Sự khác biệt của đạo cao đài

khaitam

New member
<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">Chư</st1:place> Đạo Huynh Tỷ kính! khaitam là hậu học, vì thiển nghĩ là diễn đàn nhầm mục đích trao đổi nâng cao tương hỗ và dung thông cho nhau để cùng nhau tiến bước, ngu đệ xin được nói vài lời cũng với mục đích là được học vì ngu đệ nói ra tức thị hiện cái yếu và cái sai mà nhờ ân của quý anh cao chị cả giáo huấn thêm.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Ở một góc độ triết học biện chứng luận lý thật hư và nhất là biện thông Phật Pháp, có thể xem là “vay mượn” cũng được vì vay mượn nên mới được gọi là không vay mượn, không vay mượn nhưng lại vay mượn. Nên hiểu là có hay không vay mượn cũng ổn.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Tuy nhiên, đối với đối thể cần làm rõ cho những ai chưa rõ trên những bước sơ khai yếu lược của nền tảng triết thuyết Cao Đài thì ai nói nhận định là “giáo lý Đạo Cao Đài là sự vay mượn tạm của các tôn giáo khác” thì có thể dung ngôn ngữ trần gian mà nói rằng sai. Nếu câu nhận định này là của người tín hữu Cao Đài lại càng sai hơn vì sao ai cũng biết. Sao lại là vay mượn? vay mượn rồi trả lại chăng? Đã vay mượn còn vay mượn tạm hoá ra Cao Đài giáo rỗng toát chẳng có gì đáng trương cờ giữa vạn quốc năm châu mà thực thi chủ nghĩa đại đồng nhơn loại, qui Tam Giáo rồi hiệp Ngũ Chi?<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Đạo là con đường dẫn hành giả về bến giác. Đạo là vô vi, tôn giáo là hữu vi. Hữu vi thì tất hữu hoại. Tôn giáo là màu sắc, là phương tiên biểu thị cái yếu lý của Đạo Pháp Vô Vi. Đạo Pháp thì chỉ có nhất lý, đó là qui luật, qui luật tức là cái tự nhiên vốn có của Bản Thể Vũ Trụ mà ta gọi là Đạo. Sanh, lão, bệnh, tử là qui luật là Đạo. Tu thì giải thoát, chấp mê bất ngộ thì chìm mê trong chốn biển song ba đào trùng trùng điệp điệp. Vậy Đạo đâu riêng của ai, đâu riêng của người màu da trắng, da vàng, hay nhóm dân nào! Đạo là những qui luật tự nhiên hằng hữu tự hiện của sự sống Chơn Lý bất hoại. Con người tuân theo nguyên lý của THƯỢNG ĐẾ thì trường tồn theo cái hấp dẫn lực của nó. Đó là Đạo. Nếu nói Tôn Giáo Cao Đài vay mượn cốt tuỷ của Phật Giáo hoá ra Cao Đài giáo dỡ? Phật Giáo đưa con người đến sự giải thoát thì Cao Đài cũng phải mang cái sứ mệnh cao cả ấy, như thế Cao Đài không thể bỏ đi cái qui luật THUẬN THIÊN, qui luật luyện thân tâm, qui luật nhân quả báo ứng, không thể bỏ tam cang ngũ thường, tam tùng tứ đức,…Những qui luật kể trên là điều kiện cần và đủ để hành giả giác ngộ tâm linh, thoát kiếp tử sanh sanh tử. Nên không thể nào nói là vay mượn gì vì Đạo luật của THƯỢNG ĐẾ CHÍ TÔN chỉ có một, không làm thế thì đi ngược lại dòng tiến của tâm thức. Một trường đại học mới ra không thể không có phòng giáo dục như những trường đại học khác. Đó nói về cốt tuỷ tinh hoa của Đạo Pháp giải thoát.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Nếu nói về hữu hình, Cao Đài giáo lại có những đặc thù mà không thể nào dung từ “vay mượn” vì tính cách đặc thù và mới lạ ấy. Tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt đủ thấy một chủ trương xiển dương cái tinh hoa của chánh pháp trường tồn cho nhân loại tu tiến. Sự nào hư hoại thì phục hưng, cái nào còn mới phù hạp với thời kỳ đáp ứng được mục đích tối hậu đưa con người khỏi biển mê, những gì tôn giáo khác không làm được thì Cao Đài giáo làm, làm vì mục đích cứu khổ. Đó là khác, là hay, là chơn lý diệu dụng mà chính NGÔI MỘT TOÀN NĂNG xuống thế qua huyền diệu cơ bút tá danh Cao Đài truyền giáo.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Hàng loạt cái khác mà không kể hết được: Thiên Nhãn, cơ cấu tổ chức Hội Thánh, Cơ sở thờ tự, nghi thức cúng thế, kinh,…tất cả đều mang yếu lý nhiệm mầu huyền vi hé lộ lên guồng máy tạo đoan càn khôn vũ trụ để ĐẤNG CHÚA TỂ CAO ĐÀI giáng thế tuyên ngôn “luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần, luyện thần hườn hư, luyện hư hườn vô” và “Thầy là các con, các con là Thầy”. Bí pháp giải thoát mà Ông Trời ban cho nhơn loại riêng biệt trong màn chót của quả cầu 68 này dĩ nhiên phải khác và đủ đầy hơn cho nhơn loại rộng đường về bến bờ của giải thoát. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Vậy nếu nói vay mượn thì phải xem cái toàn của Đạo Cao Đài tức là phải hiểu tất cả những gì thuộc về Cao Đài. Khi thông thì chúng ta sẽ không thấy rằng vay cái chi, và mượn cái chi cả. Có chăng dùng chữ “chấn hưng” thì tỏ rõ hơn. Một đứa con sanh ra, đức con ấy, con người mới ấy cũng vẫn phải ăn mà sống, chứ không phải trơ như khúc củi hít không khí mà bay về trời. Hơn thế nữa và hơn bao giờ hết, hiểu rằng NGƯƠN KHÍ TIÊN THIÊN xuống giáo Đạo và cứu độ ắt hẳn phải chỉ cho con người ăn như thế nào không bệnh, ăn những thức an nào cần thiết cho quá trình qui hợp của bổn tâm diệu tánh.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Vả như có nói giống chỉ vì Đạo có một mà chẳng hề có hai. Cao Đài hữu hình càng ra vẻ dáng vấp của một Ộng TỪ PHỤ mà bấy lâu dân tôc Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> vốn đã sùng ngưỡng theo tín ngưỡng dân tộc tâm linh. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Ngu đệ có sai thì xin mấy anh mấy chị bỏ qua và giáo dạy giúp.<o:p></o:p>
Bách bái!<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
 

Facebook Comment

Top