Tính khiêm cung của người tu

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Chào quí Huynh Tỷ Đệ Muội,</P>
<P>Nhân dịp HDDD đang soạn một bài viết về Tính Khiêm Cung của Người Tu để thảo luận cùng bạn đạo tại TT sở tại. Xin được phép tham khảo ý kiến và tài liệu về đề tài này của quí huynh tỷ đệ muội trên diễn đàn. </P>
<P>Đúng ra HDDD cần đưa vấn đề này lên diễn đàn sớm hơn, vì đề tài được trình bày trong vòng 34 tiếng đồng hồ nữa thôi tại đây, nhưng cũng tốt vì sẵn đây anh em chúng ta có dịp học hỏi cùng nhau thêm về đức tính cần thiết này. Quí huynh tỷ đệ muội nào có sưu tầm được đoạn thánh giáo Ơn Trên dạy về tính Khiêm Cung xin chia sẻ ngay trong vòng 30 giờ tới, để bài viết thêm phần giá trị, và để quí huynh tỷ đệ muội góp phần công quả vậy. Nhớ ghi rỏ nguồn gốc lời dạy và xin cẩn thận không dư không thiếu hoặc sai một chữ nào để chúng ta khỏi mắt lỗi với Ơn Trên. </P>
<P>HDDD thiết nghĩ khiêm cung ( đối nghịch với tính kiêu ngạo mà chúng ta rất dễ học được ngay từ tấm bé) rất quan trọng cho chúng ta học hỏi và thực hành mọi nơi (xã hội, trong gia đình, và đối với bản thân), mọi lúc trong quá trình tu sữa của mỗi chúng ta. </P>
<P>Thân chào,</P>
 

Đạt Tường

New member
<P> Trước tiên hiền đệ nên gởi lên những đoạn Thánh giáo đã tìm được rồi để mọi người tham khảo (tất nhiên chỉ cần trích đoạn câu đầu và cuối cùng xuất xứ của mỗi đoạn)</P>
<P>Hy vọng trong 24h này sẽ có gợi ý thêm cho đệ vài đoạn hữu ích.</P>
<P>Chúc thành công</P>
 

DangVo

New member
mới đăng bài  Thế nào là người  Chơn Tu , <br>http://www.caodaivn.com/forum_posts.asp?TID=495&PN=1<br><br>Lời dạy của Đức Quan Âm về đề tài Nhẫn nhục <br> http://www.caodaivn.com/forum_posts.asp?TID=496&PN=1&amp ; ;TPN=1<br><br>Đạo Tỷ Bảo Trân với đề tài Tam nguyện xá tôi đệ tử<br> http://www.caodaivn.com/forum_posts.asp?TID=497&PN=1&amp ;TPN=1<br><br>HDDD coi có giúp được phần nào bài thuyết minh Tính khiêm cung của người tu không?<br>   
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Chào quí huynh tỷ đệ muội,</P>
<P>Thánh ngôn, thánh giáo thường nhắc nhở về đức khiêm cung. </P>
<P>Tại đàn ngày 11 tháng chạp Đ Đ 33, Đức Giáo Tông dạy : "Tài như Tôn Ngộ không có đủ thần công pháp nhiệm cũng tự kiêu không lượng sức nên bị đè dưới Ngũ hành sơn. Người kiêu khí nếu không gặp phải đối thủ trị cho một trận thì suốt đời gây biết bao tội ác, vay trả chừng nào xong. Nhờ thế mà một lần bị nạn một lần giác tỉnh nên chịu làm đệ tử Đường Tăng. Ôi một người thần công tài pháp vô địch mà còn <strong>làm trò hầu hạ cho kẻ mắt thịt thân phàm</strong>, nếu tài trí cao quyền mà không đầu hàng Đạo Đức thì làm sao nên Thánh nên Hiền. </P>
<P>" Nên <strong>người tu hành đừng thấy mình hơn ai</strong>, mà dù được hơn cũng phải hạ mình trước người để chế ngự kiêu khí ngạo mạn." (Thánh Truyền Trung Hưng, Tập 4, trang 61)</P>
<P>Chân thành cảm ơn quí huynh đã giúp đệ bòn chút công quả,</P>
<P>HDDD</P>
<P> </P> 
 

Đạt Tường

New member
Kinh Dịch đề cập đến đức khiêm qua quẻ Địa Sơn Khiêm. Đức Khổng Tử nói rõ hơn:
<P align=justify><EM>"Quân tử làm việc chi cũng lấy nghĩa làm làm gốc, noi theo lễ tiết mà thi hành, phát biểu công việc của mình bằng đức khiêm tốn và thành tựu nhờ lòng Tín thật."</EM></P>
<P align=justify>Đức Lão Tử bảo rằng: <EM>"Ta có ba món báu, hằng giữ gìn: một là Từ, hai là kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ."</EM></P>
<P align=justify>Khiêm tốn là bài học quan trọng, có tính cách một di chúc vì đã được Đức Chúa truyền dạy trong đêm họp mặt cuối cùng của Ngài với các môn đồ trước khi Ngài lên Thập Tự giá. Đêm ấy đích thân Đức Chúa rửa và lau chân cho các môn đồ rồi dặn dò:</P>
<P align=justify><I>"Nếu ta là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho các người thì các người phải rửa chân cho nhau. Vì ta đã làm gương mẫu cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi "</P></I>
<P align=justify>.“<I>Khi Ta sắp bị đóng đinh trên Thập Tự Giá, Ta cùng các tông đồ Ta hội hiệp nhau để chung một cuộc lễ tiến hành giả từ kẻ Tiên người tục. Thì Ta dạy các tông đồ Ta: “Hãy rửa chân lẫn nhau”. Nhưng không một tông đồ nào dám hạ mình để rửa chân. Ta mới đi rửa chân cho từng môn đồ Ta cho sạch sẽ hai bàn chân.</P>
<P align=justify>Với lý nầy, là con người ở thế, hễ còn làm là còn lâm vấp tội lỗi cũng như còn đi là còn dính bụi hai bàn chân nên phải rửa vần công với nhau mới kỹ lưỡng, sạch sẽ hạ mình để thực hành Thánh Ý Ta dạy. Nhưng khi Ta thăng thiên rồi, các tông đồ mới trọn đức tin và thi hành đúng đắn theo lời Ta dạy từ trước mới được đắc quả vị cả thảy.</P>
<P>Thì hôm nay đây, chư môn đồ nam nữ tu trong Đại Đạo cũng thế rán mà khiêm nhường hòa ái thương yêu, thành thật với nhau mới đắc thành việc Đạo được</I>.” </P>
<P>(Đức Jésus, Toà Thánh Tiên Thiên, Tý thời Giáng Sinh 24.12.1963)</P>
<P align=justify>Khiêm tốn là bài học đầu tiên mà Đức Thượng Đế đích thân Ngài dạy cho nhơn sanh khi giáng lâm cõi trần khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, về sau xưng danh chánh thức của Ngài cũng chỉ là CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.</P>
<P align=justify>Tiên Ông : Phẩm chót của Tiên.</P>
<P align=justify>Bồ Tát : Phẩm thấp nhứt của Phật.</P>
<P align=justify></P>
<P align=justify>Ngài dạy: <I>"Phải noi theo gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng. Phải khiêm nhường sao cho bằng Thầy "</I> (THÁNH NGÔN Hiệp Tuyển I, trang 44)</P> 
 

Tien Duc

New member
<FONT size=3> </FONT><SPAN style="FONT-FAMILY: times new roman,times,serif"><FONT size=3>chào HDDD!<BR>Tong Kinh Sám Hối có câu:<BR>"</FONT><SPAN style="FONT-STYLE: italic"><FONT size=3>Phải cho biết kỉnh vì trên trước<BR>................................................<BR>Bà con chòm xóm ra vô khiêm nhường.<BR>...............................................<BR><SPAN style="FONT-STYLE: italic"></SPAN></FONT></SPAN><FONT size=3><SPAN style="FONT-STYLE: italic">Hễ biết nghĩa thọ ơn chẳng bội<BR>Giúp cho người chớ vội khoe ra.<BR></SPAN>Trong Giới Tâm Kinh có câu:<BR>"</FONT><FONT size=3><SPAN style="FONT-STYLE: italic">Chớ tự phụ củng đừng kiêu ngao.."<BR><BR><SPAN style="FONT-STYLE: italic"></SPAN></SPAN>Ngòai ra Đức Hộ Pháp cũng dạy như sau:<BR>"</FONT><FONT size=3><SPAN style="FONT-STYLE: italic">Mấy em khá nhớ, mấy em là người phụng  sự cho Đạo mà thôi, không phải như các nền tôn giáo khác là muốn làm chúa thiên hạ, nếu muốn làm chúa thiên hạ thì tốt hơn là làm tôi cho con cái Đức Chí Tôn là phải hơn."<BR></SPAN>Nguồn : web site Tủ Sách Đại Đạo, mục Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp theo chủ đề Đạo Pháp Vô Biên, đoạn cuối của bài số 7: Ba sắc dân được hưởng hồng ân của Đức Chí Tôn (Thuyết Đạo Quyển V, trang 118).<BR>Tiến Đức<BR></FONT><SPAN style="FONT-STYLE: italic"><FONT size=3> <SPAN style="FONT-STYLE: italic"></SPAN><BR></FONT></SPAN></SPAN><FONT size=3> </FONT>
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Trong một lần dạy việc ban trao Quyền Pháp tại thánh  thất Minh Trung ở Phú Yên ngày 22-4-1957 Thầy lại một lần nữa nhấn mạnh về tính khiêm nhường: </P>
<P>"Còn việc phong thưởng là việc Thầy muốn cho con nhờ Quyền Pháp để lập công tu thêm phần Tâm Pháp. Các con lại thấy nó là <strong>cái tước phẩm để hơn người </strong>rồi gây thêm tệ hại. Nếu Thầy đem tước phẩm kia trao cho các con để  các con sanh lòng kiêu ngạo thì là đem con vào tội lỗi hay sao? Các con nên xét Quyền Pháp mà Thầy đã đưa hay chưa đưa cho các con, hoặc đứa có rồi, đứa chưa có là cũng vì lòng thương mà cứu độ cả. Đã tu thì không nên nghĩ sai nói quấy, <strong>phải khiêm nhường yêu thương giữa nhau đồng tình lo tu giúp Đạo.</strong>" ( Thánh Truyền Trung Hưng, Tập III, tr. 36)</P>
<P>  </P>
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Chào quí huynh tỷ đệ muội, </P>
<P>Nhân đọc bài báo " When not seeing is believing " của tác giả Andrew Sullivan trên tờ báo Time ra ngày 9 tháng 10 năm 2006 trên trang 58, HDDD muốn chia sẻ thêm với quí hdtm về sự cần thiết của tính khiêm cung. </P>
<P>Trong gia đình hạnh khiêm cung giúp cha mẹ anh chị em thương nhau hơn; trong nhà đạo, huynh đệ tỷ muội gần gũi nhau hơn cũng nhờ biết khiêm nhường. Nhìn xa hơn ra bên ngoài, thế giới chúng ta đang sống sẽ thật sự đại đồng nếu mọi cộng đồng tôn giáo đều biết người biết ta, khiêm tốn trong lối suy nghĩ, không cho niềm tin tôn giáo mình là tuyệt đối, thì nhơn loại may ra mới tránh được nguy cơ thánh chiến. Trong bài báo trên tác giả chỉ ra sự bùng nổ của các tư tưởng bảo thủ trong niềm tin tôn giáo: <strong><EM>On the rise of fundermentalism and why embracing spiritual</EM></strong> <strong><EM>doubt is the key to defusing the tension between East and West...</EM></strong> ( Trong sự bùng nổ của tôn giáo cực đoan chỉ cho niềm tin của mình là đúng chúng ta thấy được cần tin rằng cần phải suy nghĩ lại xem niềm tin như vậy là đúng chưa mới là chìa khóa làm vơi bớt sự xung đột giữa Đông và Tây...)</P>
<P>Tác giả nhận xét rằng nếu ai cũng cho rằng chỉ có tôn giáo mình là đúng thì trong cùng một quốc gia người dân cũng chia rẻ nói chi đến đại đồng thế giới <EM><strong>( Domestically, the resurgence of religious certainty has deepened our cultural divisions. And so our political discourse get</strong> <strong>more polarized, and our global discourse gets close to impossible.)</strong></EM> </P>
<P> </P>   
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Cũng theo Andrew mọi người khiêm nhượng hơn một tí trong suy nghĩ về tôn giáo của mình thì mới hòng thoát ra khỏi những hậu quả khôn lường: </P>
<P><strong><EM>There is, however, a way out. And it will come from the only place it can come from- the minds and souls of people of faith. It will come from the much <FONT color=#0000ff>derided</FONT> moderate Muslims, <FONT color=#0000ff>tolerant</FONT> Jews and <FONT color=#0000ff>humble</FONT> Christians. The alternative to the secular-fundermentalist death spiral is something called <FONT color=#0000ff>spiritual humility </FONT>and sincere religious doubt.</EM></strong> </P>
<P>Đọc bài viết trên của một tác giả đương đại ở tây phương chúng ta mới thấy con đường Đại Đạo chúng ta đang đi rất cần "hoằng khai" lắm lắm. Nhưng chi chi thì hạnh khiêm tốn cũng rất cần phải không quí huynh tỷ đệ muội. </P>
<P>Mong nhận thêm các bài học về tính khiêm cung từ huynh tỷ đệ muội để chúng ta cùng học tu.</P>
 

Thai Nguyen

New member
<P> Huynh Tỷ có khi nào đọc đoạn này chưa</P>
<P><strong><EM>Hậu Kỳ Thân Nhi Thân Tiên; Ngọai Kỳ Thân Nhi Thân Tồn</EM></strong>.</P>
<P>tn</P>
<P> </P>
 

Thai Nguyen

New member
<P> Nhân đọc bài viết của huynh Đạt Tường về quẻ Địa Sơn Khiêm, Đệ nhớ mình đã đọc qua đâu đó một lần, tìm lại thì gặp trong quyển Dịch Kinh Đại Toàn của BS Nguyễn Văn Thọ, (Tập II, Trang 211, Tác Gỉa tự xuất bản năm 1997). Xin trích đoạn theo đây cống hiến đến quí Huynh Tỷ:</P>
<P><strong><EM>Mới hay</EM></strong> (lời bình của BS Thọ) <strong><EM>Thánh Hiền trọng nhất sự Khiêm Cung.</EM></strong></P>
<P><strong><EM>Quẻ Khiêm thủ nghĩa ở Hào Cửu Tam và ở hình dung của quẻ: Một hào Dương, tức là Dương Cương Chi Tài mà chịu khuất lấp dưới hào Âm; siêu việt như núi non mà chịu ẩn mình trong lòng đất; quán thế hiền tài mà sống thầm lặng trong lòng dân; giúp cho đời mà không khoe khoang nửa lời, nửa tiêng.</EM></strong></P>
<P><strong><EM>Quẻ Khiêm cũng còn nói lên một định luật hằng cửu của trời đất:</EM></strong></P>
<P><strong><EM>- Cái gì thấp (Khôn = Đất) sẽ được đưa lên cao</EM></strong></P>
<P><strong><EM>- Cái gì cao (Cấn = Núi) sẽ bị hạ xuống thấp.</EM></strong></P>
<P><strong><EM>(Ta thấy nơi quẻ Khiêm: Khôn là đất {ba gách đứt} lại ở trên; Cấn là núi {một gạch liền và hai gạch đứt} lại ở dưới...)</EM></strong></P>
<P>thái nguyên </P>
<P>  </P>
 

Tien Duc

New member
<P>                  <FONT color=#0000ff size=3><strong>ĐỨC KHIÊM NHƯỢNG</strong></FONT></P>
<P>Cửu Khúc Tòa</P>
<P>12-02-1932</P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Lời Thầy dạy, từ trên xuống dưới,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Con nữ nam tiến tới Đạo-hùynh;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Gìn lòng khiêm nhượng hạ mình,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Khỏi điều thất bại, Đạo-huỳnh rạng danh.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Đắc nhơn tâm, đắc thành việc Đạo,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Thất nhơn tâm, tôn giáo đâu còn;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Thầy đây mở Đạo dạy con,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong><FONT color=#0000ff>Hạ mình xuống bực Tiên Ông chẳng nài</FONT>.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Thầy giáng điển, cạn bày mọi lẽ,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Nhắc việc đời, con để soi gương;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Tổ tiên sách sử con tường,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Tự cao với đức khiêm nhường ra sao?</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Lòng phàm phu, cần trau tục tánh,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Tánh tự cao, lắm cảnh truân chuyên;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Kìa như <FONT color=#0000ff>Khổng Tử </FONT>bực hiền,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong><FONT color=#ff0000>Tự cao</FONT> gặp phải ấu niên thần đồng.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Tánh <FONT color=#ff0000>tự đắc </FONT>cũng không nên việc,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Kìa: gương <FONT color=#0000ff>Hốt Tất Liệt </FONT>thời xưa;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Ỷ tài tự đắc không vừa,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Rốt rồi thì cũng bại thua kẻ tài.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Tánh <FONT color=#ff0000>tự tôn</FONT> còn sai hơn nữa,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong><FONT color=#0000ff>Hạng Võ</FONT> không vâng thửa lịnh truyền;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Giết Nghĩa Đế, đọat ngôi thiên,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong><FONT color=#ff0000>Tự tôn</FONT> chẳng kể, bực hiền Bái Công. </strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Tánh <FONT color=#ff0000>tự ái</FONT>, khó mong sửa lỗi,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Chạm đến lòng, thì vội buồn hờn;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Kìa gương <FONT color=#0000ff>vua Trụ</FONT> vô nhơn,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Quần thần chỉ lỗi, nổi cơn lôi đình.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong><FONT color=#ff0000>Đức khiêm nhượng</FONT> hạ mình như<FONT color=#0000ff> Chúa,</FONT></strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong><FONT color=#0000ff>Giê Su </FONT>còn chịu rữa chơn con;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Phi-ê-rô kinh Thánh còn,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Hạ mình để dạy các con môn đồ,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Lời Thầy dạy, bày phô đức tánh,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Con nữ nam, Đạo hạnh cố cần;</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Đạo như hoa đẹp tuyệt trần,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Hạnh là hương vị, tăng phần có hoa.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Hoa vô vị, thì hoa vô giá,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Hoa hửu hương, như đóa hoa vàng.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Có đạo có đức hoàn toàn,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Như hoa có nhụy bay tràn khắp nơi.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Muốn có đức, con thời giữ hạnh,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Hạnh giữ tròn, trau tánh từ hiền,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Con ôi! nam nữ cố kiên,</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Nhớ lời Thầy dạy, cần chuyên bài nầy.</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3><EM><strong>Ngọc Hoàng Thượng Đế</strong></EM></FONT></P>
<P><FONT size=3>Thánh Huấn Hiệp Tuyển, Quyển II, Thánh Thất Toronto, Quý Dậu 1993, trang 45-46</FONT></P>
 

hien hoa

New member
<P>  <FONT size=3>Chào quý hiền huynh , hiền tỷ.</FONT></P>
<P><FONT size=3>   Tiểu đệ thấy đề tài này rất hay mạn phép đề thêm vào bốn câu thơ của Đức Đại Từ Phụ ngụ ý dạy về tính khiêm cung như sau :</FONT></P>
<P><FONT size=3>   Nho nhã khuyên con tập tánh lành</FONT></P>
<P><FONT size=3>   Dưới Đời đừng tưởng một mình lanh</FONT></P>
<P><FONT size=3>   Một câu thất đức thiên niên đọa</FONT></P>
<P><FONT size=3>   Nhiều nỗi trầm luân bởi ngọn ngành</FONT></P>
<P> ( Thánh Ngôn Hiệp Tuyển - Thi Văn Dạy Đạo )</P>
 

thanh tịnh

New member
<P> Chư huynh tỷ đệ muội!</P>
<P>Nói đâu xa ngay câu NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TAT mà ta vẫn niệm hằng ngày cũng dạy ta tính khiêm cung rồi ! vì sao các bạn biết không !</P>
<P>Bởi một đấng tối cao mà lại hạ mình để xuống bực TIÊN ÔNG & BỒ TÁT điều này dạy chúng ta đức tính khiêm nhường biết dường nào. </P>
<P>Mà ta biết Tiên Ông & Bồ Tát chính là hai phẩm chót của hàng tiên phật. </P>
<P>Thế đấy các huynh - tỷ ạ. </P>
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P>Đức tính khiêm cung cũng rất cần thiết cho mỗi tín hữu trẻ của chúng ta trong sứ mạng qui hiệp cùng nhau. </P>
<P>Mỗi Hội Thánh muốn tiến đến liên kết cùng nhau để hoằng khai Đại Đạo thì bản thân mỗi Hội thánh của mình cũng phải giữ được hạnh khiêm nhường và sẵn sàng để: </P>
<P><strong>" Chờ Thầy qui nhứt vội gì bớt thêm "</strong> *</P>
<P>-------------------------</P>
<P>* Trích Thánh giáo dạy Đạo của Bảo Pháp Chơn Quân Thanh Long Lương Vĩnh Thuật. </P> 
 

Facebook Comment

Top