<FONT color=#0000ff size=3>
<P align=justify><FONT size=3>Nhân huynh Dang Vo viết: "Tân Pháp Cao Đài" xin được nói cho rõ hơn</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=3>Khái niệm về Tân Pháp Cao Đài tùy theo ngữ cảnh mà Thánh Giáo có khi chỉ đây là pháp môn căn bản của Cao Đài (Tam Công) nhưng có khi nói với nghĩa Công Phu (Tâm Pháp)</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=3>Nhưng thường thì khi nói đến Tân Pháp, Ơn Trên muốn nói đến con đường mới khác với Cựu Pháp của Nhị và Nhứt kỳ. Hiểu như thế thì Tân Pháp Cao Đài là con đường "ngắn nhất" dẫn về cựu vị. Khi đi trên con đường này (Đạo), người tín hữu Cao Đài phải ý thức việc đạo cần đấp mống xây nền trước tiên là góp phần PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH (giải nghiệp tiền khiên), kế đến rèn luyện đức hạnh (ngăn ngừa tội lỗi mới), sau cùng là giữ Tâm thanh tịnh vô cầu.</FONT></P>
<P align=justify><FONT size=3>Phần thứ ba này là Tâm pháp Đại Thừa. Như đã nói: có khi Thiêng Liêng cũng dùng cụm từ Tân Pháp CD để nói về việc Công Phu tu luyện theo pháp tiên gia của Cao Đài giáo. Nhưng cái TÂN ở đây trong Tâm Pháp Đại Thừa Cao Đài là chi? Đó là yếu tố THẦN của Thượng Đế ban bố qua Thiên Nhãn.</FONT></P>
<P align=justify><FONT color=#0000ff size=3><strong>Pháp môn của bất cứ tôn giáo nào cũng đều là HÒA HIỆP (Tinh Khí Thần) nhưng cái mới và duy nhất của Cao Đài trong Tam Kỳ mà các tôn giáo khác không có là: chỉ có tín hữu Cao Đài mới có cơ may được tiếp nhận Thần của Đức Chí Tôn (cho những ai thường xuyên có CÚNG, TỊNH nhìn Thiên Nhãn). Vì thế ngày nay người ta tu theo cựu giáo thì nhiều nhưng đắc vị chẳng được bao nhiêu vì Thiên đình đã đánh tản Thần (TNHT 1, lời của Thầy). Và chỉ có người tu theo pháp môn CD khi liễu có thể thể hiện được ấn chứng MẮT TRÁI MỞ</strong></FONT></P></FONT><strong></strong>