Tâm sự của Đức Lý Bạch Đại Tiên

Hao Quang

New member
Hôm nay đọc 1 bài thánh giáo cảm thấy hay hay xin chia sẻ cùng HTĐM

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Thi
Thanh điển lai lâm lúc tiếc thu
Phong vân mạt trắc cảnh trần phù
Đồng tâm nghinh tiếp Tôn Sư giáng
Tử báo tin này xuất viễn du
Thăng
tiếp điễn
Phiên Thổ mưa thu giọt đổ tràn
Dậy nguồn tuôn chảy vách hè sang
Gió nguồn tạt mạnh chim nghiêng cánh
Sóng quậng cuốn trôi, cá lạc đàn
Trống nhịp canh lầu toan tỉnh thức
Chày khua xóm vắng giấc mơ màng
Sương giăng phủ kín ngàn cây cỏ
Chợt hé vầng hồng lộ ánh quang<o:p></o:p>

Thái Bạch Kim Tinh. Hôm nay Bần Đạo đến với chư hiền với tư cách là người Anh cả để chuyện vãn cùng đàn em của mình. Bần Đạo không nói về một đề tài giáo lý nào cả, mà chỉ nêu lên “ nỗi lòng của một vị Đại Tiên nơi Thiên Cung với sứ mạng Gíao Tông vô vi của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. có lẽ đây không phải lần đầu tiên cũng không phải là lần cuối cùng mà Bần Đạo bày tỏ nỗi lòng của một người Anh cả trước sứ mạng đầy khó khăn thọ lãnh trước đức Cao Đài Thượng Đế.

Trước hết, Bần Đạo muốn nói qua về cái nhìn của một vị Đại Tiên đối với chúng đệ tử phàm trần.

<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">Chư</st1:place> đệ muội, cũng như bao chúng sanh khác đều được ban cho Thượng Đế tánh ( hay là Phật tánh) từ buổi ban đầu trước khi đến trần gian để tiến hoá.

Nhưng vì trải qua đời đời kiếp kiếp bị bức màn vô minh che lấp, cái Thượng Đế tánh ấy giống như viên ngọc bị lấp trong biển cát mênh mông không thể một sớm một chiều mà tìm ra được. Khi nhìn chư đệ muội cũng như tất cả chúng sanh khác, Bần Đạo luôn luôn nhìn thẳng vào cái Thượng Đế tánh ở bên trong mọi bản thể chớ không nhìn cợn cợt lớp áo thất tình lục dục bên ngoài. Sỡ dĩ như vậy là vì Bần Đạo muốn đánh thức cái Thượng Đế tánh ấy thay vì nếu chú ý đến lục dục thât tình của chư đệ muội thì chẳng khác nào giục thúc các tánh xấu của chư đệ muội càng thêm gia tăng.

Tất cả mọi tôn giáo, mọi trường phái tâm linh trên tinh cầu này được thành lập cũng chỉ có mục đích suy nhất là làm hiễn lộ cái Thượng Đế tánh của chúng sanh. Tất cả mọi phương tiện cúng lạy, công quả, thiền định v v …cũng vì mục đích đó

Một nỗi không vui của Bần Đạo là thay thân Đức Đại Từ Phụ cầm nắm sự thưởng phạt các đệ tử tín đồ Đại Đạo. Tại sao như vậy? – có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn của một vị Phật Tiên đã thành,lại đi răn phạt những vị Phật tiên sắp thành hay sẽ thành trong vị lai xa. Vì Bần Đạo cũng như tất cả chúng sanh đều có chung một Thượng Đế tánh như nhau.

Bần Đạo tạm phân ra có 3 hạng đệ tử:
1. Hạng đệ tử thứ nhứt: đó là bực Thượng Căn Bần Đạo ít hay dạy dỗ vì bản chất của người đệ tử vẫn luôn luôn có vẻ đẹp tự nhiên. Trước đạo sự nào Bần Đạo dạy ẩn kín nhẹ nhàng phớt qua thì đệ tử thi hành không sai. Người đệ tử thường kiểm lấy mình. Thử hỏi Bần Đạo cần gì phải dạy. Rất khó khăn lắm mới tìm ra được hạng đệ tử này, nhưng không phải là không có.

2. Hạng đệ tử thứ nhì: đó là bực Trung Căn. Bần Đạo hay rầy phạt nhưng cũng ít oán trách Bần Đạo, chỉ hơi buồn và cũng cố gắng để tu sửa thân tâm. Hạng đệ tử này cũng không có gì đáng nói

3. Hạng đệ tử thứ ba: đó là bực Hạ căn, Bần Đạo tuy không hoan hỉ với hạng đệ tử này, nhưng bởi chúng sanh vô minh, căn trí kém nên Đức Thượng Đế mới khai lập Đạo mà cứu vớt hạng chúng sanh này. Nếu sự dạy dỗ chúng sanh lắm dễ dàng thì Bần Đạo cũng chẳng có chi công quả với sứ mạng Giáo Tông Tam Kỳ Phổ Độ. Bần Đạo cũng vì từ bi và cũng vì sứ mạng trước Thượng Đế nên cam tâm mà chịu gần gũi với hạng đệ tử này. Chỉ mong sao lời giáo hoá của Lão có thể cảm hoá ít nhiều tánh khí nặng trược. Lão rất là ngao ngán đó

Hạng đệ tử hạ căn, khi làm điều chi tội lỗi, liền bị Bần Đạo rầy phạt, cái phản ứng đầu tiên là cho rằng đồng tử tiếp điển chẳng trọn hay là giả cơ bút. Sự thưởng phạt, tức khen rầy của Bần Đạo, cũng áp dụng không ngoài hai phương cách: khoan và nghiêm
Bàn tay bên phải của Bần Đạo cầm roi là biểu tượng “tánh nghiêm”; còn tay bên trái cầm lọ thuốc thoa, là biểu tượng “tánh khoan”. Nghiêm và khoan không thể luận bàn rốt ráo.khi đệ tử phạm tội lỗi, Bần Đạo phải rầy phạt cho đệ tử biết tội lỗi . đó là Bần Đạo dụng "đức nghiêm". Nhưng sau đó Bần Đạo để lời khuyên lơn an ủi hay phong chức, đây là “đức khoan” của Bần Đạo. Cả hai trường hợp đều do hai đàn cơ khác nhau. Cả hai xuất phát đều một Lý Thái Bạch, chớ không phải Thái Bạch nơi đây, Thái Bạch nơi kia. Nếu đệ tử vô minh luận bàn thiếu sự lý, e rằng nghiệp quả chẳng buông tha đó! Đó là Bần Đạo tạo điều kiện cho đệ tử có cơ hội suy nghĩ và lập công. Trong tất cả mọi tội lỗi,chỉ có một tội lỗi duy nhất mà Trời Đất chẳng hề dung thứ đó là phạm vào máy trời, tức là cơ tiến hoá của nhơn loại. Cơ bút không phải là việc thường. Một chúng sanh tạo nghiệp do bản ngã, sẽ lôi kéo bao chúng sanh khác theo mình để ủng hộ tư tưởng sai lệch của mình, gieo rải khắp nơi những tư tưởng vô minh đó, sẽ tạo vô số nghiệp chướng.Bần Đạo rất thảm, rất thảm.!!!

Trong mọi trường hợp rầy phạt của Bần Đạo và các Đấng Phật Tiên đều xuất phát từ lòng từ bi và sự minh triết. Mỗi một lần rầy phạt đều kèm theo một từ lực để giải nghiệp cho người đệ tử. Điều này khác với sự rầy mắng của thế nhân phát sinh từ bản ngã phàm phu. Khi đứng trước một bệnh nhân, người lương y phải cho uống thuốc hoặc dùng phương pháp mổ xẻ(giải phẫu) miễn sao bệnh nhân được lành mạnh. Bần Đạo cũng vậy, với một đệ tử tâm bịnh Bần Đạo đóng vai “lương y tinh thầh” phải chọn một phương pháp thích hợp để điều trị. Khi Bần Đạo điều trị dù cho đệ tử có lắm đau đớn cũng phải ráng chịu đựng, nhược bằng phản kháng lối điều trị của Bần Đạo thì tâm bịnh sẽ không bao giờ hết. Cuối cùng, ma chướng sẽ đổ xô người đệ tử ra khỏi cõi đời, mặc sức mà tạo tội lỗi, rồi cũng mặc tình mà trững giỡn với bao lượng sóng luân hồi nơi biển khổ trần gian này!!

Sau cùng Bần Đạo cũng nêu lên tất cả mọi việc làm của Bần Đạo đều nhắm về “ cơ tiến hoá của nhơn loại” nên đôi khi Bần Đạo có thể vượt ra ngoài nguyên tắc cũng vì cơ tiến hoá. Nếu đệ tử nào còn quan niệm hẹp hòi, thấy chấp, thì không thể hiểu được việc làm của lão; và việc làm của Lão luôn luôn đúng; cái sự suy nghĩ của hàng đệ tử có điều đúng, điều sai, khá hiểu<o:p></o:p>

Thi


Danh quyền phẩm chức có bền đâu
Được mất hơn thua vạn nẻo sầu
Thiên tánh phủ rêu nào đoái tưởng
Giựt mình trông thấy cuộc tang dâu<o:p></o:p>

Bần Đạo chiếu điển vào Thánh Cảnh ẩn danh. Phần nhơn tâm nơi đây đang hoài bảo Bần Đạo phân định sự “đúng – sai” giữa hai bên tranh đấu. Bần Đạo dẫn dụ: có một ngôi nhà hoả hoạn mà bên trong có rất nhiều người đang kêu gào cứu nạn. Người có trách nhiệm phải dùng đủ phương cách để cứu nạn nhân ra khỏi ngôi nhà lửa. Lúc đó người có trách nhiệm không thể có tâm phân biệt: người này thiện nên cứu, còn kẻ kia ác thì cứ bỏ mặc …cũng như vậy, đối với Thánh Cảnh trên , sự biến động xảy ra trầm trọng ảnh hưởng đến toàn Đạo nơi đó, công việc khẩn cấp của Bần Đạo là dụng “ PHƯƠNG CÁCH DUNG HOÀ” để giảm cơn biến động, còn ở mức độ nào đó mà Bần Đạo với quyền pháp của Lão có thể làm được. Trong lúc nguy cấp đó Bần Đạo không thể phân định sự “ đúng – sai” của cả hai bên! PHƯƠNG CÁCH DUNG HOÀ là phương thuốc đầu tiên áp dụng cho giai đoạn này, nhằm lập lại sự thăng bằng cho nơi đó, giữa lúc ấy lòng Họ Đạo đang ly tán. Bần Đạo, vì cơ tiến hoá của nhơn sanh, Thiên ý muốn có một thời gian để mỗi nhơn tam nơi Thánh cảnh ấy thừa cơ hội này để suy gẫm ôn lại những việc làm của mình trong thời gian qua xem có phù hợp với Thiên Cơ hay không? Giai đoạn hư hư thực này, Bần Đạo chưa thể phán quyết sự "đúng sai". Nhưng không phải là Lão bỏ qua. Lão còn để yên đó. Dù cho Lão không xử, nhưng luật nhơn quả chẳng hề buông tha đâu!
Hiện tại một trường thi do Bần Đạo sắp bày nơi cảnh ấy. Những thí sinh nào được coi là thi đỗ dưới nhãn quan cũa Lão?? Người không có chức phận chưa hẳn đã rớt, kẻ có phẩm hàm chưa hẳn đã đậu.người được vinh dự đứng vào danh bảng kết quả, sẽ là những thí sinh biết nhận định ít nhất ba điều của Bần Đạo nêu ra sau đây:
Nhận định 1: đời là bể khổ ngập tràn với những danh lợi quyền nên mới vào cửa Đạo. Cớ sao nay bước vào Thiền Môn, cái danh quyền ấy vẫn còn bám theo và gây ra sự điên đảo như thế này
Nhận định 2: tất cả vạn hữu đều vô thường, chỉ có Thiên Tâm Phật tánh mới vĩnh hằng. Chức phẩm chẳng qua chỉ là phương tiện để lập công mà thôi
Nhận định 3: vậy đời tu phải làm cái gì đây?? – phải tìm lại Thiên Tâm đã bị màn vô minh che lấp từ đời đời kiếp kiếp

Nếu nhận định được như vậy thì sự phát tâm tu hành mới chơn chánh. Bần Đạo rọi điển vào tâm tư Họ Đạo nơi cảnh ấy, phần đông đã nhận định được cứu cánh của đời tu, hay đã quên mất dần cái mục đích tối cao đó, để rồi hướng theo cái giả tạm phù du, đánh mất đi ngày tháng quý báu của kiếp người không đầy trăm tuổi ….

chúc HTĐM vui vẻ
 
Sửa lần cuối:

Facebook Comment

Top