VĂN !!!

thanhthanh92

Moderator
<P>                             CON VIẾT LÊN THẦY.</P>
<P>                                                   NIVA</P>
<P>  Địa cầu 68, ngày... tháng...năm...</P>
<P>  Kính lạy Thầy. </P>
<P>  Khuya nay, liền lúc con thức giấc, một ý niệm hiện đến :" viết cho Thầy". Con thật vui mừng, thích thú. Con cảm thấy rất gần Thầy. Sau đó con có phần chùng lại, phân vân. Con không lo Thầy sẽ tiếp nhận hay quở phạt, mà con tự nghĩ việc làm của con có nên chăng!</P>
<P>  Lâu nay, con và nhiều huynh đệ khác chỉ thông công với Thầy bằng hai cách là cầu nguyện và hiệp cùng chư huynh đệ dâng sớ lên Thầy tại bửu điện. Con cũng đọc nhiều bài viết về Thầy theo hướng này hay hướng khác, xác tín có Thượng Đế hoặc phủ nhận, gọi Thầy bằng nhiều danh xưng... Con dâng lễ, lạy Thầy, sám hối, phát nguyện và bày tỏ lòng tin. </P>
<P>  Nhưng chưa lần nào con nghĩ đến việc viết cho Thầy. Thế mà khuya nay, sau đêm ngủ say, vừa thức giấc thì ý này hiện đến. Thật lạ! Con vừa cảm thấy vui, vừa đắn đo, ngần ngại. Do đâu phát sinh ý tưởng này thì con không biết nhưng nỗi xúc động và suy nghĩ sau đó là của con. Con nghĩ viết cho Thầy thì cũng như mật khấn, cầu nguyện, dâng sớ. Không có gì khác và chẳng có gì trái. Và con thực hiện với lòng thành kính của con đối với Thầy. Con tự trang nghiêm việc làm của con bằng cách chọn từ để đặt tên cho hành động của con là "con viết lên Thầy ".</P>
<P> Đạo mở kỳ ba khác với hai kỳ  trước. Thượng Đế vừa là Thầy vừa là Cha nên chúng con vừa là học trò vừa là con cái của Thầy.Thầy vừa dạy dỗ vừa nuôi nấng. Chúng con hiểu được nhưng cảm thấy vừa xa Thầy vừa như không xa, gần Thầy mà chưa được gần.  tại Thầy hay tại con? Hay tại bản chất mối quan hệ vốn như vậy? Những bậc Thầy và cha - trong nền văn hóa của chúng con thường nghiêm trang, kín đáo, kiệm lời. Trong bài kinh xưng tụng Thầy cũng có cụm từ " bất ngôn nhi mặc tuyên". Học trò và con cái tự cảm thấy xa, tự giữ một khoảng cách với Thầy với cha, huống hồ đối với Thầy Trời, Cha Trời.  Con tìm hiểu Thầy qua sử Đạo. Những tháng năm đầu tiên Thầy đến với chư tiền khia rất thân ái, nhẹ nhàng, gần gũi, dễ thương như các cô giáo với bé con nhà trẻ. Thầy tập cho dạn dĩ, làm quen, chỉ bày từng li từng tí... rồi từ từ Thầy buộc ăn chay, học Đạo, mở Đạo.</P>
<P>  Con không rõ thuở ấy chư tiền khai hiểu Thầy, cảm nhận về Thầy thế nào. Thật gần gũi hay có quảng cách? Quí vị có sợ Thầy chăng hay cũng có người lơ là, chểng mảng? Vì lắm khi con đọc thấy lời Thầy quở trách - Rõ ràng quí vị đã nhận được nhiều hồng ân nhưng về chổ hiểu Thầym cảm nhận về Thầy thì thế nào? Không ai thuật lại và cũng không ai hình dung được.</P>
<DIV>  Có những sách báo viết để phủ nhận Thượng Đế, tức không nhìn nhận có Thầy thì cũng có không ít sách báo chứng minh sự hiện hữu của Đấng Chí Tôn, Đấng sáng tạo càn khôn vũ trụ này. Con đọc và có thể hiểu được, nhưng con thấy những nội dung ấy nặng phần lý luận, khô khan và trừu tượng, với rất nhiều thuật ngữ hàn lâm bác học. Nào là vô ngã, hữu ngã, nội tại, ngoại tại, bản thể, lý tính. " Thầy là các con, các con là Thầy ". Con tin lời dạy của Thầy. Nhưng khi nào thì cả hai nên một? Đật đến trình độ ấy thì trạng thái thế nào? Các nhà Thượng Đế luận, các thần học gia nhắc đến các khái niệm như là "bước nhảy " , "trực giác" thì cũng lẩn quẩn ở mức độ ý niệm. Những người muốn hiệp một với Thầy còn phải chờ, vẫn còn một quảng cách rất mỏng, rất nhỏ và "bước nhảy" là một cách nói mà chỉ riêng những người đã nhảy được mới hiểu thôi. Ai chưa từng trải nghiệm thì không sao hiểu nỗi, không đủ tự tin rằng mình có thể nhảy được. </DIV>
<DIV></DIV>
<P> Ở mức thấp hơn, trẻ con và đa số quần chũng hiểu biết về Thầy  qua chuyện kể, phim ảnh. Theo đó, Ông Trời tức là Thầy có hình dáng như người với râu tóc, áo mão và triều đình, có quyền ban phước giáng họa, có tình cảm và hành động như vua chúa ở bậc cao, cùng xuất hiện với Bà Trời...ở tận trên trời được truyện, phim thuật lại.</P>
<P>  Con cảm thấy không ổn. Con lơ lững giữa hai cách nhận biết về Thầy. Hay là đành chấp nhận bất khả tri luận, kính nhi viễn chi? Và rồi con cũng không bằng lòng với sự bất lực bó tay, đành lòng chịu vậy. Chắc hẳn có nhiều người khác có cùng tâm trạng như con. Tâm trạng thao thức, khát khao, luôn đặt nhiều câu hỏi về Thượng Đế, muốn tìm ra, muốn nhận biết Thầy một cách cụ thể, rõ ràng... Rốt cuộc biết ra rằng không thể biết gì hết hoặc mỗi người cảm nhận Thượng Đế theo cách riêng của mình. </P>
<P>  Con cũng được ân may sống với những cảm nhận ấy mà nói ra thì không dễ và có thể bị ngộ nhận. Có thể đó là nỗi lo sợ, một nhận biết đột ngột hiện trong tâm trí, hoặc một cảm xúc hóa thành nước mắt... Phải chăng đó là những dấu hiệu, những trạng thái mà Thánh ngôn của Thầy có nhắc đến :</P>
<P>  "Tâm con Thầy ngự, động Thầy hay." Hay:</P>
<P>  " Thầy ngự trong lòng mỗi chúng sanh,</P>
<P>    Chúng sanh giác ngộ biết tu hành."</P>
<P>  Bằng chứng của " động Thầy hay" là như thế nào? Con thấy nhiều người giác ngộ biết tu hành" lắm mà sao thấy lao đao, không thiếu cảnh ba chìm bảy nổi, hoặc tu mà không tiến hay tiến rất ít ỏi, chậm chạp. Chắc chắn là tại chúng con -lũ chúng sanh trong thời mạt pháp - tâm phủ nhiều bụi bặm, ô nhiễm lâu đời nên Thầy dầu thương yêu đến đâu, quyết tâm cở nào cũng không thể vượt qua luật Thiên điều tự nhiên để cứu độ chúng con trong vòng ít tháng, ít năm. </P>
<P> <EM> Những điều ngăn trở điều do nơi tiền khiên của cả chúng sanh. Đã vào trọn một thân mình nơi ô trược thì Thầy đây cũng khó mà rửa với một gáo nước mà đặng trong sạch.</EM></P>
<P><EM>  </EM>Thầy đã dạy chư Tiền khai như thế trong đàn cơ ngày Rằm tháng 8 năm Bính Dần.</P>
<P>  Lạy Thầy, quả thật con là một phàm nhân đã vào trọn thân mình nơi ô trược, một hữu thể giới hạn mà muốn tìm gặp Vô Hạn để...cật vấn, phân tích. Con kiến đang bò trên trái cam chưa biết được trái cam bao lớn, hình dáng thế nào mà lại mon men nói chuyện cây cam, rừng cam. Nhưng mà con đâu phải là con kiến, con được phú bẩm một chút linh quang, từ đó mà con sinh sự, nhờ đó mà con phần nào nhận biết Thầy, cho dù cái phần nhận biết nhỏ bé ấy rất bấp bênh, khi có khi không, lúc hư lúc thiệt.</P>
<P>  Ít nhất qua trải nghiệm, con biết rằng có nhiều việc đạo được lo liệu, tính toán kỹ lưỡng gần trăm phần trăm. Thế rồi sự nên hư không như con người đã tính. Vào thời điểm cuối cùng, một yếu tố bất ngờ xuất hiện, tác động quyết định cho cả một tiến trình, hoàn toàn ở ngoài mọi tiên liệu dự trù.</P>
<P>  " Thầy can thiệp để cho việc nên ư?</P>
<P>     Thầy can thiệp để phá cho hỏng chăng?"</P>
<P>  Không giải thích được, con nghĩ rằng đó là dấu hiệu có sự huyền diệu của Thầy. Việc người người tính, việc Trời Trời lo. Con nghe các huynh tỷ nói vậy. Và các huynh tỷ cũng tin rằng chỉ có quyền năng của Thầy mới làm nỗi công cuộc vận chuyển khai Đạo kỳ ba, và chỉ có quyền năng ấy mới bảo rồn nền Đạo đến ngày nay vượt qua mọi thứ chướng ma, nội công ngoại kích, khảo đảo liên hồi. </P>
<P>  "Chi chi cũng có Thầy trong đó!"</P>
<P>  " Dầu chi đi nữa cũng còn Thầy đây."</P>
<P>  Con nhớ những câu đó không phải bằng học thuộc lòng hay tự kỷ ám thị mà con được thấm sự thật ấy nhờ quá trình sống đạo. Con sẽ viết lên Thầy về mối Đạo của Thầy. Không phải là Đạo như trong Đạo Đức Kinh " Đạo khả Đạo phi thường Đạo" mà là một Đạo có tên, có tuổi, có hình tướng v.v. Một mối Đạo có thể nhìn thấy , đụng chạm, cảm nhận với nhiều mới mẻ, lạ lùng, kỳ diệu, thú vị v.v.</P>
<P>  Con sẽ viết lên Thầy về học trò của Thầy, những học trò rất xứng đáng, tuyệt vời - chắc vì thế mà Thầy giao cho mối Đạo -nhưng cũng rất nhiêu khê, khó hiểu, thường gây phiền não cho nhau và làm khổ Thầy không ít. </P>
<P>  Con viết lên Thầy trong mong ước và suy nghĩ chân thành của con. Con sẽ được hiểu, được thương và được gần Thầy hơn và cũng có thể ngược lại. " Chi chi cũng có Thầy trong đó!" Con phó thác. Lạy Thầy !</P>
<P><BR clear=all></P> 
 

thanhthanh92

Moderator
<P>                       NHỚ VỀ MỘT BÌNH MINH TRÊN ĐỈNH BÀ NÀ </P>
<P>                                                       TRI ÂN</P>
<P>      Thế là các em đã chiếm lĩnh được đỉnh cao !</P>
<P>      Thế là các em đã nguyện hứa cùng nhau bên nẻo đường, bên bờ vực thẳm.</P>
<P>      Khúc Tin ca nghẹn ngào trong những âm ba bị dồn nén đến muốn vỡ tung lồng ngực, máu trong tim như chực tuôn chảy xối tràn.</P>
<P>      Mắt các em như rớm lệ khi hừng đông soi rọi Đạo kỳ phất phới trong gió sớm mai.</P>
<P>      Gió, sương của vùng núi cao lạnh se làn da mỏng, se đến tê người đủ để các em hóa thân theo lời ca thành cánh chim vượt ngàn bay về phía chân trời xa, nơi ánh hào quang đang rạng rỡ sắc màu.</P>
<P>       Anh linh các bậc tiền nhân như đang tụ về, những dòng điển vô hình giần giật trong mỗi làn da thớ thit, truyền lan trong không gian đặc lạnh, một cảm xúc ấm áp tình đồng hướng ngự trị trong mỗi người, trong môi rung tiếng hát. Ôi! Giờ phút này, âm dương giao hòa, tam dương khai thái. Ai đã từng chứng kiến thực tại này mới cảm nhận được hồng ân Thiêng thượng ngập tràn, đang chở che chan rưới.</P>
<P>        Đứng trên bờ vực, các em có nhận ra công án để hiểu mình là ai có trách nhiệm gì chăng? Xa kia là thành phố hoa lệ, em còn có nhớ câu chuyện Thánh kinh khi Satan đưa Chúa lên đỉnh núi cao và hứa cho Ngài cả thế gian này?</P>
<P>        Vực thẳm tội lỗi, thế gian phù hoa. Đứng trên đỉnh non ngàn rồi, chúng ta thật sự nhỏ bé. Mới thấy Cao Đài là đài cao, cao hơn đình cao, nơi cho ta con mắt nhìn vượt trên mọi thiên kiến, đưa tầm nhìn xa đến bao dung cả thiên hạ.</P>
<P>         Vai các em đã ướt lạnh rồi, nhưng lòng các em đang hừng hực thanh xuân, khát khao phụng sự. Phút giây này mới thấy bao nồng cháy tình anh em, con chung Thượng Đế. </P>
<P>         Chúng ta chuẩn bị lên đường cuộc hành trình mới bắt đầu, gian lao còn phía trước. Thử thách đang chờ các em trên muôn vạn nẻo đường. Hãy dấn thân, đồng tâm thắt chặt tình này, nhớ đến đàn em, nghĩ đến tương lai mà reo vang khúc ca Phụng sự.</P>
 

Facebook Comment

Top