Kính huynh tỷ!
Tiểu đệ xin phép có đôi dòng trong vấn đề từ ngữ tôn giáo Cao Đài. Cao Đài xuất hiện trên 80 năm lịch sử thăng trầm của đất Việt nhưng vẫn còn là cái mới mẻ so với các nền tôn giáo của ngoại quốc truyền bá du nhập vào Việt Nam. Nhân sinh quan và vũ trụ quan của Cao Đài giáo có thể nói là mở ra một cánh cửa mới lạ cho nhân loại trong thời kỳ văn minh cực tiến. Triết lý Cao Đài xuất hiện nhiều từ ngữ hoàn toàn mới ngay cả đối với tiếng An Nam mình huống chi đối với thần học, tâm linh học vốn có sẵn. Các đạo giáo đã trải qua thời kỳ cực thịnh rồi suy vong dưới triết luận của Cao Đài nên các từ ngữ đã hình thành một nhân bản toàn cầu. Khả dĩ, nó đã hiện diện trong từ điển của các nước.
Từ ngữ Cao Đài vốn mới lạ. Do đó, một số cụm từ, danh từ, tính từ,...chỉ có thể dùng trong hai lối:
1. Dùng nguyên thể tiếng Việt. Sau đó chú giải về nghĩa lý và cách dụng trong triết học Cao Đài.
2. Cụm từ tạm diễn. Nghĩa là trong hệ thống từ điển Tiếng Anh chưa hề có các từ ấy, chúng ta chỉ có thể dịch bằng lối diễn xúc tích, tóm gọn nghĩa lý mà thôi.
Đối với các phẩm vị trong Cao Đài, chẳng hạn như Giáo Tông, Thừa Sử, Truyền Trạng,...hay các cung cảnh của Đạo như Trí Giác Cung,....chúng ta sẽ dịch như thế nào? Có nhiều quan điểm khác nhau. Âu cũng là thiển ý cá nhân. Đây là những vấn nạn lớn đối với việc truyền bá và khai thác giáo lý Cao Đài sang ngoại quốc bằng con đường chuyển ngữ.
Vài lời ý hẹp kính gửi.
Thủ bút!
Tiểu đệ xin phép có đôi dòng trong vấn đề từ ngữ tôn giáo Cao Đài. Cao Đài xuất hiện trên 80 năm lịch sử thăng trầm của đất Việt nhưng vẫn còn là cái mới mẻ so với các nền tôn giáo của ngoại quốc truyền bá du nhập vào Việt Nam. Nhân sinh quan và vũ trụ quan của Cao Đài giáo có thể nói là mở ra một cánh cửa mới lạ cho nhân loại trong thời kỳ văn minh cực tiến. Triết lý Cao Đài xuất hiện nhiều từ ngữ hoàn toàn mới ngay cả đối với tiếng An Nam mình huống chi đối với thần học, tâm linh học vốn có sẵn. Các đạo giáo đã trải qua thời kỳ cực thịnh rồi suy vong dưới triết luận của Cao Đài nên các từ ngữ đã hình thành một nhân bản toàn cầu. Khả dĩ, nó đã hiện diện trong từ điển của các nước.
Từ ngữ Cao Đài vốn mới lạ. Do đó, một số cụm từ, danh từ, tính từ,...chỉ có thể dùng trong hai lối:
1. Dùng nguyên thể tiếng Việt. Sau đó chú giải về nghĩa lý và cách dụng trong triết học Cao Đài.
2. Cụm từ tạm diễn. Nghĩa là trong hệ thống từ điển Tiếng Anh chưa hề có các từ ấy, chúng ta chỉ có thể dịch bằng lối diễn xúc tích, tóm gọn nghĩa lý mà thôi.
Đối với các phẩm vị trong Cao Đài, chẳng hạn như Giáo Tông, Thừa Sử, Truyền Trạng,...hay các cung cảnh của Đạo như Trí Giác Cung,....chúng ta sẽ dịch như thế nào? Có nhiều quan điểm khác nhau. Âu cũng là thiển ý cá nhân. Đây là những vấn nạn lớn đối với việc truyền bá và khai thác giáo lý Cao Đài sang ngoại quốc bằng con đường chuyển ngữ.
Vài lời ý hẹp kính gửi.
Thủ bút!
Sửa lần cuối: