thanhphong12011
New member
Thời gian cách nay khá lâu, thỉnh thoảng chỉ khi nào gặp việc dính dáng đến vấn đề luật pháp trong đạo, mà tôi nhớ mang máng là đã có minh giải trong quyển Tân Luật Pháp Chánh Truyền thì tôi mới dở quyển luật nầy ra tìm đọc ít trang. Xong việc tôi gấp lại và cho nó nằm ngủ lì trên giá sách. Và mỗi lần đọc đến nó tôi chỉ đọc phớt nhanh qua vậy thôi, chẳng mấy khi tôi để tâm chăm chú tìm hiểu từng khúc chiết chứa đựng trong đó. Có lần tôi đã đọc suốt quyển, nhưng đọc để mà đọc chớ chẳng phải đọc để nguyên cứu cho tường tận mọi đìều ghi chép trong đó. Không phải lười khảo cứu hay biếng đọc sách, song vì lúc đó tôi cứ nghĩ dại dột là, vấn đề tôn giáo là vấn đề tu hành, tu hành là việc dành cho người lớn tuổi, vậy hơi đâu mà bận tâm nguyên với cứu những sách vở đạo giáo vừa khó hiểu, vừa khô khan.
Đến lúc sau nầy có dịp phải nghiên cứu kỹ càng về luật Đạo tôi mới hốt nhiên tỉnh mộng, tôi mới nhận thức được rằng vào đạo Cao Đài mà không hiểu biết gì Ơn Trên đã phán truyền trong quyển Tân Luật Pháp Chánh Truyền thật là một điều đáng tiếc. Nhờ có tìm hiểu trong đó mà tôi ý thức được cái duyên do vì sao khi người Pháp còn đặt nền đô hộ tại Việt Nam, họ luôn tìm cách tiêu diệt đạo Cao Đài. Ấy cũng bởi vì họ tưởng lầm rằng đạo Cao Đài là một tổ chức chánh trị. Họ bảo đạo Cao Đài là “UN ÉTAT DANS UN ÉTAT”, nghĩa là “một quốc gia sống trong một quốc gia”, mà quyển Tân Luật Pháp Chánh Truyền là một Hiến Pháp trá hình. Nhưng rồi sự thật bao giờ cũng là sự thật. Đạo Cao Đài do chính bàn tay mầu nhiệm tối thượng của đấng Cha chung toàn thể vạn linh sanh chúng hoằng khai, để tế độ loài người đang trầm luân trong khổ hải, lúc nào cũng là một nền chơn giáo, một tôn giáo mở ra khuyên người tu niệm, làm lành lánh dữ, trau tâm sửa tánh cho trở về đặng chỗ trọn lành mà thôi. Chánh trị là chánh trị. Tôn giáo là tôn giáo. Nhưng tôn giáo không phải không có luật tắc, không có tổ chức, nhứt là trong tình trạng tiến hóa của chúng sanh thời đại hiện tại. Tôn giáo không phải là chỉ dành cho người lớn tuổi hoặc cho những người đã chán đời, mà cho mọi lứa tuổi, cho mọi hạng người. Tôn giáo không phải sống ngoài lề cuộc sống của nhân loại, mà nó luôn luôn kề cạnh với mọi sinh hoạt của cả chúng sanh. Ấy vậy nên những gì Ơn Trên ghi chép trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền chính là để giúp cho cơ cứu khổ của Đại Từ Phụ được thực hiện hữu hiệu theo thực trạng của nhân sinh hiện nay đó thôi.
Dầu tôi đã đọc đi đọc lại, cố gắng tìm hiểu nhiều lần về Tân Luật Pháp Chánh Truyền, tôi vẫn e ngại rằng mình chưa hiểu thật rốt ráo cái nghĩa hay, cái ý đẹp của bộ luật nầy. Tôi tin rằng trong đó còn ẩn chứa những mầu nhiệm mà phàm trí tôi khó đạt thấu được. Đã đành Luật không phải là Kinh, song trong các Luật của đạo giáo thường nó không chỉ có phần công truyền mà còn có cả phần bí truyền (bí truyền chẳng phải là tâm truyền).
Trước kia, vì nông nỗi mà tôi cho rằng chắc là ấn công nhầm lẫn sắp lộn mấy câu trong Pháp Chánh Truyền, nhầm lẫn một cách tệ hại, vì ngôi Giáo Tông thì rõ ràng là lớn hơn phẩm vị Đầu Sư, còn Chánh Trị Sự thì bất cứ người Tín Đồ nào cũng biết là lớn hơn phẩm Phó Trị Sự và Thông Sự. Thế mà trong đó lại ghi CHÁNH TRỊ SỰ LÀ ĐẦU SƯ EM, PHÓ TRỊ SỰ LÀ GIÁO TÔNG EM, và THÔNG SỰ LÀ HỘ PHÁP EM. Tôi cứ đinh ninh là đã có sự nhầm lẫn của ấn công, mặc dầu khó có trường hợp nhầm lẫn như vậy, khi mà những đọan văn cách rời nhau khá xa. Tin là in sai nên tôi không thắc mắc gì về điểm nầy. Hơn nữa, như đã nói lúc trước tôi ít chịu nghiên cứu về kinh sách của Đạo. Đọc thì có đọc, cái gì hiểu được thì hiểu, khó quá thì thôi xin tạm dời lại đến lúc lớn sẽ hay. Lẽ dĩ nhiên sau nầy thì tôi đã hiểu được chỉ có tôi nông nỗi, lạc lầm, chớ không có việc ấn công sắp sai chữ nơi các câu luật quan trọng nói trên.
Khi tôi hiểu được cái ý nghĩa Chánh Trị Sự tại sao là Đầu Sư Em mà không là Giáo Tông Em, và Phó Trị Sự tại sao không là Đầu Sư Em mà là Giáo Tông Em, thì tôi lại càng thêm sáng tỏ về cái QUYỀN THỐNG NHỨT của Ba Đầu Sư, một đặc quyền vừa là QUYỀN CHÁNH TRỊ lại kiêm cả QUYỀN LUẬT LỆ. Cũng bởi cái quyền đặc biệt nầy mà Chánh Trị Sự được gọi là Đầu Sư Em, mặc đạo phục Cửu Trùng Đài mà có thêm dây sắc lịnh màu trắng buộc ngang bụng (dây sắc lịnh tượng trưng cho luật lệ, tức quyền Tư pháp). Ngược lại, PHÓ TRỊ SỰ CHỈ CÓ QUYỀN VỀ CHÁNH TRỊ MÀ KHÔNG CÓ ĐẶNG THẨM QUYỀN VỀ LUẬT LỆ. Mặc đạo phục không có thắt dây sắc lịnh trắng ngang bụng. Và Thông Sự là người thay mặt cho Hộ Pháp giữ gìn luật lệ trong địa phương mình, KHÔNG CÓ QUYỀN VỀ CHÁNH TRỊ MÀ CHỈ CÓ QUYỀN LUẬT LỆ, mặc đạo phục không có viền chỉ kim tuyến, hai bên cổ có thêu ba Cổ Pháp của Đạo y như của Hộ Pháp, có thắt dây sắc lịnh trắng. Quyền hành của Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự thật rành rẽ, phân minh, chẳng khác nào quyền hành của Giáo Tông, Hộ Pháp và Ba Đầu Sư đã cùng được minh giải trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền. Và vì vậy mà Bàn Trị Sự được gọi là Hội Thánh Em, thay mặc cho Hội Thánh Lưỡng Đài trông nom săn sóc mọi sinh hoạt về tinh thần lẫn thể chất của bổn Đạo trong tư phương mình.
Chúng ta đều hiểu, khi khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã phân hai quyền Chánh Trị và Luật Lệ cho hai phẩm Giáo Tông và Hộ Pháp. Giáo Tông chưởng quản Cửu Trùng Đài là người thay mặc cho Đức Chí Tôn nơi hữu hình NẮM GIỮ QUYỀN CHÁNH TRỊ, TỨC QUYỀN HÀNH PHÁP. Và Hộ Pháp Chưởng quản Hiệp Thiên Đài thay mặt Đức Chí Tôn nơi hữu hình NẮM GIỮ QUYỀN LUẬT LỆ, TỨC QUYỀN TƯ PHÁP. Chánh Trị Sự là phẩm vị do Đức Lý Giáo Tông lập thành để chăm nom Đạo hữu trong phạm vi Hương Đạo. Đức Lý Giáo Tông đã xin Đức Hộ Pháp ban quyền Luật Lệ Hiệp Thiên Đài cho Chánh Trị Sự. CHÁNH TRỊ SỰ VỪA GIỮ QUYỀN CHÁNH TRỊ VỪA CÓ QUYỀN LUẬT LỆ nên đủ tư cách để điều hành công việc trong tư phương mình, tương tự Quyền Thống Nhứt của Ba Đầu Sư. Đức Lý nói; “Chánh Trị Sự là người thay mặt cho Lão, làm anh cả của chư Tín Ðồ trong phần địa phận của nó, Lão muốn thế nào cho Lão có mặt khắp nơi, tận ven Trời cùng góc bể.” Và xin Đức Hộ Pháp ban quyền Luật Lệ cho phẩm vị Chánh Trị Sự, Đức Lý Giáo Tông đã nói: “Trong nhơn sanh, hạng trí thức thì ít, hạng ngu muội thì nhiều, nếu chúng ta không có đủ sức điều đình, thì khó mà rải chơn lý Ðạo khắp nơi cho đặng. Càng thân cận với nhơn sanh lại càng chịu nhiều sự khó khăn rắc rối; chúng ta phải liệu phương nào mà trừ diệt những sự khó khăn ấy, khi mới nảy sanh ra. thì nền Ðạo mới khỏi loạn lạc. Vậy Lão xin Hiền Hữu ban quyền cho Chánh Trị Sự đặng phép xử trị, hầu có thể dạy dỗ sửa răn, thay quyền cho chúng ta trong chốn thôn quê sằn dã" Pháp Chánh Truyền gọi BÀN TRỊ SỰ LÀ HỘI THÁNH EM. Trong Hội Thánh chỉ có Đầu Sư là phẩm vị được thay mặt cho Giáo Tông và cả Hộ Pháp, có quyền cai trị phần Đạo và phần Đời của chư Môn Đệ “Chí Tôn”. Cũng tương tự, trong Hội Thánh Em phẩm Chánh Trị Sự thay mặt cho Giáo Tông và Hộ Pháp giữ quyền Chánh Trị Cửu Trùng Đài và Luật Lệ Hiệp Thiên Đài, tức CÓ QUYỀN CAI TRỊ PHẦN ĐẠO VÀ PHẦN ĐỜI của chư Môn Đệ Chí Tôn trong phạm vi Hương Đạo của mình. Bởi Chánh Trị Sự giữ quyền Thống Nhứt trong Hội Thánh Em nên được gọi là Đầu Sư Em. Quyền hạn Chánh Trị Sự rất rộng rãi và bổn phận qui định trong Pháp Chánh Truyền cũng rất khó khăn, nên luật lệ bắt buộc Chánh Trị Sự trước khi lãnh trách nhiệm phải đến Thánh Thất sở tại lập minh thệ. Lời thệ đó định trong Pháp Chánh Truyền như sau: “giữ dạ vô tư mà hành Đạo dầu cha mẹ, anh em, vợ con cũng chẵng đặng phép tư vị, gìn dạ chơn thành thể Thiên hành Đạo”.
Còn Phó Trị Sự và Thông Sự thì mỗi phẩm chỉ giữ được một quyền: Phó Trị Sự có quyền về Chánh Trị và Thông Sự có quyền về Luật Lệ, không được phạm đến quyền hạn giữa nhau. Quyền hạn và bổn phận của Phó Trị Sự và Thông Sự cũng không kém phần quan trọng và khó khăn trong vai trò Hội Thánh Em.
Chỉ cần hiểu chu đáo về sứ mạng của Bàn Trị Sự, và thực thi đúng cái tinh thần theo luật định về các chức vụ Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự, chúng ta cũng đã thấy giá trị của những gì ghi chép trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền rộng lớn biết bao. Tôi vẫn hằng nghĩ rằng sứ mạng của Bàn Trị Sự thì vô cùng khó khăn, thật là nặng nề, chớ không phải dễ dàng như có người lầm tưởng. Bàn Trị Sự không chỉ giống như Hội Đồng Xã Ấp ngoài Đời, mà Bàn Trị Sự còn phải lo lắng đến đời sống tinh thần cũng như vật chất, nhiều và khó khăn hơn việc thi hành các thủ tục hành chánh móc nối giữa chư Tín Đồ và Hội Thánh. Để nói lên tầm quan thiết của Bàn Trị Sự Tân Luật Pháp Chánh Truyền đã dùng danh từ Hội Thánh Em để gọi Bàn Tri Sự thật là tuyệt hảo lắm vậy. Bàn Trị Sự rất gần gũi với thiện nam tín nữ nên dễ dàng thay mặt cho Hội Thánh săn sóc đời sống của mọi Tín Đồ, đồng thời Bàn Trị Sự rõ ràng tường tận hơn ai hết các nguyện vọng của chư Tín Đồ hầu đệ trình lên Hội Thánh các nguyện vọng đó để Hội Thánh tầm phương pháp giải quyết thỏa đáng mọi thắc mắc và sáng kiến của chư Tín Đồ. Bởi vậy các tiếng nói của Nghị Viên, Phái Viên trong những lần Hội Nhơn Sanh thật vô cùng quan trọng, vì đó là những tiếng nói phản ảnh trung thực nguyện vọng của người Tín Đồ Cao Đài.
Tân Luật Pháp Chánh Truyền quả là bộ luật quí báu vô song. Càng đem khai triển càng thấy cái giá trị độc đáo trong đó. Chỉ mỗi cái vai trò của Bàn Trị Sự đã là vô cùng hay, vô cùng tốt đẹp rồi nói chi những vấn đề khác như vai trò ba vị Chưởng Pháp, ba vị Chánh Phối Sư trong Hội Thánh Cửu Trùng Đài, cùng các luật công cử, vân vân.
Suy suy gẫm gẫm, càng suy gẫm bao nhiêu về những luật điều trong cửa đạo Cao Đài tôi nhận thấy càng mến yêu bấy nhiêu nhứt là ý nghĩa đôi liễn trước cửa ngõ vào Nội ô Thánh Địa:
“CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HOÀ BÌNH DÂN CHỦ MỤC.
ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN.”
Tài liệu được trích từ ĐẶC SAN ĐẠI ĐẠO - Kỷ niệm ngày Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (15-10-Bính Dần – 1926) trang 10 – 12. Do Cơ Quan Phát Thanh Phổ Thông Giáo Lý - Tòa Thánh Tây Ninh ấn hành 12-1968.
Đến lúc sau nầy có dịp phải nghiên cứu kỹ càng về luật Đạo tôi mới hốt nhiên tỉnh mộng, tôi mới nhận thức được rằng vào đạo Cao Đài mà không hiểu biết gì Ơn Trên đã phán truyền trong quyển Tân Luật Pháp Chánh Truyền thật là một điều đáng tiếc. Nhờ có tìm hiểu trong đó mà tôi ý thức được cái duyên do vì sao khi người Pháp còn đặt nền đô hộ tại Việt Nam, họ luôn tìm cách tiêu diệt đạo Cao Đài. Ấy cũng bởi vì họ tưởng lầm rằng đạo Cao Đài là một tổ chức chánh trị. Họ bảo đạo Cao Đài là “UN ÉTAT DANS UN ÉTAT”, nghĩa là “một quốc gia sống trong một quốc gia”, mà quyển Tân Luật Pháp Chánh Truyền là một Hiến Pháp trá hình. Nhưng rồi sự thật bao giờ cũng là sự thật. Đạo Cao Đài do chính bàn tay mầu nhiệm tối thượng của đấng Cha chung toàn thể vạn linh sanh chúng hoằng khai, để tế độ loài người đang trầm luân trong khổ hải, lúc nào cũng là một nền chơn giáo, một tôn giáo mở ra khuyên người tu niệm, làm lành lánh dữ, trau tâm sửa tánh cho trở về đặng chỗ trọn lành mà thôi. Chánh trị là chánh trị. Tôn giáo là tôn giáo. Nhưng tôn giáo không phải không có luật tắc, không có tổ chức, nhứt là trong tình trạng tiến hóa của chúng sanh thời đại hiện tại. Tôn giáo không phải là chỉ dành cho người lớn tuổi hoặc cho những người đã chán đời, mà cho mọi lứa tuổi, cho mọi hạng người. Tôn giáo không phải sống ngoài lề cuộc sống của nhân loại, mà nó luôn luôn kề cạnh với mọi sinh hoạt của cả chúng sanh. Ấy vậy nên những gì Ơn Trên ghi chép trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền chính là để giúp cho cơ cứu khổ của Đại Từ Phụ được thực hiện hữu hiệu theo thực trạng của nhân sinh hiện nay đó thôi.
Dầu tôi đã đọc đi đọc lại, cố gắng tìm hiểu nhiều lần về Tân Luật Pháp Chánh Truyền, tôi vẫn e ngại rằng mình chưa hiểu thật rốt ráo cái nghĩa hay, cái ý đẹp của bộ luật nầy. Tôi tin rằng trong đó còn ẩn chứa những mầu nhiệm mà phàm trí tôi khó đạt thấu được. Đã đành Luật không phải là Kinh, song trong các Luật của đạo giáo thường nó không chỉ có phần công truyền mà còn có cả phần bí truyền (bí truyền chẳng phải là tâm truyền).
Trước kia, vì nông nỗi mà tôi cho rằng chắc là ấn công nhầm lẫn sắp lộn mấy câu trong Pháp Chánh Truyền, nhầm lẫn một cách tệ hại, vì ngôi Giáo Tông thì rõ ràng là lớn hơn phẩm vị Đầu Sư, còn Chánh Trị Sự thì bất cứ người Tín Đồ nào cũng biết là lớn hơn phẩm Phó Trị Sự và Thông Sự. Thế mà trong đó lại ghi CHÁNH TRỊ SỰ LÀ ĐẦU SƯ EM, PHÓ TRỊ SỰ LÀ GIÁO TÔNG EM, và THÔNG SỰ LÀ HỘ PHÁP EM. Tôi cứ đinh ninh là đã có sự nhầm lẫn của ấn công, mặc dầu khó có trường hợp nhầm lẫn như vậy, khi mà những đọan văn cách rời nhau khá xa. Tin là in sai nên tôi không thắc mắc gì về điểm nầy. Hơn nữa, như đã nói lúc trước tôi ít chịu nghiên cứu về kinh sách của Đạo. Đọc thì có đọc, cái gì hiểu được thì hiểu, khó quá thì thôi xin tạm dời lại đến lúc lớn sẽ hay. Lẽ dĩ nhiên sau nầy thì tôi đã hiểu được chỉ có tôi nông nỗi, lạc lầm, chớ không có việc ấn công sắp sai chữ nơi các câu luật quan trọng nói trên.
Khi tôi hiểu được cái ý nghĩa Chánh Trị Sự tại sao là Đầu Sư Em mà không là Giáo Tông Em, và Phó Trị Sự tại sao không là Đầu Sư Em mà là Giáo Tông Em, thì tôi lại càng thêm sáng tỏ về cái QUYỀN THỐNG NHỨT của Ba Đầu Sư, một đặc quyền vừa là QUYỀN CHÁNH TRỊ lại kiêm cả QUYỀN LUẬT LỆ. Cũng bởi cái quyền đặc biệt nầy mà Chánh Trị Sự được gọi là Đầu Sư Em, mặc đạo phục Cửu Trùng Đài mà có thêm dây sắc lịnh màu trắng buộc ngang bụng (dây sắc lịnh tượng trưng cho luật lệ, tức quyền Tư pháp). Ngược lại, PHÓ TRỊ SỰ CHỈ CÓ QUYỀN VỀ CHÁNH TRỊ MÀ KHÔNG CÓ ĐẶNG THẨM QUYỀN VỀ LUẬT LỆ. Mặc đạo phục không có thắt dây sắc lịnh trắng ngang bụng. Và Thông Sự là người thay mặt cho Hộ Pháp giữ gìn luật lệ trong địa phương mình, KHÔNG CÓ QUYỀN VỀ CHÁNH TRỊ MÀ CHỈ CÓ QUYỀN LUẬT LỆ, mặc đạo phục không có viền chỉ kim tuyến, hai bên cổ có thêu ba Cổ Pháp của Đạo y như của Hộ Pháp, có thắt dây sắc lịnh trắng. Quyền hành của Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự thật rành rẽ, phân minh, chẳng khác nào quyền hành của Giáo Tông, Hộ Pháp và Ba Đầu Sư đã cùng được minh giải trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền. Và vì vậy mà Bàn Trị Sự được gọi là Hội Thánh Em, thay mặc cho Hội Thánh Lưỡng Đài trông nom săn sóc mọi sinh hoạt về tinh thần lẫn thể chất của bổn Đạo trong tư phương mình.
Chúng ta đều hiểu, khi khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đã phân hai quyền Chánh Trị và Luật Lệ cho hai phẩm Giáo Tông và Hộ Pháp. Giáo Tông chưởng quản Cửu Trùng Đài là người thay mặc cho Đức Chí Tôn nơi hữu hình NẮM GIỮ QUYỀN CHÁNH TRỊ, TỨC QUYỀN HÀNH PHÁP. Và Hộ Pháp Chưởng quản Hiệp Thiên Đài thay mặt Đức Chí Tôn nơi hữu hình NẮM GIỮ QUYỀN LUẬT LỆ, TỨC QUYỀN TƯ PHÁP. Chánh Trị Sự là phẩm vị do Đức Lý Giáo Tông lập thành để chăm nom Đạo hữu trong phạm vi Hương Đạo. Đức Lý Giáo Tông đã xin Đức Hộ Pháp ban quyền Luật Lệ Hiệp Thiên Đài cho Chánh Trị Sự. CHÁNH TRỊ SỰ VỪA GIỮ QUYỀN CHÁNH TRỊ VỪA CÓ QUYỀN LUẬT LỆ nên đủ tư cách để điều hành công việc trong tư phương mình, tương tự Quyền Thống Nhứt của Ba Đầu Sư. Đức Lý nói; “Chánh Trị Sự là người thay mặt cho Lão, làm anh cả của chư Tín Ðồ trong phần địa phận của nó, Lão muốn thế nào cho Lão có mặt khắp nơi, tận ven Trời cùng góc bể.” Và xin Đức Hộ Pháp ban quyền Luật Lệ cho phẩm vị Chánh Trị Sự, Đức Lý Giáo Tông đã nói: “Trong nhơn sanh, hạng trí thức thì ít, hạng ngu muội thì nhiều, nếu chúng ta không có đủ sức điều đình, thì khó mà rải chơn lý Ðạo khắp nơi cho đặng. Càng thân cận với nhơn sanh lại càng chịu nhiều sự khó khăn rắc rối; chúng ta phải liệu phương nào mà trừ diệt những sự khó khăn ấy, khi mới nảy sanh ra. thì nền Ðạo mới khỏi loạn lạc. Vậy Lão xin Hiền Hữu ban quyền cho Chánh Trị Sự đặng phép xử trị, hầu có thể dạy dỗ sửa răn, thay quyền cho chúng ta trong chốn thôn quê sằn dã" Pháp Chánh Truyền gọi BÀN TRỊ SỰ LÀ HỘI THÁNH EM. Trong Hội Thánh chỉ có Đầu Sư là phẩm vị được thay mặt cho Giáo Tông và cả Hộ Pháp, có quyền cai trị phần Đạo và phần Đời của chư Môn Đệ “Chí Tôn”. Cũng tương tự, trong Hội Thánh Em phẩm Chánh Trị Sự thay mặt cho Giáo Tông và Hộ Pháp giữ quyền Chánh Trị Cửu Trùng Đài và Luật Lệ Hiệp Thiên Đài, tức CÓ QUYỀN CAI TRỊ PHẦN ĐẠO VÀ PHẦN ĐỜI của chư Môn Đệ Chí Tôn trong phạm vi Hương Đạo của mình. Bởi Chánh Trị Sự giữ quyền Thống Nhứt trong Hội Thánh Em nên được gọi là Đầu Sư Em. Quyền hạn Chánh Trị Sự rất rộng rãi và bổn phận qui định trong Pháp Chánh Truyền cũng rất khó khăn, nên luật lệ bắt buộc Chánh Trị Sự trước khi lãnh trách nhiệm phải đến Thánh Thất sở tại lập minh thệ. Lời thệ đó định trong Pháp Chánh Truyền như sau: “giữ dạ vô tư mà hành Đạo dầu cha mẹ, anh em, vợ con cũng chẵng đặng phép tư vị, gìn dạ chơn thành thể Thiên hành Đạo”.
Còn Phó Trị Sự và Thông Sự thì mỗi phẩm chỉ giữ được một quyền: Phó Trị Sự có quyền về Chánh Trị và Thông Sự có quyền về Luật Lệ, không được phạm đến quyền hạn giữa nhau. Quyền hạn và bổn phận của Phó Trị Sự và Thông Sự cũng không kém phần quan trọng và khó khăn trong vai trò Hội Thánh Em.
Chỉ cần hiểu chu đáo về sứ mạng của Bàn Trị Sự, và thực thi đúng cái tinh thần theo luật định về các chức vụ Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự, chúng ta cũng đã thấy giá trị của những gì ghi chép trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền rộng lớn biết bao. Tôi vẫn hằng nghĩ rằng sứ mạng của Bàn Trị Sự thì vô cùng khó khăn, thật là nặng nề, chớ không phải dễ dàng như có người lầm tưởng. Bàn Trị Sự không chỉ giống như Hội Đồng Xã Ấp ngoài Đời, mà Bàn Trị Sự còn phải lo lắng đến đời sống tinh thần cũng như vật chất, nhiều và khó khăn hơn việc thi hành các thủ tục hành chánh móc nối giữa chư Tín Đồ và Hội Thánh. Để nói lên tầm quan thiết của Bàn Trị Sự Tân Luật Pháp Chánh Truyền đã dùng danh từ Hội Thánh Em để gọi Bàn Tri Sự thật là tuyệt hảo lắm vậy. Bàn Trị Sự rất gần gũi với thiện nam tín nữ nên dễ dàng thay mặt cho Hội Thánh săn sóc đời sống của mọi Tín Đồ, đồng thời Bàn Trị Sự rõ ràng tường tận hơn ai hết các nguyện vọng của chư Tín Đồ hầu đệ trình lên Hội Thánh các nguyện vọng đó để Hội Thánh tầm phương pháp giải quyết thỏa đáng mọi thắc mắc và sáng kiến của chư Tín Đồ. Bởi vậy các tiếng nói của Nghị Viên, Phái Viên trong những lần Hội Nhơn Sanh thật vô cùng quan trọng, vì đó là những tiếng nói phản ảnh trung thực nguyện vọng của người Tín Đồ Cao Đài.
Tân Luật Pháp Chánh Truyền quả là bộ luật quí báu vô song. Càng đem khai triển càng thấy cái giá trị độc đáo trong đó. Chỉ mỗi cái vai trò của Bàn Trị Sự đã là vô cùng hay, vô cùng tốt đẹp rồi nói chi những vấn đề khác như vai trò ba vị Chưởng Pháp, ba vị Chánh Phối Sư trong Hội Thánh Cửu Trùng Đài, cùng các luật công cử, vân vân.
Suy suy gẫm gẫm, càng suy gẫm bao nhiêu về những luật điều trong cửa đạo Cao Đài tôi nhận thấy càng mến yêu bấy nhiêu nhứt là ý nghĩa đôi liễn trước cửa ngõ vào Nội ô Thánh Địa:
“CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HOÀ BÌNH DÂN CHỦ MỤC.
ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN.”
Tài liệu được trích từ ĐẶC SAN ĐẠI ĐẠO - Kỷ niệm ngày Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (15-10-Bính Dần – 1926) trang 10 – 12. Do Cơ Quan Phát Thanh Phổ Thông Giáo Lý - Tòa Thánh Tây Ninh ấn hành 12-1968.