Sau khi tuyên bố sự hiện diện của Cao Đài giáo theo luật định và tiến hành đăng ký hoạt động tôn giáo với nhà cầm quyền đương thời vào giữa quý 3 năm Bính Dần 1926, trong lần đầu tiên thực hiện việc Phổ Độ suốt một tháng theo lệnh của Đức Chí Tôn, chư vị Tiền Khai Đại Đạo đã phát hành Tờ Phổ cáo Chúng sanh có nội dung chánh yếu trình bày một số điểm căn bản theo quan điểm của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ qua một số lời dạy của Đức Cao Đài Giáo Chủ.
Một trong những trọng điểm là “Tu là cứu độ Cửu Huyền Thất Tổ”.
Chư vị Tiền Khai đã viết: “... Nay trống Lôi Âm đã giục, chung Bạch Ngọc đã rung, xin chư thiện nam tín nữ hồi tâm tỉnh ngộ, lo tu tâm dưỡng tánh mà chen bước vào đường đạo đức cho kịp thời Tam Kỳ Phổ Độ nầy. Gẫm xét cho cùng tột rồi, chẳng vinh diệu nào cho bằng chịu khổ hạnh nâu sòng, lập âm chất công quả hầu siêu rỗi cho tiền bối nơi chín suối. Chưởng đức lưu truyền lại cháu con, ráng công phổ độ, cứu vớt nhơn sanh khỏi nơi trầm luân khổ hải và chính mình đặng cải tà quy chánh, thoát kiếp luân hồi. Ấy là sở hành cao thượng vô cùng.”
Người tín hữu Cao Đài cần làm những gì và làm thế nào để việc“Lập âm chất công quả hầu siêu rỗi cho tiền bối” đạt được kết quả mỹ mãn? Tập sách mỏng này khởi đầu kết tập lại một số bài soạn, từ những lời giáo huấn Thiêng Liêng về chủ đề quan trọng này qua cơ bút cũng như những kinh nghiệm thực tế được kể lại của các chơn linh đã được siêu rỗi hay các vong linh đang mong chờ kết quả công đức từ thân nhân và bổn đạo, đã được trình bày trong mùa cầu siêu tháng bảy hàng năm từ những năm giữa thập niên 90 đến nay.
Một nguyên lý căn bản cần phải ý thức thực hành để mang lại hiệu quả cứu độ linh hồn những người đã khuất được Thiêng Liêng đúc kết trong tinh thần phổ độ của giáo lý Kỳ Ba là “Tu giả độ nhơn. Độ nhơn độ kỷ, độ kỷ độ Cửu Huyền Thất Tổ thị chi hiếu dã.” (Tu ấy là độ kẻ khác. Độ kẻ khác là độ chính mình. Độ mình là độ Cửu Huyền Thất Tổ. Đó chính là hiếu vậy.)
Hy vọng rằng qua nội dung những lời Thánh Ngôn và Thánh giáo của Ơn Trên về mảng đề tài này sẽ giúp định hướng cho các tín hữu Cao Đài chúng ta có được những bài học đạo lý căn bản để đức tin gia tăng và nổ lực thực hành trên đường tự độ gia quyến đồng thời góp phần siêu độ cho tha nhân.
Tháng 7 Canh Dần 2010
Một trong những trọng điểm là “Tu là cứu độ Cửu Huyền Thất Tổ”.
Chư vị Tiền Khai đã viết: “... Nay trống Lôi Âm đã giục, chung Bạch Ngọc đã rung, xin chư thiện nam tín nữ hồi tâm tỉnh ngộ, lo tu tâm dưỡng tánh mà chen bước vào đường đạo đức cho kịp thời Tam Kỳ Phổ Độ nầy. Gẫm xét cho cùng tột rồi, chẳng vinh diệu nào cho bằng chịu khổ hạnh nâu sòng, lập âm chất công quả hầu siêu rỗi cho tiền bối nơi chín suối. Chưởng đức lưu truyền lại cháu con, ráng công phổ độ, cứu vớt nhơn sanh khỏi nơi trầm luân khổ hải và chính mình đặng cải tà quy chánh, thoát kiếp luân hồi. Ấy là sở hành cao thượng vô cùng.”
Người tín hữu Cao Đài cần làm những gì và làm thế nào để việc“Lập âm chất công quả hầu siêu rỗi cho tiền bối” đạt được kết quả mỹ mãn? Tập sách mỏng này khởi đầu kết tập lại một số bài soạn, từ những lời giáo huấn Thiêng Liêng về chủ đề quan trọng này qua cơ bút cũng như những kinh nghiệm thực tế được kể lại của các chơn linh đã được siêu rỗi hay các vong linh đang mong chờ kết quả công đức từ thân nhân và bổn đạo, đã được trình bày trong mùa cầu siêu tháng bảy hàng năm từ những năm giữa thập niên 90 đến nay.
Một nguyên lý căn bản cần phải ý thức thực hành để mang lại hiệu quả cứu độ linh hồn những người đã khuất được Thiêng Liêng đúc kết trong tinh thần phổ độ của giáo lý Kỳ Ba là “Tu giả độ nhơn. Độ nhơn độ kỷ, độ kỷ độ Cửu Huyền Thất Tổ thị chi hiếu dã.” (Tu ấy là độ kẻ khác. Độ kẻ khác là độ chính mình. Độ mình là độ Cửu Huyền Thất Tổ. Đó chính là hiếu vậy.)
Hy vọng rằng qua nội dung những lời Thánh Ngôn và Thánh giáo của Ơn Trên về mảng đề tài này sẽ giúp định hướng cho các tín hữu Cao Đài chúng ta có được những bài học đạo lý căn bản để đức tin gia tăng và nổ lực thực hành trên đường tự độ gia quyến đồng thời góp phần siêu độ cho tha nhân.
Tháng 7 Canh Dần 2010