Có nên ăn đồ cúng vong linh không ?

DangVo

New member
Có nên ăn đồ cúng vong linh không ?
Một vị hoà thượng học thiền ở Nhật bản, theo dòng thiền Lâm Tế, thiền được 30 năm, sau đó đi USA, vị Hoà Thượng này đổi qua niệm phật gần 20 năm, ẩn cư ở sa mạc bên USA, sau năm 2005 thì vị hòa thượng này nhập thế, tạo dựng lên một đạo tràng ở USA, vị này có Tha Tâm Thông, thấy được vong linh, biết được những việc ở xa,..v.v..
Mình có ghé ở đạo tràng này vài bữa, thì thấy các đồ cúng vong linh trái cây không ai ăn hết, mà đem đi cho , không biết vị hoà thượng này thấy vong linh ra sao nữa nhưng khuyên đệ tử không nên ăn đồ cúng vong linh .
Mình cũng không hiểu rỏ tại sao không nên ăn đồ cúng vong linh ?
Theo các bạn thì nghĩ sao về vấn đề này ?
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Tea

Trung ngôn

Active member
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển nói:
Bài 08 / Q.1
8 Avril 1926
THÍCH CA MÂU NI PHẬT GIÁNG CƠ

Thích Ca Mâu Ni Phật
Chuyển Phật Ðạo,
Chuyển Phật Pháp,
Chuyển Phật Tăng, qui nguyên Ðại Ðạo, tri hồ chư chúng sanh!
Khánh hỉ! Khánh hỉ.- Hội đắc Tam Kỳ Phổ Ðộ: Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đại hỉ, phát đại tiếu. Ngã vô lự tam đồ chi khổ. Khả tùng giáo NGỌC ÐẾ viết CAO ÐÀI ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

Kính HTDM,
Trung Ngôn xin tham gia chủ đề này.
Theo sự hiểu biết của Trung Ngôn thì trước khi công khai nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cho chúng sanh biết thì Đức Thích Ca Mâu Ni đã thực hiện việc chuyển tam bảo để “quy nguyên” Đại Đạo. Theo đó thì Phật Pháp Tăng đã chuyển từ ngày 8/4/ 1926 (Theo Thánh ngôn hiệp tuyển được trích nguyên văn như trên).
Cũng theo cách thông thường như “đi chợ” thì việc “được làm” hoặc “không được làm” thì được hiểu như luật: cho phép làm hoặc không được làm việc gì đó.
Câu hỏi của Huynh DangVo thì thuộc dạng “nên” hay “không nên”.
Luật pháp chưa thấy cấm ăn “đồ ăn đã cúng vong linh” hay chưa xuất hiện việc “cấm” đó.
Vậy theo ý các HTDM, trong Tam Kỳ Phổ Độ, người môn đệ Đức Cao Đài nên hay không nên ăn “đồ ăn đã cúng vong linh”?
Kính lời học hỏi.
 

Hao Quang

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Theo HQ biết điều này đã có trong nên Đạo Cao Đài từ lâu rồi mà!
HQ nêu những cảm nghĩ cá nhân mình lúc trước đi đây đó:

Cái này về luật cấm ăn đồ cúng vong linh thì HQ không rõ! Cũng giống như người tu thiền bắt buộc phải ăn chay! Nhưng ăn thế nào, hoặc trong hoàn cảnh nào thì không có luật! điều này chỉ ngầm hiểu thôi!
Thánh giáo HQ đọc thấy dạy rất nhiều mà! Nhưng vì nhiều nguyên do …..

Nhưng chắc chắn một điều người tu thiền cấm kỵ những ý như: không đi đám ma, không đi ngang chợ cá thịt, không vào bệnh viện đặc biệt là bệnh viện phụ sản, không ăn đồ cúng vong linh...
Rất là khắt khe. .còn tại sao không nên đến những nơi đó? Khi HTĐM tìm hiểu hoặc đọc những bài của Đức Quan Âm dạy thì sẽ có hai cảm giác: 1 là nỗi da gà! 2. là ứa nước mắt thôi!

Huynh DongTam cũng từng đề cập:
“Như vậy, khi cúng đám giỗ ông bà cha mẹ của mình, người đã bước lên tu tịnh (ăn chay 10 ngày/tháng) cũng không được ăn đồ cúng giỗ?”

Về nguyên tắc người tu thiền không nên ăn đồ cúng của vong linh ( Vong linh này là hiểu chung! Ví như trong cửu huyền thất tổ đó có một người tu đắc thì gia tộc đó đã được cứu hoặc được bảo lãnh về trển tu tiếp ...hoặc đã đắc hết không chừng....hoặc cửu huyền thất tổ nơi đó chưa tu... chưa vô đạo ...)

Ơn trên dạy là tuyệt đối! nhưng chúng ta chỉ hiểu và hành thường là tương đối cũng đa số vì cả nể hoặc vì hoàn cảnh không thể làm khác hơn…

Ngày trước HQ đi bụi ghé vào nhà một vị ….! Một căn nhà ba gian rất rộng, thoáng mát, chim chóc hót líu lo! .. Gian giữa thờ cúng, ngoài hiên cúng vong linh! khi dọn HQ cũng a dua vô dọn (vì là khách mà, chẳng lẻ tới ngồi không để người ta dọn mình ăn thấy cũng kỳ kỳ!) thì HQ thấy bàn nào trống để đồ dọn vào chứ sao! Nhưng có một vị nhắt nhở: “ con đêm đồ ăn này xuống bàn dưới đi! Không nên để ở đây!” HQ hỏi vì sao...? Thì vị này nói: “ vì mấy dĩa này cúng ngoài hiên”
Mà căn nhà này có một vị trong cửu huyền thất tổ tu đến phẩm Bồ Tát! Tức là ngang với phẩm Chơn tiên trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. ( HTĐM sẽ thắc mắc sao biết? vì HQ biết là được rồi)

Vấn đề này hay xảy ra nhiều với Hội Thánh Truyền Gíao! Vì nơi này vừa tu tâm pháp vừa phổ độ! Một người tu pháp vẫn đi cúng đám giỗ, đám ma …! Mà một tháng đâu chỉ một hai cái đám thôi đâu! Nhiều lắm!

Đến khi dọn ăn gặp gia đình nào hiểu vấn đề này thì rất dễ nhận thấy! còn không, mấy thanh thiếu niên dọn món ăn trong thành ngoài ngoài thành trong! Nếu một vị tu pháp kỹ tính thấy điều đó thì họ chỉ xin phép gia chủ về sớm chứ không có ăn! Điều này có đấy! nhiều nữa là khác.

Còn cấm hay không HQ nghĩ không rõ nữa! tùy ý thức mỗi người thôi! nhưng có một điều sẽ là một thắc mắc: " sao tôi tu nhiều năm rồi mà không thấy có ấn chứng chi hết"??
HQ nghe, thấy, đọc sao thì chia sẻ như vậy!vài cảm nghĩ vui góp vào diễn đàn!
Vậy tại sao không nên ăn đồ cúng của vong linh? HQ nghĩ Huynh Dangvo tạm tham khảo bài " thánh giáo" mới bị .."trảm" của HQ!:D
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trung ngôn

Active member
Kính HTDM,
Qua nội dung mà Hào Quang trình bày, theo cách hiểu của Trung Ngôn thì “đồ ăn đã cúng vong linh” thì:
- Nên ăn (đối với số đông người nào đó); và
- Không nên ăn (đối với một nhóm người nào đó ngoài số đông nêu trên).
Hiểu như vậy có được không nhỉ?
Vậy:
- Căn cứ lời dạy của “ai” thì “không nên ăn” loại “đồ ăn đã cúng vong linh”?
- Lời dạy này có thành văn bản bản hay chỉ dừng lại ở chổ người này chỉ người kia?
Kính lời học hỏi.
 

DangVo

New member
HQ nghe, thấy, đọc sao thì chia sẻ như vậy!vài cảm nghĩ vui góp vào diễn đàn!
Vậy tại sao không nên ăn đồ cúng của vong linh? HQ nghĩ Huynh Dangvo tạm tham khảo bài " thánh giáo" mới bị .."trảm" của HQ!:D
Bài thánh giáo này bị trảm rồi, buồn 5 phút :20:
HQ cho mình xin 1 copy quyễn sách này nha .
 

DangVo

New member
Kính HTDM,
Vậy:
- Căn cứ lời dạy của “ai” thì “không nên ăn” loại “đồ ăn đã cúng vong linh”?
- Lời dạy này có thành văn bản bản hay chỉ dừng lại ở chổ người này chỉ người kia?
Kính lời học hỏi.
Theo mình biết, khi thiền đạt tới một giai đoạn nào đó thì nuốt không vô khi gặp những thức ăn đó, vì đầy trược khí .

Người ăn chay vì giới luật cấm nên đôi khi ăn mặn .
Còn người ăn chay không phải vì giới luật cấm mà vì không nở lòng nào ăn thịt chúng sanh cho ngon miệng, nên một ngày ăn mặn cũng không có .
 

1234

Active member
Cùng chư huynh . chút tản mạn cùng chủ đề .

Có những điều 1234 không rõ biết rằng những điều chúng ta thảo luận trong chủ đề trên có thuộc nằm trong văn bản cụ thể nào không ! ? . Nhưng đây chỉ là chút cảm nhận riêng mà thôi ! . Theo lệ thường thì những vị đi cúng hay tiếp độ vong nhơn thường họ không dùng đồ cúng vong nhơn . Giả như trong một đám cúng vong , khi cúng xong vị Thầy "Chủ Xị" đó vào bàn ngồi uống trà xong rồi dùng đồ cúng một cách "Vô Tư" nhìn vào là mình biết ngay .... Đẳng cấp của vị Thầy này rồi !

Thường thì ... nếu gia chủ có chút hiểu biết , hoặc giả như đã đươc vị Thầy "Chủ Xị" căn dặn trước với gia chủ thì.... Nếu trong đám huynh đệ đi cúng hộ niệm ! sau khi cúng nếu gia chủ có gửi ít trái cây vật thực thì chớ nên dùng trái cây , vật thực đồ cúng mà ... gửi cho những vị huynh đệ này nha !

+ Có lần 1234 thấy có một vị Thầy Cúng độ vong xong khi về , nói nhỏ với gia chủ (có ý ) xin ít trái cây ! và dù biết rằng đó là nhưng thứ trái cây vừa cúng vong xong ! 1234 thấy thế bèn ... ngán ngẫm ! vì biết vị Thầy này ... còn thiếu rất nhiều điều ... trải nghiệm .

+ Có những lần trên chỗ làm .... vào một ngày tháng bảy cúng thí cho vong nhơn ! trưa đó thợ thầy ngủ trưa .... 1234 bèn lấy ít vật thực ra một góc cúng thí cho vong nhơn ( vì vùng đất ấy khi đó 1234 thuê chỗ để làm là một ga - ra làm xe có mặt bằng rất rộng và phía sau bên trong nơi đây có rất nhiều vong nhơn đang lẩn khuất ) . Khi vừa sắp bày đồ cúng thí ra và vừa cầm vài nén huơng đốt lên và thầm mật niệm để cúng thí cho những vong nhơn đang hiện hữu , lẩn khuất nơi vùng đất này thì .... da gà , gai óc trong người "giao cảm" nổi lên rần rần ngay ! 1234 thầm nghĩ chư vị vong nhơn này kéo đến quá đông ! . Có những đều nếu xét về mặt nào đó để hiếu , để biết thú thật rất khó nói , khó diễn đạt ... có khi điều đó lại không nằm trong một văn bản nào cả ! Có vài người thợ thắc mắc hỏi 1234 sao không dùng , ăn ... cùng anh em ? 1234 chỉ biết viện cớ là mới ăn xong ! còn no ... anh em cứ thoải mái dùng đi ! Nhưng 1234 không hề giải thích điều chi nữa ! Nhưng có lẽ nhưng đồ cúng vong nhơn là điều mà từ nào tới giờ 1234 không hề chạm đến ! Cho dù đồ đó có ngon , có quý hiếm ... hay có ra sao thì điều tiên quyết là 1234 không bao giờ ... thọ thực .

+ Khi một ai đó cúng độ vong nhơn có thể nói là họ hồi hướng , cầu xin ... những gì đó cho vong nhơn ! Ấy vậy mà họ lại thọ thực những thứ ấy ( xét về mặt sự thì đủ thấy đều đó là bất cập ) .

Vài dòng ngu muội tham gia tản mạn cùng chủ đề ! cùng chư huynh . Kính
 
Sửa lần cuối:

Trung ngôn

Active member
Kính HTDM,
Kính Hiền huynh 1234, Dang Vo cùng Hào Quang,
Những trải nghiệm mà Quý Huynh nhắc đến thì thực tế Trung Ngôn cũng đã trải qua.
Tuy nhiên cần học nên tiếp tục hỏi.
Theo Quý huynh thì: “Đồ ăn cúng vong vinh” đó đã bị trược nên khi ăn thì nuốt không vô. Vấn đề phát sinh ở chổ “bị trược” ; vậy đồ ăn này:
1. Bị “trược” khi nào - Trước hay sau khi cúng?
2. “Ai” làm cho đồ ăn này trược – người tham gia cúng hay các vong được mời tới?
3. Có gì đảm bảo rằng “người tham gia cúng” không làm cho “đồ ăn” đó “bị trược”?
4. Trong Tân pháp kỳ ba có pháp môn nào làm cho “đồ ăn cúng vong linh” không “bị trược” không?

Kính lời học hỏi.
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member
Dạ! HQ cũng hỏi Huynh Trung Ngon! Huynh là người theo Đạo Cao Đài! vậy tất nhiên Huynh thường xuyên tiếp xúc với những buổi cúng kính vong linh! đúng không? thậm chí khi cúng cửu huyền thất tổ nhà Huynh Trung Ngon chắc cũng có chư? vậy cho HQ hỏi tại sao mình phải cúng cơm như vậy sao không cúng hoa quả rồi xong hoặc thắp hương lạy rồi xong? ở đây HQ không đề cập đến ăn hay không ăn mà tại sao phải cúng như vậy? HQ nói vui sau này mình chết đi thì con cháu mình nó cũng cơm cho mình chứ!:10: Huynh Trung Ngôn thử nêu suy nghĩ của Huynh thử tại sao phải cúng cơm thế? HQ hỏi thế vì nó liên quan đến những câu hỏi của Huynh
 

1234

Active member
Kính Hiền huynh 1234, Dang Vo cùng Hào Quang,
Những trải nghiệm mà Quý Huynh nhắc đến thì thực tế Trung Ngôn cũng đã trải qua.
Tuy nhiên cần học nên tiếp tục hỏi.
Theo Quý huynh thì: “Đồ ăn cúng vong vinh” đó đã bị trược nên khi ăn thì nuốt không vô. Vấn đề phát sinh ở cho “bị trược” ; vậy đồ ăn này:
1. Bị “trược” khi nào - Trước hay sau khi cúng?
2. “Ai” làm cho đồ ăn này trược – người tham gia cúng hay các vong được mời tới?
3. Có gì đảm bảo rằng “người tham gia cúng” không làm cho “đồ ăn” đó “bị trược”?
4. Trong Tân pháp kỳ ba có pháp môn nào làm cho “đồ ăn cúng vong linh” không “bị trược” không?

Kính lời học hỏi.


Kính huynh Trung Ngôn .

Có lẽ câu hỏi huynh nêu ra cũng là cái thắc mắc của rất nhiều người và cũng là của đệ !

Dưới đây chỉ là vài dòng tản mạn viết ra trao đổi theo cái cảm nghĩ ngu muội của đệ mà thôi .

Thế giới hữu hình , vô hình có lẽ được giao cảm qua một tần số nào đó ! ( ta tạm ví dụ là một sự "mã hoá" bằng dạng sóng , khí điễn ... ) . Vì có lẽ nếu ngoài sự "mã hoá" dưới dạng sóng , khí điễn .... thì bảo lấy gì hai thế giới hữu , vô liên thông , nắm bắt , giao cảm được với nhau ... ? ( không biết có đúng không nữa ! vì đây chỉ là những dòng cảm nghĩ ngu muội của đệ mà thôi ! )

+ Ta thử xét một thí dụ : Nếu những sạp chợ bán buôn nhan nhản những thứ trái cây , vật thực , hàng ăn , hàng uống từ Chay ... tới Mặn .... Trong đó xen lẫn rất nhiều vong họ cũng đan xen trong vô hình rất đông đúc . Vậy sao họ không hề ( hay không thể ... , không có khả năng .... ) đụng chạm , ngang nhiên mà thọ thực những thứ ấy ! ? ( Nếu nói họ không biết , không thấy là ... không đúng phải không chư huynh ? )

+ Nhưng tại sao họ cần phải có người , hoặc một đám người "Cúng" thì họ mới thọ thực được ?
Có phải chăng là những thứ vật thực được đem dùng để "Cúng" đó ! lại đã được "mã hoá" bởi tư tưởng (một dạng sóng ) của người có ý , chủ ý đứng ra "Cúng" chăng ?

+ Sau khi những vật thực ấy đã được "mã hoá" sau cái gõ Enter thì những vong nhơn đó mới có thể nhận lãnh hoặc thọ thực được ! Và phải chăng sau cái Enter kích hoạt của người "Sống" thì những vật thực được "Cúng" ấy đã được khoát lên một dạng "sóng" khác !

+ Tỷ như cái sim điện thoại cho dù ta có thấy đó ! cho dù nó có chứa bao nhiêu tài khoản trong đó đi chăng nữa ! mà không hề được Enter kích hoạt thì .... cũng chỉ là một miếng ... đồng nhỏ mà thôi ! không hề làm được việc chi cả !

Vậy thì cái trược này chưa hẳn là do người Âm thọ dùng , thọ thực mà nó thành ra bị trược ! có khi là sau cái Enter kích hoạt ( mã hóa qua dạng tư tưởng sóng của người "Cúng" thể hiện qua sự khấn vái , nguyện cầu .... v v )

+ Ví dụ vui khác không dính dáng gì tới chuyện trên ! nhưng là nói vui rộng ra thêm 1 tí

Có một Khu đất Nọ ! ao , ruộng .... cỏ dại mọc lềnh khênh .... không có giá trị kinh tế cao ! Bỗng dưng sau một loạt tư tưởng .... nâng cấp được triển khai .... và khu đất ấy nằm trong diện quy hoạch cao cấp cho một khu đô thị mới ! thì sau đó những hệ quả gì sẽ kéo theo . Những vũng ao đó không ai thèm nhìn dòm tới bỗng dưng qua sự "mã hoá" nó bỗng dưng có giá trị lên tới bạc tỷ , trăm tỷ .... và người ta đỗ xô nhau giành giật , mua bán ....

Có phải chăng thế giới vô hình hay hữu hình đều có sự liên hệ rất mật thiết với cụm từ "mã hoá" hay "Sóng" vì từ những thứ này mà thế giới có sự sống động , có sự liên kết , giao thoa , chuyển đổi .... ( đi lên hay đào thải là chuyện khác nhưng cũng là những thứ đi kèm tốt thì là kết quả , xấu thì ra là hậu quả ! )

Nếu người "Cúng" là người sống không kích hoạt , mã hóa ! thì những vong nhơn trong tháng bảy họ không thể nhào vô mà giựt giành những thứ cúng thí được !

Tản mạn thêm ... ngoài lề tí xíu !

Đệ có quen một vị Lão Huynh . Đệ cũng thỉnh thoảng ghé uống cà phê và trò chuyện . Vị Lão huynh này có rất nhiều câu chuyện thú vị . Trong đó có câu chuyện .... Có một thời gian tại quán cơm chay bình dân trong xóm nhỏ vị Lão Huynh này hay thường ngồi trò chuyện tiếp chuyện những vị khách ăn chay ( trong đó trường chay đa số ) Họ hay luận đạo , luận lý .... Bỗng một hôm có một vị Lão Tăng đi ngang qua chợt nghe bọn họ luận bàn ! bèn tới gần và nói .... nội dung ra sao đó ! mà mãi sau này vị Lão huynh mà 1234 quen nói rằng tôi nghe lão tăng kia nói mà tôi nay rất thấm thía ! tôi bớt ra ngoài luận đạo . Vì tôi thấy mấy vị ăn quán tôi toàn "ôm sách" mà .... nói không hà ! họ chưa có thật chứng , ấn chứng một điều gì hết ! nói ra sợ "chạm lòng" ! nhưng cái lời khuyên của vị Lão tăng năm xưa tôi không nhớ rõ nội dung nhưng tôi tự đặt ra câu như vầy ! :

+Nhứt bổn tri thâm, năng hành =>thành đạo
+Vạn bổn lý thâm , bất hành =>bất đắc .

- Và vị Lão huynh mà 1234 quen biết còn kể vui như vầy ! Vị Lão Tăng năm xưa kia còn nói một câu : Nếu các ông muốn hiểu đạo ! thì các ông hãy đem cái đầu NGU của các ông đem quăng cho CHÓ nó ăn đi là vừa ! rồi ... các ông mới sẽ hiểu ĐẠO ... là gì !

( Có lẽ vị Lão tăng này rất thấu hiểu những cuộc tranh luận , luận đạo của những vị khách ăn ở quán Chay hôm đó , những vị bạn đạo này luận bàn chẳng ăn nhầm vào đâu cả ! mà có lẽ càng ... luận có khi, lắm lúc ... Đạo nó chạy càng ... xa thêm ! thì phải ? )

Chính ngay cái câu này 1234 nghe qua thấy rất tâm đắc ! nhưng đó thuộc về chiều sâu của cảm nhận không thể hiển lộ ra hết ý được ! Vì nếu dùng cái tri kiến của phàm phu ,kiến văn có quảng bác , sâu rộng cho dù có đa văn ( hiểu biết, sức nhớ sâu rộng ) như tầm cỡ Ngài A-NAN thuở xưa ! thì cũng chưa hẳn là gì .... ! để nói và hiểu hết về chữ Đạo .

1234 có hỏi thêm Lão Huynh rằng vị Lão Tăng kia sau này có còn ghé quán Chay này nữa không ? thì Lão Huynh này cho hay đó chỉ là một lần duy nhất ! sau đó không hề thấy bóng dáng của vị Lão Tăng này lần thứ hai .

Và chính Lão huynh mà 1234 quen có nhìn nhận và nói với 1234 như vầy :

Tôi rất nể trọng những ai học Đạo mà .... học NGŨ ! Còn học THỨC thì quán cơm tôi nhan nhản ! có thể nói thêm rằng ông chưa biết đâu ! một cậu sinh viên vào quán cơm chay tôi mà ngồi "Bà TÁM" với mấy vị sơ cơ thì mấy cậu sinh viên này "Ôm Sách" nói ro ro và còn có thể DẠY cho ông (1234) cách làm một vị Bồ Tát , La Hán, thậm chí là còn có thể DẠY ông cách làm một ÔNG PHẬT ... hay gì gì nữa cơ ! Chứ chẳng ... chơi đâu !

Mới nghe qua .... HỌC NGỦ , HỌC THỨC .... là sao ! ? 1234 chưa hiểu rõ cho lắm ! ?

Àh ! thì ra vị Lão huynh muốn biểu cảm về cái Học Ngủ , Học Thức là biểu cảm qua hai dạng học ! một cái học đạo theo kiểu của Thế Học ( truy tầm , nghiên cứu , so sánh ,quy nạp , thống kê .... vv so với cái học của tư thế Tâm tâm tương ứng ! Tâm ứng Tâm ... ) Ý vị Lão Huynh này muốn biểu cảm rõ thêm rằng :

+ Học Ngủ thì .... Khai Tâm , còn Học Thức thì ...Khai Trí ! ( Cái Tâm thì nó bàng bạc và sâu rộng ... nằm ngoài tầm với và sự hiểu biết của cái Trí ! )

+ Vị Lão huynh này thường tâm sự cùng 1234 và cũng chỉ cho 1234 vài vị khách "đặc biệt" Ông đó đó !
chuyên gia ôm "Bản Đồ" để ... nói không hà ! Trước đây tôi hay đấu Lý với ổng lắm ! nay thì tôi "im re" 1234 hỏi sao vậy ? thì Lão huynh nói : Mấy tay đó học thức ( chuyên "ôm sách" , "ôm bản đồ" chưa từng đi tới đó ! sao bằng mấy vị người ta từng đi tới đó rồi về ! mặc dù trên tay họ không có "bản đồ" . Trên bản đồ chỉ đi tới đó phải đi ngang qua một rừng Cao Su , rồi tới cái ngã 3 ... mà nay cái rừng Cao Su đó thì cũng đã bị quy hoạch rồi ! và nơi đó đã trở thành một khu Vui chơi, du lịch lớn , còn cái ngã ba đó cũng đã thành là cái vòng xoay bên dưới còn bên trên thì nay đã có mọc ra thêm một cái cầu vượt , tôi cho ông "ôm theo bản đồ mà ... đi chắc tới lúc ... dài râu cũng không thấy được đích cần đến ! chưa kể đến những thay đổi biến động khác thuộc về chi tiết ...)

+ Tôi đấu lý với mấy vị đó ! chẳng khác nào tôi "Đưa Dao" cho mấy vị đó đi "Chém" người khác ! Do vậy tôi nay chỉ trao đổi chuyện mưa , chuyện nắng mà thôi !

Nghe vị Lão huynh trao đổi 1234 rất thấu hiểu ! vì 1234 cũng từng nếm trải và tiếp xúc qua những vị như thế !

+ Mỗi lần 1234 ghé quán . Lão Huynh dù đang ngồi tâm đắc thao thao với mấy vị khách ăn trong quán đi chăng nữa ! thấy 1234 tới , cỡ nào thì cỡ cũng rời ... ghế mà qua ngồi râm rang chuyện trên trời rớt xuống đất cùng 1234 .

Có lẽ 1234 đệ đây cũng thuộc loại : Ăn Cơm dưới Đất => Nói chuyện trên Mây ( chuyện đâu đâu không hà ! )

Vài dòng tản mạng theo cái cảm nhận ngu muội của đệ . Mong rằng chư huynh hoan hỹ cho . Kính
 

dong tam

New member
"Linh hồn sống của triết học ... là
HÃY PHÂN TÍCH CỤ THỂ MỘT TÌNH HÌNH CỤ THỂ" (K.Marx)

Các thông tin huynh đệ tỷ muội đang trao đỗi rất thiết thực.
Tiếp tục nhé.
 

Trung ngôn

Active member
Kính HTDM,
Kính Hiền huynh 1234 cùng Hào Quang,
Hào Quang à!
Trong Cao Đài giáo, cụ thể là trong ‘Kinh tận độ’ có một số bài tụng bắt đầu là từ ‘văn’, ví dụ như ‘văn cúng cơm’.
Bài văn này lại được đọc trong các buổi cúng mà kinh Tận độ quy định. Ví dụ: Trong tuần cửu, Quy y vong siêu độ, Lễ kỵ nhựt, v.v..
Riêng trong phần ‘nghi cúng thí thực âm hồn cô hồn’ thì không đọc ‘văn cúng cơm’ [trang 98 và 99, bản tái bản, HTTG CĐ, 1995].
Ý hỏi của Hào Quang trong câu hỏi: ‘thậm chí khi cúng cửu huyền thất tổ nhà Huynh Trung Ngon chắc cũng có chư? vậy cho HQ hỏi tại sao mình phải cúng cơm như vậy sao không cúng hoa quả rồi xong hoặc thắp hương lạy rồi xong? ở đây HQ không đề cập đến ăn hay không ăn mà tại sao phải cúng như vậy?’.
Trung ngôn hiểu thế này: Trong tam kỳ phổ độ, nghi thức cúng kính là một trong nghi thức làm công việc phổ tế rất quang trọng. Trong mỗi kỳ đàn lệ, người đi lễ Thầy tại Thánh thất, Xã đạo thì mỗi gia đình có một hai người đi; thế nhưng trong mỗi buổi giỗ chạp thì trong nhà đó có ít nhất là một gia đình, thậm chí có đến chục gia đình tham gia ; có khi có cả tộc họ nữa là khác nếu người đó là ‘tộc trưởng’. Qua buổi cúng theo nghi thức Cao Đài làm cho người chưa có theo một tôn giáo nào [chưa là tín đồ Cao Đài] thấy và cảm nhận buổi lễ đầy đủ, ấm cúng, các nghi lễ không quá dài [như các tôn giáo ở nhị kỳ phổ độ] mà cũng không quá ngắn [như tôn giáo ở Tây phương thời nhị kỳ phổ độ, chỉ cần đọc bài kinh, hoặc hát một bài hát là … xong]. Nghe lời kinh để người đọc và người nghe thấy được trách nhiệm của mình đối với người đã khuất, đối với chính mình hoặc đối với cả con cháu [dạy cho con mình biết là bữa sau cha có chết thì cúng cha như vậy, nếu không biết thì chạy tới kêu ‘mấy ông đạo áo trắng’ đó cúng cho cha, cười]. Đọc các bài kinh – văn này hoài thì sẽ thấy trách nhiệm của mình trong đối với chúng sinh trong đó có cả âm hồn cô hồn.
Việc cúng giản đơn như Hào Quang suy nghĩ cũng ‘chửa’ thấy ai cấm cũng như khuyến khích vì điều kiện hoặc ‘làm biếng’ hoặc ‘tui ưa làm dzậy, kệ tui’, hoặc bày ra đủ ‘thập loại chi lễ’ hễ đời/tôn giáo khác có gì thì ‘miềng’ … có nấy, tùy hỷ.
Để trọn cả đôi đường, Hội Thánh có đủ quy định để tín đồ Cao Đài không quá giản tiện cũng như không quá rườm rà, lễ mễ trong việc cúng kính. Cúng xong là vừa lúc đói bụng, xuống cùng dùng bửa với gia chủ là vừa ; gia chủ dọn gì thì ăn nấy, cười!
Trung ngôn không thuộc dạng ba rọi nên không câu nệ, nếu có dính chút trược thì về nhà ‘giặt’ cái trược kia ra, giặt hoài có ngày cũng ra hết; Nếu ai đó sợ dính trược thì trả lại ‘áo mão cân đai’ cho Hội Thánh để người khác lãnh mạng đi làm. Nếu ‘đội mão, mang áo’ thì phải chịu cùng chúng sanh. Nếu không nhận cái trược của chúng sinh thì ai nhận ? Nếu tránh như vậy thì chắc Thầy cũng không bao giờ lâm phàm nhập thế, cũng chẳng phải mượn xác phàm làm gì để cho ‘bị trược’, nhỉ ???
Trong di ngôn hay di chúc của Ngài Ngô có ghi mấy điều này không nhỉ ? Ai biết xin chỉ dùm, cám ơn trước.
Mượn đoạn Thánh ngôn của Thầy để kết bài trao đổi với Hào Quang : ‘THẦY cũng biết chắc, muốn làm việc lớn cần nhất phải có nhiều con đủ đức đủ tài, đủ thể lực, song le buổi thái bình văn võ toàn tài, khi bát loạn trí ngu hữu dụng đó các con! Vì cớ ấy nên mỗi việc chi cần nhất phải tùy thời mà nói, tùy tục mà hành, dầu chi chi cũng bởi chúng sanh, chúng sanh thế ta đành phải thế’. [Thánh truyền Trung Hưng, đàn cơ ngày 06-7-ĐĐ.13 (Mậu Dần) – 01/8/1938)].
Cùng Hào Quang.
 

dong tam

New member
Nơi đây mình thấy có 2 vấn đề căn bản chúng ta cần minh định trước tiên:

1. Chơn linh có khác vong linh không?
2. Trong siêu độ, cúng phần nào là Thiên đạo phần nào là Thế đạo?
 

luutunha

New member
Kính xin góp vào vài ý cùng quí huynh :

Chơn hay chân là thật không phải giả, chơn linh là hồn của người thật sự còn linh.
Vong là mất, là không còn, vong linh là hồn của người không còn linh.
Đã nói siêu độ thì phải cứu vớt chơn hồn thăng lên, theo luutunha nhận thấy kinh kệ Cao Đài dù gọi là Thế Đạo hay Thiên Đạo cũng đều ẩn lý siêu hình hỗ trợ cho người tìm ra nguồn cội của sự LINH HIỂN.

Ví như: Bài Niệm Hương trong nghi thức cúng tứ thời còn nhiều chỗ chưa giúp người tu xác định được chân lý thì bài Niệm Hương trong phép cúng vong lại giải cụ thể hơn:

Khói nhang nghi ngút trước linh sàng
Xông sạch hương hồn trược khí tan
Hơi ấm đượm nhuần gom phách quế
Giác linh hưởng phước chốn thanh nhàn.


Nói đến trược thanh thì không phải là điều người luyện đạo ( thiên đạo ) quan tâm bậc nhất sao ? Không biết cách dâng hương thì làm sao cho hồn được thanh mà nói bị nhiễm trược ? Còn câu : Hơi ấm đượm nhần gom phách quế , hỏi những người chuyên tu luyện có biết phách là gì không ? Tại sao lại gọi là phách quế ? Phần đông chỉ giải một cách mơ hồ theo những bài Thánh giáo hay một số tài liệu huyền học nói rằng phách là chất khí bao bọc quanh cơ thể xác phàm và đúc y khuôn. Vậy thì từ GOM trong cụm từ gom phách quế có ý nghĩa gì, sao lại phải gom phách.

Thật sự toàn bộ chân truyền Thầy ban mới giúp người học đạo tìm giải những vấn đề mà loài người muốn biết nầy thôi.
 

Trung ngôn

Active member
Nơi đây mình thấy có 2 vấn đề căn bản chúng ta cần minh định trước tiên:<br /><br />1. Chơn linh có khác vong linh không?<br />2. Trong siêu độ, cúng phần nào là Thiên đạo phần nào là Thế đạo?
<br /> <br />
Kính huynh dongtam,
Theo Trung Ngôn thì Chơn linh khác với vong linh tuy nhiên chỉ dừng lại chổ hiểu nhưng nhưng chưa rõ về lý; Huynh có thể dẫn nguồn thánh ngôn nói rõ về sự khác nhau hoặc giống nhau cho Trung Ngôn biết thêm.
Biết rõ hơn để hiểu và thực hành cho đúng chứ không thể thực hiện theo kiểu "xưa bày, nay làm"!
Kính.
 

Hao Quang

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Kính Huynh DongTam!
Chơn Linh hay Vong Linh Hao Quang nghĩ giống nhau vì cùng xuất phát từ những vị đã ….chết rồi! cùng phát xuất từ linh hồn hay chơn thần của Đức Thượng Đế! Đều là con của Đức Thượng Đế. Nhưng vì lúc sống không tu hành hay tu hành không đến nơi hoặc .....! nên có tên gọi như thế! còn nếu tu hành đến nơi thì không gọi là chơn linh hay vong linh nữa!

2. Trong siêu độ, cúng phần nào là Thiên đạo phần nào là Thế đạo?
HQ nghe nói: Thiên Đạo giải thoát – Thế Đạo Đại Đồng
Nên HQ nghĩ phần cúng cầu siêu tất nhiên là Thiên Đạo! vì thấy có nhiều bài cầu siêu ở kinh Thiên Đạo:D
Còn phần thế đạo cúng Cha Mẹ, Bạn hữu ..bà con …không biết kinh cứu khổ có nằm trong phần siêu độ mà Huynh DT hỏi không?

HQ cảm ơn Huynh Trung Ngôn đã hồi đáp!
Phổ độ nên hình thức cúng kính bày ra vì lẽ này hay lẽ kia là đương nhiên rồi tất nhiên cũng vì chúng sanh! HQ cũng đoán được Huynh TN sẽ viết như thế! Đơn giản vì HQ cũng tín đồ của cơ phổ độ mà. Những ý Huynh TN đưa ra HQ thấy đều có lý. Nhưng một tập thể không thể đánh đồng mọi người đều cùng một ý được! thấy cái nào tốt nhất, hửu dụng nhất thì mình làm thôi!

“Trung ngôn không thuộc dạng ba rọi nên không câu nệ, nếu có dính chút trược thì về nhà ‘giặt’ cái trược kia ra, giặt hoài có ngày cũng ra hết”

Huynh đã viết vậy thì HQ sẽ không bàn vấn đề này!

HQ nghĩ Khi ai đã tu tâm pháp tức là xác định cho mình phải giải thoát! nếu không vì giải thoát thì vì lý do gì? Nên cẩn thận vẫn hơn! Người ta nói tu phải có lữ! tức có bạn! bạn họ nhắt nhở mình không nên cái này, không nên cái kia…..! Có bạn nhắt nhở mới biết mình đúng hay là sai. Tất nhiên Bạn và người bạn ấy mỗi người đều có cái Chơn Thần của Đức Thượng Đế tự biết cái nào Đúng – Sai!

Thánh ngôn dạy: “ ….Chúng sanh thế ta đành phải thế”! theo cá nhân HQ nghĩ cũng đúng như thế! Nhưng nếu đúng hoàn hảo câu đó phải như vầy: “ Ta thế chúng sanh đành phải thế”!
Không biết HTĐM nghĩ sao chứ HQ thấy Cái chữ “ Đành” này nghe sao mà đau khổ quá! Chấp nhận một cách phủ phàng quá! Vì đành phải thế mà! Dù thực sự là không phải như thế, thực sực không muốn như thế! Nhưng vì chúng sanh nên đành phải thế thôi! Thật khó ..! vì HQ cũng là chúng sanh mà
Trong TNHT thầy than rằng:
Cười khan mà khóc bởi thương bây ,
Chẳng mất một con, nghiệt cả bầy .
Biết phận già không chờ chống gậy ,
Nương theo con dại mới ra vầy .

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

DangVo

New member
Kính HTDM,
Kính Hiền huynh 1234, Dang Vo cùng Hào Quang,
Những trải nghiệm mà Quý Huynh nhắc đến thì thực tế Trung Ngôn cũng đã trải qua.
Tuy nhiên cần học nên tiếp tục hỏi.
Theo Quý huynh thì: “Đồ ăn cúng vong vinh” đó đã bị trược nên khi ăn thì nuốt không vô. Vấn đề phát sinh ở chổ “bị trược” ; vậy đồ ăn này:

3. Có gì đảm bảo rằng “người tham gia cúng” không làm cho “đồ ăn” đó “bị trược”?
4. Trong Tân pháp kỳ ba có pháp môn nào làm cho “đồ ăn cúng vong linh” không “bị trược” không?

Kính lời học hỏi.

Cao Đài khác với các tôn giáo khác ở chổ này, khi cúng có rất nhiều thanh khí, nên trược khí đã tẩy gần hết .
Làm sao để biết việc này ? Những vị thiền theo Cao Đài lâu có thể cảm nhận được nơi nào có nhiều thanh khí hay trược khí, nhứt là khi cúng Thầy, Thầy và các đấng Thiêng Liêng truyền năng lượng rất mạnh, đó là ân huệ Thầy và đấng Thiêng Liêng ban cho, các bạn cố gắng tịnh tâm để hưởng .
 

DangVo

New member
Nơi đây mình thấy có 2 vấn đề căn bản chúng ta cần minh định trước tiên:

1. Chơn linh có khác vong linh không?
2. Trong siêu độ, cúng phần nào là Thiên đạo phần nào là Thế đạo?
Theo mình nghĩ Chơn Linh và Vong Linh không có khác nhau, chỉ có khác nhau về nghiệp lực
 

Trung ngôn

Active member
Theo mình nghĩ Chơn Linh và Vong Linh không có khác nhau, chỉ có khác nhau về nghiệp lực
<br /> <br />
Kính HTDM,
Huynh DangVo nói như trên, Trung Ngôn hiểu không ra trong câu trên về ngữ pháp tiếng Việt: 'không có khác nhau, chỉ có khác nhau'.
Làm sao để hiểu đúng câu này nhỉ?
Kính lời học hỏi.
 

Trung ngôn

Active member
Cao Đài khác với các tôn giáo khác ở chổ này, khi cúng có rất nhiều thanh khí, nên trược khí đã tẩy gần hết .<br />Làm sao để biết việc này ? Những vị thiền theo Cao Đài lâu có thể cảm nhận được nơi nào có nhiều thanh khí hay trược khí, nhứt là khi cúng Thầy, Thầy và các đấng Thiêng Liêng truyền năng lượng rất mạnh, đó là ân huệ Thầy và đấng Thiêng Liêng ban cho, các bạn cố gắng tịnh tâm để hưởng .
<br /> <br />
Kính Huynh DangVo,
Huynh rằng trong Cao Đài, khi cúng thì “có rất nhiều thanh khí nên trược khí đã tẩy gần hết”.
Thế tại sao, có một số ý kiến rằng thực tế, một số người “tu tâm pháp” [hay tên gọi gì đó cũng được] thì họ không tránh không ăn “đồ ăn đã cúng vong linh” vì đã bị trược.
Như vậy giữa lý thuyết và thực tế đã có một độ vênh nhất định làm cho người học tu chưa “rõ lý sâu”.
Huynh có cách nào giải thích dựa trên thánh ngôn [có nguồn gốc] và một cách khoa học nhất có thể để mọi người cùng rõ, không?
Xin cám ơn.
 

Facebook Comment

Top