Tưởng Niệm Đức Cao Thượng Sanh qui Thiên

Phụng Thánh

New member
Kính thưa chư HTĐM !

Phụng Thánh mở chủ đề này với tâm thành , không để ngày Kỷ Niệm Đức Thượng Sanh CAO HOÀI SANG bị mai một !

- Đến ngày 26/3 âm lịch, chúng ta cùng hướng về Đền Thánh Tây Ninh :
Cầu nguyện ĐỨC CHÍ TÔN CÙNG CÁC ĐẤNG THIÊNG LIÊNG
hộ độ chơn linh Thượng Sanh CAO HOÀI SANG được cao thăng Thiên vị .

- Cầu xin Đức Thượng Sanh HTĐ xoay cơ chuyển thề, theo truyền khẩu
nhân gian hiện nay : ĐẠO VINH ĐỜI SÁNG - TỐT ĐỜI ĐẸP ĐẠO -
ĐẠO ĐỜI TƯƠNG ĐẮC . . .

- Mời toàn đạo Nam Nữ bày tỏ lòng thành kính, ký ức . . .
về Đức Thượng Sanh nơi đây, đúng ngày Qui Thiên của Đức Ngài
để được tròn đầy ý nghĩa , vì hiện nay ngày 26/3 âm lịch trở thành
ngày bình thương.

  • Bài Thài :

      • Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền,
        Nguyện đem thi thố tấm trung kiên.
        Độ đời quyết lánh vòng danh lợi,
        Trau chí tìm noi bậc Thánh Hiền.
        Từ ái làm nền an thổ võ,
        Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên.
        Những mong huệ trạch trên nhuần gội,
        Sứ mạng làm xong giữ trọn nguyền. </I>
        THƯỢNG SANH
      • Xin cáo lỗi : Vì mỗi lần post bài khó khăn quá, xin tạm ngưng sẽ sao lục thêm,
        mời chư HTĐM cùng chung tâm góp tiếng .
        Đa tạ !​

kể từ khi có ngày Kỷ Niệm Hội 10/4 âm lịch
 

Phụng Thánh

New member
Kính chu Hiền !

Vì không thể kéo bài trở xuống kiểm tra sau khi post Bài Thài nên có lỗi là
" kể từ khi có ngày Kỷ Niệm Hội 10/4 âm lịch " vào vi trí sau cùng,
thật vô duyên làm sao ! Mong chư Hiền thông cảm và chỉ giáo .
Sẽ sao lục thêm .

Mời chư Hiền hưởng ứng . Đa tạ !
 

kiennguyen

New member
TIỂU SỬ
ĐỨC THƯỢNG SANH CAO HOÀI SANG
(1901-1971)

>

Ngài Cao Hoài Sang sanh ngày 29-7-Tân Sửu (dl 11-9-1901) tại làng Thái Bình tỉnh Tây Ninh.
Thân phụ là Ông Cao hoài Ân (trong quyển Đại Đạo Truy Nguyên của Huệ Chương chép là : Cao hoằng Ân), thuở sanh tiền làm việc tại Tòa Án, là vị Thẩm Phán Việt Nam đầu tiên. Chức sắc tiền bối cho biết, Ông Cao hoài Ân là chơn linh của Xuyên Quan Tư Bộ ở Thiên đình giáng trần.
Thân mẫu là Bà Hồ thị Lự (đắc phong Nữ Giáo Sư tại Kim Biên năm 1927, thăng Phối Sư năm 1935, thăng Nữ Đầu Sư ngày 9-12-1968).

Ông Bà Cụ Cao Hoài Ân có tất cả 3 người con :
- Con thứ hai là Ngài Cao đức Trọng, Thiên phong Tiếp Đạo HTĐ.
- Con thứ ba là Cô Cao thị Cường, Thiên phong Nữ Giáo Sư CTĐ.
- Con thứ tư là Ngài Cao Hoài Sang, Thiên phong Thượng Sanh HTĐ.

Năm 1925, thời kỳ còn xây bàn, Ông Cao Hoài Ân có lần nhập bàn cho thi. Chỗ nầy, ông Huệ Chương có thuật lại trong quyển Đại Đạo Truy Nguyên, trang 13 như sau:
"Hằng đêm hằng có chư vị đến, mấy ổng thử cũng hết sách, mà cũng nhờ vậy mới phục đặng lòng của mỗi người. Như có một buổi, anh Cao hoài Sang buồn, đề một bài thi Tự Thuật, có ý than thân trách phận, sao lăn lóc với tình đời, tuy tuổi chưa bao nhiêu mà đã mòn mỏi. Ảnh đem ra nhà cho ông thân tôi coi (Ông thân của Huệ Chương là Ngài Cao quỳnh Diêu), và cũng muốn để cho mấy ổng họa lại chơi cho vui. Nói chuyện với nhau rồi lẩn quẩn cũng cầu chư vị nữa.
Vào ngồi (xây bàn) trong 5 phút đồng hồ, thì có ông thân của ảnh là Bác Cao hoằng Ân giáng đến.
Thuở Bác còn sanh tiền, Bác làm việc Tòa Án, lại cũng có đổi đi vùng miệt Tây Ninh, Bạc Liêu và nhiều chỗ khác nữa, rốt sau về Sài gòn, rồi mới quá vãng, tôi tưởng nhiều người biết Bác lắm.
Khi ấy, chú tư tôi (Cao quỳnh Cư) thưa với Bác rằng :
- Sẵn dịp Anh về đây, nhằm lúc Sang làm một bài thi Tự Thán, cậy mấy anh em tôi họa, vậy Anh họa chơi luôn thể.
Ông thân tôi lại nói :
- Anh cứ việc đề thi, dạy nó thế nào thì Anh định lấy, nhưng theo vận Từ Thứ mà lâu nay làng thi chịu phục là : voi, mòi, còi, roi, thoi, mà làm.

Dứt lời, Bác Cao Hoằng Ân tiếp liền, chẳng đợi phút nào cả, bài thi như vầy:

"Thuyền khơi gió ngược khá nương voi,
Vận thới hầu nên đã thấy mòi.
Vườn cúc hôm nay muôn cụm nở,
Rừng tòng buổi trước một cây còi.
Hồng nương dặm gió chi sờn cánh,
Ngựa ruổi đường hòe há nhọc roi.
Nín nẩm chờ qua cơn bĩ cực,
Thìn lòng chúng có lượng đôi thoi"

Ngài Cao Hoài Sang, thuở nhỏ học trường Sư Phạm, thi đậu bằng Thành Chung, rồi ra làm việc ở Sở Thương Chánh Sài gòn, lần lần được thăng lên ngạch Tham Tá.
Ngài lập gia đình với Bà Võ thị Giáo, sanh đặng 9 người con, gồm 5 trai và 4 gái.
Việc xây bàn thử nghiệm tiếp xúc với các vong linh, lần đầu tiên thực hiện tại nhà Ngài Cao hoài Sang, ở phố hàng dừa, gần chợ Thái Bình, Sài gòn. Đó là đêm Thứ sáu, ngày 4-6-Ất Sửu (dl 24-7-1925), với 4 Ông: Cao Quỳnh Diêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang. Buổi xây bàn đầu tiên nầy không có kết quả.
Đêm Thứ bảy hôm sau, quí Ông cũng tụ họp nhau tại nhà Ngài Cao hoài Sang để thử xây bàn lần nữa, và lần nầy thì thành công, tiếp xúc được vong linh Cao quỳnh Lượng (con trai của Ngài Cao Quỳnh Diêu) đã chết cách đó mấy năm, và sau đó được tiếp xúc với vong linh Ngài Cao quỳnh Tuân, thân phụ của 2 ông Diêu và Cư.

(Trong công cuộc Xây bàn nầy, Ông Cư đóng vai chủ động. Tiếp theo là thời kỳ phò Ngọc cơ tại nhà Ông Cư, với Lễ Hội Yến DTC cũng tại nhà Ông Cư, rồi Vọng Thiên Cầu Đạo, cũng tại nhà Ông Cư ở số 134 đường Bourdais Sài gòn, Ông Cư đều chủ động và tổ chức tại nhà của ông, cho nên các việc xảy ra trong giai đoạn nầy, xin độc giả xem : I, II, III, trong Tiểu sử của Đức Thượng Phẩm Cao quỳnh Cư, sẽ hiễu rõ các việc của 4 Ông : Cư, Tắc, Sang và Diêu).

Ngày 15-10-Bính Dần (1926), Đức Chí Tôn phong Ngài Cao Hoài Sang vào chức Thượng Sanh, chưởng quản Chi Thế HTĐ.
Sau ngày Khai Đạo tại chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén, Tây Ninh, Đức Cao Thượng Sanh trở về Sài gòn, chỉ lên xuống Tây Ninh để cùng với Đức Phạm Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm lo việc đạo, chớ Ngài chưa hoàn toàn phế đời hành đạo như Đức Cao Thượng Phẩm.

"Mãi đến năm 1956 (Bính Thân), Đức Phạm Hộ Pháp bị một nhóm phản đồ về Tòa Thánh phản loạn, Đức Phạm Hộ Pháp phải ra đi Campuchea.
Đức Phạm Hộ Pháp vắng mặt, không người lèo lái con thuyền đạo, nên Hội Thánh yêu cầu Đức Cao Thượng Sanh về Tòa Thánh cầm giềng mối đạo, do Vi Bằng ngày 10-3-Đinh Dậu (dl 9-4-1957).
Ngài triệu tập phiên họp Hội Thánh HTĐ ở Sài gòn, tại nhà Ông Hiến Thế, có Ông Bảo Sanh Quân tham dự, vào ngày 15-4-Đinh Dậu (dl 14-5-1957), Ngài và chư vị Thời Quân đồng quyết định về Tòa Thánh cầm giềng mối đạo.
Khi ấy, Ngô đình Diệm nhã ý muốn cho một phái đoàn đưa Đức Ngài về Tòa Thánh, nhưng Đức Ngài từ khước. Hội Thánh định rước Đức Ngài bằng một nghi lễ vô cùng long trọng, nhưng Đức Ngài cũng từ khước luôn.

Kể từ đây, Đức Ngài phế đời hành đạo.
Từ ngày về Tòa Thánh làm đạo tính đến ngày qui Thiên là 14 năm thiếu 20 ngày.
Con thuyền Đạo đương hồi sóng gió của bạo quyền, nhơn tâm xao động, Đức Ngài là người trầm tỉnh, liêm khiết. Nhờ đức tánh trầm tỉnh tùy thời của Ngài trấn an được nhơn tâm và uyển chuyển tùy cơ bảo thủ nghiệp đạo, mỗi mỗi đều cân nhắc lợi hại, nên hư. Với sức thanh liêm đã tiềm ẩn trong con người phi thường ấy, đã làm cho danh đạo khỏi hoen ố, mà trái lại còn được đời kính nể là khác.

Thời kỳ Đức Ngài cầm quyền đã kiến thiết Nhà Hội Thánh Ngoại Giáo, tức là Nhà Hội Vạn Linh bây giờ, làm vòng rào và các cửa Nội Ô, xây dựng được Văn phòng Cơ quan Phát Thanh Phổ Thông Giáo Lý, Văn phòng Ban Thế Đạo, Bắc Tông Đạo, Đường Nhơn, Tần Nhơn, Đầu Sư Đường, Văn phòng Ban Chấp Hành Đại Đạo Thanh Niên Hội Trung Ương, Học đường Bộ Nhạc, xây cửa Chánh Môn, cùng mở Đại Lộ Chánh Môn; ngoài ra Đức Ngài còn đôn đốc kiến thiết dãy lầu Đạo Đức Học đường, Trường Lê văn Trung, và hiện đang xúc tiến việc xây cất Đại Học Đường của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Lại nữa, Đức Ngài là một Nhạc Sư vào hàng Hậu Tổ, nên Đức Ngài quyết tâm chấn chỉnh Bộ Nhạc theo Thánh ý của Đức Chí Tôn và lời ủy thác của Đức Phạm Hộ Pháp. Huấn luyện các Nhạc sĩ nơi Cơ quan Phát Thanh về Cổ Nhạc để bảo tồn quốc hồn quốc túy, viết bài Giáo lý, sáng tác văn nghệ khuyến tu, chấn chỉnh Văn đàn thi thơ".
"Tuổi già sức yếu, việc đạo lại quá đa đoan, nên Đức Ngài khởi chứng mất ngủ, lần sang bịnh thận tiểu máu, rồi biến đến bịnh áp huyết cao, nhưng nhờ sức chạy chữa tận tình, nên Đức Ngài dần dần bình phục".
"Ngày 21-3-Tân Hợi (dl 16-4-1971), trước khi về Sài gòn dưỡng bịnh, Đức Ngài đi thăm các vị yếu nhân trong đạo lần cuối cùng.
Đức Ngài nói với Ngài Khai Đạo:"Anh không đi Pháp là Thiên ý, để Anh ở nhà lo công việc cho tôi".
(Trích trong bài Lược sử Đức Thượng Sanh Cao hoài Sang, đăng trong báo Thông Tin số 29 trang 7,8,9,10).

Đức Thượng Sanh ngọa bịnh và đăng Tiên tại tư gia, số nhà 36/24 đường Cô Giang, Sài gòn, lúc 17 giờ ngày 26-3-Tân Hợi (dl 21-4-1971), hưởng thọ 71 tuổi.

Hiền nội của Đức Thượng Sanh cho biết như sau :
"Buổi trưa ngày 26-3-Tân Hợi, Bà cho Đức Thượng Sanh dùng nửa chén cháo. Đức Ngài bảo rằng mệt, cần nằm nghỉ. Đức Ngài mới lên lầu, kéo ghế bố xếp nằm nghỉ mệt. Bà vẫn thường ở sát bên cạnh để săn sóc Đức Ngài. Khi thấy Đức Ngài nằm nghỉ, không có gì đáng ngại, Bà liền xuống lầu có chút việc, và khi trở lên thì đã thấy Đức Ngài tịch. Bà cho biết, Đức Ngài tịch lúc 17 giờ ngày 26-3 Tân Hợi. Không có lời Di ngôn".

Thánh hài của Đức Ngài được Truyền Trạng Lê Quang Tấn và trưởng nam của Đức Ngài là Cao hoài Hà chở bằng xe du lịch từ Sài gòn về Giáo Tông Đường vào lúc 19 giờ 40 phút, và liền theo đó, tin Đức Ngài đăng Tiên được truyền ra một cách nhanh chóng.

Đàn cơ tại Cung Đạo Đền Thánh hồi 20 giờ 20 phút đêm 27-3-Tân Hợi (dl 22-4-1971), Phò loan : Hiến Pháp - Khai Đạo, Hầu đàn: Quí vị Thời Quân, quí vị Đầu Sư Nam Nữ, Chức sắc HTĐ, CTĐ và PT.
Đức Cao Thượng Sanh giáng cơ, và bài giáng cơ của Ngài chép ra sau đây:

THƯỢNG SANH
Chào mừng chư Chức sắc Thiên phong, chư Đạo hữu Nam Nữ.
Bần đạo lấy làm vui sướng được thoát nơi trần lụy. Cái kiếp phù sanh của con người chỉ có giải thoát được là quí hơn hết.
Hôm nay, Bần đạo đến để thỏa mãn sự yêu cầu của quí vị. Bần đạo không có điều gì hay hơn là bài thi đã cho lúc Bần đạo tái thủ phận sự, nhưng xin sửa lại 2 câu đầu như vầy:

"Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền,
Nguyện đem thi thố tấm trung kiên".
Kỳ dư đều để y như cũ.
Bần đạo còn rất nhiều Đạo sự không tiện ở lâu.
Xin kiếu.
THĂNG

Bài Thài:
Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền,
Nguyện đem thi thố tấm trung kiên.
Độ đời quyết lánh vòng danh lợi,
Trau chí tìm noi bậc Thánh Hiền.
Từ ái làm nền an thổ võ,
Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên.
Những mong huệ trạch trên nhuần gội,
Sứ mạng làm xong giữ trọn nguyền.
THƯỢNG SANH

Ông Cao Hoài Hà là con trưởng nam của Đức Thượng Sanh, có nhắc lại lời dạy của Đức Thượng Sanh khi còn tại tiền, và xem đây là lời Di ngôn của Đức Ngài:

"Đạo cũng đã trưởng thành, có Pháp Chánh Truyền, Giáo pháp, Đạo luật. Hãy sống trong sạch để làm gương cho mọi người. Hãy tùng lịnh Hội Thánh. Sống Đạo và sống trong sạch mới không phụ thuộc vào ai. Hãy thương yêu nhau, đừng vì lẽ gì mà chia rẽ, hiềm ghét. Rồi đây, Đức Chí Tôn sẽ qui các Chi phái về một gốc".

Thuở trước, Đức Phạm Hộ Pháp cho biết nguơn linh của Đức Thượng Sanh Cao hoài Sang là Đại Tiên Lữ đồng Tân, một trong Bát Tiên, giáng trần cùng Đức Cao Thượng Phẩm, hiệp với Đức Phạm Hộ Pháp để làm Tướng soái cho Đức Chí Tôn khai đạo.

Sau đây là Bản Tuyên Dương công nghiệp hành đạo của Đức Cao Thượng Sanh:

BẢN TUYÊN DƯƠNG CÔNG NGHIỆP
ĐỨC THƯỢNG SANH CHƯỞNG QUẢN HỘI THÁNH HTĐ

(Của Ngài Hiến Pháp đọc tại Đền Thánh ngày 4-4-Tân Hợi).

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và PT,
Kính chư Chức sắc, Chức việc và toàn đạo Nam Nữ,

Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, Chưởng quản Hội Thánh HTĐ, Tòa Thánh Tây Ninh, đã qui Thiên hồi 17 giờ ngày 26-3-Tân Hợi (dl 21-4-1971) hưởng thọ 71 tuổi.
Tin buồn nầy làm chấn động cả các giới trong toàn quốc nói chung và toàn Đạo Cao Đài nói riêng.
Thánh thể của Ngài đang quàn tại Tòa Thánh Tây Ninh, chờ đến ngày mùng 6-4-Tân Hợi, nhằm 30-4-1971 sẽ cung nghinh liên đài kỵ Long mã di chuyển theo lộ trình trong châu vi Tòa Thánh, và sau khi đại diện các Hội Thánh đọc ai điếu xong, lễ cung nghinh liên đài nhập bửu tháp sẽ cử hành y theo chương trình của Hội Thánh đã lập, mà toàn đạo đều hiểu biết.

Nhơn cuộc lễ nầy, tôi xin tuyên dương công nghiệp của Đức Ngài về cả 2 phương diện Đạo lẫn Đời.

Về mặt Đời:
Ông Cao Hoài Sang (tên họ của Đức Ngài) sanh ngày 11-9-1901 (Tân Sửu) tại Thái Bình (Tây Ninh), con của Ông Cao hoài Ân, giúp việc Tòa Án, và Bà Hồ thị Lự. Khi trưởng thành và thi đậu bằng Thành Chung trường Trung học Chasseloup Laubat, ông vào giúp việc Sở Thương Chánh Sài gòn cho đến khi gặp Đạo.
Nói đến Ông, ai ai trong giới công chức và đồng bào tại thủ đô đều hiểu rõ thanh danh của Ông là một công chức đúng mực thanh liêm.

Là một chí sĩ thương dân yêu nước, Ông thường giao du cùng các bạn đồng chí khác như 2 Ông Cao quỳnh Cư và Phạm công Tắc, chẳng hạn. Cả 3 Ông lại là nhạc sĩ lừng danh trong giới âm nhạc tại thủ đô Sài gòn. Hai Ông Cư và Sang được coi là bậc thầy trong giới nầy, sau khi Ông Cư đăng Tiên rồi, thì Ông Sang được coi như " Hậu Tổ ". Ban Âm nhạc của Đạo Cao Đài đã nhờ Ngài chấn chỉnh rành mạch thêm, nhứt là trong điệu cổ nhạc, vì Đức Ngài là nhà điêu luyện rành nghề. Mất Đức Ngài, giới âm nhạc trong toàn quốc nói chung và trong Đạo Cao Đài nói riêng, đã mất một nhạc sư cự phách, đáng tiếc thay!

Về mặt Đạo:
Đến năm Ất Sửu (1925) là lúc phong trào xây bàn hay "Sai ma" cũng vậy, đang thạnh hành tại thủ đô Sài gòn, Ông hiệp cùng 2 Ông Cao quỳnh Cư và Phạm công Tắc, mỗi đêm đến chơi tại nhà Ông Cao Quỳnh Cư, tức Cao Thượng Phẩm, để thỏa mãn tánh háo kỳ của mình bằng cách xây bàn để tiếp xúc với những người khuất mặt ở thế giới bên kia (Hồn linh).

Một hôm nọ, vào lúc tháng 7 năm 1925, Ông Cao Quỳnh Cư đến nhà Ông Cao hoài Sang chơi, lại gặp Ông Phạm Công Tắc cũng ở gần nhà Ông Sang, ba Ông hiệp nhau xây bàn chơi.
Bất ngờ cuộc chơi nầy hướng dẫn 3 Ông đến chỗ lập được kỳ công trong việc khai sáng Đạo Trời, tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà chúng ta đang sùng bái đây.
Đêm 24 tháng Chạp 1925, nhơn dịp lễ Giáng Sinh, tại nhà Ông Cao quỳnh Cư, có mặt cả 3 Ông dự, Đức Chí Tôn giáng với danh hiệu A Ă Â cho một bài thi như vầy:

"Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên".

Đức Chí Tôn dạy thêm:
"Đêm nay phải vui mừng vì chính ngày nầy, Ta xuống trần dạy đạo bên Thái Tây (Europe). Ta rất vui lòng mà thấy đệ tử kính mến Ta như vậy. Nhà nầy sẽ đầy ơn Ta. Giờ ngày gần đến, đợi lịnh nơi Ta. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa".

Sau đó ít lâu, Đức Chí Tôn cho bài thi sau nầy, lấy tên những người có mặt tại đàn cơ, trong đó có tên Ông Sang (tức Đức Thượng Sanh):
"CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN đạo khai SANG QUÍ GIẢNG thành.
HẬU ĐỨC TẮC CƯ Thiên Địa cảnh,
Huờn minh mân đáo thủ đài danh".

(12 chữ lớn trong 3 câu trên là tên của 12 Môn đệ đầu tiên của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế).

Sở dĩ phải xen đoạn Đạo sử nầy vào cuộc đời của Đức Thượng Sanh là vì Ông còn đang giúp việc trong công sở nhà nước Pháp, mà Ông vẫn nghe theo tiếng gọi Thiêng liêng, cứ mỗi đêm hiệp cùng các bạn đạo đi chấp cơ truyền bá đạo Trời ở khắp nơi, mặc dù nhà cầm quyền Pháp rất để ý đến Đạo Cao Đài lúc sơ khởi.

Chúng ta nên nhớ rằng, Đức Thượng Sanh là một tay chấp cơ truyền đạo, cũng như Đức Hộ Pháp và Đức Thượng Phẩm, luôn cả 3 Ông đồng tâm hiệp lực nhau để phổ độ chúng sanh trong toàn quốc.

Trong Tờ Khai Đạo cùng chánh quyền Pháp năm 1926, Đức Ngài cũng ký tên với 28 người khác để thay mặt cho 247 người Đạo hữu có tên trong tịch đạo, do Ông Cựu Thượng Nghị viên Lê văn Trung đứng đầu Tờ Khai Đạo, Ông nầy sau đắc phong Quyền Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ông nầy cũng do Đức Phạm Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và Đức Cao Thượng Sanh dẫn độ.

Nhờ sự hướng đạo đắc lực của Ông Thượng Nghị viên với sự cộng tác của 3 vị kể trên mà cơ phổ độ phát triển mau lẹ, kỳ công nầy, một phần lớn nhờ Đức Thượng Sanh hy sinh đời công chức mình để đi phổ độ các nơi trong toàn quốc.

Cơ Phổ độ Lục Tỉnh phân ra như sau:

1)- Ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc, phò loan phổ độ các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá.
2)- Ông Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Đức, phò loan phổ độ các tỉnh Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre.
3)- Ông Cao Quỳnh Diêu và Cao Hoài Sang, phò loan phổ độ các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hoà, Bà Rịa, Sađéc.

Ngoài công việc phò loan phổ độ các tỉnh kể trên, Đức Thượng Sanh còn tùy lúc rảnh ban đêm lên Gò Kén, chùa Từ Lâm, để hiệp cùng Đức Hộ Pháp và Đức Thượng Phẩm để chấp cơ phổ độ, và đồng thời chung lo Đại lễ Khai Đạo tại Thánh Thất Từ Lâm Tự, sau nầy được dời về làng Long Thành, tức Tòa Thánh hiện giờ.

Ngày 15-10-Bính Dần, Ông Cao Hoài Sang đắc phong Thượng Sanh một lượt với Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc và Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư.

Đêm 14 rạng 15 tháng 3 năm Bính Dần (1926), sau khi lập Pháp Chánh Truyền HTĐ, Đức Chí Tôn giáng dạy như vầy:

"HTĐ là nơi Thầy ngự, cầm quyền thiêng liêng mối Đạo, hễ Đạo còn thì HTĐ còn."
"Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo qui phàm là vì khi trước Thầy giao Chánh giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập ra Phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa".
"Lại nữa, HTĐ là nơi Giáo Tông thông công cùng Tam thập lục Thiên, Tam thiên Thế giới, Lục thập thất Địa cầu, Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhơn loại."
"Thầy đã nói sở dụng Thiêng liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó nữa.
HTĐ dưới quyền Hộ Pháp chưởng quản, tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẩm. Thầy lại chọn Thập nhị Thời Quân, chia ra làm 3 : Phần của Hộ Pháp chưởng quản là Chi Pháp : Lo bảo vệ Luật Đời và Luật Đạo, chẳng ai qua luật mà HTĐ chẳng biết.

Thượng Phẩm thì quyền về phần Đạo: Lo về phần Đạo nơi Tịnh Thất, mấy Thánh Thất đều xem sóc chư môn đệ Thầy, bên vực chẳng cho ai phạm luật đến khổ khắc cho đặng.
Thượng Sanh thì chưởng quản Chi Thế,lo về phần Đời.
Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành đạo.
Thầy cho các con biết trước rằng, hễ trọng quyền thì ắt trọng phạt".

Từ đây, về mặt hữu hình, 3 vị Chưởng quản tối cao của Hội Thánh HTĐ không còn nữa, sau khi Đức Thượng Sanh qui Thiên, và Đạo Cao Đài mất thêm một bực vĩ nhân nữa.

Từ khi trở về tái thủ phận sự nơi Tòa Thánh, Đức Thượng Sanh tìm đủ mọi phương pháp để đem lại sự điều hòa trong cửa Đạo cho toàn Đạo được hưởng thái bình hạnh phúc.
Những tưởng Đức Ngài đến với sứ mạng thiêng liêng để hoàn thành cơ nghiệp Đạo, thì chắc là Đức Ngài phải được sống lâu với bổn đạo để bảo tồn nghiệp đạo đến cùng.
Nào ngờ đâu! Ta muốn vậy mà Trời chưa cho vậy.
Than Ôi! Thiên số nan đào! Tuy sự mất còn là định mệnh, nhưng đối với kiếp sanh của con người sao khỏi đau lòng lúc tử biệt sanh ly.

Kính thưa quí vị,
Chúng ta đã từng khóc nhiều cho số kiếp ngắn ngủi của nhiều bậc tiền bối chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cứ khóc đi cho đến cạn khô giọt lệ, rồi cũng phải nghĩ lại Đạo nghiệp nước nhà mà tự trấn tỉnh lấy tâm hồn, để tìm phương bảo tồn đại nghiệp Đạo và tiếp tục sứ mạng thiêng liêng của chúng ta, vì sứ mạng ấy, dầu lớn dầu nhỏ, dầu quan trọng hay không, cũng là sứ mạng do Đức Chí Tôn cùng các Đấng thiêng liêng giao phó cho chúng ta, phải tùy khả năng mình mà làm cho hoàn thành.

Đã đành rằng chúng ta phải thương tiếc một Đấng lãnh đạo anh minh như Đức Thượng Sanh, nhưng thương tiếc bao nhiêu thì phải noi gương Đức Ngài bấy nhiêu để gặt hái một phần công quả nào hữu ích cho Đạo, và cho chúng sanh nhờ.

Đó là đền đáp công ơn của bậc tiền bối chúng ta đã dày công xây dựng, lưu lại một sự nghiệp vĩ đại cho chúng ta thừa hưởng, chớ không lẽ ngồi khóc hoài để nhìn sự sụp đổ trước mặt chúng ta sao ?
Vậy chúng ta hãy đứng lên và đồng tâm hiệp lực tiếp tục xây đắp nền Đạo cao thêm mãi để khỏi phụ ơn của tiền nhân chúng ta.

Trước khi dứt lời, tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho toàn thể quí vị và quí quyến. Tôi xin nghiêng mình trước liên đài của Đức Thượng Sanh và thành tâm cầu nguyện cho anh linh của Đức Ngài được cao thăng, sau nữa chơn thành phân ưu cùng tang quyến.
Nay kính,
Hiến Pháp HTĐ.

Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, ngoài thiên tài về âm nhạc cổ truyền, Ngài còn là một nhà thơ lỗi lạc với bút hiệu Thanh Thủy lúc đầu, sau lấy thêm bút hiệu là Huệ Giác.

Theo lời Ngài Bảo Sanh Quân Lê văn Hoạch, bút hiệu Thanh Thủy có ý nghĩa do 2 câu đối của Đức Thái Thượng ban cho:(?)

THANH bạch vẹn lòng vì Trời mở Đạo vững phong cương,
Chánh trực gìn tâm cải thế dìu nhân lòa bích THỦY.

"Mừng nay Thanh Thủy giải dây oan,
Đường Đạo từ đây bước vững vàng.
Tình ái nhành dương đem rưới tắt,
Nắm tay dìu lại cõi Tiên bang."
BÁT NƯƠNG

Thi văn của Đức Thượng Sanh sáng tác rất nhiều, nếu thu thập đầy đủ có cả mấy trăm bài. Sau đây, xin chép một vài bài thi tiêu biểu:

TỨC SỰ
Lui tới kinh thành lối ngựa xe,
Đỉnh chung xạo xự ngán như chè.
Giọng kình tỉnh thế lay hồn bướm,
Tiếng quốc gào hôm động giấc hòe.
Chẳng thích buộc ràng nơi gác tía,
Chỉn ham thong thả chốn rừng tre.
Chí mong lánh khỏi vòng nhân sự,
Muôn dặm đường Tiên chấp cánh sè.

KHUYẾN TU
Trước làm Tiên Phật phải làm người,
Muốn đặng làm người chẳng phải chơi.
Bác ái ví chưa tròn bước đạo,
Từ bi đâu vẹn chí thương đời.
Mùi trần dầu thoát bao vòng lụy,
Bể khổ còn qua mấy dặm khơi.
Trau rạng lòng son sanh chúng độ,
Thênh thang nương bóng ngọn đèn Trời.
HUỆ GIÁC

TỰ THUẬT
Tuồng đời nhàm trải vẻ đai cân,
Tòng bá chọn nơi Đạo gội nhuần.
Hẩm hút muối dưa an phận khó,
Thung dung ngày tháng đắp nền nhân.
Nương thuyền độ khách qua bờ giác,
Luyện tánh tầm chơn dứt mộng trần.
Gắng khổ quyết tâm lo giải khổ,
May duyên kịp buổi hưởng Hồng ân.
(1958 Cao Thượng Sanh)
HUỆ GIÁC
 

Phụng Thánh

New member
Cổ Nhạc : Cao Thượng Sanh trên Web Nhaccuatui

Đăng ngày: 23:46 06-05-2010 Thư mục: Tổng hợp





Việt Nam Hữu Phước

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 32kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 340





Giấc Mộng Huỳnh Lương (ST: Lãnh Nhạc Nguyễn Văn Hưởng)
Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 175





Hoài Cố Nhân Thương Tiếc Đức Hộ Pháp (ST: Đức Cao Thượng Sanh)

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 200





Quay Về Nguồn Cội (ST: Đức Cao Thượng Sanh)

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 190




http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=8TWQaDp4xv




Việt Nam Hữu Phước (ST: Đức Cao Thượng Sanh)

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 161





Khuyến Tu (ST: Đức Cao Thượng Sanh)

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 139





Kiếp Phù Sinh (ST: Đức Cao Thượng Sanh)

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 241





Vãn Hồi Nền Phong Hóa (ST: Đức Cao Thượng Sanh)

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 124





Tỉnh Mộng Trần Nương Thân Cửa Thánh (ST: Đức Cao Thượng Sanh)

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 155





An Bần Lạc Đạo (ST: Đức Cao Thượng Sanh)

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : dinhquangtuyen_abc | Chất lượng : 128kb/s

Thể loại khác
Lượt nghe : 201


















An Bần Lạc Đạo

Trình bày : Ngọc Phụng
Đăng bởi : caoquynhtuelam | Chất lượng : 128kb/s

Nhạc Tui hát
Lượt nghe : 217




 

LongNguyen

New member
Kính huynh Phụng Thánh,

Đạo đệ muốn biết thêm các vấn đề sau:

- Thánh Thất hay Hội Thánh có tổ chức lễ kỷ niệm ngày thoát xác, hay sinh nhật, hay ngày đắc đạo của đức Thượng Sanh hay không? Ngày đó là ngày nào?

- Trong bài đăng của huynh có câu "hộ độ chơn linh Thượng Sanh CAO HOÀI SANG được cao thăng Thiên vị". Đạođệ nghĩ rằng đức Thượng Sanh đã đắc đạo rồi mới phải chứ.Mong huynh giải thích.Sau cùng xin cám ơn huynh kiennguyen đã đăng bài tiêu sử của Ngài.
 

Phụng Thánh

New member
Đạo đệ muốn biết thêm các vấn đề sau:

- Thánh Thất hay Hội Thánh có tổ chức lễ kỷ niệm ngày thoát xác, hay sinh nhật, hay ngày đắc đạo của đức Thượng Sanh hay không? Ngày đó là ngày nào?

- Trong bài đăng của huynh có câu "hộ độ chơn linh Thượng Sanh CAO HOÀI SANG được cao thăng Thiên vị". Đạođệ nghĩ rằng đức Thượng Sanh đã đắc đạo rồi mới phải chứ.Mong huynh giải thích.Sau cùng xin cám ơn huynh kiennguyen đã đăng bài tiêu sử của Ngài.

Bạn LongNguyen mến !

- Thoát xác của Đức Thượng Sanh tức là Ngày Qui Thiên, nhằm 26/3 âm lịch. Ngày này trước 1975 Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh có tổ chức Lễ Kỷ Niệm Đức Thượng Sanh Qui Thiên, tức là Dâng Sớ cầu nguyện tại Đền Thánh và Tế Thế Đạo tại Báo Ân Từ. Tại địa phương cũng được tổ chức y như vậy. Từ ngày HĐCQ tổ chức Kỷ Niệm Hội thì việc cúng tế Đức Thượng Sanh phải đọi đến ngày 10/4 mới hành lể chung với Đức Hộ Pháp và Đức Thương Phẩm.

- Cầu nguyện "cao thăng Thiên vi" là ngôi vị thiêng liêng càng cao trọng . Ngày Vía các Đấng Tam Trấn, Tam Giáo, theo tôi cũng cầu nguyện như vậy.

- Cầu nguyện cho đồng Đạo thì cầu cứu độ chơn linh . . . siêu thăng về cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống thay cho từ Cực lạc Niết Bàn (Phật) hay cõi Vĩnh Hằng (Chúa).

- Nhân đây xin hỏi các bạn , nhứt là các bạn ở Thánh địa Tây Ninh có biết Đường Cao Thượng Sanh tọa lạc ở đâu ?
 

hienhuu

New member
Chào Quí Hiền ! Bạn Phụng-Thánh lại đi hỏi người ở Thánh-Địa Tây-Ninh làm chi ?
tunhien thiết nghĩ là những vị khách đã đi tham quan Thánh-Địa thì đều biết vì nó có bảng chỉ dẫn tên con đường.
Nếu tính trong nội-ô: như Đường Cao-Thượng-Phẩm thì từ cửa 2 đến cửa 6.
----------------------------như Đường Phạm-Hộ-Pháp thì từ cửa 1 đến cửa 7.
----------------------------như Đường Cao-Thượng-Sanh thì từ cửa 12 đến cửa 8.
Đặc biệt khi xưa còn Hội-Thánh thật sự thì Đường Cao-Thượng-Sanh đi 1 mạch thẳng và dễ thấy Tháp Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt.
Còn hiện nay vì có Hiến-Chương mới 2007 nên đã làm con Đường Cao-Thượng-Sanh biến thành con Đường đi cong vòng, nên không thể nhìn thấy Tháp Đức Quyền Giáo-Tông được nữa.
Có người cho rằng Con Đường Chi-Thế của Thượng-Sanh mà đi cong vòng như vậy thì sẽ bị áp chế của quyền đời thống trị không tránh khỏi./. Kính
 

Phụng Thánh

New member
Cảm ơn hienhuu !

Bao giờ Đường Cao Thượng Sanh thông suốt thì Đời Đạo hanh thông . Chỉ có vậy !
Nhân đây, xin đăng bài thơ KÍNH DÂNG :

Kinh Dâng<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
(Kính dâng Đức Cao Thượng Sanh<o:p></o:p>
với tấc lòng hoài vọng)<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
KỶ nguyên Bác Ái đã khơi mào<o:p></o:p>
NIỆM niệm Công Bình tánh hạnh trau .<o:p></o:p>
ĐỨC thắng tà gian non nước mạnh<o:p></o:p>
CAO minh chánh trực quốc gia giàu.<o:p></o:p>
THƯỢNG Thiên vạch lối vào nguơn mới<o:p></o:p>
SANH chúng theo đường đến đích mau .<o:p></o:p>
CHI phái rẽ chia Thầy đổ lệ<o:p></o:p>
LỄ cầu Tiền Bối định vàng thau . . . <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Phụng Thánh<o:p></o:p>
(sau thời Ngọ - ngày 26/3 Canh Dần, 2010)<o:p></o:p>
 
Kính huynh PHỤNG THÁNH!
Theo đạo muội được biết, đường Cao Thượng Sanh là con đường từ cửa 8 đến giao lộ với đường Oai Linh Tiên ( Trai đường)
Từ Giao lộ đó đến cổng 12 là đường THÁI THƠ THANH!
Kính!
 

hienhuu

New member
Đạo tỉ Văn Kim Hương xem lại coi !
Chớ Đại Lộ: Cao-Thượng-Phẩm_ Phạm-Hộ-Pháp_Cao-Thượng-Sanh là 3 con đường song song với nhau trong nội-ô từ cửa nầy đụng giáp tới cửa kia.
Còn con Đường Ngài Đầu-Sư Thái-Thơ-Thanh thì là con Đường ngang, cập Tháp Đầu-Sư và Trai-Đường. ( đường cập hông vườn bông và chổ để xe bây giờ ). Song song với Đường Đầu-Sư Thái Thơ Thanh là :
Đường Nữ Đầu-Sư Lâm-Hương-Thanh cập bên hông hàng rào Nữ-Đầu-Sư Đường.( mà ngày nay làm 2 bộ cửa bí lại rồi )./.
( tỉ nên vào vp HTĐ hỏi ông Khuyên thì Ổng sẽ chỉ cho ) !
 

Phụng Thánh

New member
Chào hai Đệ Muội hh và VKH

Tôi thấy bạn hienhuu nói đúng, dù rằng tôi hiện nay không sống ở Tây Ninh. Những điều hienhuu nói hôm trước hoàn toàn đúng, nhứt là hai bạn có ý kiến trái nghịch, sao không vào tận nơi kiểm tra lại . Xem ai đúng . Cần gì phải hỏi ông Khuyên !

* Bây giờ xin hỏi hai bạn : Đức Thượng Sanh được thờ tại đâu ? Việc cúng bái Đức Ngài như thế nào ?

Sở dĩ, tôi hỏi hai bạn, vỉ tôi biết hai bạn ở tại gốc .
 

hienhuu

New member
Chào Bạn Phụng-Thánh ! hh nghe nói rằng : ở tại Gốc thì bị tối, và bên ngoài vẫn là sáng hơn.
hh không thường đi cúng nên không rành !
Theo hh thì Đức Thượng-Sanh được thờ nơi HTĐ trên lầu đối diện quả càn-khôn. và việc cúng bái là do Tòa-Thánh sắp việc.
Còn Đạo Tỉ VKH phải hỏi Ông Khuyên là vì Tỉ đang chấp nhận Hiến-Chương 2007.
Riêng hh thì đi vô kiểm tra thực tế thì vẫn tốt hơn !./. Kính
 

Phụng Thánh

New member
hienhuu mến

Trên lầu HTĐ chỗ Ban Lễ ngồi, nơi đây thở Thượng Sanh nhưng có tất cả Chức sắc HTĐ.
Tôi muốn hỏi nơi thờ riêng kìa ! Chẳng hạn, Đức Hộ Pháp thờ ở Hộ Pháp Đường, Đức Thượng Phẩm thờ ở Thảo Xá Hiền Cung (Thị xã Tây Ninh) . Còn Đức Thượng Sanh thờ ở Văn Phòng HTĐ, hằng năm có giỗ, do HH Khuyên và các Chức Sắc HTĐ tổ chức, đồng đạo hay tin, vì lòng tôn kính cũng đến cầu nguyện, như đám giỗ ông bà, vậy thôi .

Nhờ hienhuu kiểm tra lại, nếu tôi nói sai thì hienhuu đính chánh dùm. Cảm ơn nhiều .
 

hienhuu

New member
Huynh Phụng-Thánh nói trúng lắm !
Nơi thờ riêng Hộ-Pháp thì có Hộ-Pháp Đường.
------------------Thượng-Phẩm thì có Thảo-Xá Hiền-Cung. ( vì không có Thượng-Phẩm Đường )
------------------Thượng-Sanh thì có văn-Phòng Hiệp-Thiên-Đài. ( vì không có chổ như Thượng-sanh Đường )./. Kính
 

Facebook Comment

Top