Thăm nhà Đức Ngô Minh Chiêu ở Tân An

Hao Quang

New member
Ngày mai 13-03 - Quý Tỵ, kỷ niệm ngày quy Thiên của Đức Ngô Minh Chiêu.
Vào đầu tháng tư vừa qua, HQ có một chuyến về Tân An thăm lại ngôi nhà mà Đức Ngô lúc sinh tiền ở và làm quan một thời gian trước Ngài chuyển ra Hà Tiên!
Nhân ngày Quy Thiên của Đức Ngô Minh Chiêu! HQ ôn lại thời nithe61ie61u và lúc Ngài sống ở Tân An:

I. THỜI KỲ NIÊN THIẾU:

a) Lúc thơấu. - Đức Ngô-Văn-Chiêu, đạo-hiệu Ngô-Minh-Chiêu, thuộc dòng-dõi một Quan Thị-Lang của Triều-Đình Huế, nhân lúc Quốc-Gia loạn-lạc (1851-1866) di cư vào Nam, sinh nghiệp tạm ở Khu Hòa-Hưng (ngoại ô Sài-Gòn - Chợ-Lớn). Thân phụ Ngài là Ông Ngô-Văn-Xuân sánh duyên với Bà Lâm-Thị-Quí. Ngày mùng 7 tháng giêng năm Mậu-Dần (28-2-1878) bà hạ sanh người con duy nhứt là Đức Ngô-Văn-Chiêu. Ngài ra đời nơi quê mẹ tại Bình-Tây (Chợ-Lớn). Trong một căn nhà lá nhỏ, ở vùng nê-địa, phía sau ngôi chùa Quan-Thánh (còn gọi là Chùa Ông Nhỏ).(1)

Khi sanh ra, Ngài không chịu bú sữa, mà nếu có ép cho bú thì mình mẩy lại sưng phù lên, cho nên bà thân Ngài phải cho uống nước cơm với đường, lần lần tập cho ăn cháo, rồi ăn cơm.

Ít năm sau ông thân và bà thân Ngài tìm được việc làm, phải đi Hà-Nội, mới đem gởi cho người em gái ở Mỹ-Tho. Lúc đó, Ngài vừa được 6 tuổi. Cô của Ngài tên Ngô-Thị-Đây có chồng khách-trú bán thuốc bắc và cây ván, cũng khá giả nên nhận nuôi.

b) Lúc đi học. - Nhỏ tuổi, sớm lìa cha mẹ, từng trải cực khổ, Ngài rất cố gắng học hành. Nhưng một hôm vì chúng bạn lôi cuốn, nên bỏ hai ngày học, và bị cô quở, đánh. Ngài ăn năn khóc hoài và từ đó không bao giờ tái phạm nữa.

Năm được 12 tuổi, Ngài đánh bạo tới nhà Ông Đốc Phủ Sủng, tùng sự tại Toà Hành-Chánh Mỹ-Tho, chỗ quen với ông thân Ngài, nhờ chỉ bảo làm đơn, và giới thiệu với ông Chủ-Tỉnh để xin vô học nội trú ở trường Trung Học Mỹ Tho (bây giờ là trường Nam Trung Học Nguyễn Đình Chiểu). Mặc dầu còn nhỏ, Ngài cũng bạo dạn trình bày hoàn cảnh côi cúc nghèo nàn của mình: nhờ Ông Đốc Phủ Sủng thông ngôn, nên ông Chủ-Tỉnh chuẩn y lời xin của Ngài (2).

Ngài học ở đó và sau lên trường Chasseloup-Laubat Sài-Gòn (nay là trường Jean Jacques Rousseau) tiếp tục đến năm 21 tuổi thi đậu bằng Thành Chung và ngày 23 tháng 3 năm 1899 được bổ làm việc tại Sở Tân Đáo Sài Gòn cho tới ngày 31-12-1902.

II. LẬP GIA ĐÌNH:

Khi Ngài thành tài, thì người ân của Ngài là Ông Đốc Phủ Sủng muốn gả con gái cho. Việc đó làm cho Ngài đắn đo thắc mắc không ít vì không biết tính sao cho dung hòa được cảnh phú quí của ân nhân để khỏi phụ lòng thương của người với nếp sống thanh bạch tầm thường của cha mẹ mình. Cô của Ngài lại khuyên Ngài nên cưới vợ con nhà cần lao, đặng sau kia nếu có thất thế thì vợ con có thể đi làm lụng nuôi con được, chớ vợ sang trọng quá, e chịu cực khổ không quen.

Vì lẽ trên, Ngài vâng lời cô, tự hẹn sẽ tìm dịp đáp đền ân xưa của Ông Đốc Phủ Sủng, và kết hôn cùng bà Bùi-Thị-Thân, người làng Thạnh-Trị lúc bấy giờ đang buôn bán tại chợ Mỹ Tho.

Bà sanh được 9 lần: Người con đầu lòng tên Ngô-Thị-Ngữ chết, 5 ngày sau khi sanh tại Mỹ-Tho, kế đó là Ngô-Thị-Hồng lại chết năm 3 tuổi ở Sài-Gòn.

Tư: Ngô-Thị-Yến-Ngọc.
Năm: Ngô-Thị-Nguyệt.
Sáu: Ngô-Văn-Nhựt.
Bảy: Ngô-Văn-Tinh.
Tám: Ngô-Tường-Vân.
Chín: Ngô-Thanh-Phong.
Mười: Ngô-Khai-Minh.
Ngài sống thanh bần, làm việc hết mực liêm chính lại hay giúp đỡ người hoạn nạn túng quẫn nên ít có tiền dư.

Nhưng sau đó ít lâu Ngài cũng có mua một cái nhà lá với giá $60.00 trên một khu đất mướn, ở đường Lagrange số 31 tỉnh Tân An (bây giờ là đường Phan Đình Phùng) và cất lại thành 3 căn lợp ngói. Ngôi nhà nầy vẫn còn và hiện nay hai người con gái thứ tư và thứ năm của Ngài ở đó.

III. BƯỚC HOẠN LỘ:

a) Ở Sài-Gòn - Làm việc tại Tòa Tân Đáo từ ngày 23-3-1899 đến ngày 31-12-1902, qua 1-1-1903 thì Ngài đổi về tùng sự tại Dinh Thượng-Thơ cho tới 30-4-1909.

b) Về Tân-An - Qua 1-5-1909, Ngài được đổi về làm việc tại Tòa Hành Chánh Tân An. Qua năm 1917, thi đỗ Tri Huyện. Với chức vị mới, quyền hành có nhiều thêm, nhưng Ngài vẫn một mực không đổi tánh.

c) Đi Hà-Tiên - Đầu năm 1920, buồn vì mẹ mới tạ thế lại không muốn liên can vào công việc thiếu liêm chánh của vài bạn đồng liêu nên Ngài quyết định đưa đơn xin đổi đi Hà Tiên.

Vì lòng quí Ngài, các bạn hữu đặt tiệc tiễn hành nhưng Ngài không nhận, nên có vài ông làm thi tặng: Ông Cai Tổng Nhơn ở Tân An gởi cho Ngài một bài thi như sau:
Cám cảnh Huyện quan đã lắm nhiều.

Đau lòng đi ở biết bao nhiêu,

Hà Tiên tách dặm lòng khoăn khoái,

Cù Úc chia trời luống quạnh hiu,

Bẻ liễu trông theo vò chín khúc,

Nhành mai toan gởi quặn trăm chiều,

Cái phần nam tử xưa nay vẫn,

Cầu chúc cho Ông nổi tiếng biêu.

Ông Trần Phong Sắc và Ông Cao Văn Lỏi cũng tiễn hành Ngài với bài chúc như vầy:

Nay Trưởng Tòa đãi tiệc,

Đưa Quan Huyện lên đường:

Nhóm bạn vàng đủ mặt hiền lương,

Dưng lời chúc đưa người phước đức.

Từ thi đỗ Ông lên Quan chức,

So tánh thường người ở trung dung.

Tổng làng cám cảnh không cùng,

Há phải quan yêu thì bạn ghét.

Dân chúng kính thương chi xiết,

Thiệt là gần mến lại xa trông.

Tánh thanh liêm giữ mực chí công.

Lòng trung hậu vẹn câu chỉ tín.

Yến-Bình-Trọng giao lâu càng kỉnh,

Hứa-Kỉnh-Chi nhơn trọng đặng truyền.

Nay chỉ sai thuyên nhậm Hà Tiên,

Nên mình tách tạm ly Cù-Úc.

Mới biết người lành Tri trả phúc,

Đã thêm lương lại đặng thêm quyền.

Cho hay lòng tốt dễ tầm Tiên,

Khi dạo núi, có khí dạo nước.

Nhằm ngày rảnh du hồ hóng mát,

Sò huyết kia, khô mực nọ,

Đưa theo chén rượu Thanh-Liên.

Gặp đêm thanh thưởng nguyệt giải phiền.

Sầu riêng ấy, Phật thủ nầy,

Phụ với bình trà Bạch Cúc.

Cảnh Tiên người chẳng tục,

Say vui sơn thủy khác tình trần.

Lòng chánh ứng như thần,

Khuyên dạy hiền lương nuôi kẻ khó.

Xem phong cảnh một mình vui thể đó,

Có ngày đem gia quyến sum vầỵ

Tiệc tiễn hành các bạn nhóm nơi đây,

Còn khi gặp tri âm bàn bạc.

Cơn hẩm hút vì tình lợt lạt,

Lời quê mùa tỏ dạ mặn nồng.

Tiệc hôm rồi đã nhượng mấy Ông,

Thơ bực chót xin dưng năm vận.

Vậy có thi rằng:

Mừng nay Quan Huyện đổi Hà Tiên,

Có đức Trời cho đặng có quyền.

Trăm dặm Vũng-Gù còn tiếng mến,

Một đường sau trước nổi danh hiền.

Hòn-Nghê cầm báu đưa theo gió,

Đảnh-Hạc hoa tươi rắm tới triền.

Âm chất sẽ ngồi xe ngựa mã,

Trùng phùng đồng ước hội Đào-Viên.

Bữa 1-3-1920, Ngài rời Tân-An để đi Hà-Tiên.


Khi HQ thăm lại nhà Ngài ở Tân An! thì không còn nhà gỗ như xưa! người bạn nói rằng hồi đó có xuống một lần ngôi nhà lúc đó bằng gỗ theo thời gian không còn cứng cáp! và năm 2008 người cháu của Ngài cho xây dựng lại! tuy nhiên kiến trúc để nguyên như nhà cũ chỉ khác là tường gạch - bê tông:


( Trước khi xây nhà mới năm 2008, Cháu củ Đức Ngô chụp lại nhà củ và đóng khung treo trên tường)

( Và ngôi nhà mới xây, kiến trúc vẫn giữ nguyên như nhà gỗ - trên bàn ThĐức Ngô có để một cái Gương! nghe Cháu Đức Ngô kể rằng cái gương này qua năm tháng nó vẫn vậy, không bố vàng)​



( Ảnh của Đức Ngô Minh Chiêu)



( Nơi Th Thiên Nhãn)



( phía dưới Thiên Nhãn có thờ bức tượng phật, có để cái chuông, cái mũ ....)



( Hai bên tả - hữu Đức Ngô còn thĐức Quan Thánh, Quan Âm, ...)



( Và có thờ hai bức ảnh này!)



( Người bạn Đời của Đức Ngô)



( Người con thứ tư: Cô Ngô Thị Yến Ngọc)



( Người con thứ 5: Cô Ngô Thị Nguyệt ( còn gọi cô Năm Nguyệt)



( Ngôi Nhà của Đức Ngô hiện tại)
 
Sửa lần cuối:
Kính

Rất cảm ơn Huynh Hao Quang đã chụp ảnh cho Hiền Hòa đệ và nhiều Đồng Đạo khác được xem qua Tổ Đường của Đức Ngô.

Trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đệ Hiền Hòa rất lấy làm tự hào vì trong Tông Họ của mình có 3 Vị Đại Đức được làm Môn Đệ thuở ban sơ của Đức Chí Tôn, xin kể ra như sau:

- Đức Ngài Ngô Văn Chiêu
- Đức Ngài Ngô Tường Vân
- Đức Ngài Ngô Văn Kim

Đức Ngô thì anh em chúng ta đã quá rõ về Ngài, còn hai Ngài Vân - Kim, Hiền Hòa không có tư liệu, quý HTĐM nào có, xin vui lòng cung cấp cho Hiền Hòa.

Kính
 

Trung ngôn

Active member
Cám ơn Hào Quang.
Hòa Quang còn hình ảnh nào nữa không? Cho xem đi.
Nơi đây Trung ngôn đã có dịp đến thăm viếng - trước khi sửa mới, vào khoảng 2005 thì phải.
Kính cùng Hào Quang.
____________________________
Kính cùng Hiền Hòa,
Thông tin do Hiền đệ cung cấp là mới của Trung ngôn.
Trung ngôn đang đợi.
Kính cùng Hiền Hòa.
 

dong tam

New member
Khoảng năm 2003, mình có đến viếng ngôi nhà xưa của Đức Ngô cùng các bạn trẻ sau khóa học "Thành Nhân" tại Sai Gon.

Bây giờ trong hình chụp của Hào Quang không thấy một "vật chứng" độc đáo khi đó là chiếc "Cơ rùa" được đan bằng sợi mây. Chiếc Cơ này giống y như chiếc cơ còn được lưu giữ nơi đàn Cái Khế (Cần Thơ)
 

Hao Quang

New member
hi
Kính HTĐM! HQ chỉ có chừng đó ảnh! Ngôi nhà xưa của Đức Ngô đơn sơ lắm! Ngôi nhà một vị Quan mà HQ thấy không có gì nhiều để chụp hết! vật dụng ít cũng giống như tờ giấy Ngài để dưới Đế lư hương chỉ mấy chữ vậy thôi! hi :)
Hiền Hòa mến! về tư liệu mà HH hỏi HQ không có! nhưng "có cảm thì sẽ có ứng"! hi vọng sắp tới nếu có HQ sẽ gởi!



Hôm nay đã là Ngày 13 - 03 năm Quý Tỵ ( 2013)! Ngày Đức Ngài quy Thiên trên sông Cửu Long! Ứng với câu tiên tri của Thầy:
" Giờ này Thầy điểm thâm công
Ngày sau con sẽ cưỡi rồng về nguyên"

Chúng ta cùng ôn lại cách tu thân của Đức Ngài! mà HQ sưu tầm được!

Cách Tu Thân của Ngài

"Ngài Vừa làm việc để trả nợ đời, vừa dốc lòng vào việc đạo, phép tu luyện của Ngài Ngô Minh Chiêu dựa vào lý thuyết: hễ Nhơn Đạo chu toàn thì Thiên Đạo cũng sẽ hoàn thành cùng một lúc. Vâng lời dạy Đấng Thiêng Liêng do bởi: "Kín ngoài rồi lại kín trong", Ngài ít khi cho biết phương pháp tu hành của mình.

Tại Dương Đông Phú Quốc, sau 3 năm chịu nhiều kham khổ được Đức Cao Đài Tiên Ông chân truyền đạo pháp và kiên trì tu luyện, Ngài đã được Đức Cao đài Tiên Ông ban cho 4 câu thơ

Ba năm lao khổ độ nhứt nhơn,

Mắt Thầy xem rõ lòng dạ chắc,

Thương vì con trẻ hãy còn thơ,

Gắng chí tầm phương biết đạo mầu.

Tu luyện theo phép Thượng Thừa, chịu trường trai tuyệt dục, không tham luyến sắc, tài,danh, lợi, Ngài còn phải hàng ngày bốn buổi khó nhọc công phu, không hề xao lãng. Có người hỏi, Ngài dạy rằng: hễ tu thì phãi chịu cho ma nó khảo thì mới đặng thành vì vô ma khảo, bất thành Đại Đạo và Đạo cao nhứt xích, thì Ma cao nhứt trượng, mà nếu Đạo cao nhứt trượng thì Ma cao đầu thượng, có vào lửa đỏ mới biết đặng vàng cao.

Ngài sống giản dị và thanh đạm. Mặc dù làm quan phủ phải phục sức mủ áo chĩnh tề nơi công chúng, nhưng tại gia, Ngài chỉ mặc áo thô, đi giày vải, không thích dùng cao lương, mỹ vị, chỉ ăn tương chao, rau cải, dưa muối đạm bạc. Trong nhà Ngài chỉ đặt vỏn vẹn một chiếc bàn thờ Thầy (Đức Chí Tôn), một cái bàn khác để dùng cơm, và một chiếc ghế để ngồi thiền. Tiền bạc có dư, Ngài đem giúp đỡ người nghèo khó, Ngài còn dạy đệ tử rằng: nếu có phước, thì chớ nên hưởng tận, phải biết làm phước, bố thí âm chất, nhưng có làm thì chớ khoe khoang, mong được người trả ơn hay để cầu phước cho con mình... Ngài cũng còn dặn đệ tử: hễ có tu, thì đừng cho người biết mình tu, bằng cách này hay cách khác, vì cái áo không phải là thầy tu. Luôn biết nhẫn nhục, nhẫn nại đi cho đến nơi, đến chốn, phải noi gương người quân tử, tánh như nước, lúc nào cũng phải hạ mình dưới thấp, lấy thấp làm cao, lấy dở làm hay, không luận người khen chê cao thấp, phải giữ sao cư trần mà bất nhiễm trần, như sen mọc giữa bùn mà không lấm mùi bùn.

Ngài truyền Đạo chỉ có một kinh (kinh Cảm Ứng) và một pháp (pháp Vô Vi) mà thôi.

Một kinh Cảm Ứng để hằng đọc hàng ngày và noi theo đó dể mà sửa đi điều sai trái. Một pháp Vô Vi thanh tịnh, lấy một chữ không làm gốc, có nghĩa không ham không muốn, không tính không toan, không giận không hờn.

Ngài không tự tôn, tự cao, không chịu cho người gọi bằng Thầy, không chịu cho người tôn thờ, lạy lục. Muốn thọ pháp, Ngài khuyên đến bàn thờ Đức Chí Tôn mà xin keo, khi được keo và đã cam kết giữ đúng giới luật thì Ngài mới chỉ Đạo cho.

Ngài chọn lọc người có căn cơ mới truyền đạo, Ngài thường bảo các đệ tử rằng: Chiêu học Đạo nơi Thiên Thai, ăn lộc nước, giữ bổn phận làm tôi con lo tu tâm dưỡng tánh, không xưng ngang vai với người. Cao Tiên truyền dạy một kinh Cảm Ứng và cách tu thân, nào có gạt người để cho mình vui hưởng trên sự cực nhọc của người khác. Một kinh một pháp đủ rồi."
...........
 

Facebook Comment

Top