<SPAN =post>LÀM NGƯỜI Ở ĐỜI <BR><BR>I. HÌNH TƯỢNG BẢN THÂN: <BR><BR>Theo bước chân phát triển và tiến bộ của xã hội, những mối quan hệ xã giao ngày càng nhiều. Đứng trước một xã hợi mở rộng xã giao mới có thể thích ứng với cuộc sống mới, có lợi cho việc thực hiện bản thân. Hình tượng là hình thái và tư thế cụ thể để gây nên hoạt động tư tưởng, tình cảm, tính cách của một người. Một hình tượng tốt đẹp không những là nhu cầu của xã giao, đồng thời là cái gốc làm người. <BR>Một con người không có hình tượng tốt, có nghĩa là người đó chưa quá độ hoàn toàn từ người thiên nhiên đến người xã hội ; nên cũng không có đóng góp xứng đáng cho xã hội. <BR><BR>Thông thường, một hình tượng xã hội tốt đẹp cần bao gồm các mặt sau đây: <BR><BR>1. Bộ mặt tinh thần: <BR><BR>Bộ mặt tinh thần dùng để chỉ sức sống của người đó được thể hiện qua hình tượng bề ngoài. Thông thường bộ mặt tinh thần tốt tương xứng với phải cở mở, nhiệt tình và trẻ trung. <BR><BR>- CỞI MỞ LẠC QUAN: <BR><BR>Dù trong xã hội hoặc cuộc sống, đều phải cở mở, lạc quan, không cầu nệ, không e dè; nói cũng như làm, bụng dạ ngay thẳng ; đừng như không biết cố làm ra vẻ biết, giả bợ từng trải. <BR><BR>- TĂNG CƯỜNG XÃ GIAO: <BR><BR>Phải chủ động, tích cực xã giao với mọi người, qua đó tiếp thu kiến thức, tăng cường tình hữu nghị. <BR><BR>- PHẤN ĐẤU VƯƠN LÊN: <BR><BR>Pha hỉ nhiệt tình, trẻ trung, có chí tiến thủ. Đừng làm ra vẻ ủ rũ như ông cụ non ; phải giàu sự khơi dậy, khiến mọi người phải nhận được sự nhắc nhở và khích lệ trên tinh thần bạn hữu. Phải để mọi người vui mừng vì có mặt bạn. <BR><BR>2. Quan điểm đạo đức: <BR><BR>Phải có quan điểm đạo đức chính xác và mãnh liệt, đây là khâu gây dựng hình tượng tốt đẹp khá quan trọng. Gồm các điểm dưới đây: <BR><BR>- CHỦ NGHĨA: <BR><BR>Nên nhận rõ thiện ác, gian tà, giả thật trong xã giao ; dám đấu tranh để giữ chính nghĩa, đánh đuổi thế lực gian tà và bất nhân. Chỉ như vậy, hình tượng cá nhân mới nổi bật. <BR><BR>- TÍNH NGUYÊN TẮC: <BR><BR>Lấy việc tuân theo luật pháp, theo đúng nội dung và tuân theo lẽ phải làm phương châm cho mọi sinh hoạt. Không chỉ phải biết những gì cần phải biết những gì cần phải thỏa hiệp, nhường nhịn. Không cạnh nạnh, so đo việc mọn. Đặt lợi ích cá nhân hoà hợp với lợi ích chung trên tinh thân: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. <BR><BR>- GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC: <BR><BR>Quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ kẻ khác là một phẩm chất tốt đẹp, như vậy sẽ giúp bạn cư xử tốt với mọi người. <BR><BR>- TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC: <BR><BR>Phải biết tôn trọng nhân cách, quyền lợi của người khác. Không xâm phạm hạnh phúc hoặc làm tổn thương lòng tự trọng của bất cứ ai. Lấy câu “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (điều mình không muốn, chớ làm cho người) để xử thế. Như vậy, bản thân mới được người khác tôn trọng lại. <BR><BR>3. Trang phục: <BR><BR>Tuy trang phục do sở thích của mỗi người, nhưng cách ăn mặc có thể để lại cảm giác ưa hoặc không ưa cho người khác. Cho nên, trong phạm vi “sở thích cá nhân”, ta nên nghĩ tới hình tượng tốt đẹp, gồm các vấn đề như sau: <BR><BR>- VỪA THÂN: <BR><BR>Trang phục vừa thân là yêu câu cơ bản. Vì điều kiện cá nhân và nghề nghiệp xã hội của mỗi người cá khác nhau nên cần ăn mặc hợp với thân phận mình, đừng nên chạy theo thời trang một cách mù quáng. <BR><BR>- THÍCH HỢP: <BR><BR>Cần căn cứ trường hợp, địa điểm, hoàn cảnh bốn mùa mà chọn lấy bộ quần áo thích hợp. Làm như vậy chẳng những để lại ấn tượng tốt đẹp, và nhận được lời khen với người khác, đồng thời làm nổi bật khả năng chọn lựa trang phục của mình. <BR><BR>- CÓ CÁ TÍNH: <BR><BR>Cách ăn mặc cần làm nổi bật lên phong cách cá nhân của bạn. Những bộ quân áo người khác mặc vào thấy đẹp, chưa chắc bạn mặc vào thấy đẹp. Nên cho người khác nhận thấy đặc trưng thẩm mỹ của bạn qua cách ăn mặc. <BR><BR>- GỌN GÀNG SẠCH SẼ: <BR><BR>Aên mặc gọn gàng sạch sẽ tạo cho người khác ấn tượng văn minh tinh gọn. Dù là bộ quần áo tốt đến cỡ nao, nếu không sạch sẽ thì cũng khó để lại ấn tượng lành mạnh, tích cực cho người khác. <BR><BR>4. Tác phong: <BR><BR>Tác phong phản ánh văn hoá đạo đức của một con người, đồng thời là khâu quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng hình tượng. Một tác phong tốt gồm các điểm sau đây: <BR><BR>- CHỮNG CHẠC: <BR><BR>Aên nói, cử chỉ vừa phải, chững chạc. Dù làm việc gì hay tham gia hoạt động nào, đều giữ dáng vẻ đứng đắn. Dù bận bịu cũng không rối bù, không hốt hoảng. Cần vừa phải, chắc chắn. Chỉ nên nói những gì nên nói, cười những gì nên cười. <BR><BR>- HÀI HƯỚC: <BR><BR>Người có tính hài hước có thể quen nhiều bè bạn, thường là kẻ thắng lợi. Họ có thể gây nên không khí nhẹ nhõm, hoạt bát, hòa đồng, thích hợp cho việc giao lưu và tìm hiểu nhau. Hài hước còn là một đặc điểm tính cách, là một năng lực xã giao. Nhưng người thiếu tính hài hước khó thành công trong xa giao. Vì thường tạo cho người khác ấn tượng quá nghiêm nghị. <BR><BR>Trò chuyện vui vẻ có ích cho xã giao thực tế, vừa thư giãn, vừa không nhàm chán. Nhưng nên chú ý đừng quá khơi trội, ăn nói thiếu suy nghĩ. Khoác lác và cười đùa quá lố không những không gây ấn tượng tốt, còn khiến mình trở thành lố bịch, mất đi nhiều bạn bè. <BR><BR>- TỰ NHIÊN: <BR><BR>Tự nhiên là thái độ tự tin và tự trọng. Cử chỉ tự nhiên, đừng e dè nhút nhát, nhỏ mọn. Đừng làm bộ làm tịch. Quá tự nhiên sẽ trở nên giả dối và dung tục. <BR><BR>5. Cư xử: <BR><BR>Cư xử là nghệ thuật sống với nhau giữa người và người, là một việc bình thường, nhưng lại có quan hệ lớn với xây dựng hình tượng. Nên chú ý các mặt sau: <BR><BR>- HIỂU NHAU: <BR><BR>Khi kết bạn hoặc xã giao, quan trọng là biết thông cảm và tìm hiểu. Nên thông cảm tình cảm người khác, hiểu hành vi người khác, biết được nỗi cần thiết và đau khổ của người khác. Sự thông cảm là một sự động viên và an ủi đối với bạn bè. <BR><BR>- KHOAN DUNG: <BR><BR>Khoang dung độ lượng là một đức tính tốt. Độ lượng, lương thiện đối với người khác, cho phép họ có cách nhìn thiện cảm với bạn. Đối với những việc không quan trọng, nên tìm cách tha thứ. Phải chấp nhận rằng mọi người có cách sống khác nhau, triết lý cư xử khác nhau. Nhưng khoang dung khác với dung túng, phải là việc tha thứ đúng nguyên tắc, có chủ kiến. <BR><BR>- ĂN Ý: <BR><BR>Đó là khi đối tượng phát biều điều gì đó mà bạn cũng có ý tưởng như họ. Cư xử với bạn bè nên biết cách tạo sự ăn ý. Sự ăn ý đó sẽ giúp bạn vui vẻ, ấm áp và có sức mạnh trong xã giao. Tình bạn và tình yêu đều bám rẽ trong quá trình giao tiếp. Tình bạn và tình yêu đều bám rễ trong quá trình giao tiếp ăn ý đó. <BR><BR>- NHIỆT TÌNH: <BR><BR>Cho đối phương cảm thấy thân thiện, ấm áp bằng nhiệt tình của mình, tạo điều kiện tốt để giao lưu tình cảm và triển khai trong công việc. Nhưng chú ý chớ nên quá mức, dễ kiến đối phương lầm tưởng bạn mưu đồ tư lợi. <BR><BR>- KHIÊM TỐN: <BR><BR>Đây là một đức tính tốt. Khiêm tốn khiến người trên nể, kẻ dưới trọng. Khiêm tốn giúp bạn có thêm nhiều bạn hữu. Nhưng chớ khiêm tốn kẻo sa đà thành ra giả tạo. <BR><BR>6. Lễ phép: <BR><BR>Lễ phép tuy đơn giản, nhưng là thái độ rất quan trọng trong đời sống cũng như việc làm. Có lễ phép như có chiếc chìa khoá mở cánh cửa đầu tiên của phép xã giao. <BR><BR>7. Giới thiệu: <BR><BR>Trong những trường hợp tương đối chính thức, thông thường cần tuân theo hai nguyên tắc : một là giới thiệu người trẻ tuổi cho người cao tuổi gặp mặt ; hai là giới thiệu các ông với các bà. <BR><BR>- CÁCH GIỚI THIỆU KHÔNG CHÍNH THỨC: <BR><BR>Nên tự nhiên, nhẹ nhàng, vui vẻ là chính. Người giới thiệu chỉ cần giới thiệu đơn giản, không cần qui tắc ai trước ai sau. <BR>Trong cuộc họp mặt không chính thức, muốn tạo không khí hữu nghị và vui vẻ, người giới thiệu có thể dùng những từ khoa trương, hài hước, nhưng không nên quá lố. <BR>Khi muốn biết tên đối phương, cần uyển chuyển một chút như: -“Xin lỗi, phải xưng hô bạn như thế nào nhỉ ?” Chứ tuyệt đối không nên hỏi một cách thẳng thừng rằng: “Ông tên gì hả ?” <BR><BR>8. Hỏi thăm: <BR><BR>Đây là một trong những thái độ lễ phép thường dùng trong ngày. Cần chú ý các nguyên tắc dưới đây khi sử dụng cách hỏi thăm. <BR><BR>- CHÚ Ý THỜI GIAN: <BR><BR>Câu hỏi thăm đơn giản khi gặp mặt thường là “xin chao”. Nếu như căn cứ thời gian sáng tối mà thêm vào “chào buổi sáng”, “chào buổi tối” thì càng tốt. <BR><BR>- ĐỊA ĐIỂM TRƯỜNG HỢP: <BR><BR>Người việt ta thường chọn câu hỏi thăm như sau: “Aên cơm chưa?” “Đi đâu đó ?”… Cách đặt câu hỏi như vậy nếu sử dụng vừa phải đúng lúc, tỏ ra rất quan tâm tới đối phương. Nhưng phải chú ý địa điểm, ngữ cảnh, để tránh bị lố bịch, lúng túng. <BR><BR>9. Đón tiếp khách mời: <BR><BR>Khi đợi khách tới, chủ nhà cần chẩn bị, phải lễ độ đón khách. Thông thường, gồm các <BR>mặt như sau: <BR><BR>- GỌN GÀNG TỰ NHIÊN: <BR><BR>Mời các bạn đến thăm, phòng ốc phải sửa soạn sạch sẽ. Chủ nhà nên ăn mặt gọn gàng, tươn tất, tự nhiên, chuẩn bị một số trái cây và thức uống. <BR><BR>- ĐÚNG MỨC: <BR><BR>Không cần quá câu nệ, quan trọng là tự nhiên. Đừng công khai những mâu thuẫn trong nhà hoặc là mắng trẻ con trước mặt khách. <BR><BR>- TRÒ CHUYỆN: <BR><BR>Khi trò chuyện với khách, đừng xem đồng hồ lia lịa, đừng ngáp, tránh đối phương hiểu lầm bạn đang muốn tống khứ họ. <BR><BR>- CÁO LỖI: <BR><BR>Nếu bạn đang bận việc quan trọng mà có khách tới thăm thì nên thanh minh rõ ràng và tỏ lòng xin lỗi, mời người nhà ra tiếp đón giùm hoặc hẹn gặp lại vào một ngày gần nhất, thậm chí bạn có thể chủ động hẹn trước một buổi nào đó và bạn bè đến để tiếp tục cuộc trò chuyện này. <BR><BR>- CÁO TỪ: <BR><BR>Khi khách cáo từ ra về, chủ nhà nên uyển chuyển ngỏ lời đề nghị nán lại một chút. Nếu khách vẫn muốn về, thì chủ nhà nên chờ khách đứng dậy, rồi đưa tiễn. Đừng đứng lên trước khi khách đứng lên. <BR><BR>- NHẬN QUÀ: <BR><BR>Khách tặng quà, chủ nhà nên tỏ lòng cám ơn, và xin khách đừng khách sáo phí tiền làm chi, (đồng thời tặng một món quà gì đó để khách mang về). <BR><BR>- TIỄN ĐƯA: <BR><BR>Cần tiễn khách ra tận cửa, chào thân mật, mời khách hãy có thời gian thì tới thăm. Khi đưa tiễn khách phương xa, phải ra tới sân bay, bến tàu, đồng thời chuẩn bị mộtt số thức ăn để khách mang theo lên đường. Chờ cho tàu khời hành mới quay về. Nếu bạn có việc bận không có thời gian đợi lâu, phải xin lỗi với khách. <BR><BR>10. Gọi điện thoại: <BR><BR>Theo sự phát triển của xã hội, điện thọi trở thành công cụ giao tiếp thông dụng nhất của con người, khi gọi điện, xin bạn chú ý các vấn đề sau: <BR><BR>Giọng điệu khi gọi phải tự nhiên, đừng làm bộ làm tịch hoặc nũng nịu. Khi nói phải rõ ràng, để người nghe dễ hiểu. <BR><BR>- CHỦ ĐỘNG ĐƯA RA CÂU HỎI: <BR><BR>Nếu người đối phương muốn gặp không có, người tiếp chuyện nên chủ động hỏi đối phương có việc gì để chuyển lời lại. Người gọi điện cần nói rõ tên họ, điện thoại của mình để người tiếp chuyện ghi lại để nhắn lại cho người muốn gặp. <BR><BR>- THỜI GIAN NGẮN GỌN: <BR><BR>Khi gọi điện với mục đích riêng tư trong giờ làm việc, thời gian không nên kéo dài, nói vắn tắc gọn gàng, sau đó thì gác máy, để tránh ảnh hưởng công việc chung hoặc có người khác cũng đang cần dùng điện thoại. <BR><BR>- TRÁNH NÓI ĐÙA: <BR><BR>Cần tránh nói đùa quá đáng, không có lợi khi gọi điện thoại. <BR><BR>11. Hút thuốc: <BR><BR>Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe do số người hút không ít, nên hành vi hút thuốc đã không còn là hình vi cá nhân nữa. Khi hút thuốc, nên chú ý phản ứng của người xung quanh, đừng chỉ thoả mãn thú vui cá nhân, mà quên sự phiền hà của kẻ khác. Khi mời thuốc, nên chìa miệng hộp thuốc phía người được mời để họ tự tay chọn lấy. Đừng nhả khói thuốc lên mặt người khác hay bỏ tàn thuốc dưới đất, càng không nên hút tại nơi công cộng. <BR><BR>12. Thăm người bệnh: <BR><BR>Thăm người bệnh là một trong những nội dung xã giao. Khi bạn thân, người nhà, bạn học, đồng nghiệp… mắc bệnh, nên tới bệnh viện thăm họ. Cần chú ý các vấn đề sau đây: <BR><BR>- HIỂU TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH: <BR><BR>Nên nói những câu hỏi thăm và an ủi. Thần sắc chớ nên quá nặng nề, nhất là đừng khóc hay tỏ ra quá đau thương trước mặt người bệnh. Tránh tạo áp lực và gánh nặng tâm lý cho người bệnh. <BR><BR>- ĐỪNG NÓI BỆNH TÌNH TRƯỚC MẶT NGƯỜI BỆNH: <BR><BR>Chỉ nên hỏi thăm bệnh tình qua người khác tại những nơi người bệnh không nhìn thấy, không nghe thấy. <BR><BR>- CHÚ Ý THỜI GIAN: <BR><BR>Nắm vững thời gain vừa phải, khi đối tượng bị bệnh có người thân, người yêu bên cạnh, bạn nên rút ngắn thời gian thăm. Nếu chỉ là bạn bè thường, thì thời gian thăm tốt nhất nên là 10 – 30 phút. <BR><BR>- TÔN TRỌNG NỘI QUI BỆNH VIỆN: <BR><BR>Phải tôn trọng nội dung bệnh viện, đừng cười đùa to tiếng gây ồn ào trong phòng bệnh. <BR><BR>- QUÀ THĂM: <BR><BR>Mang quà tời thăm bệnh là lẽ thường tình, nhưng đừng mang những thứ bệnh nhân không ăn được. Thông thường, nên mang chút trái cây, thức uống hoặc đồ ăn bổ dưỡng. Đối với người bệnh nằm liệt giường, nên tặng bó hoa tươi, để tăng sức sống trong phòng bệnh. <BR><BR>13. Vào tiệm ăn: <BR><BR>Vào tiệm ăn là một cách tốt cho việc hẹn hò xã giao. Khi ăn nên chú ý hình thức của mình. <BR><BR>- CHỖ NGỒI: <BR><BR>Nam nữ cùng ăn, phái nam nên nhường chỗ nhìn thấy khắp phòng ăn, dựa tường hoặc gần cửa sổ cho phái nữ. Đừng để phái nữ ngồi gần nơi đông người ra vào. Hia bạn gặp nhau trong tiệm ăn, nên chọn chỗ lưng đối diện với tường và gần cửa sổ. <BR><BR>- GỌI MÓN ĂN: <BR><BR>Nếu chủ mới đã sắp đặt sẵn, khách khỏi bận tâm. Nhưng dù dọn lên món gì, có hợp khẩu vị hay không, đều phải ăn một chút, đừng chê bai điều gì. Nếu chủ mới không có sắp đặt, có thể mời phái nữ trước mặt lựa chọn. Khi gọi, nên chọn những món ăn tương đối phổ biến, giá vừa phải, không quá mắc cũng không quá rẻ, để khiến chủ hiểu lầm bạn xem thường họ, sợ họ không đủ tiền trả. <BR><BR>14. Trò chuyện: <BR><BR>Trò chuyện là cách xã giao trực tiếp nhất. Bất cứ ai đều muốn mình là người giỏi ăn nói, bày tỏ tình cảm tốt đẹp trước mặt mọi người. Trò chuyện là một nghệ thuật tinh tế. Cần chú ý các mặt sau: <BR><BR>- CHÚ Ý ĐỐI TƯỢNG: <BR><BR>Những người có độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị khác nhau sẽ có thú vị, thóiquen ngôn ngữ khác nhau. Cho nên chọn chủ đề câu chuyện là việc hết sức quan trọng khi trao đổi. Nếu bạn chưa nắm chắc sở thích, thú vui của đối phương thì nên tìm thử trong câu chuyện của họ. <BR><BR>- TÌM ĐỀ TÀI TẠI CHỖ: <BR><BR>Khi cư xử hoặc đến thăm khách, nói thẳng vào đề không phải là phương khách tốt nhất, vì như vậy dễ tạo cho người ta cảm giác “đến là có mục đích”. Biện pháp tốt <BR>nhất là kết hợp với hoàn cảnh lúc đó, tìm ra những câu chuyện mà họ thích. <BR><BR>- BIẾT LẮNG NGHE: <BR><BR>Khi trò chuyện, nên giao lưu ánh mắt với người nói một cách vừa phải, gật đầu hoặc đưa ra một số động tác cần thiết, tỏ vẻ mình đang lắng nghe. Người nghe cần có thái độ tự nhiên, chỉ trừ đối phướng nói đến chuyện rùng rợn. Khi trò chuyện, ban nên thêm những câu chuyện, bạn nên thêm những câu ngắn như “vâng”, “dạ phải”… để tỏ ra thích thú câu chuyện đối phương. Đồng thời thông qua một số câu hỏi xen vào, để đối phương hiểu rằng bạn thích nghe câu chuyện của họ, gợi ý đối phương, nên ra những gì bạn cũng yêu thích. <BR><BR>- TRÁNH NHỮNG ĐỘNG TÁC NHỎ: <BR><BR>Khi trò chuyện nên tránh những động tác như xem móng tay, gãi đầu, bẻ đốt ngón tay… Tất cả những động tác đó đều biểu hiện sự không lễ phép. Và đừng quay đi quay lại, nhìn đây nhìn đó, càng không nên đọc sách báo… vì làm như vậy khiến cho người đang đối thoại cảm giác bạn thiếu tậm trung. <BR><BR>- ĐỪNG CẮT NGANG CÂU CHUYỆN CỦA ĐỐI PHƯƠNG: <BR><BR>Khi trò chuyện, nên cố gắng nghe đối phương nói hết và trong khi họ nói, đừng cắt ngang câu chuyện. Khi cần nói xen vào, nên xin phép trước. Như vậy tránh được đối phương hiểu lầm bạn đang kinh thường họ hoặc chán ghét họ. Khi bàn chuyện với ai, chớ đưa ra kết luật sớm, vì quá tỏ thái độ dễ khiến câu chuyện sớm chấm dứt. <BR><BR>- CÔNG BẰNG: <BR><BR>Nếu một người bạn đang chuyện trò với nhau, đừng chỉ tập trung chú ý vài người, nên chăm chút với nọi người có mặt. Người nghe ngoài chú ý người nói, cũng nên nhìn thoáng qua những người xung quanh. Đừng để cho chỉ có vài người xung quanh. Đừng để cho chỉ vài người nói, mà còn phải tìm cách để người yên lặng tham gia trò chuyện. <BR><BR>- ĐƯA RA CÂU HỎI ĐÚNG LÚC: <BR><BR>Đặt câu hỏi từ ba chức năng: một là tìm hiểu những gì mình chưa quen biết, hai là kéo đối phương đến điểm chủ yếu nào đó, ba là tránh không gây không khí im lặng. Khi đặt câu hỏi, đừng hỏi khó đối phương, hoặc liên quan tới những gì riêng tư tế nhị, cũng không nên nhắc tới những điều cấm kỵ chung. <BR><BR>- NẮM CHO CHẮC GIỌNG ĐIỆU: <BR><BR>Giọng điệu không những làm nổi bất thế giới tâm trạng của một người, còn tỏ hình tượng bề ngoài và thái độ xã hội của người đó. Giọng điệu thường chỉ tiếng lớn tiếng nhỏ, nặng nhẹ, cao thấp, nhanh chậm… Có thể nói, giọng thấp êm tai hơn giọng thô to, giọng dịu dàng uyển chuyển, tốt hơn giọng cứng cỏi hung dữ, tốt độ nói chậm dễ tiếp nhận hơn là nhanh như tràng pháo ; giọng lên bổng xuống trầm thích thú hơn giọng đều đều như tụng kinh… <BR><BR>- CÁCH SỬ DỤNG ÁNH MẮT: <BR><BR>Trong khi trò chuyện, sử dụng ánh mắt đúng lúc là rất quan trọng. Người kén ăn nói, thường “quét” mắt quanh người đối phương, khiến họ mất tự nhiên hoặc phát hoảng. Khi có người nói, nếu bạn liếc nhìn một phía khác, họ sẽ có cảm giác bạn không chú tâm nghe. Thông thường, nên nhìn vào mắt đối phương. Không phải nhìn chằm chằm, mà là một cái nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng, tiêu điểm đặt tại phạm vi quanh miệng, đỉnh đầu hoặc hai bên má, tạo cảm giác được bạn nhìn một cách vừa pha hỉ và lễ độ. <BR><BR>- DÙNG TỪ, CHỌN CÂU: <BR><BR>Chú ý áp dụng nhiều từ để cho câu chuyện thêm phong phú và sinh động. Nên tránh lặp lại một hình dung từ cho các sự vật khác nhau, tránh để câu chuyện rơi vào vô vị. Dùng từ, chọn câu nên tự nhiên, chân thật. Câu cú quá hoa mỹ khiến đối phương có cảm giác bạn khoe khoang giả đối và ngược lại. <BR><BR>- TRÁNH NHỮNG CÂU NHÀM CHÁN: <BR><BR>Những câu luôn đặt trên miệng khi nói khiến người khác nhàm chán ví như : Nè, cái này thì…, cái kia thì… sẽ cứ làm cho câu chuyện bị khựng lại, thiếu trôi chảy, chí ít cũng là sự thể hiện về trình độ văn hoá thấp kém. <BR><BR>- NẮM VỮNG LIỀU LƯỢNG: <BR><BR>Trong buổi trò chuyện không ai cấm nói đùa, nhưng cần lưu ý là nói đúng liều lượng. Nếu vận dụng dược đúng, có thể làm tăng không khí vui nhộn khi xã giao. Nhưng những câu nói đùa phải chọn đúng thời gian, địa điểm, ngữ cảnh. Chê cười những khuyết tật thân thể của ai đó, chỉ cho thấy sự nông cạn và vô vị, còn những đùa cợt thấp hèn, thì càng nên tránh. <BR><BR><strong><FONT size=4>- TRÁNH TRANH LUẬN:</FONT></strong> <BR><BR>Nếu không phải trường hợp cần tarnh luận thì nên tránh đưa ra vấn đề tranh luận, vì dễ gây nên tâm lý đối địch. Đôi bên nhanh chóng rơi vào “trang thái tarnh đua”, không chịu nhường nhịn, cứ lời qua tiếng lại, khiến cuộc thảo luận vốn đầy thiện chí trở thành một cuộc đấu khẩu kịch liệt. <BR><BR>- TRÁNH LẢI NHẢI: <BR><BR>Là điều tốt kỵ trong trò chuyện, ngoài ra ghét nhất kẻ nói dài nói dai. <BR><BR>- CHỌN ĐỀ TÀI: <BR><BR>Nên chọn đề tài khiến đối phương thích thú, là một nguyên tắc cơ bản khi trò chuyện. Cần tránh luôn miệng tố khổ, hoặc thấy việc bất hạnh, đau khổ cá nhân làm đề tài chính cho câu chuyện, khiến người nghe khó xử. Nếu không phải quen thân, thì đừng nên chọn đề tài nhạy cảm. <BR><BR>- ĐỪNG CÂM LẶNG: <BR><BR>Thường nghe người ta nói: Im lặng là vàng. Nhưng thói quen câm lặng trong xã giao lại hoàn toàn không nên. Vì điều đó dễ khiến đối phương hiểu lầm, tưởng rằng bạn không thích câu chuyện của họ.<BR></SPAN>