
“Thứ nhất: có thệ nguyện làm tin
Thứ nhì: phải có quy giới tinh nghiêm
Thứ ba: phải có thể dược trúc cơ
Thứ tư: phải Tam Quan cửu khiếu
Thứ năm: có văn hỏa, võ hỏa
Thứ sáu: phải có Long Hổ quy xà
Thứ bảy: phải có luyện hồn chế phách
Thứ tám: phải có Diên Hống âm Dương
Thứ chín: phải có phanh luyện Lư Đảnh
Thứ mười: phải có Đạo hiệp hư vô
……………………..
Đức Hoàng Cực Chủ Nhơn giải thích các pháp môn, những lợi ích của tịnh luyện không phải chỉ cho bản thân mà cả cửu huyền thất tổ, cùng nhân quần xã hội.
Tàng linh tình nguyện học tịnh, luyện công.”
..................

bài này chỉ tham khảo! Chúc HTDM tận dụng 3 tháng này mà tu hành tinh tấn! có lẽ HQ nói quá nhiều! mà nói nhiều khẩu nghiệp càng tăng! nói lưu lại trong "ai lại thức" (dù chẳng biết đó là gì) nhưng chắc sẽ phải ...trả nghiệp nhiều nhiều! nhưng kg hiểu sao có cái gì đó thôi thúc khiến Q viết bài này!
Chúc HTĐM vui vẻ! nếu có gì đó kg ổn thì nhờ BQT giải quyết dùm nhé! hihi
 

1234

Active member
Cùng bạn Hào Quang

Vậy còn làm công quả có tác dụng như thế nào hả bác?? Như đã nói ở trên công quả có tác động rất lớn đến công phu thiền định! có rất nhiều lợi ích khi làm công quả chỉ nêu 1 ý

Khi làm công quả thì tạo ra sự => cảm ứng với Thần linh để Thần linh hộ độ tá trợ mình trong việc tu hành! Ví như Thần Linh sẽ ban bố cái dương điễn, cái phật lực vô biên của mình vào người đó để hóa giãi phần nào cái âm điễn tức làm làm cho cái âm điễn này chuyển động điều hòa trở lại không còn hỗn loạn như trước! để người đó tu hành tinh tấn :41:


Đây là 1 đều cảm ứng rất thật theo kinh cảm ứng ! 1234 nhớ có 1 lần trong quá khứ cách đây cũng đã lâu ! Trong 1 ngôi Chùa nọ đang cần 1 số tiền của Mạnh Thường Quân ( Nói chung là tiền công quả .... ) để Chùa này chạy.... giấy tờ vì có khả năng bị nằm trong diện ,ảnh hưởng ( bị giải toả.. nhưng là nơi có Vô Vi Tiếp Điển .... ) Ngày ấy vợ 1234 bòn mót chút tư trang ( tương đương cỡ 1 lượng vàng và bảo 1234 chở đi... bán.Trong khi thời gian ấy cuộc sống đang trong cơn sóng gió của "kinh tế gia đình" chứ không được hanh thông, thuận lợi như những vị khác ! mặc dù vậy nhưng đây chỉ là hành động thiết thực ,âm thầm không rùm beng,nêu danh đề tuổi.chỉ là âm thầm có vị trụ trì ,và Thiêng Liêng chứng minh mà thôi ,ngoài ra Huynh Đệ chẳng 1 ai biết cả ! )

Ngày ấy khi cầm số tiền tương đối không lớn mà cũng chẳng nhỏ về Chùa Phúng tặng công quả.
Trước số tiền ấy ( mặc dù vị trụ trì cũng là vai Huynh trong Đạo không biết số tiền ấy là bao nhiêu ! ) Nhưng thấy do vợ 1234 đem cầm vào Chùa Công Quả ( chắc vị trụ trì này muốn rằng phải do sự đồng thuận của vợ và chồng chăng ? => nên bảo 1234 cầm số tiền ấy đặt vào Chung Lớn ( thắp Hương Chú Nguyện và cầm dùi gõ đánh lên 3 hồi ) Và.... Lạ thật ! đây là lần đầu tiên : Cảm Ứng đầu tiên trong đời !

Khi 1234 vừa đánh hồi chuông đầu là khi ấy bỗng có cảm giác lạ trong người ( lần đầu tiên) là ... tự nhiên chân lông trong người cứ thế mà ... "Dợn Dợn" lên hoài trong người cái Cảm ứng mà đầu thì "Tê Rần" ( Đó là sự giao cảm chứng minh của Chư Vị Thần Minh trong công việc mình Công quả có cảm ứng ,Chứng minh của Thiêng Liêng... là như vậy đó ! Và đó cũng là lần đầu biết đến cảm giác cùa sự cảm ứng, giao cảm của Thiên Liêng ! )

Sự Cảm Ứng, Giao Cảm với Thiên Điển, Thiêng Liêng là cái động cơ là 1 trong những nguồn nguyên liệu chính => Thúc đẩy động cơ Tu Học của chúng ta => Vững bước trên đường Tinh tấn Tu Hành => Luôn ý thức là Thiêng Liêng luôn Hiện Hữu và hằng chứng minh tất cả mọi Tội - Phước ! Chứ không như nhiều người ...không thấy , để rồi ....=> chẳng tin, đi thì đi , Tu thì Tu vậy ! mà niềm tin theo tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu thì còn tùy quá trình riêng của tự thân mỗi người, giao cảm được trong chuyện Công Quả, Công Phu, Công Trình để gặt hái lấy cho được cái : Công Năng

Cảm Ứng thực tiển & chí ít tạo ra trong tâm ta 1 niềm vững tin xác đáng quyền thực ! chứ không theo lý ảo , mù mờ... tựa như chúng ta từng biết ánh Mặt Trời rồi thì dẫu có chết, bắt chúng ta quỳ thì được nhưng chúng ta cũng không sao bảo Mặt Trời là .... hình Vuông ,Tam Giác.... và có : màu Xanh. Nâu, Tím... cho được ! Vì đó là sự thật , là lẽ Vĩnh Hằng là ... Chân Lý Sự Thật, Như Nhiên là ....

Vài dòng cảm nhận vui trong Nhật Ký, hành trang cùng các bạn.Cùng Hào Quang.

Chúc tất cả gia đình Vui Vẻ :36:

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member
cảm ơn Huynh 1234!
HQ kể 1 câu chuyện:
hôm rồi về Quê lên Thánh Thất nhìn mấy bạn tập đi lễ để chuẩn bị dân lễ Thầy Ngày mồng 9 tháng giêng, tập xong lúc đó là 9h30 thế là anh em mệt quá ngồi xúm lại ngay trong Cửu Trùng Đài mà tâm sự! biết rằng ngồi trong Cửu Trùng Đài nói chuyện là không phải nhưng nghĩ mình tâm sự chuyện Đạo nói nhỏ chắc kg hề hấn gì!

thế là mỗi đứa ra quy định kể một câu chuyện trong quá trình tu học của mình năm vừa rồi! cũng để học hỏi lẫn nhau! và đây là câu chuyện của "thằng em"
"Hồi trước em sợ Ma lắm! sợ kinh khủng nếu để em đi trong đem khuya khoản 10 giờ trở lên là em kg dám ra khỏi nhà! em sợ nhất là đi qua nghĩa địa cái cảm giác có ai đó đi sau lưng thế là em chạy bán sống bán chết" từ ngày thọ pháp tu đến nay tự nhiên em kg cảm thấy sợ ma nữa!
mình nói giỡn: "đàn ông con trai gì mà sợ ma kinh rứa không biết! lỡ đi với bạn gái thì ...mất điểm hết" và thế là mình cười to

thằmg em hỏi: " anh cười gì?"
thằng anh trả lời:" anh giỡn thôi! anh cười vì mừng cho em! quá trình tu của em đã có kết quả rồi đó! ơn trên đã từng dạy: " tiên thiên nhi thiên phất vi, thiên thả phất vi, huống ư nhân hồ, ư quỷ thần hồ" nghĩa là trước trời trời không làm chi được, trời không làm chi được thì người làm chi được, quỷ thần làm chi được"
khi thièn định để hấp thu điễn báu tức là tiên thiên khí! ai có được điễn báu này trong người thì không ít thì nhiều cũng là tấm bùa hộ thân cho mình! (hi vọng thằng em đọc những lời này của ..thằng anh)

Trong Thánh Giáo Cao Đài Đức Mẹ dạy: " các con ơi! nếu dần dà chậm trễ, tai nạn dồn dập, nào địa chấn, lôi phong, bão tố, ôn dịch diễn biến khắp nơi, làm sao các con thoát khỏi cho được! các con ơi! hãy gia tốc đường tu, và chỉ có thiền định để hấp thu quang điễn báu ,các con mới có thể chịu được những thử thách sàng sảy do Thiên cơ sắp sếp"
 

lackhai

New member
MỘT CHÚT THIỀN
Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Dhyāna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau:

to think of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect.
Tất cả các trào lưu triết học Ấn Độ đều hiểu dưới gốc động từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, ta cũng tìm thấy từ dịch ý Hán-Việt là Tĩnh lự (zh. 靜慮). Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na (zh. 馱衍那), Trì-a-na (持阿那).

Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo — "mật" (en. esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.

Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện 逼遣方便), sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án...

Ý chí cương quyết tu tập Thiền sẽ dẫn hành giả đến một tâm trạng Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như "ta đây vật đó" được chuyển hoá; hành giả đạt sự thống nhất với "Thượng đế", với cái "Tuyệt đối", những khái niệm về không gian và thời gian đều được chuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", hành giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là "Giải thoát".

Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:

"Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."
Theo đạo Phật, hành giả nhờ Định (sa. samādhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (ngũ cái五蓋, sa. nīvaraṇa) thì đạt được bốn cõi thiền (tứ thiền định) của sắc giới (sa. rūpadhātu, xem Tam giới), đạt Lục thông (sa. ṣaḍabhijñā) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi lậu hoặc (sa. āsrava). Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (sa. deva) liên hệ.

Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.

Tại Trung Quốc, Thiền có một ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả phép tu như quán niệm hơi thở Nhập tức xuất tức niệm (zh. 入息出息念, pi. ānāpānasati), Tứ niệm xứ (pi. satipaṭṭhāna)... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề-đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh (Thiền tông).

Trong một ý nghĩa bao quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên. Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôn giáo nào cả — kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thật tại, nó vừa là thể của Niết-bàn và vừa của Luân hồi, sinh tử. Vì vậy, Toạ thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện.
Trên đây là một chút kiến thức về THIỀn được trích dẫn từ nhiều nguồn, tuy nhiên. Đây là cách tu khổ hạnh hành thiền của Nhị Kỳ tức ứng với Thời kỳ Phật Thích Ca, Đức Văn Tuyên, Đức Lão Đam và Đức Thánh Cả Ki tô.
Tam Kỳ Phổ Độ lấy tôn chỉ Tam Giáo Qui Ngươn, Ngũ Chi Phục Nhứt và Đức Chí Tôn dạy chúng ta những điều không ngoài những điều của Tam Giáo Tổ Sư và Tứ Đại Thánh đã dạy, tuy nhiên, đây là thời kỳ cứu độ lần cuối cùng của thời Mạt Hậu, do đó, mà Thầy đã chỉ dạy rất nhiều trong các kinh điển tiên thiên để dạy ta cách hành thiền, mà một số nơi còn gọi là Tịnh.
Sau đây đạo đệ xin có chút lời về Đạo Thiền Cao Đài Giáo:
Thiền hay Tịnh là đạo của Tiên Thiên, con người muốn đạt thiền phải trải qua Hậu Thiên để cảm ứng để Tiên Thiên, khi Thiền đạt tức là có thể cách vật trí tri vậy.
Cao Đài Giáo không khuyến khích ly gia cắt ái, lìa bỏ Nhơn Đạo mà về Thiên Đạo đặng
Kinh Tu Chơn Thiệp Quyết đã dạy rằng:
Thế tưởng vậy là tu Nhơn Đạo
Nào hay rằng Thiên Đạo bởi đây
Chẳng lo Nhơn Đạo cho dày
Mong thành Thiên Đạo mặc may làm gì/
Như vậy có nghĩa là nếu đã muốn luyện Thiền thì phải tâm tánh thuần hành và Tánh mạng song tu, Tam Bửu hiệp nhất, và thế đạo đại đồng song song cùng thiên đạo giuải thoát.
Đừng mong rằng có thể Đạt Đạo khi lìa bỏ vợ con, gia đình, thánh thất, thánh tịnh để tìm lên non sơn thâm động mà tu thành đạo. Vì:
Đừng nghe kẻ tầm Tiên trên núi
Núi buổi này căn cội quỷ ma.
Vậy, muốn hành Thiền Đạo Nadotha (Tiếng Phạn - Skanrit) Thì phải song song hành nhơn đạo.
Hành Thiền song song với nhơn đạo cũng không có nghĩa là tứ thời Đại Tịnh, dứt bỏ Hồng Trần mà tu cho đặng, vì thời kỳ nay là cơ tận độ, nếu muốn đặng chóng hưởng đặng Thiên điển Hồng Quang thì càng phải hòa nhập vào cộng đồng, vào nhơn sanh để cứu độ. Rõ ràng rằng sau một thời tịnh mà tâm ta chưa tịnh, khi ra đường gặp chuyện bất bình không ra tay tương trợ, miệng nhẩm nhẩm Nam mô mà gọi vạn vật vô thường thì gọi là giải thoát.
Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã
Lâm nguy bất cứu mạc anh hào
Cụ Nguyễn Định Chiểu cũng nhắc lại:
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Việc tu thiền càng gần với sinh hoạt xã hội càng khó, vì một lẽ là càng gần Đời càng dễ bị rù quyến, nhưng đối với người tu thiền, nếu tâm không tịnh lặng được thì không những là công cốc mà còn loạn thần, có thể tam muội chơn hỏa vượt ra khỏi nhơn trung và bách hội, thì Đại Các và Thiên Đỉnh cũng không phù trợ đặng.
Thầy có dạy trong Kinh Giác Mê Khải Ngộ như vầy:
Con ôi! Tâm động Thần bi
Trúc Cơ diện bích ích gì đó Con!!!
Rõ ràng rằng Tâm mà động thì lòng thiền trở thành tà niệm, và dù cho cửu niên diện bích cũng bằng thừa.
Người tu thiền mà hành nhơn đạo ngay giữa hồng trần rất khó thay, nhưng phải biết tịnh luyện, tồn tâm - tích khí, dưỡng thần. Ra đường, nghe tiếng nhạc ngân nga du dương trầm bóng mà không để tiếng nhạc vào tai rù quyến, nghe mùi thơm hoa cỏ thịt cá mà lòng không dậy sóng thèm thuồng - Ấy là thiền lâm thế đấy các huynh tỷ đệ muội ạh.
Nói như vậy không có nghĩa là ta phủi sạch trơn công phu ngồi tịnh lục thời (gồm tứ chánh và nhị phân). Nếu không có tác dụng thì chư Thiên dạy chúng ta nhằm mục đích gì đây.
Chư Thiên muốn sau thời cúng, chung ta cố để vài chục phút tịnh tâm mà không nhiễm lòng trần ngay tức khắc, để chi, để lửa tam muội tạm dịu (chứ khó mong là tắt) mà lãnh trọn hồng quang thiên điển của chư vị Tiên bang. Hành thiền tu tịnh không pahir là cúng gửi cho Thầy mẹ hay cho các vị thiêng liêng, mà hành thiền tu tịnh là để cho ta.
Điển có hai loại là Hồng Quang Thiên Điển, điển này thanh nhưng giáng (ngược hàon toàn với định luật âm dương, thường thì âm trược - giáng, dương thanh - thăng, nhưng ở đây thiên điển dương nhưng giáng - Hãy tìm quả Thủy Hỏa Ký Tế và quẻ Hỏa Thủy vị tế, cặp quả Địa Thiên Thái và Thiên Đại Bỉ để hiểu được nguyên nhân) Điển này do thiêng liêng phóng giáng xuống. Hiếm khi thiêng liêng giáng điển dễ dàng mà phải có 3 điều kiện Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Yếu tố thiên địa Đạo đệ không dám bàn. chỉ xin nói về nhơn hòa. Con người có sẳn điển linh quang (vì chúng ta là tiểu linh quang của Thầy Mẹ mà), khi hành thiền, trược khí dần giáng xuống, xả ra bên ngoài, thanh khí tích tụ thành khối điển nhỏ gọi là Hồng Quang Điển, Hồng Quang Điển phóng lên và được Thiên Điển Hồng Quang đáp trả với điều kiện là Hồng Quang Điển không nhiễm trược, dù một chút mảy may cũng không được nhiễm (nghĩa là tâm thần thật tịnh, không gợn sóng, khômg sao động). Khi tiếp nhân được Thiên Điển, phải giữ cho được để xông vào cứu khiếu, Ngũ Tạng, Lục PHủ và toàn thân. Nghĩa là ta hấp thu được khí trời, tiên thiên khí giúp chúng ta xả trược, không bị tâm bịnh, không bị các chứng bịnh thiên thời (Con nào rõ đạo Khải Mông, Nhơn hòa, địa lời, phải thông thiên thời.)
Vậy làm thế nào để phóng được Hồng Quang Điển, khi ngồi tịnh phải đúng tư thế, tam mạch bất phân và ngũ tạng bất động, phải tu cho được Tam Huê Tụ Đảnh, NGũ KHí TRiều Ngươn, đưa các khí hòa thanh về được bách hội huyệt, khi ấy tâm thành chí tín và Hồng Quang Điển xuất hiện.
Thật sự mà nói, các pháp hữu vi vốn vô thường - đây là câu nói cuối cùng của Đức Bổn Sư Thế Tôn Thích Ca Như Lai trước khi nhập diệt.
Và vô vi nhi trị thì ta chưa làm được. Kinh điển Cao Đài tại các Hội Thánh là bao la và các pháp tu tập là vô biên tùy theo khiếu huyền quang của mình.
Cho nên một hạt nước không tạo thành dong, một hạt cát không thành sa mạc. Chỉ có chút hiểu biết sơ đẳng về thiền Nadothanh, đạo đệ xin trình bay ra đây để quý đạo huynh đạo tỷ chỉ điểm để đề tài được sáng tỏ hơn
Cầu cho toàn diễn đàn chơn tâm thường lạc. Cầu cho quý đạo huynh đạo tỷ đang hành thiền tu tịnh:
Khi phóng xuất phóng xung võ trụ
Lúc bế tàng thối ngụ nơi tâm
Ngươn thần thận độc phương châm
Chơn đi giá mỏng - Tay cầm lưu ly.
Thân kính
Lạc Khải
 

lackhai

New member
Chữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra. Tiếng Trung Quốc gọi là tch’án (người Nhật gọi là Zen) hay là tch'anna (thiền na). Chữ này vốn viết theo âm của chữ sanskrit là dhyâna, người ta thường dịch là suy tưởng, suy ngẫm (méditation).

Theo truyền thống của trường phái Zen, Buddha có một loại bài giảng bí truyền, từ đời này qua đời khác mà không cần có văn bản viết. Phật truyền riêng cho một môn sinh nào đó, môn sinh ấy là truyền riêng cho môn sinh của mình.

Sự kế truyền ấy tiếp mãi cho đến Bodhidharma (Bồ đề lạt ma) mà người ta cho là vị thủ lĩnh thứ 28 ở Ấn Độ. Ông này sang Trung Quốc (khoảng giữa các năm 520 và 526) và ở đấy ông trở thành sư tổ đầu tiên của trường phái Tch'an.

Bodhidharma chuyển lại lời bí truyền cho Huệ Khả, khoảng từ 486 - 593 (Honei K’o) và là sư tổ thứ hai của Trung Quốc.

Học thuyết cứ thế truyền đời này qua đời khác, cho đến khi có sự chia rẽ quan điểm quan trọng giữa các môn đệ của sư tổ thứ năm là Hoằng Nhẫn (Hong jen, 605 -675).

Một môn sinh là Thần Tú (Chen-sion) mất năm 706 trở thành người sáng lập ra trường phái miền Bắc (Bắc tông). Môn sinh khác là Huệ Năng (honeineng) 638-713, lập ra trường phái miền Nam (Nam tông).

Chẳng bao lâu, trường phái miền Nam có uy tín nhiều hơn trường phái miền Bắc, do đó mà Huệ Năng cuối cùng được thừa nhận là sư tổ thứ 6 và là người kế tục Hong-jen.

Tất cả các nhóm sau này có ảnh hưởng lớn của Thiền học đều xuất phát là các môn sinh của Huệ Năng.

Truyền thuyết trên đây thật ra không dựa vào một tư liệu nào có trước thế kỷ VI. Chúng ta chỉ biết một cách chính xác rằng các nền tảng của Thiền học được xây dựng ở Trung Quốc bởi các vị sư Seng tchao và Tao chang (Tăng Triệu và Đạo Sinh). Khi các cơ sở ấy đã được thành lập thì sự xuất hiện của Thiền học là điều không thể tránh khỏi.

Nhưng sự chia rẽ Bắc và Nam là một sự kiện lịch sử. Sự bất đồng giữa hai nhà sáng lập bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm giữa Tính tông (Sinh Tsong - trường phái về tinh thần vũ trụ) và Không tông (K'song tsong - trường phái về Hư vô).

Sau đây là một sự kiện diễn ra trong bản cuộc đời tự thuật của Huệ Năng, môn sinh của Hong-jen. Lúc gần mất, Nong-jen gọi ba môn sinh đến và nói với họ phải chọn một người kế tục. Người kế tục phải là người có thể làm một bài thơ hay nhất, tóm tắt các nguyên lý của Thiền học. Thần Tú làm bài thơ sau:

“Thân thể giống như cây bồ đề,
và tinh thần giông như một tấm gương sáng
chúng ta hãy lau chùi nó từng giờ từng giờ cẩn thận
Nếu không, bụi bặm sẽ rơi lên nó”1


Huệ Năng bác ý ấy và viết :


“Thật ra thì chẳng có cây bồ đề
mà cũng chẳng có tấm gương nào cả.
Bởi vì thật ra chẳng có cái gì cả
Thế thì bụi bặm còn rơi vào đâu?”


Người ta kể rằng Hong- jen tán thành bài thơ của Huệ Năng, chỉ định ông là người kế tục và là tổ sư thứ 6. Bài thơ của Thần Tứ nhấn mạnh đến tinh thần vũ trụ hay là bản của Buddha mà Đạo sinh đã nói đến, còn bài thơ của Huệ Năng thì nhấn mạnh cái vô (non-être) của Tăng Triệu.


Hai công thức thường được lặp lại trong Thiền học: Phật tức Tâm (tinh thần chính là Phật) và Phi tâm phi Phật (non- esprit, non - Buddha).


Nguyên lý thứ nhất là nguyên lý không thể diễn tả được.

Về sau, trường phái Thiền chủ yếu đi theo con đường của Huệ Năng. Trong -nội bộ trưởng phái này, sự liên kết (đã được phác họa) giữa trường phái vô với trường phái lão đạt đến mức cao nhất.

Cái mà trường phái Hư vô gọi là bậc thang thứ 3 của chân lý theo nghĩa cao cấp thì các nhà Thiền học gọi là nguyên lý thứ nhất. Trên bậc thang thứ 3 ấy, người ta tuyệt đối không có thể nói được gì hết.

Và cũng do từ bản chất, nguyên lý thứ nhất ấy là không thể diễn tả được.

Một hôm, người ta hỏi thiền sư rằng (Thiền sư Văn Ích, mất năm 958): "Nguyên lý thứ nhất là gì?" Thiền sư trả lời, "Nếu tôi nói với ông thì nó sẽ trở thành nguyên lý thứ hai".

Nguyên tắc của các Thiền sư là chỉ dạy các môn sinh bằng sự tiếp xúc cá nhân. Nhưng người nào không có điều kiện tiếp xúc như vậy, có thể tiếp nhận lời dạy của thầy bằng các bài viết. Những tập sách ấy gộp lại gọi là Ngữ lục. Phương pháp này về sau (cũng được các nhà tân khổng giáo (néo - confucianiste) sử dụng.

Trong các tập Ngữ học ấy, thường người ta thấy một khi một môn sinh liều lĩnh nêu lên một câu hỏi nào đó về một trong những nguyên lý cơ bản của Phật học thì hoặc bị Thiền sư đánh hoặc ông ta trả lời một câu bâng quơ như hoàn toàn chẳng có liên quan gì đến câu hỏi cả.

Chẳng hạn ông ta nói rằng hiện nay giá của một loại rau nào đó là ba xu. Những câu trả lời như vậy thật là phi lý đối với những ai chưa quen với mục đích của Thiền học.

Mục đích chỉ là làm cho người môn sinh hiểu rằng chẳng có câu trả lời nào đối với câu hỏi của y cả. Hiểu được như vậy, y đã hiểu được nhiều lắm rồi.

Nguyên lý thứ nhất là nguyên lý không thể diễn tả được bởi vì cái mà người ta gọi là vô không phải là một vật mà người ta có thể nói được một điều gì đó về nó.

Gọi nó là Tinh thần (hay là Tâm), hoặc đặt cho nó bất cứ tên gọi gì, người ta đã xác định nó và áp đặt cho nó một sự hạn chế. Như các nhà Thiền học và Lão học thường nói, người ta sẽ rơi vào mạng lưới của chữ nghĩa.

Mã tổ (Ma-tson, mất năm 788) dòng Huệ Năng, bị người ta hỏi: "Tại sao ngài lại nói rằng tinh thần thật sự chính là Phật?" (như ta nói Phật tức Tâm). Mã Tổ trả lời: "Tôi đơn giản chỉ muốn ngăn bọn trẻ con hét. Nếu những tiếng hò hét ấy ngừng thì sao? - Lúc bấy giờ là không - tinh thần, không - Phật (non - esprit, non bouddha)2.

Một môn sinh khác lại hỏi Mã Tổ: "Có loại người nào hoàn toàn không quan tâm đến bất cứ vật gì không ? Thầy trả lời : "Chờ đến lúc nào ông có thể uống một tợp cạn tất cả nước của con sông ở phương Tây, lúc bấy giờ tôi sẽ trả lời ông”3.

Tất nhiên việc làm đó là không thể có được và nêu nó lên chẳng qua Mã Tổ ngỏ ý không trả lời môn sinh. Một số Thiền sư dùng sự im lặng để diễn tả cái vô hay là nguyên lý đầu tiên.

Chẳng hạn, khi Huệ Trung (mất 775) bắt đầu tranh luận với một nhà tu hành khác, y leo lên bục và giữ im lặng. Nhà tu hành nói: "Mong ông hãy trình bày luận thuyết của ông để tôi có thể tranh luận".

Huệ Trung trả lời: “Tôi đã đưa luận thuyết của tôi ra rồi đấy”. Nhà tu hành hỏi: “Luận thuyết nào?”. Huệ Trung nói: "Tôi biết rằng nó ở ngoài trí thông minh của ông”. Nói xong, Huệ Trung bước xuống bục4.

Luận thuyết của Huệ Trung là luận thuyết về sự im lặng. Bởi vì nguyên lý thứ nhất hay là vô chẳng phải là một vật mà người ta có thể nói đến bất cứ điều gì, cách tốt nhất để trình bày nó là giữ in lặng. (Về phương diện này, các văn bản hay là Sutras chẳng có mối liên quan thực tế nào với nguyên lý thứ nhất. Vì vậy mà Thiền sư Nghĩa Huyền (Yi-hivan - mất năm 866), người sáng lập ra một nhóm Thiền mang tên là trường phái Lâm tế (Lin-tsi) nói: "Nếu quả là anh muốn có sự thông minh thật thì anh không được để cho bất cứ người nào lừa dối. Anh phải giết tất cả những kẻ nào mà anh gặp, cả bên trong và bên ngoài. Nếu anh gặp Buddha hãy giết chết các bậc thầy... Như vậy anh sẽ được giải phóng”5.


Phương pháp tu hành

Sự hiểu biết nguyên lý là sự hiểu biết phi - hiểu biết (non - connaisance), - do đó phương pháp tu hành cũng là phi - hiểu biết.

Người ta nói rằng Mã Tổ, trước khi trở thành môn sinh của Hoài Nhượng (Honaijong - mất năm 744) sống trên núi Hoành Sơn. Y ở trong một túp lều cô độc và một mình thực hiện sự suy tưởng. Một hôm, Hoài Nhượng xoa xoa mấy viên gạch trước túp lều. Mã Tổ trông thấy, hỏi Hoài Nhượng ông làm cái gì thế. Hoài Nhượng trả lời có ý định muốn làm một chiếc gương. Mã tổ nói: "Xát các viên gạch vào với nhau làm sao lại làm ra được gương? Hoài Nhượng nới: "Nếu xát các viên gạch vào với nhau mà không làm được gương thì làm sao sự suy tưởng có thể làm thành Đức Phật?”.

Với lời nới ấy, Mã Tổ được giác ngộ và trở thành môn sinh của Hoài Nhượng (Cổ Tôn Tú ngữ lục, tập l).

Như vậy theo Thiền học, phương pháp tốt nhất để tu hành và trở thành Phật không phải là tự tu hành.

Tự tu hành đòi hỏi một sự cố gắng, một sự nỗ lực tức là hành động (jeon-vai). Sự cố gắng ấy đúng là sẽ tạo ra một số hiệu quả tốt nhưng hiệu quả ấy không vĩnh cửu. Thiền sư Hi Vận (Hi-yun, mất năm 847) được mọi người biết với cái tên là thầy Hoàng Bá (Houang-po) nói: "Giả định là qua nhiều kiếp sống, một người đã thực hiện được lục độ (phương pháp để đạt được sự cứu rỗi”6 y đã làm điều thiện và đạt đến mức hiền triết của Phật, nhưng điều đó cũng không bền. Bởi cái đó là do nhân quả. Khi sức mạnh của nhân đã khô cạn, con người ấy sẽ trở về với cái không bền vững (không thường xuyên).

Ông ta còn nói rằng "Tất cả mọi hành động chủ yếu đều là không bền vững. Mọi sức mạnh đều có ngày cuối cùng. Chúng giống như chiếc sào nhọn ném vào không trung, khi đã hết lực, nó rơi xuống đất.

Tất cả mọi hành động đều gắn liền với vòng xe tử sinh. Thực hiện sự tự tu luyện bằng các hành động là hiểu sai ý của Phật và là một công việc mệt nhọc mà chẳng đi đến đâu cả”.

Ông bèn nới thêm: "Nếu ông không hiểu thế nào là vô tâm (không có ý định làm cái gì hết), ông sẽ gắn chặt vời các đồ vật và ông sẽ đi vào bế tắc... Thật ra chẳng có gì là phép bồ đề cả. Phật nói điều đó là chỉ dùng cách để dạy chúng sinh thôi... Cách duy nhất để làm là phải tự giải thoát khỏi nghiệp (Karma) cũng khi có hoàn cảnh, chứ không phải tạo nên một Karma mới để dẫn những tai họa mới...


Vậy thì phương pháp tốt nhất để tu luyện tinh thần là làm tròn nhiệm vụ mà không cần phải gắng sức và không có ý đồ nào trong tinh thần. Điều đó đúng như các nhà Lão học (theo thuyết Lão tử) gọi là vô vi và vô tâm (non -agir, non- espnt - won wei và won sia).

Đó là ý nghĩa lý thuyết của Huệ Viễn và cũng là của Đạo Sinh: "Một hành động tốt không kèm theo tiền thưởng?”.

Phương pháp tu luyện này không nhằm để cuối cùng thu được các kết quả, dầu là rất tốt.

Nó nhằm làm những việc mà không đòi hỏi phải cố gắng nào hết. Khi không một hành động nào kéo theo hậu quả các hiệu quả tích lũy từ trước của Karma sẽ khô cạn. Người ta được giải thoát khỏi vong tử sinh và đạt đến Nát bàn.

Hành động không phải có cố gắng nào cả và không có ý đồ trong tâm tưởng thức là hành động một cách tự nhiên và sống một cách tự nhiên.

Nghĩa Huyền (Yi-hinan) nói: "Hoàn tất Phật tính không đòi hỏi phải có cố gắng. Phương pháp duy nhất là tiếp tục các nhiệm vụ bình thường và khiêm tốn: làm cho ruột dễ chịu, tiểu tiện, mặc quần áo, ăn cơm và khi mệt thì nằm nghỉ. Người bình thường sẽ cười anh, nhưng nhà hiền triết thì sẽ hiểu anh"7.

Nhiều người muốn đạt đến Phật tính lại thường không đi theo con đường này bởi vì họ không tự tin. Các ông có muốn biết các bậc thầy và đức Phật như thế nào không? Tất cả các ông đang đứng trước tôi đều là những bậc thầy và những đức Phật.

Do vậy, muốn thực hành tu luyện tinh thần, tất cả những cái ta cần phải làm là, mỗi người thực hiện các nhiệm vụ bình thường của cuộc sống hàng ngày của mình và... chỉ có thể. Đó là điều mà các Thiền sư gọi là vô tu chi tu (tu hành bằng cách không tu hành).

Ở đây có một vấn đề đặt ra: Hãy cứ giả định là như thế, vậy thì người tu hành như thế có gì khác với người không tu hành?

Nếu người thứ hai cũng làm như người thứ nhất thì y cũng sẽ lên Nát bàn và sẽ đến lúc chẳng còn vòng tử sinh nữa.

Đối với câu hỏi này, người ta trả lời: Mặc dầu bận quần áo và ăn uống là những công việc chung và đơn giản, nhưng không dễ gì làm những cái đó với một tinh thần hoàn toàn không có ý đồ, không có động cơ gì và thoát khỏi mọi ràng buộc.

Chẳng hạn có người thích những quần áo lịch sự và ghét những loại quần áo xấu, người ấy sẽ thấy sung sướng khi được mọi người khen ngợi. Đó là những điều ràng buộc.

Các Thiền sư nhấn mạnh rằng sự tu luyện tinh thần không đòi hỏi những hành động gì đặc biệt như những nghi lễ, những bài cầu kinh của một tôn giáo nào đó. Người ta chỉ cần, trong cuộc sống hàng ngày, có tinh thần thanh thản, không bị ràng buộc bởi bất cứ ý đồ gì.

Thoạt đầu, người ta cần phải cố gắng để không có một cố gắng nào hết giống như để quên lãng, trước hết người ta phải nhớ rằng mình cần phải quên lãng.

Về sau, sẽ đến lúc phải gạt bỏ sự cố gắng để không cố gắng làm gì cả và ý đồ không có ý đồ gì cả giống như cuối cùng người ta cũng quên là phải nhớ rằng cần phải quên tất cả.

Phép vô tu chi tu ấy tự nó cũng là một phép tu, giống như sự hiểu biết cái không hiểu biết, ít nhất vẫn là một hình thức của sự hiểu biết. Một sự hiểu biết như vậy khác với sự vô tư nguyên thủy và sự tu luyện bằng việc không tu luyện cũng khác với trạng thái tự nhiên nguyên thủy. Bởi lẽ sự vô tri và cái tự nhiên nguyên thủy đều là những cái thiên nhiên ban cho, trong lúc sự hiểu biết cái không hiểu biết và sự tu luyện bằng cái không tu luyện lại đều là những sản phẩm của tinh thần con người.


Đốn ngộ

Việc tu luyện chẳng cần phải lâu hay mau, tự nó chỉ là một công việc chuẩn bị. Muốn đạt được đến Phật tính sự tu hành phải được thực hiện cho đến giai đoạn chín mùi biểu hiện bằng sự giác ngộ đột xuất (đốn ngộ) giống như bước nhảy vọt qua một hố sâu. Chỉ có sau bước nhẩy ấy, mới đạt được đến Phật tính.

Các thiền sư thường nói sự giác ngộ như vậy cũng giống nhận thức về Đạo. Phổ Nguyên nói là thầy Nam Tuyền (mất năm 830) nói với môn sinh của ông: "Ta không thể xem đạo là một sự hiểu biết và cũng không thể xem là một sự không hiểu biết. Hiểu biết là một ý thức nhất thời còn không hiểu biết là một vô ý thức mù quáng. Nếu anh thực sự hiểu đạo một cách chín chắn, nó giống như một khoảng mênh mông của cái trống rỗng (vide) - như vậy làm sao ta cố tình áp đặt vào đó sự phân biệt giữa thật và giả”8

Nhận thức được Phật cũng như đã là một với nó. Khoảng mênh mông của nó chỉ là một trạng thái, trong đó không có sự phân biệt nào hết cả.

Trong trạng thái ấy, theo các Thiền sư, "hiểu biết và chân lý trở thành không phân biệt được cũng như đồ vật và tinh thần chỉ là một đơn vị duy nhất và lúc bấy giờ sẽ không còn sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể trong thể nghiệm”9.

"Một con người đang uống thuốc có thể biết được nước ấy nóng hay lạnh" (Huệ Năng). Về sau, lời nói này được rất nhiều thiền sư nhắc đến. Qua câu này, họ hiểu là chỉ có người nào đã thể nghiệm sự không phân biệt giữa chủ thể và khách thể mới thực sự hiểu nó là thế nào.

Trong trạng thái ấy, chủ thể đã tách khỏi sự hiểu biết theo nghĩa thông thường bởi vì loại hiểu biết ấy đòi hỏi sự phân biệt giữa người biết và đồ vật được biết.

Nhưng y không phải không hiểu biết bởi vì trạng thái của y khác với trạng thái của kẻ không hiểu biết một cách mù quáng.

Khi một môn sinh đạt đến cương vực của Đốn Ngộ (Illumination subite) cũng là lúc Thiền sư có thể giúp đỡ y một tay. Khi sắp sửa nhảy, thì một sự giúp đỡ nào đó, dầu rất nhỏ, cũng có giá trị lớn. Lúc này, Thiền sư sử dụng cái mà họ gọi là phương pháp "cây gậy hoặc tiếng thét" để giúp môn sinh nhảy sang Đốn ngộ.

Trong các truyền thuyết về thiền học, có những trường hợp Thiền sư hỏi một môn sinh về một vấn đề gì đó, bỗng nhiên y đánh cho môn sinh mấy gậy hoặc thét lên một cái gì đó. Nếu những hành động ấy làm đúng lúc, môn sinh sẽ khắc đạt đến Đốn ngộ. Có thể là hành động bất ngờ của Thiền sư tạo nên một chấn động tâm lý giúp môn sinh đạt đến điều mà y chuẩn bị đã từ lâu.10

Người được Đốn ngộ tự nhiên thấy mọi vấn đề được giải quyết.


Đạt cái không - đạt (Atteindre le non - atteindre).

Đạt đến Đốn ngộ không có nghĩa là đạt đến cái gì mới. Thiền sư Thanh Nguyên (Is`ing yuang) mất năm 1120, nói: "Nếu bây giờ anh hiểu thì trước kia điều anh không hiểu là cái gì? Điều mà trước kia anh hiểu sai là điều mà bây giờ anh được giác ngộ".

Cái hiện thực cũng là cái thuộc về hiện tượng (phénoménal) Thiền học nói: "Ngọn núi là ngọn núi, con sông là con sông”.

Trong trạng thái mơ ta thấy ngọn núi là ngọn núi, con sông là con sông. Nhưng sau khi Đốn ngộ (đã giác ngộ) ta vẫn thấy ngọn núi là ngọn núi và dòng sông là dòng sông.

“Sau khi đã giác ngộ, mọi vật đều thuộc về Phật và chỗ nào cũng có Phật. Người ta kể rằng một nhà tu hành đạo Thiền vào một ngôi đền và nhổ nước bọt vào tượng Phật. Bị mọi người chỉ trích, ông nói: "Tôi nhờ các ông chỉ dùm cho tôi có chỗ nào không có Phật?".11

Như vậy, nhà hiền triết Thiền học sống hoàn toàn như mọi người khác và cũng làm bất cứ việc gì như mọi người khác. Từ bến mê đến cõi giác, y đã để nhân loại ở hai bên kia cõi sinh tử, còn mình thì đi vào cõi hiền triết.

Như sau đó, y cũng phải để trạng thái hiền triết ở lại đằng sau và một lần nữa, lại đi vào cõi sinh tử của nhân loại.

Điều này được nói rõ như sau: "Lên cao thêm một bậc nữa trên ngọn cây tre khoảng một trăm bước". Điều đó có nghĩa là khi đã giác ngộ, người hiền triết còn có việc khác phải làm, thật ra không có gì khác hơn là những điều bình thường của cuộc sống hàng ngày.

Nói như Thiền sư Nam Tuyền: "Sau khi đã biết được bờ bên kia, anh trở lại và sống ở bờ bên này".12

Mặc dầu nhà hiền triết tiếp tục sống của phía bên này, sự hiểu biết của y về bờ bên kia không phải là điều vô ích. Mặc dầu những điều anh làm cũng giống như những điều mà mọi người khác làm nhưng ý nghĩa thì lại khác đối với anh ta.

Điều mà người ta làm không khác gì với những điều mà người ta làm trước kia, chỉ có khác là bản thân con người ấy không còn là con người ấy nữa.

Con người không còn như trước nữa vì, mặc dầu y làm tất cả những điều mà những người khác cùng làm, nhưng y không còn ràng buộc với cái gì nữa hết.

Đó là ý nghĩa của phương châm Thiền học. "Ngày nào cũng ăn nhưng không nuốt một hạt nào cả. Ngày nào cũng mặc quần áo nhưng không đụng đến một sợi vải".13

Một phương châm khác nói: "Xách nước và chặt củi để đốt: đó chính là điều kỳ lạ của Đạo”.

Chúng ta có thể hỏi: Nếu như vậy thì có phải Đạo kỳ diệu phục vụ gia đình và Nhà nước?

Kết luận logic của các học thuyết Thiền học là: Đúng như vậy.

Thế nhưng các Thiền sư không trả lời như vậy.

CHƯ HUYNH TỶ ĐỆ MUỘI THỬ TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY XEM SAO???
 

hienhuu

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Kính !
Tất cả là phương tiện mà tùy phương tiện nhưng không chấp thì có mà không như:
"Ngày nào cũng ăn nhưng không nuốt một hạt nào cả. Ngày nào cũng mặc quần áo nhưng không đụng đến một sợi vải".
Đạo trong Đời hay Đời Trong Đạo mà phục vụ cho nhau là Đạo - Đời Tương-Đắc
Và tất cả sự việc của Đời là điều Kỳ lạ của Đạo nhưng lại là không.
 

khaitam

New member
Hiền Huynh, hiền Tỷ, và đệ muội kính!

"Phàm không muốn dứt ...muốn thành Tiên
Tri kiến hơn thua ...phải lụy phiền
Càng muốn... càng xa ...miền cực lạc
Thiền chi cho ố chốn Thiêng Liêng"

Bài thơ thật là hay. Hay chắc tại hạ đệ thích theo sau người khác để nịnh bợ. Chắc là vậy rồi. Còn thêm thi đối:

“Thiền đem chơn tánh cận ,,,Thiêng Liêng
Tri kiến đuợc - hơn kể ,,,ra gì !
Càng muốn càng,,,không sanh Ham Muốn !
Dứt ,,,Muốn , Bặt ,,,Ham ,Chắc là ,,,,Thiền ? ?”

Ngu đệ lại nịnh thêm nữa vì dám nói chữ hay 1 lần nữa.

Theo thiển học, tín hữu Cao Đài được ĐỨC CHÍ TÔN và Đức Hộ Pháp dạy phải đủ tam lập. Ai cũng hiểu rằng Tâm là mấu chốt của cội căn nhân quả, đoạ hay thăng, nhục vinh điều tại tâm mà thôi. Tâm thanh thì hưởng cái thanh cái nhẹ, tâm bất tịnh thì u mê bất kiến. Nếu Tâm lao xao vào chầu lễ THẦY chẳng hưởng được Thánh điển mà còn mắc tội thất lễ với THẦY và các Đấng. Phải chăng con người cần trao tâm cho trong, cho sáng, cho thanh, cho nhẹ, cho về chỗ không vì

“Đạo THẦY có một chữ không,
Chữ không làm đặng lục thông đắc thành”
.

Nên tiểu đệ thiết nghĩ rằng Tâm cần thiền định. Nhưng thiền định bằng cách nào trong bí pháp đạt đạo mà Tôn Sư HỘ PHÁP chỉ vẽ là điều cần ngẫm đối với người Cao Đài. Có ba con đường đi để lập vị thiêng liêng. Con đường thứ 3 làm tịnh thiền. Đức HỘ PHÁP không cho ai tịnh thuở xưa và nay Ngài đã ra đi để “ Ngồi nhìn cội Đạo luống chơi vơi” trong bao nhiêu rối ren suy ngẫm. Tuy thế, nếu thiền là sự toạ lạc của Bản Tâm chứ không phải là sự bất động của Thân thì đó quả là cốt tuỷ của an lạc vì Đức Hộ Pháp có dạy “vui cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng không để nọc vui buồn thấm vào chơn tánh”. Đó chẳng phải thiền sao? Để tâm như gương, đối cảnh tuỳ duyên mà lạc đạo. Nên, thiển nghĩ nếu nói về luyện tịnh, ngồi kiết già mà “ luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần, luyện thần hườn hư, luyện hư hườn vô” hay phải Tam Huê Tụ Đảnh trong lý “chiết khảm điền ly” thì tiểu đệ không dám luận. Luận chẳng bằng thừa sao? Hai bài thơ của hai huynh cốt ám chỉ thiền mất rồi vì không thiền mà lại thiền, thiền nhưng lại không thiền. Thiền Tổ vua Trần Nhân Tông của phái Trúc Lâm Yên Tử có viết bài kệ về thiền. Chúng ta thử xem thiền thế nào cho đi đến chỗ như ĐỨC PHẬT MẪU có dạy trong thánh thi “Gắng bước trao giồi một chữ Tâm” và suy mà hành để có ích chăng trên bước đường Đại Đạo:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc san hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”


Tiểu đệ xin lui mà nghe bề anh trên dạy.
 
Sửa lần cuối:

Facebook Comment

Top