Tiền bối về hướng đạo của HTTG

mai_hanh

New member
Mai_hanh xin nêu sơ lược một chân dung để minh họa cho chủ đề trên. Đó là chân dung cố phối sư Thái Phẩm Thanh.


Cố phối sư Thái Phẩm Thanh tên thật là Mai Diệu quê ở Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam. Thưở sinh thời ông luôn nghĩ nếu không làm quan, thì cũng đi tu để giúp đời. Song nếu làm quan thì cũng chẳng giúp được nhiều vì vậy ông quyết tâm xuất thân hành đạo.
Nhà ông có một dãy bàn ghế để tiếp tăng đãi chúng (chiêu hàn đãi sĩ ),ông rất thương người, thường xuyên giúp đỡ người khác từ lời ăn tiếng nói cho đến điều kiện vật chất. Ông đang bưng chén cơm ăn mà thấy hoặc biết người nào đó đang đói ông sẽ nói dối rằng no quá ăn không nổi nữa và sai con đem cơm đến cho người đó ăn. Các con ông làm việc rất vất vả, ban ngày thì ở ngoài đồng làm hoặc đi buôn bán tối về dệt vải, làm bún (đạo huynh Mai Tú cũng đã từng tay cầm quyển sách ngồi giữa chợ vừa học vừa bán khô cá mòi) để có tiền phụ cha hành đạo. Thấy con cái làm việc cực khổ mới có của đem về mà làm được bao nhiêu thì ông cũng công quả hoặc giúp cho người hết vợ ông bực mình cằn nhằn ông nói : “ kiếp này ăn mày kiếp sau hưởng phước “. Ông lấy tâm đức của mình ra mà độ chúng sinh. Sự nhiệt tình của ông cũng được đền đáp bằng sự kính nể và yêu thương của mọi người, do đó mà nhiều người đã nghe lời ông nhập môn hành đạo
Thực dân Pháp độc ác đi đến đâu cũng đốt nhà dân. Nhưng không hiểu vì sao khi đến nhà tín đồ Cao Đài thì chúng không đốt một nhà nào mà chỉ cắm trước nhà một con dao cho biết chúng đã đến đây (có thể chúng nghĩ dân Cao Đài không tham gia chính trị chăng?) mà khắp Bình Nam hầu như toàn là dân Cao Đài nên không nhà ai bị đốt hết. Dân làng ai nấy đều mừng rỡ vì thoát khỏi một tai họa. Mấy ngày sau ông nhận được một cơ điển có nội dung:
Diệu! Mai Diệu Thầy ban thánh đức
Trao cho người tùy sức tùy duyên
Biển mê quay trở con thuyền
Lái lèo cho vững qua miền Tây Thiên
Nhận được cơ điển ông biết ngay mình sắp phải ngồi tù nên gọi vợ con lại dặn dò và sắp xếp việc nhà để đi tù. Đúng như những gì ông tiên đoán có người đã vu cáo ông cùng các cộng sự thông đồng với thực dân Pháp lôi kéo, dụ dỗ dân làng theo Pháp (người này tên là Bổng) nên thực dân mới không đốt nhà dân của làng này. Chính quyền nghe lời ông Bổng đã bắt ông Mai Diệu cùng các cộng sự đi tù. Họ bắt rồi thả, thả rồi lại bắt như vậy ba năm tù khổ sai. Trong suốt mấy năm vào tù ra tội đó chúng hành hạ, đánh đập ông, chúng bắt ông ăn mặn ông không ăn chúng bỏ đói, bắt phải khuân vát vật nặng, nặng quá ông niệm danh hiệu Thầy sau khi niệm kỳ lạ thay ông không hề thấy nặng và ông đã vát thêm giúp cho các bạn tù. Chúng bắt ông phải đội thịt sông trên đầu máu chảy xuống đầy mặt ông… .Chúng làm nhiều điều không phải với ông như thế mà ông chẳng chút oán hờn lại còn khuyên can, giảng giải cho chúng nghe về đạo pháp, chỉ cho chúng biết cái gì nên và không nên làm, để tránh luân hồi quả báo…
Thế rồi qua cơn mưa trời lại sáng. Năm 1954, hiệp định Genèver được ký kết Quảng Nam thuộc Quốc Gia nên ông được thả tự do. Còn ông Bổng bị dân làng tố cáo tội vu khống, gián tiếp giết người vô tội (có đạo hữu không chịu nổi khổ cực của nhà tù đã chết) nên bị bắt và bị kết án tử hình nhưng được ông xin tha bổng: “Trong việc này tôi là người trực tiếp chịu đau khổ, oan ức. Nhưng oan nay được giải rồi, đau khổ thì cũng đã qua. Tôi xin tha cho chú nó, cứ để chú nó cho trời xử, Trời cao có mắt mà”. Cuối cùng tòa thả cho Bổng được tự do. Thế nhưng người tha mà trời không tha ông Bổng vừa ra khỏi cổng đã bị sét đánh chết, ba ngày sau con trai duy nhất của lão cũng bị xe đụng qua đời.
Lòng từ bi, hỷ xả cũng như sự hiểu biết của ông đã làm cho binh lính nhà tù và các bạn tù cảm phục. Và họ cùng gia đình nghe theo ông nhập môn vào đạo.
Có một câu chuyện khá thú vị là trong làng có một người tên gọi là chú út Nhọn. Chú út đến hỏi ông
Tôi định đi tập kết anh thấy có được không?
Đi thì được không chết đâu nhưng phải hai mươi mốt năm sau chú mày mới về được
Gì mà lâu vậy?
Rồi chú út Nhọn đi tập kết ra bắc (năm 1954). Đúng hai mốt năm sau (1975) đất nước hoàn toàn giải phóng chú út Nhọn mới về đoàn tụ với gia đình được. Về tới nhà chú vội tìm đến cụ Mai Diệu ( lúc này đã là giáo sư Thái Phẩm Thanh ) quỳ xuống lạy tới tấp
Tôi lạy ông thần, tôi lạy ông thần, ông giỏi quá đi, làm sao mà ông biết tôi 21 năm mới trở về nhà?
Tôi biết chứ, tôi biết 21 năm sau thì đất nước mới hòa bình. Nhưng thiên cơ bất khả lộ, tôi không thể nói rõ cho chú được.
Từ đó chú út Nhọn siêng năng sinh hoạt đạo hẳng ra và tu rất khá

“Đời người mấy cuộc tang thương
Bệnh, già, sống, thác bốn đường tân tao”

Năm 1988, cụ phối sư bệnh nặng các con của ông đã hết lòng tìm phương cứu chữa nhưng không được đành cầu “bách tế tiên phương” ông xin được sống thêm ba năm nữa
Lần đầu Ngài cho xương heo hầm với đậu đen. Ông không chịu “Thầy thử lòng Mai Diệu chăng? Mai Diệu thà chết chứ không phá giới”
Lần sau Ngài cho tro giữa lòng bếp và gừng giã nhuyển hòa với nước uống, cùng với lời nhắn:

Phẩm cao nhất ít người làm được
Thầy thương ban linh dược trường sanh
Uống vào mọi bệnh đều lành
(Còn một câu nữa Hạnh quên mất rồi)

Cụ phối sư đã uống bài thuốc đó và đã khỏi bệnh. Sống gần đủ ba năm biết mình sắp chết, ông gọi con cháu lại căn dặn phải lo đám tang cho ông thật chu đáo nhất là không để nhân sinh đến viếng ông đói được, phải lo cơm nước đầy đủ, và ông bắt phải mua sẵn đầy đủ thực phẩm cần thiết để nấu ăn: gạo, rau củ quả, dầu , gia vị… tấc cả xếp sẵn vào kho. Đến khi hấp hối ông còn hỏi: Tỉnh đạo còn bao nhiêu dầu có đủ dùng không?.
Và rồi ông đã qua đời, về với Thầy vào ngày mồng 5 tháng 4 năm đại đạo 66 (đúng ba năm sau khi cầu bách tế tiên phương, không sai một ngày).
Đám tang ông rất lớn. Đại diện nhà nước, chính quyền địa phương, đại diện các tôn giáo bạn cùng hơn ba ngàn nhân sinh từ khắp mọi miền đất nước đã về viếng đám ông. Người đưa đám đông nghẹt đường kéo dài hàng cây số.
Sau khi mất vong linh ông được phong làm Phước Đức Chơn Tiên về đàn cơ tại Bến Tre, ông khuyên con cháu tu hành. Vâng lời cha dạy đạo huynh Mai Tú (con trai thứ của ông) đã từ giã nghiệp buôn bán, xuất thân hành đạo và hiện tại đang chủ quản cơ quan phước thiện của hội thánh với chức danh là giáo sư Thái Tú Thanh.
Sống ở thế gian độ được nhân sinh vào đạo tu hành. Thác về với Thầy lại độ được cháu con tu hành đắc đạo. Cố phối sư Thái Phẩm Thanh xứng đáng là một trong những bậc tiền bối về hướng đạo của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.

Mai Hạnh
 
Sửa lần cuối:

mai_hanh

New member
Ở bài viết trên mai_hanh đã ghi sai câu cuối của cơ điển. Câu đúng phải là:
Lái lèo cho vững qua miền Tây Phương
Tây Phương chứ không phải Tây Thiên

Nói thêm về cơ đàn của Phước Đức Chơn Tiên, mặc dù đã cố gắng nhưng mai_hanh cũng không nhớ được cuộc đàn cơ diễn ra vào ngày, tháng, năm nào và tại chùa, thất nào ở Bến Tre mà chỉ nhớ được vài câu thơ trong bài đàn cơ, xin được trích đăng như sau
............
Khuyên các trẻ thành tâm lập đức
Để ngày sau hố vực thoát ra
Về nơi tiên cảnh phiên tòa
Trăm năm vui hưởng rời xa luân hồi
Tu là để đền bồi nghiệp chướng
Tu là lo nuôi dưỡng tâm hồn
Chăm lo công quả cho tròn
Công tu cho vẹn, công trình cho cao
Cha đi trước con sau nối gót
Duyên kiếp này bòn mót chút công
Các con, các cháu lo xong
Ngày sau đoàn tụ còn mong mỏi gì?
............
Ngày cuối cùng luật hình phán xét
Dẫu Thầy Trời cũng đặt vấn đề
Phép công thưởng phạt chính phê
Tam hồn, thất phách gởi về âm cung
Chừng ấy chịu lao lung ngục thất
Chừng ấy đừng van đất, than trời
Cả kêu con trẻ cháu ôi!
Chữ tu quý báu được Trời ân ban
 

truongtam

Administrator
Kính chào quý huynh tỷ,

Nghe nói có cuốn sách nói về tiểu sử của chư vị tiền bối hướng đạo thuộc Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, không biết có huynh tỷ nào biết cuốn này không, do ai viết và sưu tầm, có được lưu hành không hay chỉ xem nội bộ, nếu có thì có thể thỉnh hay liên hệ huynh tỷ nào để có cuốn sách này.

Đệ muốn biết tiểu sử và cuộc đời hành đạo của ngài Học viện: Nguyễn Hồng Phong.

Mong sự giúp đỡ từ quý huynh tỷ.
Trân trọng.
 

dotieucuc

New member
mai_hanh mến, TC ké một vài hàng nhé để thêm phần tô điểm về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
định thoát ra rồi mà đọc bài của hiền xong thì ...hết mệt...ngồi gõ tiếp...

"- Ông là người có uy tín 1 vùng, không những đối với đạo hữu mà còn với dân chúng trong làng xã nữa, và khi ông là đương nhiệm Lễ Sanh Đầu Họ Thánh Thất Hưng Đông, ông đã bị bão tố trò đời vùi dập, chẳng bao lâu sau cụ Hiệp Lý Phan Thiện Trì và ông Cao Hữu Chí.

Sự việc xảy đến vào một đêm tháng 3 âm lịch, tất cả chức sắc chức việc thánh thất Hưng Đông đều bị triệu tập về xã Tam Thăng để thi hành mệnh lệnh làm tờ kiểm điểm về hành vi tội trạng của ông Mai Diệu vì ông đã bị bắt trước đó 15 ngày. Nhưng tờ kiểm điểm không hoàn thành vì toàn thể chức sắc chức việc không có ý kiến. Cuối cùng họ đưa tất cả về một nông cát ở thông Nghĩa Hòa, nơi đây đã tập trung sẵn hàng hàng lớp lớp dân chúng đứng xung quanh như một rừng người, đèn đuốc rợp trời, ông Diệu bị bắt quỳ trước hàng chức sắc chức việc có mặt xem như đồng phạm. Chủ tọa phiên tòa vốn là học trò của ông Diệu ngày trước, tên ...., nay hùng hổ đứng trước mặt ông tuyên đọc bản án gồm 50 điều buộc đủ thứ tội, còn nhớ có trọng tội như:

- Lợi dụng tôn giáo làm tiền, tức ám chỉ việc mua gạo ở Bồng Sơn về cứu nạn đói ở Quảng Nam, bị bắt tịch thu ở An Tân.
- Phản quốc (đem Pháp đổ bộ xã Đông Tác)
- Chống đi lính và trốn thuế
- Chia rẽ vợ chồng (tức không cho người ngoài cưới hỏi trong đạo)
- Cường hào ác bá...

Hễ cứ đọc xong một điều là tên chủ tọa ra lịnh cho đám người đứng ngoài, không biết từ đâu tới, đã được huấn luyện sẵn, chạy vào đấm đá nạn nhân. Như thế cũng chưa đủ, tên này còn ra hiệu cho những người lạ mặt từ ngoài vào, đưa đơn tố giác này nọ, bịa đặt vu vơ,... Ông Đầu Họ có cảm tưởng như mình sắp bị đưa lên đoạn đầu đài trước nỗi xót xa của bạn đồng đạo không che dấu được nước mắt... Cuối cùng, ông bị tuyên án tử hình, tịch biên gia sản.

Sau đó, ông bị dẫn về trụ sở xã Tam Thăng, sáng hôm sau bị đưa đến nhà lao Tân An, miền núi Quảng Nam, cùm cả tay chân, đặt nằm trên đất, mỗi buổi cho một vắt cơm nhỏ... Ông Đầu Họ nằm ngẫm nghĩ mà rùng mình, cứ mỗi đêm nghe kêu tên đồng phạm bị dẫn đi mà không thấy trở về với chiếc cùm bỏ trống bên cạnh, độ đã vài chục người như thế khiến ông nghĩ chắc cũng đến lượt mình. Một đêm nọ, vì quá mệt mỏi, ông thấy đức Phật Bà Quan Âm hiện ra với nhành dương liễu trên tay và nói: "Có tay đến cứu đây" rồi rãi nước lên khắp mình ông...

Quả nhiên sau đó vừa đủ 3 tháng bị cùm, ông được cho ra ngoài và hỏi cung lại...Từ ngày ông bị bắt lần này, ở gia đình không tìm đâu ra tung tích, cho mãi đến ngày ông hành dịch gánh nước mắm ở chợ Được thì có một đạo hữu trong thấy mới về báo tin cho gia đình hay... Cái sống khổ sai như thế kéo lê cho đến ngày hiệp định Geneve thì ông Đầu Họ mới được trở về với ngôi thánh thất của mình tại Hưng Đông..."

(theo tiểu sử thánh thất Hưng Đông, đồng trích LSĐDTKPĐ, quyển III, Truyền Giáo Trung Bắc Việt Nam, Đồng Tân, 2010)

thôi chỉ gõ tới đây thôi, TC phê rồi....chia sẽ chỉ bây nhiêu đây thôi, ai thấy hay thì hê lên một tiếng nhé, mại dzô mại dzô bà con...
 

MinhKy

New member
truongtam mến,

theo Minh Kỳ biết thì có một cuốn sách có thể đáp ứng phần nào sự tìm hiểu của hiền, Minh Kỳ có thể nói vậy là vì khi viết về các nhân vật, tác giả đã ghi lại sự nghiệp, thành tích và cả những điều đáng nhớ của từng người.

đó là cuốn Nhân Vật Cao Đài Giáo, quyển thứ nhất, Đồng Tân, tái bản lần 1, 2008.

Sách này được ấn hành tại Úc châu, tuy có phổ biến rộng rãi trong hệ thống thư viện công cộng nhưng trong nước thì khá hiếm, nếu hiền tìm đọc được thì tốt vì trong đó giới thiệu khoảng 33 nhân vật thuộc đủ các chi phái, từ đức Ngô đến cuối cùng là ông Trịnh Minh Thế.

Về các nhân vật thuộc HTTG thì có các cụ Lê trí Hiển, Trần nguyên Chất, Huỳnh ngọc Trác, Phan thiện Trì, Nguyễn quang Châu, Nguyễn Đán, Cao hữu Chí, Trần văn Quế.

Minh Kỳ có hỏi tác giả rằng tại sao lại không có cụ Thanh Long, thì ông trả lời như sau:
"Em hỏi vậy tức chưa đọc qua quyển III, Lịch Sử ĐDTKPĐ-Truyền Giáo Trung Bắc Việt Nam, lý do đều nằm trong đó.(1)"

Sở dĩ Minh Kỳ hỏi ông vì biết rằng đây cũng là câu hỏi mà một số thanh niên nhà đạo cũng thắc mắc, nhưng khi được tác giả tặng cho quyển III, thì quả đúng như vậy. Nhưng vì nơi đây là nơi trao đổi học hỏi, Minh Kỳ chỉ mạn phép nói bao nhiêu đó thôi. Cuốn III này cũng có thẻ cho truongtam một số khái niệm về thuở ban sơ của nhà đạo Trung kỳ.

(1): tức cuốn sách mà dotieucuc đã đề cập đến.
 

Facebook Comment

Top