Tìm hiểu về Đ.Đ.T.K.P.Đ

Thanh Thảo

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Ý NGHĨA ÁO DÀI TRẮNG Của NGƯỜI ĐẠO CAO-ĐÀI
***
Mỗi khi bàn đến quốc-phục của người dân Việt là tôi nhớ đến chiếc áo dài.
Ngày xưa, nhân-dân ta mỗi khi đi dự hội hè đình đám, hoặc có việc quan, hay mỗi khi tiếp khách, đi lễ và cúng kiến…đều mặc áo dài.
Chỉ có khác là nhân-dân ta tùy theo nghèo hay giàu mà tạo sắm chiếc áo dài đơn-giản hay sang trọng đắt tiền. Như vậy chiếc áo dài thể-hiện được phong-cách của người VN, thể hiện văn-hóa đặc-thù dân-tộc Việt tiềm ẩn trong chiếc áo dài.
Đó là bản-tánh thâm-trầm, giản-dị, khiêm-tốn, nói riêng người tín-đồ Cao-Đài, khi mặc chiếc áo dài trắng là màu tượng-trưng cho bản-tánh giản-dị, thanh-cao về tinh-thần trong sạch về phẩm-chất của Cao-Đài, đồng thời nói lên cái quốc-hồn quốc-túy của dân-tộc Việt và cái văn-hóa tốt đẹp của người tín-đồ Cao-Đài. Từ đó, đạo Cao-Đài được truyền-bá ra khắp thế-giới, đều biết và chấp nhận văn-hoá tốt đẹp của dân-tộc Việt-Nam là dân-tộc được Đức Chí-Tôn Thượng-Đế chọn và họ sẽ giao-hoà với tánh thâm-trầm tinh-túy của người Việt.
Ngoài ra, chiếc áo dài trắng của Cao-Đài còn có một ý-nghĩa sâu-sắc của Đức Chí-Tôn đã kín-đáo ban cho nó.
1/- Trước hết xin nói: Màu trắng là “Màu của Tình-Thương”
Đức Chí-Tôn dạy mọi người phải thương yêu nhau như ruột-thịt.. Sự thương-yêu đó thể-hiện tình huynh-đệ đồng-đạo, ở tình nhơn-loại giữa con người với nhau.
Đức Chí-Tôn dạy rằng: “Giáo-lý của Thầy là Đại-Đồng”. Lấy sự thương yêu làm gốc và nếu không có sự thương yêu thì Đạo không thành. Cho nên, từ sự thương yêu, lấy giáo-lý Cao-Đài để thể-hiện:
- Lòng bác-ái khoan-dung của Thiên-Chúa,
- Lòng Từ-Bi Hỉ-Xả của Phật, và
- Tánh Ái-Nhơn Hoà-Thuận của Khổng
2/- Màu trắng là màu của sự vô tội:
- Màu trắng tượng-trưng cho sự trong-trắng của người con gái có nề-nếp, gia-phong giữ-gìn trinh-tiết.
- Màu trắng tượng-trưng cho sự ngây-thơ không chút bợn-nhơ của trẻ thơ.
- Màu trắng tượng-trưng cho con người đạo-đức hiền-lương không làm gì tội lỗi.
- Màu trắng nói lên sự thanh-cao trong sạch của con người.
Nói chung: màu trắng là màu của sự vô tội. Chiếc áo dài trắng của Đạo Cao-Đài nói lên ý-nghĩa vô tội đó. Bởi vì sứ-mạng của người tín-đồ Cao-Đài là phổ-độ chúng sanh, để mọi người lo tu hành, trau-dồi đạo-đức, làm sao để được sống vào đời Thượng-Nguơn Thánh-Đức, tức là nguơn vô tội, cho nên người tín-đồ Cao-Đài trước hết phải là con người vô-tội để được sống vào đời Thượng-Nguơn tới, vì đời Hạ-Nguơn sắp mãn, nhơn-loại sẽ chịu sự sàng-sảy của luật thiên-điều, ai hữu-căn hữu-kiếp sẽ được tồn tại, ai hung-tàn tội-lỗi sẽ bị hủy-diệt.
3/-Màu trắng là màu của nước: Nước ở đâu cũng có, thời-buổi nào cũng có. Nước vô-tận vô-biên. Nước chảy từ sông ra biển từ biển trở vào sông, nước ròng nước lớn, đều do một quy-luật thiên-nhiên của vũ-trụ. Người tín-đồ Cao-Đài đi tầm đạo giống như dòng nước chảy theo quy-luật tự nhiên, cũng như người tín-đồ Cao-Đài tuân theo luật đại-hóa lưu-hành của Trời-Đất. Bởi vậy trong Kinh Ngọc-Hoàng Thượng-Đế có đoạn:
Bất-ngôn nhi mặc, tuyên đại-hóa,

Thị không thị sắc, Vô-Vi nhi dịch sử quần-linh

Người tín-đồ Cao-Đài trầm-lặng không nói, để mặc cho cuộc đại-biến-hóa của vũ-trụ và “không làm” (vô-vi) để tùy theo các quần-linh chuyển dịch.
Theo đức Lão-Tử và phái Đạo-Gia, Vô-Vi có nghĩa là “không làm”, nhưng không có gì là không làm (Vô-Vi nhi Vô-Bất-Vi) hay là “không làm gì trái với luật tự-nhiên”. Đức Lão-Tử bảo “Vi-Vô-Vi” tức là “Hãy làm cái Vô-Vi”. Như vậy, Lão-Tử nào có chủ trương sự không làm gì cả, mà bảo nên làm theo phép “Vô-Vi”
Dòng nước âm-thầm chảy ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ, năm này qua năm nọ theo sức hút của mặt trăng và do sự chuyển động không ngừng của trái đất chạy quanh nó và quanh mặt trời, mà nào có ai để ý đến đây!
Thánh-Nhơn có bảo rằng: “Đạo-Pháp phải trường-lưu như dòng thủy-triều không ngừng nghỉ”
Đức Ngô-Minh-Chiêu cũng dạy về”Đạo-Pháp trường-lưu” như sau:”Nước nào đâu có tướng, Đạo nào đâu có tướng. Người tín-đồ Cao-Đài âm-thầm hành đạo, không nói, chỉ làm theo phép Vô-Vi là đạt được Đạo”
Bởi vậy Đức Lý-Giáo-Tông dạy:”Thái-Thượng vô ngôn hữu đạo thành” (TNHT – 34)
Đức Chí-Tôn thì dạy:”Đạo vốn Vô-Vi” (TNHT – 175) và “Thời-kỳ Mạt-Pháp nầy mới có Tam-Kỳ Phổ-Độ, các sự hữu-hình phải hủy phá tiêu diệt. Thầy đến chuyển Đạo, lập Vô-Vi” (TNHT – 121).
Như vậy, chiếc áo dài trắng của tín-đồ Cao-Đài thể hiện cái “Đạo Vô-Vi”.
4/- Màu trắng là không màu mà cũng gồm 7 màu góp lại.
Ánh sáng màu trắng nhưng thật ra gồm có 7 màu chính-yếu mà cũng có thể nói là nó không có màu nào hết. Bằng một cuộc thí nghiệm quang-học, người ta phân-tách màu trắng của ánh-sáng ra 7 màu (7 màu cầu vòng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) bằng cách chiếu qua một lăng kính.
Bảy màu này chiếu qua một lăng kính thứ hai thì trở lại màu trắng. Bằng một thí-nghiệm khác, người ta vẽ 7 màu nầy lên một cái dĩa carton tròn rồi đem quay nhanh cái dĩa, thì người ta sẽ chỉ thấy toàn là màu trắng. Như vậy, màu trắng của Đạo Cao-Đài nói lên:
- Nhứt bản biến vạn thù và vạn thù quy nhứt bản, theo thí nghiệm về phân tích ánh-sáng trên.
- Có đó rồi không có. Màu trắng biến thành 7 màu, rồi trở lại màu trắng, tức là “Sắc sắc không không. Hư Hư Thiệt Thiệt”. Bởi vậy trong kinh Ngọc-Hoàng có câu:”Nhược thiệt, nhược hư… Thị không, Thị Sắc”. Vì thế, Màu Trắng là không màu , vậy Đạo tức là “Vô”
5/- Màu trắng là Đạo, Đạo vốn là Vô:
Theo Vũ-Trụ-Quan của Đạo Cao-Đài thì:
“Khí Hư-Vô sanh ra có một Thầy – Thầy và ngôi của Thầy là Thái-Cực.

Thầy mới phân Thái-Cực ra Lưỡng-Nghi – Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng.

Tứ-Tượng biến thành Bát-Quái – Bát-Quái biến-hóa vô cùng mới lập ra Càn-Khôn thế-giới.

Thầy lại phân Tánh Thầy sanh ra vạn-vật: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm; gọi là chúng-sanh (TNHT – 170) và

Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới nầy, mà nếu không có Hư-Vô Chi-Khí thì không có Thầy” (TNHT – 28)

Con người là một phần Chơn-Linh của Thượng-Đế, vậy con người cũng từ Hư-Vô Chi-Khí mà ra, cho nên khi con người Đắc-Đạo trở về hội-hiệp cùng Thầy tức là trở lại “Vô-Vi Chi-Khí” chính là Niết-Bàn đó vậy (TNHT – 44)

Bởi vậy Đại-Thừa Chơn-Giáo có viết: “Luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hóa Thần”, “Luyện Thần huờn Hư, luyện Hư huờn Vô” (ĐTCG – 61), thì Huyền-Quan Nhứt-Khí sẽ được mở toát ra.”
Người tín-đồ Cao-Đài-Giáo mặc áo dài trắng là nói lên cái của Đạo, vì Đạo chính là ”. Nói cách khác “màu trắng thể-hiện cái Đạo”. Do đó màu trắng có ý nghĩa rất sâu-xa và còn có thể nói là rất “huyền-diệu”.
Chúng ta hãy liên-tưởng đến việc: “Tại sao đức Giáo-Tông và Thượng-Chưởng-Pháp mặc áo trắng, trong khi các chức sắc Đại-Thiên-Phong khác lại có phẩm-phục màu khác?”
Bởi vì áo của Giáo-Tông màu trắng tức là “màu nguồn gốc của Đạo” Đạo không màu sắc hay tượng-trưng một màu rất trong sạch là màu trắng, màu trắng có thể biến ra các màu vàng, xanh, đỏ.
Trở lại màu trắng tức là “Qui Hồi Căn Bổn” vậy. Còn Thượng-Chưởng-Pháp mặc phẩm-phục trắng vì Thượng-Chưởng-Pháp có quyền thay thế cho Giáo-Tông khi Ngài vắng mặt (CTĐ – 44)
Đạo phục khi hành lễ
: Với các đạo hữu, Đức Mẹ cũng thường xuyên nhắc:
“Nương ánh sáng khai thông trí tuệ,
Dụng tinh thần hầu để tu thân;
Biết bao quyến rũ nơi trần,
Nữ Tiên phải khác bản thân phàm này.
Áo bạch y Mẹ đây nhắc đến,
Cùng các con ấn nên nơi thân;
Con ta lẹ bước cõi trần,
Theo lằn điển Mẹ nương vầng mây lên.
Áo bạch y là nền tạo hóa,
Không xen vào những cả vết nhơ;
Trắng tinh một sắc ban sơ,
Khác hơn màu sắc biến giờ đó con.
Nương theo đạo ngòi son MẸ dẫn,
Các con nên cẩn thận vì đời;
Kề bên đủ món vui chơi,
Làm cho con trẻ đổi dời tánh tâm.
Nay hạ bút bổng trầm đôi vận,
Trước đàn tiền có lẫn nữ nam;
Hội đồng hội diện Kỳ Tam,
Giờ đây MẸ nhắc con làm sao con.”
ĐẠO PHỤC NGHIÊM TRANG TRONG CÁC ĐẠO SỰ
:
Hiện nay chỉ có Cao Đài Giáo mới có đạo phục đồng nhất cho tín đồ. Điều nầy cho thấy ý nghĩa: tính tập thể, đồng nhất trong sinh hoạt tôn giáo. Đó là một phần sức mạnh tinh thần của tập thể Đạo.
Vì thế người tín đồ Cao Đài phải ý thức giá trị ý nghĩa của Đạo phục Bạch Y để tự mình nghiêm túc với chính mình và giúp đỡ đồng đạo có điều kiện trang bị đạo phục đúng cách hầu thể hiện sự nghiêm chỉnh trong khi hành đạo.
Khi xưa, có một lần Đức Chí Tôn dạy:
Thử hỏi nếu các con gặp một người ngoại đạo, họ có biết con là một tín đồ Cao Đài Giáo hay không? Đạo Thầy chưa truyền bá sang trời Âu thì con cái của Thầy đã Âu hóa Đạo Thầy.

... Hôm nay, Thầy tiên tri cho các con rõ: Chừng nào tất cả tín đồ của Cao Đài Giáo mặc sắc phục như hiện thời, hầu hạ dưới chơn Thầy, mà cùng dạo gót khắp nơi, thì lúc đó khỏi ai giới thiệu, nhơn sanh cũng hiểu rằng đây là một tín đồ Đại Đạo. Cũng như người mặc áo cà sa, đầu đội Trời, chơn đạp đất, thì ai cũng hiểu rằng đó là một đệ tử của Phật vậy.

Về việc mặc sắc phục là việc hình thức, không ăn thua vào cơ truyền bá giáo lý, nhưng dầu sao nó cũng ảnh hưởng đôi chút. Vậy tất cả các con đều ghi nhớ và cũng đừng nên hiểu lầm rằng đó là một lối quảng cáo, vì có hình thức, màu sắc khác biệt với người đời mới có thể gọi là Đạo. Cũng như hình thức ấy đã dội vào trong tâm tưởng sâu xa, hầu tưởng nhớ đến kẻ sanh thành dưỡng dục.

Thầy rất lấy làm đau lòng mà phải nói một câu của đời thường gọi: “Một con sâu làm sầu nồi canh
”.
Như vậy việc mặc đạo phục nghiêm chỉnh đúng cách và đúng loại theo qui định của từng loại buổi lễ là điều hết sức cần thiết.
Chúng ta hãy để ý đến câu nói của Thầy: “Một con sâu làm sầu nồi canh” và lời của Mẹ: “Giờ đây MẸ nhắc con làm sao con.” để suy gẫm thêm.
Trong quá trình hành đạo, không ít lần chúng ta đã nhìn thấy một đạo hữu nào đó có lúc bận bịu quá nên mặc chiếc áo dài “nhăn như nhau mèo” hay có khi vội vàng và không để ý nên mặc quần dài trắng bị lòi hai lai quần tây ra ngoài. Cũng có khi trong buổi đạo sự, chúng ta bắt gặp hình ảnh một đạo hữu mặc chiếc áo đạo vừa nhăn vừa không sạch sẻ như thể là chủ nhân của nó đã bỏ quên trong túi xách đã mấy tuần rồi!
KẾT LUẬN

Khi mặc áo dài trắng, người tín-đồ Cao-Đài tâm niệm phải nên hiểu là mình đang mang trong người không biết bao nhiêu ý nghĩa sâu-xa của Đạo của mình mà Đức Chí-Tôn đã kín-đáo gởi vào đó. Chúng ta phải hiểu bổn phận và trách-nhiệm của chúng ta khi ta mặc chiếc áo dài trắng nầy để không làm trái giáo-lý của Đức Chí-Tôn.
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
KỶ NIỆM KHAI MINH ĐẠI ĐẠO năm đạo thứ 88

Chúng ta đang trong thời gian chuẩn bị kỷ niệm KMDD, một trong vài lễ lớn đối với Cao Đài giáo.

Tuy nhiên, khá nhiều tín hữu CD chúng ta chưa hiểu đúng Lễ này, khi xưa vào Rằm tháng 10 Bính Dần - 1926, có ý nghĩa là gì! Từ đó dẫn đến một sai lầm nghiêm trọng là cứ lên tuổi năm Đạo vào ngày này mà không ý thức đến trách nhiệm của mình đối với Đạo và với hậu thế. Sự hiểu sai về sự kiện lịch sử này, rồi nói sai và dẫn đến làm sai... chắc chắn làm mất uy tín nhà đạo với nhơn sanh rất nhiều!

Trước tiên, chúng ta hãy đọc lại Thánh Ngôn hiệp tuyển: đàn giao thừa ở Tây Ninh, 1 Février 1927 (1er.01 Đinh Mão) trong thời gian 3 tháng đại lễ KMDD đang diễn ra:

“... Trung, Cư, Tắc, mấy con nhớ đêm nay năm rồi thế nào, còn nay ra thế nào chăng? Thầy lập đạo năm rồi ngày này, thì môn đệ của Thầy chỉ có 12 đứa... Thầy hỏi nếu chẳng phải quyền hành Thầy, dù cho một vị Phật thiệt lớn giáng thế đi nữa cũng chưa có phương chi mà độ hơn bốn muôn sanh linh nhờ tay có sáu đứa môn đệ trong một năm cho đặng bao giờ.”

Như thế, ngày KMDD không phải là ngày Thầy bắt đầu mở đạo Cao Đài!

KMDD là ngày:

Khánh thành Thánh thất đầu tiên của Cao Đài giáo;
Ngày ra mắt Hội Thánh lưỡng đài trước nhơn sanh.
Là thời điểm Thầy bắt đầu ban cho Pháp Chánh Truyền - khung luật căn bản của chánh pháp Kỳ Ba


{giao thừa Bính Dần mới là thời điểm Thầy "Lập Đạo" mà thôi!}
 

dong tam

New member
I. NGUỒN GỐC DANH TỪ “KHAI MINH ĐẠI ĐẠO”

Cụm từ “khai minh” được tìm thấy trong bài trường thi của Thầy giáng cơ ngày 17 Septembre 1926 dạy cho Trần phu nhơn và Lâm thị ái nữ: “Thâu tăng chúng khai minh đường đạo hạnh.”

Còn danh từ “Khai Minh Đại Đạo” cũng sớm được Ơn Trên sử dụng từ lâu. Cụm từ này, có thể lần đầu tiên được xuất hiện vào những năm 1928-1929 như trong bài Chánh Giáo Thánh Truyền của Đức Chí Tôn qua câu “Long Hoa hội khai minh Đại Đạo” hay câu cuối bài kinh dâng trà của Hội Thánh Tây Ninh: “Khai Minh Đại Đạo hộ thanh bường

Bẵng đi một thời gian dài, cụm từ Khai Minh Đại Đạo ít thấy được Ơn Trên nhắc lại trong Thánh giáo của các Hội Thánh nhưng trong lời kêu gọi của Liên Hòa Tổng Hội vào năm 1938 để chuẩn bị Long Vân Đệ Bát có cụm từ này:

Vưng lịnh Đức Chí Tôn dạy tại Thiện Đức đàn Bạc Liêu khai Hội Long Vân đệ bát kỳ ở tại Tourane ngày mùng 8-9-10 tháng tư Annam nhằm ngày 7-8-9 tháng năm tây 1938, đặng có minh Đạo Trời tại Trung Châu (Trung kỳ)… cuộc Long vân hội kỳ bát là ngày Khai minh Đại Đạo cho anh em chị em ngoài Trung hưởng nhờ ân võ lộ của Đức Chí Tôn…

Ơn trên có dạy phải tạo thành một cái “Thánh Tòa” kêu rằng “Nam Trung Hòa thất” ở tại Tourane
…”

Và trong “Long Vân Đệ Bát kỳ thuật trần” có đoạn:

Muốn cho tiện bề khai minh Đại Đạo, nên Ơn trên dạy anh em trong Nam phải hiệp tác với anh em ngoài ấy mà tạo thành một cái thánh thất ở Đà Nẳng tục kêu là cửa Hàn…”

Hơn mười năm sau đó, vào năm 1959 Đức Quan Thánh Đế Quân đã dùng lại trong một đàn cơ tại Thánh Thất Tân Định quận 1 Sài Gòn, như sau:

Đấng cao cả là Thầy chủ tể,
Thấy đời tàn khó thể ngồi yên;
Thế nên giáng hạ trần miền,
Khai Minh Đại Đạo gieo truyền lòng thương
.”

Đến năm 1965, chúng ta thấy cụm từ này lại tái xuất hiện qua lời dạy của Đức Mẹ tại Huờn Cung Đàn, quận 4 Sài Gòn.
Ngày mới Khai Minh Đại Đạo, những tiên tri đã có, cơ tiền định đã được hé mở đôi phần, nhưng chúng sanh không… lưu ý, vì đương hưởng cảnh an cư, mấy ai nghĩ đến cơ cuộc sẽ diễn biến và diễn biến như ngày nay.”

Tuy nhiên danh từ này được Ơn Trên chính thức đặt để, dùng làm tên gọi để kỷ niệm ngày Rằm tháng 10 lễ trọng hàng năm từ khi nào?

Tý thời ngày 23 tháng 8 năm Canh Tuất (22.9.1970) tại Nam Thành Thánh Thất, trong lễ kỷ niệm hàng năm của nơi nầy về một sự kiện lịch sử trọng đại khác “đăng ký Pháp Nhân tôn giáo” cũng đã diễn ra trong năm Bính Dần 1926, qua ban Hiệp Thiên Đài của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giáng đàn với hình thức “song điển” cho đồng tử vừa xuất khẩu và vừa viết cho vị độc giả đọc. Ngài có những lời dạy sau:

Ngày Hai Mươi Ba tháng Tám là ngày Khai Tịch Đạo trên bình diện pháp lý Thế Đạo. Ngày lễ hôm nay đã đánh dấu một ngày trước đây đã đi vào lịch sử của văn minh nhơn loại, một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn kiện thế gian đã ghi nhận. Chính giờ phút ấy, một động lực thúc đẩy tiến đến công cuộc hoằng khai Đại Đạo, Rằm tháng Mười …

Ngày Hai Mươi Ba tháng Tám, ngày này là ngày Khai Tịch Đạo để mọi người trong tâm thành chí thiện, ý thức kết hợp thành một khối, để chuẩn bị đủ dữ kiện cho ngày Rằm tháng Mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế.

Hai việc làm, hai thời kỳ có hai tác dụng. Một là hướng ngoại để xem thấy cuộc đời là đau thương khổ lụy hầu tìm phương cứu độ; một hướng nội để biết mục đích căn bản của Đạo và cứu cánh của Đạo để liệu sức mình hầu thị hiện cho có kết quả
.”

Đây là lần đầu tiên, Ơn Trên đã ban cho hai danh từ và giải thích để giúp tín hữu Cao Đài phân biệt ý nghĩa của ngày Khai Tịch Đạo và ngày Khai Minh Đại Đạo trong tiến trình Khai Đạo – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
 

dong tam

New member
Tuy nhiên sự việc còn quá mới mẻ, cho nên mãi đến ba năm sau: ngày rằm tháng 10 Quý Sửu 1973, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý mới thiết lễ kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo lần đầu tiên. Trong đàn cơ hôm đó Đức Giáo Tông và Đức Chí Tôn đã dạy:

Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, Bần Đạo chào chư Thiên ân hướng đạo, mừng chư hiền đệ hiền muội.
Hôm nay là ngày Khai Minh Đại Đạo. Điều mà chư đệ muội vui mừng hơn hết là kỷ niệm ngày Thượng Đế khai đạo tại Việt Nam, và cũng vui mừng ngày Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý thiết lễ Khai Minh Đại Đạo đầu tiên. Đức Thượng Đế sẽ giá lâm ban ơn cho chư hiền đệ hiền muội trong đàn này (… …)

Ngọc Hoàng Thượng Đế Kim Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương, Thầy các con, Thầy mừng các con.

Ngày Khai Minh Đại Đạo, Thầy đến ban ơn cho các con lớn nhỏ. Dầu nơi đây không phải là Tòa Thánh, Hội Thánh nhưng tâm chí thành và sứ mạng hòa hiệp của các con là Cao Đài, là Bạch Ngọc Kinh để Thầy ngự như buổi sơ khai. Thầy miễn lễ các con đồng an tọa nghe Thầy dạy đây:

Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo,
Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ;
Bấy lâu luống những đợi chờ,
Chờ con cất gánh đồ thơ quy về…
…”

Kể từ đó danh từ Khai Minh Đại Đạo dần dần được phổ biến. Hơn 40 năm, qua sứ mạng phổ thông giáo lý, danh từ này đã trở nên quen thuộc với nhiều tầng lớp tín hữu Cao Đài thuộc mọi Hội Thánh.
 

dong tam

New member
II. Ý NGHĨA KHAI MINH ĐẠI ĐẠO VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG SỨ MẠNG KỲ BA:

1. Năm 1926, nhân loại vừa trải qua cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất với gần chín triệu người đã bỏ mạng và sắp bước vào đại khủng hoảng kinh tế thế giới trong mười năm (1929-1939). Những mầm mống của thế chiến thứ hai đang tượng hình. Biết bao dân tộc và quốc gia đang oằn mình rên xiết dưới chế độ thực dân đế quốc, tình nhân loại hầu như đã nhạt phai, khắp đó đây cảnh “người bóc lột người” đang ngự trị.

Nhưng tại mảnh đất Trời Nam nầy, Thượng Đế đã đến để khai sáng cho nhân loại thấy được cơ Trời đã định và soi đường dẫn dắt con người bước ra khỏi vùng u tối để tiến bước lên đường xán lạn. Đức Quan Thánh Đế Quân có dạy:

“Trường đời vạn nẻo chông gai,
Bước đi hẳn chịu bao ngày gian truân.
Kiếp sống tạm não nần thể xác,
Bữa bữa hằng tạo ác biết bao;
Nhưng nào xét cạn tội sao,
Chỉ vì sự sống lăn nhào hố sâu.
Bởi thế đó năm châu biến động,
Gây hấn thường sự sống màng chi;
Giết nhau nhiều cảnh ly kỳ,
Quên tình đồng loại kể gì nghĩa nhơn.
Ngày tận thế kề gần bên đó,
Luật trả vay sẳn có đành rành;
Thế mà cứ mãi cạnh tranh,
Đỉnh chung cấu xé tan tành chiếc thân.
Bao lý lẽ tạo thành quả nghiệp,
Bởi thói đời chưa tiếp huyền linh;
Cho nên nhân nghĩa xa mình,
Đành cho ác quỷ giã hình chuyển xoay.
Đấng cao cả là Thầy chủ tể,
Thấy đời tàn khó thể ngồi yên;
Thế nên giáng hạ trần miền,
Khai Minh Đại Đạo gieo truyền lòng thương.

Khai cơ bút ban truyền chơn pháp,
Dạy nhơn sanh học ráp nghĩa hòa;
Nhìn nhau đồng đẳng một Cha,
Thương yêu kết chặt chữ hòa với nhau
."
[Đức Quan Thánh, Tt Tân Định Sài gòn 23.8 Kỷ Hợi (25.9.1959)]

Đức Phạm Hộ Pháp đã thốt lên:

Con người hãy hãnh diện lên vì ánh sáng đã đến với bóng đêm. Con người hãy vui mừng lên vì nguồn suối tươi mát đã khơi dòng giữa cuộc biến thiên nóng bỏng của (cuộc) đời.

Nhân thế đã chấp nhận bằng cái hờ hững để hứa hẹn một sự nồng nàn thắm thiết về sau
.”
[Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Tt 23.8 Canh Tuất (22.9.1970)]
 

dong tam

New member
2. Lễ Khai Minh Đại Đạo đã khởi đầu từ Thủy Quan Giải Ách cho đến Thiên Quan Tứ Phước.

Lễ kéo dài 3 tháng bắt đầu từ Lễ Hạ Nguơn Bính Dần và chấm dứt vào Lễ Thượng Nguơn Đinh Mão.

Nếu viết theo cách viết quẻ Dịch thì chữ Thủy được viết trước ở dưới, sau đó chữ Thiên viết lên trên. Đọc từ trên xuống dưới theo cách đọc quẻ kép chúng ta có quẻ đôi là Thiên Thủy Tụng. Khai Minh Đại Đạo, Cao Đài Giáo chính thức ra mắt nhơn sanh. Cao Đài nói theo ngôn ngữ Dịch học là thời kỳ Thiên Thủy tụng vì như lời Đức Lý Thái Bạch đã dạy:

Kỳ này lập Đạo tá danh là Cao Đài, là cái triệu chứng để lại muôn đời roi truyền trong Việt Nam, mà cũng là ngày năm châu loạn lạc, đao binh nổi dậy khắp nơi!

Chúng sanh khá nhớ:
CAO vi Càn; Càn vi THIÊN.
ĐÀI vi Khảm, Khảm vi THỦY.

Tức là quẻ “Thiên Thủy tụng” thì chạy đâu cho khỏi số Trời định đoạt binh lửa bốn phương? Những kẻ thiếu tu, đành cam số phận. Cười, cười!
…” [Đức Lý Thái Bạch, Đảo Phú Quốc 15.8 Ất Sửu 1925]

Vậy làm thế nào để vượt qua thời kỳ luôn có “tranh tụng” giữa thiên nhiên và nguồn sống của chúng sinh đồng thời lại có thêm thử thách của lực lượng tà quái?

Chỉ còn cách duy nhất là phải luôn cố gắng nghiêm chỉnh làm theo những lời dạy của Thầy và các Đấng Thiêng Liêng.

3. Đại Lễ Khai minh được khởi đầu với Lễ Khánh thành Thánh thất đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hình thức thờ phượng nơi Thiên bàn gồm 5 cấp khai minh cho nhân sinh thấy rõ lộ trình tu tiến để trở lại với Nhứt nguyên Thái Cực. Tổng thể, Thánh thể của Đức Chí Tôn qua hình thức thờ phượng cùng các lễ phẩm như: hoa quả trà rượu đèn nhang tượng trưng cho Lý Đạo về Tam bửu Ngũ hành của Đại Thiên Địa. Con người Tiểu Thiên Địa phải biết nương theo, dụng Khí (tượng trưng nơi bàn Hộ Pháp) tìm về “cái Đạo tự hữu” để hầu có thể gom tụ các báu vật này mà phối Thiên Địa.

Đức Thượng Đế đã chọn ngày Khai Minh Đại Đạo diễn ra trong lễ Hạ Nguơn hàng năm theo tín nguỡng dân gian. Điều này cho thấy ý nghĩa: Thời kỳ Hạ Nguơn Mạt Kiếp, Thượng Đế đến trần gian để khai trí cho nhân loại được sáng tỏ con đường tiến hóa siêu sanh cõi Trời. Đức Quán Thế Âm đã nói:

Thuyền từ lướt giữa sông mê,
Gọi người trần thế quay về bổn căn.
Mây chiều tám hướng bủa giăng,
Chim khôn tìm ổ mới rằng chim khôn.
Cõi trần tai nạn dập dồn,
Hỡi người người muốn bảo tồn tánh linh.
Trường đời là chỗ Khai Minh,
Con đường tiến hóa siêu sinh cõi Trời
.”
[Đức Quan Âm Bồ Tát, Cơ Quan PTGL, 15.11 Giáp Dần (28.12.1974)]

Qua hình thức thờ phượng, Cao Đài giáo là tôn giáo duy nhứt khai minh Lý Đạo cho nhân loại thấy rõ lộ trình tu tiến cùng những phương tiện và cách thức vận chuyển cần thiết.
 

dong tam

New member
4. Qua Lễ Khai Minh Đại Đạo, lần đầu tiên quần chúng nhìn thấy sự dung hợp các Đấng Giáo Tổ của các tôn giáo, hay sự dung hòa các tín ngưỡng chung cùng trên một bàn thờ.

Hình ảnh này chuyển tải thông điệp “Vạn giáo đồng nhứt Lý”, tất cả các tôn giáo hay tín ngưỡng đều có chung một nguồn gốc từ Thượng Đế. “Công bình – Bác ái – Từ bi” là tôn chỉ của Tam giáo Đạo, người có tín ngưỡng nên có cách nhìn đại đồng dung hợp các Đạo giáo. Người đệ tử Cao Đài đầu tiên có dạy:

Người tín đồ Cao Đài luôn luôn tôn trọng các xu hướng tín ngưỡng, đem tình thương hòa đồng khắp cả mọi giới, đem thiện cảm gieo rắc mọi nơi, để người người đều nhìn nhận cái lý duy nhất là cứu thế qua khỏi cơ tận diệt, hầu xây dựng hòa bình hạnh phúc nhân loại dưới ngưỡng cửa Đài Cao.”

5. Trong 3 tháng Khai Minh Đại Đạo, Đức Thượng Đế đã lần lượt ban cho Pháp Chánh Truyền (Cửu Trùng Đài nam phái, Hiệp Thiên Đài), Đức Giáo Tông ban Cửu Trùng Đài nữ phái và hạ lệnh cho quý vị Tiền Khai dựa theo đó soạn thảo Tân Luật. Điều này cho thấy ý nghĩa "Thiên Nhân hiệp nhứt" có Trời và cũng có Người. Đức Thượng Đế đã khai minh ý nghĩa Đại Đạo, thì tín đồ Đại Đạo có nhiệm vụ triển khai - ứng dụng và phổ truyền đến với nhân loại.

Ngày rằm tháng 10 hàng năm, chúng ta thiết lễ kỷ niệm là để nhắc cho nhau nhớ đến sứ mạng của mình như lời nhắn nhủ của Đức Chí Tôn:

Hỡi các con! ngày Khai Minh Đại Đạo, các con thiết lễ kỷ niệm để đánh dấu sự vui mừng ngày Thầy đến khai đạo tại Việt Nam. Dầu rằng Thầy khai Đại Đạo để ổn định cuộc đời sau cơn biến chuyển, nhưng các con, dân tộc các con phải vui mừng vì được chọn làm sứ mạng tiền phong trong Tam Kỳ Phổ Độ…”
[Đức Chí Tôn, Cơ Quan PTGL, Rằm tháng 10 Quí Sửu (09.11.1973)]

Nếu như các bậc tiền bối Đại Đạo đã dầy công xây dựng Thánh thể Chí Tôn và Đại Đồng Lý Thuyết trên mảnh đất trời Nam này mặc cho những thăng trầm biến đổi của xã hội và lịch sử dân tộc. Ngày nay những người tiếp nối chúng ta là những nguyên căn Sứ Mạng có trách nhiệm phải thực hành và truyền bá Lý Thuyết Đại Đồng này để Đại Đồng Công Dụng trở nên phổ biến sao cho Đại Đồng Chủ Nghĩa sớm thành hiện thực.
 

dong tam

New member
6. Trong tiến trình 3 tháng này có giai đoạn Địa Lôi Phục (tháng 11 Bính Dần - tháng Tý) thể hiện ơn cứu độ Kỳ Ba như Nhứt Dương Sơ Động đưa đường dẫn lối cho nhân loài vượt qua thời kỳ Hạ Nguơn Mạt Kiếp để chuyển vào thời Thánh Đức Thượng Nguơn.(Rằm tháng giêng Đinh Mão).

Vào ngày rằm tháng 10 Mậu Tuất 1958, tại Trung Hưng Bửu Tòa Đà Nẵng, Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang giáng đàn có nói:

Cũng ngày nầy trên 32 năm về trước trong một góc trời Nam đã xé tan màn u ám bởi một nguồn điển lực từ nơi Trời đến, chói lọi mười phương. Tiếng nói Quyền Pháp bởi cơ hội đã vang động khắp chín từng mây, nhơn vật tỉnh giấc mơ màng, hồn phách được hồi sanh.

Nếu không bởi ngày nầy thì cõi Ta bà cũng mãi triền miên trong ảo mộng. Nhơn loại bởi ngày này mà phục sinh. Ngày này là ngày nhứt Dương sơ động làm cho khí lạnh hạ dần, ấm áp đã đến, sống động trong muôn loài để khí lực sinh sôi hoạt động
.”
[Đức Trần Đạo Quang, Thánh Truyền Trung Hưng 4, Trung Hưng Bửu Tòa, 15.10 ĐĐ.33 Mậu Tuất (25.11.1958)]

Nói một cách khác, Đức Chí Tôn đã đến thế gian để khai minh “Tân Pháp đại ân xá” trong đó về mặt Đại Thừa Tâm Pháp, người tín hữu Cao Đài được may duyên đón nhận pháp môn tận độ để ngay từ khi chỉ mới ăn chay 10 ngày đã có thể tiếp cận, chuẩn bị cho con đường tu giải thoát sau này.(trong khi ở Nhị Kỳ, luật buộc phải trường trai ngay từ lúc khởi đầu).

Tâm Pháp tận độ mở ra con đường xán lạn giúp cho hàng nguyên căn dựa vào đó vượt qua đêm đông tăm tối giá buốt của bao kiếp luân hồi, nhưng chưa kết tinh được Tam Bửu, để tìm thấy ánh xuân quang.

Nay nhờ pháp môn đại ân xá, thực hành Tam Công, song song cùng với việc xây nền đắp móng công quả công trình “phổ độ nhân sanh” làm bệ phóng đồng thời tích cực “tu tánh luyện mạng” chế tạo phi thuyền nạp đầy nhiên liệu để đủ lực đẩy, thoát khỏi trọng lực sức hút của địa cầu trần gian hầu phóng mình vào không gian bao la vươn tới tầm kích vũ trụ Thiên đàng, trở về quê xưa thoát vòng luân hồi sinh tử.

Lời của Đức Đông Lâm Tiên Trưởng giáng đàn trong ngày lễ kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo năm Đinh Tỵ 1977 giúp chúng ta hiểu thêm một nghĩa khác của Khai Minh Đại Đạo:

Phương pháp thành công của các bậc Giáo Tổ Đạo Gia khi xưa, trước tiên là phản tỉnh nội cầu, hồi quang phản chiếu. Có nhìn vào trong, xem xét bên trong mới giảm bớt sự thu nạp vô tiết độ, khoác vén tảo trừ lớp vô minh che lấp bịnh hoạn chấp trước, phân biệt ích kỷ độc tôn, phiền não...

Tóm lại là những thứ vật tảo hại tâm linh mà nhận lầm là con là quyến thuộc. Còn biết soi sáng vào mình mới thấy cơ năng hoạt động, sẽ hòa theo nhịp điệu Hóa Công mà phát huy cho công năng của nhân sinh, của vũ trụ. Đó gọi là Khai Minh Đại Đạo vậy
.”
[Đức Đông Lâm Tiên Trưởng, Cơ Quan PTGL, 15.10 Đinh Tỵ (1977)]
 

dong tam

New member
III. KẾT LUẬN:

1. Chúng ta có thể mường tượng rằng vào cuối thời kỳ “Khai Nguyên Lập Đạo” (1920-1926) của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là năm Bính Dần, được gọi chung là thời “Khai Đạo”.

Tiến trình của thời kỳ Khai Đạo này đã diễn ra đúng theo Lý Tam Tài và Dịch số Đạo học như lời của Đức Đông Phương:

Từ Thái Cực biến Lưỡng Nghi trở thành cái Pháp sanh hóa muôn loài... nhớ lại kỷ niệm thời kỳ Khai nguyên Lập đạo.

Diễn trình Khai Nguyên này thể hiện Lý Đạo: 1 sanh 2, 2 sanh 3 và 3 chuyển hóa vào trong đời sống sanh chúng.

2. Cho đến hôm nay song song tồn tại nhiều tên gọi cho ngày kỷ niệm rằm tháng 10 này. Có nơi dùng từ KHAI ĐẠO, có nơi dùng tên HOẰNG KHAI ĐẠI ĐẠO và nhiều nơi chấp nhận danh từ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ đến tên ban đầu lịch sử của đại lễ ngày ấy mà Thầy đã sử dụng là LỄ THÁNH THẤT.

Sự dị biệt về tên gọi này cũng không có gì là quan trọng miễn sao các thế hệ tín hữu Cao Đài có hiểu được ý nghĩa và giá trị của sự kiện Đức Chí Tôn đến Khai Minh Đại Đạo cho con người và những sự kiện ghi dấu truyền thống hào hùng của chư vị tiền bối từ chức sắc đến tín đồ đã vượt qua bao thử thách trong những ngày đầu gian nan ấy.

Đành rằng người tiếp nối đi sau, dĩ nhiên bổn phận là nhắc nhở tôn thờ. Điều quan trọng để nhớ ơn và thể hiện tinh thần, người tiếp nối phải làm thế nào để người ra đi không hờn tủi vì chưa ai biết đến cái kỳ vọng để đạt đến tiêu đề thâm diệu của tâm hồn mình qua những việc đã làm lúc hiện tiền. Đó mới chính là bổn phận của những ai đi sau.
Nhắc lại một lần nữa ở đây, hiểu hết toàn diện các sự kiện đã trải qua, tôn thờ sự kiện ấy, truyền bá và tiếp nối, mới là ý nghĩa của mỗi khi làm lễ kỷ niệm nào, và đừng nghĩ là dịp lễ bái, dịp trưng bày của một phạm vi nào mà lu mờ chánh pháp của Đại Đạo
.”

Vì thế, quan trọng hơn hết là những tín hữu Cao Đài chúng ta có thực hiện được phần nào sứ mạng phải làm “tỏa sáng ánh linh quang” của Thượng Đế đến với nhân loài thể hiện ý nghĩa của tinh thần Khai Minh Đại Đạo hay không.

Đại Đạo Khai Minh kỳ ba độ tận nhân loại trên mọi phương diện của cuộc đời. Thế nên sứ mạng trọng đại của người hướng đạo phải được xem là cần thiết và liên tục để thực hiện mục đích tối thượng cùng hoài bão trọng đại của Chí Tôn Thượng Đế.”

Và lời của Đức Chí Tôn:

Đại Đạo Khai Minh là để giúp các con, nhân loại trở về với chơn lý thật sự ở nơi mỗi cá thể chúng sanh.”

Mỗi tín hữu chúng ta cần phải khai minh cho chính mình, phải Thánh hóa bản thân sao cho mỗi Họ Đạo xứng đáng là một Thánh sở với tập thể tín hữu trong “Thánh Thất”, ngôi nhà của các Thánh. Mà Thầy là “Tình Thương” là sự sống, vậy khi chúng ta thực hiện:

Đem tình thương thực hiện Đạo Trời ban,
Hè thu đông mãn xuân sang mấy hồi
.”

Phải chăng đây là ý nghĩa mà Ơn Trên ban trao để tất cả tín hữu Cao Đài chúng ta cố gắng trên đường sứ mạng đưa nhân loại thoát qua thời kỳ Hạ Nguơn Mạt Kiếp, “lửa bỏng dầu sôi - lòng người lạnh lùng chia rẽ ly tan”, để tiến đến tái lập Kỷ Nguyên Thượng Nguơn Thánh Đức - Trời Nghiêu đất Thuấn để cho “Đạo tâm nhân thế thảy huy hoàng” như lời chư Tiền Khai Đại Đạo:

Một ánh linh quang tỏa khắp cùng,
Khai Minh Đại Đạo gội nhuần chung,
Soi đường chánh giáo kỳ Nguơn Hạ,
Mở lối Tiên Thiên buổi cuối cùng.
Đem mảnh can trường làm đuốc tuệ,
Một dòng chơn lý định thời trung,
Dầu cho sứ mạng sau hay trước,
Hãy nhớ Thiên ân thuở chín trùng
…”
 

dong tam

New member
XIN HÃY LƯU Ý: Khai Minh Đại Đạo KHÔNG LÀ TẾT ĐẠI ĐẠO. Lên tuổi đạo vào Rằm tháng 10 là SAI.

Chúng ta tham khảo 2 văn kiện Lịch Sử:

1. Trong Bát Đạo Nghị Định, 6 Nghị định đầu ban hành ngày mùng 3 tháng 10 Canh Ngọ (1930) tất cả đều ghi ĐỆ NGŨ NIÊN.

2. Tờ Bày tỏ việc đạo, Rằm tháng 10 Tân Vì (1931), Đại hội Nhơn sanh lần thứ Nhứt Tòa Thánh Tây Ninh ghi rõ "Đệ lục niên".

Qua đây cho thấy: trước Rằm tháng 10 đã là năm thứ nhứt, Ngay Rằm chưa đỗi năm đạo.
 

dong tam

New member
PHỐI SƯ THƯỢNG TÔNG THANH
(Kỷ niệm 80 năm đăng Tiên)

Bên cạnh những công lao to lớn của các Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh, bà Phối Sư Lâm Hương Thanh, bà Giáo Sư Hương Hiếu, v.v… trong buổi đầu của nhà đạo độ dẫn nhơn sanh nói chung và hướng dẫn bổn đạo công quả xây dựng Thánh địa Tây Ninh, nhứt là người đàng Thổ thuộc các dân tộc thiểu số. Chúng ta không thể không nhắc đến chư vị đã đặt nền móng cho công cuộc Hoằng khai Đại Đạo, phổ độ một số các dân tộc anh em qua việc dịch Thánh Ngôn như các ngài Vương Quang Kỳ, Vương Thành Tông, v.v…

Phối Sư Thượng Tông Thanh, ngoài công quả được Đức Chí Tôn ân ban dịch Thánh Ngôn sang tiếng Miên và tiếng Hoa thì những công quả khác của Ngài Phối Sư Tông cũng cần phải được hậu thế ghi nhớ.

1- Nửa tháng sau khi “Lễ Thánh Thất” khởi sự để công khai Cao Đài giáo ra trước quốc dân và bá tánh, người đàn Thổ bắt đầu kéo đến Thiền Lâm Tự, ngôi Thánh Thất Cao Đài đầu tiên. Lúc bấy giờ, mỗi ngày đều có nhiều người đàn Thổ đến hầu đàn và xin nhập môn. Vì thế nhu cầu thông dịch tóm gọn Thánh Ngôn từ tiếng Việt sang tiếng Miên rất cấp thiết. Khi đó có một người Hoa đang làm ăn sinh sống ở bên Campuchia, ông đi theo những người đàng Thổ kéo về viếng nơi mà Sư Cả nằm mộng thấy Phật đã vào nước Nam.

Và rồi ông được Đức Chí Tôn điểm danh, trọng dụng vào ngày 19 tháng 11 Bính Dần. Đó là ông Vương Thành Tông, thuở trai trẻ đã từ Trung Hoa sang mưu sinh ở miền Nam Việt. Ông lập gia đình với người Việt rồi sau đó sang Campuchia làm ăn, cho nên ông rành cả 2 thứ tiếng Việt và Miên. Khi ông Tông liễu đạo, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhật có nhắc lại sự kiện này trong bài ai điếu Phối Sư Tông:

Trước khi khép nấm mồ. Tôi xin bày tỏ lai lịch của Thượng Tông Thanh ngõ hầu ngày sau ghi trong Sử Đạo.
Hiền hữu Thượng Tông Thanh sanh trưởng Trung Huê, Quảng Đông tỉnh, Triều Châu phủ. Vì câu: Làm trai hồ thỉ tứ phương, nên thuở 18 tuổi trải qua Nam Việt, hồi buổi ban sơ theo người đồng hương ở Chợ Lớn lập thân lần đầu. Nhờ tánh tình siêng năng hay lo cần kiệm mới có tư bổn riêng, lên Soài Riêng khẩn đất sắm vườn lập nên cơ nghiệp.
Trời khéo đưa duyên kết Châu Trần người Nam Việt, sanh con, sanh cháu thiệt đông, nhành quế nảy chồi chi lan đượm nhánh, phước hậu nhờ nhiều cháu, nhiều con ít ai bì kịp.

Người Trung Quốc mà lòng rất mến Nam, Thổ. Tánh tình độ lượng bao dung, ngoài xóm làng cũng ngợi khen. Gặp người hèn ra tay tế độ, lòng hằng chẳng vạy chẳng tham, nên người Annam và Cao Miên tôn lên làm Hương Cả. Giúp việc đình, việc miễu, tu kiều bồi lộ chẳng tiếc công và của. Âm chất người đều bổ tứ phương, chí hào kiệt quy dân lập ấp, lòng kia không ngớt, của tiền bù sớt cho anh em Nam Thổ như thể đồng hương.

Tháng qua, ngày lụn tuổi sáu mươi dư, lòng thiết thiết tư tư muốn tầm chốn u nhàn, tu tâm dưỡng tánh. Nghe Gò Kén Thiền Lâm Trời khai Ðại Đạo, lúc Hạ nguơn năm Bính Dần, thiên hạ tứ phương dư ngàn cầu Đạo. Thầy giáng cơ kêu: “Trung, con mời Vương Thành Tông vô đây Thầy dạy việc”. Tôi cùng mấy môn đệ của Thầy hồi đó không biết kêu ai, nên tôi phải kêu lớn lên. Hiền hữu (Thượng) Tông (Thanh) mới vào đàn nội. Tôi biểu trình giấy thuế thân và tờ Sớ thì rõ như tên của Thầy giáng viết ra
.”

Trong Đạo Sử Xây Bàn, bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu có ghi lại đàn hôm đó như sau:

Đàn ngày Jeudi 23 Décembre 1926 (19.11 Bính Dần)

Trung! Con cho một sắc dân rất yêu dấu của Thầy là người Thổ vào hầu nội.

Mời Tông… … Tông – phải giải nghĩa cho chúng nó nghe con.

Chơn Thần cửu biến giáo nhơn gian,
Tịnh giả tâm thanh đắc lạc nhàn;
Nhứt kiếp “Như Lai” Kinh Phật Tổ,
Nhị căn “Lão Tử” phẩm Tiên ban.
Tam nguơn chuyển thế truyền chơn Đạo,
Khảo tánh trùng hoan độ khách phàm;
Luyến ái hậu tình khuynh thủ đảo,
Thâu hồi chủng tử thoát hồng trần.

… Thầy toàn thâu
.”
 

dong tam

New member
Hôm sau, đàn ngày Vendredi 24 Décembre 1926 (20.11 Bính Dần), Thầy dạy tiếp:

Thầy vui gặp các con… Cười…
Trung! con phải tính với Tông dịch Thánh Ngôn ra tiếng Thổ… nghe à
.”

Tiếp theo, đàn ngày Dimanche 26 Décembre 1926 (22.11 Bính Dần)

Toàn thâu: 91 Thiện Nam, 41 Tín Nữ.
Vương Thành Tông, Hương Cả làng Ba Vệt, S.R
.”

- Hơn 3 tuần sau khi lãnh nhiệm vụ công quả thông ngôn và phiên dịch Thánh Ngôn, vào ngày 12 tháng chạp Bính Dần trong đợt Thiên phong mới, ông Tông được Thầy ân phong cho phẩm Phối Sư phái Thượng.

* Samedi 15 Janvier 1927 (12 tháng Chạp Bính Dần)

Thái Bạch (…)
Phải nhập hội liền; phò loan cho Thầy phong Thánh.

Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài Giáo Ðạo Nam Phương.

Các con,(…)

Tông, con phải lo phổ độ nhơn sanh Trung Huê và Cao Miên. Thầy phong cho con chức Phối Sư phái Thượng…”

Còn Đức Quyền Giáo Tông nhắc lại:

Thầy thâu hiền hữu (Thượng) Tông (Thanh) ở luôn tại chùa lo làm công quả. Nào làm thông ngôn tiếng đàn Thổ, nào thâu sớ nhập môn, phát kinh sách, lo lúa gạo nuôi người tới lui (…) Thầy mới phong Thượng Tông Thanh Phối Sư phái Thượng
.”

Theo ông “Năm nhà đèn”, Tổng Giám nhà máy điện Tòa Thánh Tây Ninh kể:

Người Miên nhập môn ở Gò Kén rất đông, mỗi người được phát một tờ giấy viết chữ Miên đọc ra âm: Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát…”
 

dong tam

New member
2- Tiếp theo sau đó, trong việc độ dẫn những người đàng Thổ, công của Phối Sư Thượng Tông Thanh quá sức to lớn. Xin trích dẫn tiếp lời ai điếu để chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về công lao to lớn của một bậc tiền bối trong buổi đầu cực kỳ gian khó. Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt viết tiếp:

Đây qua năm Đinh Mão lúc hạ tuần Thượng Nguơn, đất bằng sóng dậy. Trời đang thanh bạch khiến ngút tỏa mây giăng, mối Đạo hằng mang ách nạn, nhà thoàn đòi đất chùa phải trả mau mau vì có đơn vào chánh phủ.
Bốn muôn dư đồ đệ của Đấng Chí Tôn lòng dạ ủ ê, ngồi nhìn cảnh non sầu tuyết phủ, giọt lệ tuôn dầm, lo dời quả Càn Khôn cốt Phật Tổ, Tòa Bát Quái, Tượng Ngũ Chi phải đem qua đất mới (về) Long Thành nơi Đại Từ Phụ và Đức Lý đã chọn. Hết lớp dời chùa tới cường quyền áp chế, nếu kể hết truân chuyên khổ não thì hiền hữu Thượng Tông Thanh đồng chịu ráo.

Tôi nhớ lắm khi hết gạo, tôi cùng hiền hữu Phối Sư Tông lo sấp lo ngữa đặng nuôi đạo hữu nhứt là Bắc Chiên và Soài Riêng bị lụt. Tòa Thánh phải nuôi ăn hàng ngày trên hai ngàn miệng ăn.

Người hùng anh, chí chẳng hề xao lảng, giữ một dạ thủy chung như nhứt, thương mấy hồi khốn cực nhiều nỗi
,...”

Hành đạo được gần trọn 7 năm, Ngài trở về phục lệnh Đức Chí Tôn vào ngày 24 tháng 10 năm Quý Dậu (1933).

Khoảng 2 năm sau khi liễu đạo, Đức Thượng Tông Thanh được phép về giáng đàn thăm viếng đạo hữu:

* Giáo Tông Đường, ngày 4.8 Ất Hợi (dl 01.9.1935)
Phò loan: Hộ Pháp - Tiếp Đạo.

Thượng Tông Thanh. Chào mấy anh lớn và mấy em.
Cười . . . Tôi đặng về cùng mấy Cô Diêu Trì.
Ngày nay đặng đi chơi thiệt sướng quá! Tôi để cơ cho ông Hoài. Thăng
.”

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm đăng Tiên của Tiền Khai Vương Thành Tông, cũng trùng vào thời gian kỷ niệm mùa Khai Minh Đại Đạo, chúng ta thắp nén hương lòng tưởng nhớ và nhắc lại công lao và đức hạnh của người đi trước để làm bài học chung cho các tín hữu Cao Đài chúng ta thấy được tinh thần Đại Đạo của lớp người tiền phong nói chung và của Cố Phối Sư Thượng Tông Thanh nói riêng.

Một Đường Nhơn - Trung Hoa đã trọn lòng thành hiến thân vì đại cuộc Kỳ Ba phổ độ chúng sanh, đặc biệt với Tần Nhơn (người Kampuchia, người bộ tộc Ta Mun) và Hoa kiều, trong công cuộc cứu độ vạn linh của Đức Chí Tôn trong Tam Kỳ Phổ Độ.

Tình dân tộc đỗi tình nhân loại,
Nghĩa nước non ra nghĩa Đại Đồng
.”

Tấm gương sáng của Đức Ngài mãi mãi luôn là ngọn đuốc soi đường, thắp sáng ngọn lửa Huynh Đệ Đại Đồng các dân tộc, trong lòng các thế hệ tiếp nối trên đường chung tay góp phần thực hiện sứ mạng Khai Minh Đại Đạo cho vạn linh sanh chúng.
 

dong tam

New member
MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
THỜI KỲ CƠ BÚT THÂU NHẬN SANH LINH… THEO THIÊN THƠ


Hơn tám mươi năm trước đây, vào ngày mùng 1 tháng 7 Đinh Mão 1927, Đức Chí Tôn giáng đàn ở Đền Thánh tạm tại Thánh Địa Tây Ninh ban ân lần cuối cùng và chấm dứt hoàn toàn hình thức thâu nhận người nhập môn qua những buổi đàn cơ. Sau ngày đó, thống nhất áp dụng cho mọi Thánh Thất đều phải tùng theo Tân Luật. Hôm đó, Thầy dạy:

Các con, Thầy thâu nhập môn đệ, cho Thánh bút kỳ nầy là chót. Định ngưng cơ phổ độ, từ đây do theo Tân Luật mà hành đạo và thâu nhập chúng sanh.”

Để kỷ niệm 80 năm thời điểm hoàn tất, đánh dấu một giai đoạn lịch sử có một không hai trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, chúng ta hãy ôn lại trang sử diệu kỳ này qua những câu chuyện thú vị trong những ngày tháng thuở bình minh ấy của nhà đạo.

1. Cơ bút “thâu nhập môn đệ” trong 8 tháng đầu của năm Bính Dần 1926:

Kể từ khi Đức Chí Tôn ra lệnh phát khởi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào đêm giao thừa Bính Dần tại Sài Gòn với 12 môn đệ, sau đó các buổi đàn cơ tiếp xúc học đạo với các Đấng Thiêng Liêng vẫn diễn tiến đều đặn và mở rộng sang vùng Cần Giuộc – Long An.

Một thí dụ: (trích trang 93-94 Thánh Ngôn Chơn Truyền Bí Yếu chép tay)

* “Le 8/4/26 Khai đàn cho Hương Quản Nhơn – Long Phụng

Cao Đài.

- Nhơn,
Mù mịt từ xưa luốn hỏi đường,
Cũng như Tương Tử kiếm Ngưng Dương;
Trải bao non nước trong mùi Đạo,
Nay gặp đừng xem sự thế thường. Nghe à!

Thầy cho chư nhu hỏi Đạo… Thăng
(chờ chư nhu viết sớ) (…)

- Chánh tâm tu thân, hậu hữu đa đức.
Lê.v.Học cầu cho Ng.v.Nghĩa

- Công thì thưởng, tội thì trừng. Cầu Ta sao đặng.
Trần.v.Tửng

- Sự thế lợi danh đã thấy chưa?
Xưa vay nay trả gẫm khi vừa;
Khen ai mách miệng cho ngươi đến,
Trả vốn Ta cho đức cái chừa.
Tương khả thâu vi môn đệ.
Hứa Nguyễn.v.Vang

- Con thấy hung hăng tội nghiệt thế nào chưa ? Tu nghe.
Ăn thập trai, bịnh thỉnh thoảng giảm.
Phạm thị …eo
- Cư con, phải nghe. Lại nhà Nhu chấp bút bằng nhang đặng Thầy giải tội cho nó chết lành nghe.
- Phải chấp cơ kỳ Tý đặng Thầy dạy Lịch. Thăng
.”

Tại Vĩnh Nguyên Tự, Đức Chí Tôn đã ban cho lời “minh thệ”.

Và trong Lễ Thiên Phong lần thứ nhứt được tổ chức tại nhà Ngài Lê Văn Trung vào đêm 14 rạng 15 tháng 3 Bính Dần, buổi lễ nhập môn đầu tiên của cơ phổ độ đã diễn ra qua hình thức “chấp bút nhang” với 19 người tham dự tất cả.
Ông Nguyễn Thế Phương (nhà báo Nam Đình) trong bức thư gởi đến Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, từ địa chỉ 22 rue Lambardie – Paris 12è, ngày 02-02-1955, có viết:

Kính Ngài, ba mươi năm qua, hôm nay tôi mới dám trịnh trọng nhắc lại đêm đàn long trọng không tiền khoán hậu tại nhà Ông Quyền Giáo Tông ở đường Tổng Đốc Phương trong Chợ Lớn. Đêm ấy tất cả là 19 người, tôi lấy làm vinh hạnh được dự.

(…) Sau khi Thầy nhập vào ông Cao Thượng Phẩm rồi, Thầy cầm nhang bước lên bàn thờ (…). Chính Thầy cầm nhang vẽ bùa lên đầu mỗi người quỳ xuống tuyên thệ (…)

Tôi được danh dự tuyên thệ trong đêm ấy, dầu đến chết tôi cũng không quên
.”

Nội dung của bức thơ giúp cho hậu thế có thể tái hiện hình ảnh sự kiện lịch sử buổi lễ nhập môn và bái mạng có Đức Chí Tôn thâu nhận các môn đệ đầu tiên ngay trong buổi đàn cơ qua hình thức “chấp bút nhang”.

Chi tiết này cũng giúp cho chúng ta hiểu được trong nghi thức lễ nhập môn hiện nay vì sao vị chức sắc chủ lễ cầm nhang họa bùa Tam Thiên trên đầu mỗi tân tín hữu.

Chúng ta hãy tham khảo câu chuyện bền chí cầu đạo.

Ông tên Dương Văn Hoài, nguyên quán làng Long Hiệp, tỉnh Chợ Lớn thời Pháp thuộc. Ông đến quỳ cầu xin nhập môn tại một nhà đàn ở Cần Giuộc. Đức Chí Tôn giáng cho một bài thi mà mỗi câu có ba chữ:

Tu là khó,
Đừng ló mó.
Đặng thì mừng,
Cực rồi bỏ. Lui.


Một tháng sau, ông đến tại đàn lập ở chùa Hội Phước Tự, thuộc làng Long Trạch (Chợ Lớn) xin nhập môn nữa, lần thứ nhì. Qua thứ tự mấy chục người, đến phiên ông Đức Chí Tôn lại giáng cho một bài thi mà mỗi câu có bốn chữ :

Tu hành rất quý,
Làm biếng quá quỷ.
Về khá ăn năn,
Sau Ta sẽ chỉ. Lui.


Cách một tháng nữa ông lại đến cầu xin nhập môn tại một đàn cơ ở tư gia ông Hội Đồng Lai, làng Tân Kiển (Chợ Lớn). Đức Chí Tôn ban cho một bài thi mà mỗi câu có năm chữ:

Thường bữa đừng than trách,
Ta thương nên chỉ cách.
Lâm thời tự hối lần,
Ráng giữ cho trong sạch Lui.


Khoảng nửa tháng sau, ông nhẫn nại trở lại quỳ cầu xin nhập môn lần thứ tư ở chùa Hội Phước Tự. Lần này Đức Chí Tôn mới chịu thâu ông với một bài thi tứ tuyệt, bảy chữ:

Tưởng dễ hay sao hỡi bớ trò,
Ráng công tu luyện thế đừng lo;
Cửa Tiên muốn dựa trau lòng tục,
Đàn nội từ đây để bước dò
.”

Thuở khai Đạo, mỗi buổi đàn cơ có đến mấy trăm người tham dự chật cả trong và ngoài tại chùa hay tại tư gia. Thế mà ông Dương Văn Hoài, được Đức Chí Tôn lần lượt bốn lần ban ân cho thơ. Khởi đầu từ bài thơ ba chữ mỗi câu, rồi bốn chữ đến năm chữ sau rốt bảy chữ, làm cho mọi người biết chuyện kinh ngạc cúi đầu trước ân oai và lòng từ của Đức Đại Từ Phụ.

Trong danh sách những tiền bối hiện diện trong đêm 23 tháng 8 Bính Dần tham dự soạn thảo tờ Khai Tịch Đạo để đăng ký pháp nhân hoạt động tôn giáo với chánh quyền thuộc địa, tên ông Dương Văn Hoài ở vị trí thứ tự số 219 (bảng ký tên) .

Cho đến buổi tối lịch sử chuẩn bị văn kiện Khai Tịch Đạo, số lượng chư vị tiền bối đã được khoảng 245. Sau đó là giai đoạn chuẩn bị cho đại Lễ Thánh Thất (Khai Minh Đại Đạo). Một việc quan trọng khi đó là chuẩn bị nhân lực hậu thuẩn.
 

dong tam

New member
2. Qua Cơ bút “thâu nhập môn đệ” trong lần đi phổ độ đầu tiên cùng với việc phát hành Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh theo lệnh dạy của Đức Chí Tôn, số lượng tín hữu Cao Đài tăng vọt lên hơn 10 lần.

Ngày 13-10-1926 (07-9 Bính Dần) tờ Phổ Cáo Chúng Sanh đã được Đức Chí Tôn duyệt. Thầy dạy:

Vĩnh! Đọc Phổ Cáo Chúng Sanh, đợi Thầy sửa nghe. Hễ Thầy hạ cơ thì ngừng đọc…

Các con tức cấp lo phổ độ. Kể từ ngày mồng 10 tháng nầy, mấy đứa phò loan phải xin phép nghỉ 29 ngày hết nghe. Thầy dặn các con phải phân nhau mà đi cho khắp
.”

Trong khoảng thời gian từ trung tuần tháng 9 đến hết thượng tuần tháng 10 Bính Dần 1926, khắp lục tỉnh Nam Kỳ và các tỉnh miền Đông nam bộ mỗi đêm số lượng người đến hầu đàn cơ xin nhập môn rất đông.

Ngài Cao Thượng Sanh kể lại:

Một đêm có thể đi phổ độ 2 tỉnh gần nhau như Tân An, Mỹ Tho hoặc Vĩnh Long, Sa Đéc... Mấy chỗ khác đi từ tỉnh trở về tới nhà thường là 6 giờ sáng. Nghĩa là ngồi cầm cơ từ 9 giờ tối tới 4 giờ sáng. Đức Chí Tôn giáng cho thi cầu đạo mỗi người một bài, hoặc tám câu hoặc bốn câu.

Có khi cho thi tới 100 hay 150 bài một đêm
...” [Đại Hội Ban Đạo Sử ngày (15.12.1968)]

Kết quả là có được mấy ngàn tín hữu Cao Đài vào thời điểm chính thức ra mắt nền Thánh Thể của Đức Chí Tôn (Lễ Khánh thành Thánh thất đầu tiên cùng Lễ Bái Mạng của chư vị Thiên Phong lưỡng đài Hội Thánh).
 

dong tam

New member
3. Tiếp tục “thâu nhập môn đệ ” sau Lễ Thánh Thất

Sau ngày khai mạc, Đức Chí Tôn ban cho Pháp Chánh Truyền và dạy chư vị Tiền Khai soạn Tân Luật. Sau đó, Ơn Trên tiếp tục thâu nhập môn đệ từ người Việt cho đến người Tần Nhơn, Đường Nhơn, người Pháp v.v…:

3.1. Thâu người Việt:

Chúng ta hãy lướt qua vài đàn trong những tháng cuối năm Bính Dần:

* Mardi 23 Novembre 1926 (rạng 19.10 Bính Dần)

Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài Giáo Ðạo Nam Phương.

Cười ... Chư thiện nam cầu Ðạo thượng sớ.(…) (thâu 19 vị nam). (…)
Chư ái nữ cầu Ðạo. Thầy thâu hết.
Ca thị, con lấy tên hết rồi mai Thầy cho thơ.”

Chúng ta hãy lưu ý đến thời gian lập đàn, đã 2 giờ sáng !

* Mardi 11 Janvier 1927 (08.12 Bính Dần)

“Thái Bạch
Hỉ chư ðạo hữu, chư ðạo muội, chư chúng sanh. Bình thân.
Thổ nhơn nam và nữ nhập nội đồng quì. Chư Sơn trước... toàn thâu... lui.

Nữ phái thượng sớ.
(Sau khi cho 7 bài thơ tứ tuyệt cho mỗi người và thâu nhận, đến người thứ 8 tên Bảy lại không được)

Bảy:
Bảy mươi chưa biết trọn mình lành,
Ðừng thị khi đời ỷ miệng lanh. Lui.

(Tiếp theo, từ người thứ 9 đến thứ 11 được thâu). Và số còn lại:

Toàn thâu Nữ phái. Nam thượng sớ.
(4 người nam đầu được thâu, đến hai người thứ 5 và 6 không được)

Sơn:
Sơn là cao đã có lời rằng,
Ta thấy tên ngươi... nghiến răng;
Học hỏi chưa thông ngoài chái bếp,
Nhẫng lo cỡi phụng với đua tranh. Lui.

Thay:
Thay đời chẳng phải một tên ngươi,
Thấy phách lối kia bắt nực cười. Lui.

Tiếp theo

Hào:
Hào phú chưa ai dám sánh bằng,
Dầu nghèo mà giữ Ðạo làm ăn;
Trời soi dạ thẳng trăm oan thoát,
Có lúc vinh huê bỏ nhọc nhằn.

Thâu. Sau trọng dụng.

Toàn thâu, bỏ tên: Thiện, Ðào, Ðài
.”
 

dong tam

New member
Trong thời gian Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo, một hôm tại Thánh thất Gò Kén trong lúc thâu nhận người xin nhập môn, Thầy ban ơn điểm danh đồng thời khéo léo để lời dạy dỗ về ý nghĩa của Thiên Nhãn:

Phan Văn Võ:
Tai phân nạn trả lẽ thường thường,
Chớ tưởng mắt Trời ngó thiếu phương;
Non Thái dầu cao, cao hóa thấp,
Chậu kia dầu kín thấy thông thương. Thâu

Hồ Văn Cho:
Thông thương ngó rõ tánh lòng người,
Con chớ tưởng lầm tiếng nói chơi;
Ví thử Thầy cho con đặng phép,
Làm sao cho khuất bóng Thần ngươi. Thâu

Tr. Văn Giáo:
Thần ngươi xem khắp cả Càn Khôn,
Coi khắp nhơn sanh với giữ hồn;
Nếu trẻ biết quyền cầu khẩn thử,
Sang năm đổi số lạnh ra ôn. Thâu


Như vậy có nhiều người được thâu nhận làm tín đồ nhưng cũng có người chưa được! Những người nào được phê chữ “thâu” hay “Thượng” thì là được thâu nhận làm tín đồ. Còn những ai không có lời phê hoặc phê chữ “Lui” thì chưa được thâu nhận, phải về nhà lo tu sửa mình một thời gian sau đến thượng sớ xin nhập môn lại.

Trở lại với ông Dương Văn Hoài. Rạng sáng đêm rằm tháng 10 tại chùa Gò Kén, Đức Chí Tôn ban ân Thiên Phong cho những vị ở lục tỉnh. Trong danh sách được ân phong hôm đó có tên ông Hoài:

“Tái Cầu:

Thầy, Các con.
Trung! ra mời chư Thiên Phong lục tỉnh còn sót lại vào hầu.

… Viễn, Hoài! Thầy khen hai con, hai con quì đó.

Thầy kêu vài đứa nữa. Hoài (Cần Giuộc), Lai, Son, Bút, Hoài (hai Hoài)... Tín, Viễn.

Tín, Thầy phong chức Giáo Sư; còn Bút, Bích chức Giáo Hữu. Nhơn đã là Giáo Hữu, Thầy thăng lên chức Giáo Sư ... ...
Thầy dạy các con nhớ ngày nầy là ngày kỷ niệm. Trung, con phải lấy tên của chư môn đệ có mặt tại đây ngày nay mà giữ gìn để lưu lại cho hậu thế biết nghe à!

Thầy cần dùng ba chục đứa tình nguyện để phổ cáo xứ xa, ai đâu? Lấy tên, con Tương. Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
(Hồ Văn Đình, Nguyễn Minh Đức, Trần Văn Nhạc, Phạm Văn Thông, Huỳnh Trung Tuất, Dương Văn Hoài, Nguyễn Văn Thiện)... ... Cả thảy Thầy phong chức Giáo Hữu ... Thầy buộc học hết Thánh ngôn rồi mới đi phổ cáo nghe à!


Sau buổi Lập Vị bái mạng Thiên Phong Chức Sắc của Hội Thánh lần đầu tiên, Thầy yêu cầu 30 người tình nguyện đi phổ độ ở miền Bắc và miền Trung, trong bản văn điển ký chép tay còn lưu lại tên quý vị tình nguyện có tên ông Dương Văn Hoài. Bên cạnh mấy vị được Thầy phong Giáo Sư, các vị được điểm danh còn lại đều vinh dự được phong Giáo Hữu trong đêm Khai Minh Đại Đạo. Nhờ bền chí và thành tâm công quả phổ độ ông Hoài mới đạt được phẩm vị Giáo Hữu, về sau thăng lên phẩm Giáo Sư.
 

dong tam

New member
3.2. Thâu Tần nhơn: tín đồ và chức sắc

Để chuẩn bị nhân lực cho việc khai phá rừng xây dựng Thánh Địa Tây Ninh, Ơn Trên thâu nhận người Thổ nhơn xin nhập đạo.

a. Buổi đàn đầu tiên có hai người đàng Thổ được Đức Chí Tôn điểm danh là ngày Samedi 4 Décembre 1926 tức là (30.10 Bính Dần): hai vị tên là Trì Chia và Hòa Rấu.

b. Chức sắc Tần nhơn đầu tiên là một vị Cựu mẹ sóc tên Gồng

Thái Bạch,
Thượng Trung Nhựt, hiền hữu kêu Gồng và Niên.
Gồng, Lão phong cho hiền hữu chức Giáo Hữu đặng phổ độ Thổ nhơn nghe à. Tuân mạng (... )
Niên, Lão phong cho chức Giáo Hữu, tuân mạng.
Nhị vị hiền hữu lui ra ngoài lấy tên người Thổ chẳng kịp cầu Ðạo. Niên lui đi. Nữ phái toàn thâu
.”

3.3. Thâu Đường nhơn:
Thuở ban đầu đã có một ít người Hoa được thâu nhận như Ngài Ca Minh Chương, bà Lê Văn Trung (được Thầy gọi là Đường thị) v.v… Tài liệu Đạo Sử Xây Bàn của bà Hương Hiếu cho thấy trong đợt Lễ Khai Minh, Xiếu Ngó là người Hoa đầu tiên được thâu nhập vào đàn ngày Samedi 18 Décembre 1926 (14.11 Bính Dần)

Xiếu Ngó:
Xiếu Ngó mà nên bởi có người,
Dắt dìu rồi lại dạy thông đời;
Lửa hương ví bẳng ngày sau đượm,
Phải nhớ công ơn của Ðất Trời. Thâu.

Khá phổ độ con cái Trung Huê của Thầy nghe
.”

Về sau có hàng ngàn người Hoa ở Campuchia nhập môn.

3.4. Thâu người Pháp:

Trong thời gian này, có một số người Pháp tìm đến hầu đàn rồi cũng xin nhập môn và được thâu nhận.

Thí dụ: đêm Noel năm 1926

Thứ bảy, 25-12-1926 (âl 21-11 Bính Dần)

Thái Bạch,
Frère Latapie, je vous nomme Evêque d’équipe Française, c’est au rang de Giáo Sư que vous êtes placé
.”
(tạm dịch: Hiền hữu Latapie, Ta điểm danh phong phẩm Giáo Sư trong nhóm những người Pháp)
 

dong tam

New member
Tình hình thâu nhập môn đệ sau một tháng Đại Lễ Thánh Thất (Khai Minh Đại Đạo) rất khả quan. Vào cuối tháng 11 Bính Dần, một hôm, Thầy cho biết số lượng tín đồ được thâu qua cơ bút sắp “gần đủ số

Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài giáo đạo Nam phương. (Chúng sanh xin cầu Đạo)

(…) Vậy các con muốn cho chúng sanh cầu Đạo thì Thầy cho phép, song từ đây phải làm sớ như Minh Thệ mà xin nhập môn đặng có thế phổ độ cứu vớt chúng sanh thêm một chút ít nữa.

Thầy cho các con hay trước rằng: Đại Đạo tại Nam Kỳ gần đủ số rồi, hễ đủ số rồi thì phải bế lại mà hành Đạo.
Còn một phần thì đi ngoại quốc phổ thông nền Chánh đạo.

Thầy toàn thâu cả chúng sanh nam nữ
.”

Trong đàn giao thừa đầu năm Đinh Mão 1927, theo lời dạy của Thầy, số tín hữu Cao Đài đã vọt lên hơn 40 ngàn.

Khi đó, việc nhập môn cầu đạo trở thành một hiện tượng trong quần chúng. Đi hầu đàn, xin nhập môn để được điểm danh đã trở thành phong trào trong đời sống xã hội. Có một số người a dua, chạy theo chứ chưa phải thật tâm cầu đạo cho nên có lần Đức Giáo Tông răn đe:

Như Lão chẳng vì lời Thầy dặn bảo thì đã cấm Cơ Bút rồi. Vậy Đạo chưa thành, Lão kỳ tới cuối tháng 6 năm tới thì cấm tuyệt Cơ Bút.”

Vào ngày Vía Thầy:

Thái Bạch… Nay là ngày Vía Đức Chí Tôn, nhiều kẻ cầu Đạo không đáng thâu nạp, nhưng mà Đức Từ Bi biểu Lão ân xá, nên toàn thâu, không đuổi ai hết.”

Đến cuối tháng 2 Đinh Mão, sau khi dời Thánh Thất Gò Kén về vùng đất mới mua ở làng Long Thành – Tây Ninh. Trong khi bắt đầu xây dựng Thánh địa và Tổ đình, việc phổ độ thâu nhận tín đồ vẫn tiếp diễn ở nhiều địa phương.

Vào ngày mùng 2 tháng 5 năm Đinh Mão 1927, khi khuyến khích chư chức sắc áp dụng Tân Luật để phổ độ nhân sanh, một lời Thánh ngôn của Đức Chí Tôn về sau đã trở thành đề tài có nhiều ý kiến khác biệt nhau ngay trong nội bộ nhà Đạo Cao Đài:

Còn cuối kỳ tháng sáu đây thì Thầy phải ngưng hết cơ bút truyền Đạo”.

Ngày 13 tháng 5 Đinh Mão, Đức Chí Tôn giáng đàn, dạy:

Trong nội tháng sáu đây thì trách nhậm của mấy đứa phò loan gần hoàn toàn.”

Vào ngày đầu tiên của tháng 7 Đinh Mão, Đức Chí Tôn giáng đàn ở làng Long Thành – Tòa Thánh Tây Ninh:

* Long Thành, 29.7.1927 (âl 01.7 Đinh Mão)

Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương.

Các con, Thầy thâu nhập môn đệ, cho Thánh bút kỳ nầy là chót. Định ngưng cơ phổ độ, từ đây do theo Tân Luật mà hành đạo và thâu nhập chúng sanh. Nhưng nếu có chuyện bí yếu chi về nền Đạo và về đường trách nhậm của các con thì Thầy sẽ lấy từ bi mà khuyến dạy.

Trang bạch: . . . . . . . . .

- Được con, Thầy cho thượng sớ. Trang, Thầy thâu nhập hết chư nhu. Con giải sơ cách hành Đạo và ái kỉnh cho cả thảy biết.

Thầy ban ơn cho các con. Thầy thăng
.”

Qua nội dung của đàn này cho thấy hôm đó là lần cuối cùng Đức Chí Tôn ban ân thâu nhận người xin nhập môn và dặn dò từ nay cứ “theo Tân Luật … thâu nhập chúng sanh”.

Nhưng không có nghĩa là Thầy ngưng giáng cơ hoàn toàn: “… nếu có chuyện bí yếu chi về nền Đạo và về đường trách nhậm của các con thì Thầy sẽ lấy từ bi mà khuyến dạy”.
 

dong tam

New member
KẾT LUẬN

Gần chín mươi năm đã vụt qua đi, ngày nay chúng ta mới có điều kiện để có đủ thông tin: Về những câu chuyện, những hình ảnh Ơn Trên “thâu nhập môn đệ” trong những năm tháng đầu tiên của Cao Đài giáo.

Tất cả các số liệu cho thấy rõ diễn tiến lịch sử phát triển số lượng tín hữu Cao Đài trong 18 tháng đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Cùng với những lời dạy của Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông về việc chấm dứt cơ bút “thâu nhập chúng sanh” giúp chúng ta hiểu chính xác lời dạy “Còn cuối kỳ tháng sáu đây thì Thầy phải ngưng hết cơ bút truyền Đạo”.

Điều này giúp cho toàn Đạo:

1. Xác định việc Thầy ngưng cơ bút truyền Đạo chỉ là chấm dứt một giai đoạn lịch sử của “Cơ phổ độ” hết sức đặc biệt, Ơn Trên trực tiếp thâu nhập môn đệ qua hình thức cơ bút. Và kể từ thời điểm đó trở về sau bắt buộc chư chức sắc phải áp dụng theo Tân Luật, điều thứ chín của Chương II Về người giữ Đạo.

Ngài Thượng Sanh Cao Hoài Sang có nói:

“Đức Chí Tôn giáng cơ truyền Đạo cho nhơn sanh mãi tới cuối tháng 6 năm 1927 (năm Đinh Mão), Đại Từ Phụ mới ra lịnh ngưng phổ độ bằng cơ bút. Về sau, người xin nhập môn cứ dâng sớ và lập minh thệ theo luật Đạo.”

2. Xác định tên gọi cho một giai đoạn lịch sử có một không hai trong cơ cứu độ Kỳ Ba: Thời kỳ “Cơ Bút thâu nhận sanh linh (…) theo Thiên thơ”.

3. Và giúp cho hậu thế hiểu đúng Thánh ý của Thầy. Điều này cũng sẽ góp một phần khá quan trọng cho việc thống nhứt tư tưởng nhà đạo ở tương lai.
 

Facebook Comment

Top