Đại Bồ Tát Ma Ha Tat?

Hao Quang

New member
Hôm nay có một người hỏi Đại ý: Đại Bồ Tát Ma Ha Tát là gì?
HQ cũng trả lời Đại ý: Tiên Ông và Bồ Tát là hai phẩm chót của hàng Tiên Phật!

Vừa xong cái tự nhiên ngẫm nghĩ lại! là sao ta???!!!

Vì HQ nghĩ ngũ phẩm Đạo Tiên
1 đến 5 có
Nam:
Chơn Quân
Chơn Nhơn
Đạo Nhơn
Chơn Tiên
Kim Tiên

Nữ:
Tiên Nữ
Tiên cô
Đạo Cô
Tiên Nương
Nương Nương

Bên Phật có
( HQ nhớ 2 phẩm)...rồi đến"
La Hán
Bồ Tát
Phật

Vậy Thì Bồ Tát đâu phải là Phẩm chót?
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member
Dạ! Kính Huynh DongTam! Vì HQ chưa nghiên cứu nên có phần lũng cũng HQ đã xóa phần đó! nhưng mà đại ý câu hỏi là như thế!
Vậy Huynh DongTam có thể giải đáp dùm thắc mắc của HQ không? chứ HQ thấy không ổn!
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Theo nhà Phật nếu tu đắc phẩm vị Phật: thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử.

- bậc dưới là Bồ Tát: còn vào đời hóa thân độ chúng lập công thêm.
- bậc trên là Phật: thiền định ở cõi niết bàn độ chúng.
 

Hao Quang

New member
Dạ!Kính Huynh DongTam!
Từ ngày nghỉ cty về làm " nông dân" nên rãnh rỗi!
Một hôm đang đọc truyện Phong Thần thì một anh đến chơi! anh này cũng theo đạo. Vì đang đọc truyện Phong Thần nên rất nhiều thắc mắc sao nhiều vị Tiên dùng bảo bối đánh kinh thế và xưng nhiều Đạo hiệu khác nhau như Chơn Tiên ...Chơn Nhơn...Đạo Nhơn...Nương Nương! không biết ai cao ai thấp nên nhân tiện ảnh tới HQ hỏi luôn.
Nên ảnh nói như HQ đăng ở trên! ảnh nói dưới phẩm Bồ Tát có La Hán và 2 phẩm nữa! Huynh DongTam bổ xung giúp HQ được không? HQ cảm ơn Huynh DT nhiều!

Câu Chú Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
HQ tìm hiểu trên mạng như sau:
Đại Bồ Tát Ma Ha Tát: Có nơi nói là Phật giáo! có nơi nói phẩm chót của Phật Đạo!

Còn theo anh này ảnh ghé HQ chơi sau khi ảnh nói về cao thấp giữa các Phẩm thì ảnh nói như sau:
Đại Bồ: là một Đại Nguyện lớn! như Các Đấng Thiêng Liêng nào giáng trần dạy đạo cứu giúp chúng sanh thì phải phát một đại nguyện!Như Phật Adi Đà có 48 đại nguyện, Đức Phật Dược Sư Lưu Ly có 12 Đại Nguyện, Đức Quán Thế Âm có 12 Đại Nguyện ...Đức Thượng Đế cũng có Đại Nguyện trong cuốn Đại Thừa Chơn giáo...
Tát: là thành, là thành công
Ma: cây nhỏ, thảo... ( thảo mộc -thú cầm - nhơn loại..) Trong Đạo Cao Đài độ từ thảo mộc, thú cầm , nhơn loại..
Ha: Chiến Thắng, chiến thắng hoàn cảnh, vượt qua số phận
Tát: Tát thành!
Đại Bồ Tát: Một Đại Nguyện lớn phải thành
Ma Ha Tát: Từ một cây bụi nhỏ ( thảo mộc ...) muốn tu tiến phải chiến thắng như ai đó từng nói gì ..... khồ rồi thọ khổ ..tùng khổ..thắng khổ rồi thoát khổ ...
khi đã vượt qua được rồi thì ơn trên sẽ tát thành cho mình!
anh đó ảnh nói vậy đó!
Còn ai đó nói: Đại Bồ Tát Ma Ha tat là Phật Đạo thì cá nhân HQ hiểu được! nhưng nói phẩm chót của Phật Đạo thì HQ chưa hiểu! vì theo như trên dưới Phẩm Bồ Tát còn có La Hán và hai phẩm nữa!
không biết ý của HTĐM thế nào?

Còn HQ có một thắc mắc nữa: nói về Phẩm thì Bên Tiên tại sao có bên Nữ và bên Nam còn Phật thì không có Nữ Nam! Định hỏi thì ảnh có công chuyện về mất tiêu!
 

dong tam

New member
1. Theo Phật học tự điển, các phẩm vị bên nhà Phật sau khi đắc vị gồm
Thinh Văn, Duyên Giác; A La Hán; Bồ Tát, Phật.
2. Cao Đài bên nam phái, theo kinh nghiệm đọc nhiều Thánh giáo thì:
. Đạo Nhơn: phẩm Đại Thánh. Td: Hiển Thế Đạo Nhơn (Đầu họ Đạo đầu tiên của Tt Ngọc minh Đài)
hay Chí Thánh. Td: Oai Linh Chí Thánh (Đầu họ Đạo đầu tiên của Tt Tân định)
. Hàng Tiên: Chơn Tiên, Đại Tiên (Kim Tiên, Chơn Nhơn, Thiên Tiên)
Nói chung những vị Đại Tiên nào khi giáng đàn mà có đồng tử báo đàn và xưng BẦN ĐẠO là đã thoát luân hồi. (phẩm Kim Tiên chưa có đồng tử báo đàn).
Td: Nguyệt Đức Kim Tiên (Phan Khắc Sửu) chưa có đồng tử. Sau khi thăng lên Thiên Tiên có Thanh Hà đồng tử
 

Hao Quang

New member
Dạ! HQ cảm ơn Huynh DT! thì ra hai phẩm ấy HQ gõ đâu có sai! La Hán chỉ thiếu chữ A! Tức là ALaHán:)
như vậy HQ chỉ đề cập đến NGŨ PHẨM! còn 4 phẩm nữa mới đủ cửu phẩm Tiên gia - Phật gia
HQ đề cập vấn đề này chỉ để hiểu thêm thôi! để giải thích phần nào trong truyện Phong Thần! chứ sự tu học thì còn tối lắm!

Huynh Trung Ngôn viết:

Kính HTDM,
Theo lời Thầy tức Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, vào ngày trước 15/10/Bính Dần 1926, Thầy có nói; được trích dẫn như dưới đây:
Bài 30 / Q.1
Samedi 11 Septembre 1926
5-8-Bính Dần
Nguyên văn bởi
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ VIẾT CAO ÐÀI
TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG

Hỉ chư môn đệ, hỉ chư nhu.
Các con nghe.
Các con coi bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Ðáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao tối trọng; còn Thầy thì khiêm nhường là thế nào? Vì vậy mà nhiều kẻ môn đệ cho Thầy là nhỏ... Cười...
Hạnh khiêm nhường là hạnh của mỗi đứa con, phải noi theo gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng. Các con phải khiêm nhường sao cho bằng Thầy. Thầy lại nói, buổi lập Thánh Ðạo, Thầy đến độ rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời không tội lỗi, đâu đến nhọc công Thầy.
Ấy vậy các con rán độ kẻ tội lỗi, là công lớn làm cho Thầy vui lòng hơn hết.


Trung Ngôn có vài dòng giải thích thêm 2 phẩm chót mà Thầy tá danh.
Hoặc là Thầy sai vì không đúng như ý mình (một vài người cho đến một đám đông người),
Hoặc điển ký ghi chép sai,
Hoặc chức sắc Hiệp Thiên Đài khi xuất bản TNHT đã không cẩn thận nên sai.
Trung Ngôn chỉ dám nói lại những lời Thầy nói, ngoài ra không có ý gì hết.
Kính. "
Kính Huynh Trung Ngôn!
Thực ra HQ biết bài Thánh Ngôn này! Thầy Thượng Đế đã dạy như vậy thì chắc chắn không bao giờ sai! Vì câu Chú này niệm hằng ngày nên HQ muốn tìm hiểu thật chi tiết nên HQ thắc mắc như vậy! ý nói là lỡ một bạn đạo nào bên phật vấn mình sao Bồ Tát là Phẩm chót?
Chứ HQ không luận về đúng hay sai! HQ cảm ơn Huynh Trung Ngôn nhiều nhiều

 

luutunha

New member
Đại Bồ Tát và Ma Ha Tát là 2 yếu tố hình thành đạo quả của người tu. Đại Bồ Tát là tâm từ bi - Trung dung - Chơn tâm là tâm hư không thuộc HỎA . Ma Ha Tát tức là nước rửa tội - Có nước nầy mới chuyển được nghiệp. Tứ thời cúng nước là khuyên người học đạo nên để tâm tìm nguồn Ma Ha Thủy nầy thì mới mong hạnh hưởng phước duyên.

Gội mê đồ tắm nước MA HA-
Sen vàng nay nở thêm hoa
Lão Đam cũng biết Thích Già cũng quen.
( kinh giải oan ).
 

Hao Quang

New member
Dạ! HQ cảm ơn Huynh luutunha! HQ đã hiểu cơ bản Đại Bồ Tát Ma Ha Tát! Vậy Huynh luutunha giúp HQ hiểu thêm hai chữ Tiên Ông trong câu chú: " Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tat"
Để HQ học hỏi thêm! vậy Có phẩm nào gọi là Tiên Ông không huynh luutunha!? HQ tìm mãi mà không thấy phẩm nào như thế!
 

luutunha

New member
Kính huynh Hao Quang !

Câu chú : " Nam mô Cao Đài Tiên Ông - Đại Bồ Tát - Ma Ha tát " là câu thần chú hay nhất từ xưa tới nay mà Ơn Trên lập ra dùng làm khẩu khuyết cho người tu luyện. Khi luyện công chỉ niệm có 6 chữ đầu, ý chỉ người tu phải cầu sao cho Cao Đài Tiên Ông hiện ra nơi thân mình. Tiên Ông không phải là phẩm vị mà thể hiện đây là một khối linh quang gom tụ lại. Ông tức là người nguyên thỉ sinh ra nhiều lớp ông như Ông tổ - Ông cố - Ông nội rồi tới cha con và cháu. Cơ thể con người là 1 bộ máy linh diệu có thể hóa sinh vô lượng linh quang chỉ với 1 linh quang ban đầu. Ví dụ chúng ta thấy có một ẩn dụ nói Hồng Nhi là con của Hồng Quân Lão Tổ, vậy theo lý nầy nhiều Tiên Tử sẽ tạo thành Tiên Ông. Cũng với lý nầy mà Thầy hay nói : Thầy là các con, các con là Thầy. Từ đó chúng ta hiểu được cái gì trong người chúng ta do vô số những con người, thần hồn, thánh hồn, tiên hồn. phật hồn qui tập lại mà thành thì đó chính là Tiên Ông. Chữ Cao Đài giúp chúng ta biết thể trạng của khối linh quang đó và định vị nơi khối linh quang hiện ra.

Khối linh quang này là thành quả do công trình tu tập mà có từ công phu, công quả của người tu biết qui hiệp 2 yếu tố Đại Bồ Tát và Ma Ha Tát.
 

Hao Quang

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Dạ! Kính Huynh luutunha!
HQ nghĩ như huynh! Câu chú thật hay vì HQ thấy giải cách nào cũng hợp lý!
nếu tính trong cửu phẩm từ phẩm 1 là Chơn Quân đến phẩm 9 là Lão Tổ, HQ không thấy phẩm nào Tiên ông!

Sau hỏi mới biết! Tiên Ông không phải một phẩm!
Tiên Ông chỉ là một Ông Tiên thôi! Nhưng Ông Tiên khác với Đại tiên! Đại tiên là một vị tiên lớn! còn Ông Tiên chỉ chung các vị tiên ở các cung, cỏi ( như Huyền Đô, Thanh vi, Bích Du, Bồ Đề ….). ! Như Chơn Quân cũng là một vị tiên, Kim Tiên cũng là một vị tiên! Nhưng xét về phẩm thì Chơn Quân nhỏ hơn kim tiên 4 phẩm!

Vậy nên trong TNHT Thầy viết: “Các con coi bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Ðáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao tối trọng; còn Thầy thì khiêm nhường là thế nào? Vì vậy mà nhiều kẻ môn đệ cho Thầy là nhỏ... Cười..”

Nên, câu trên muốn một vị tiên lớn cũng có! một vị tiên nhỏ cũng có! Phẩm chót cũng có! Trong Đoạn trên Thầy viết Tiên ông là phẩm chót thì hoàn toàn là đúng mà phải không Huynh luutunha?
"Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh"
Không biết có HTĐM có ý nào khác không? Riêng HQ tìm hiểu là như thế!

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

DangVo

New member
Vậy nên trong TNHT Thầy viết: “Các con coi bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Ðáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao tối trọng; còn Thầy thì khiêm nhường là thế nào? Vì vậy mà nhiều kẻ môn đệ cho Thầy là nhỏ... Cười..”

Nên, câu trên muốn một vị tiên lớn cũng có! một vị tiên nhỏ cũng có! Phẩm chót cũng có! Trong Đoạn trên Thầy viết Tiên ông là phẩm chót thì hoàn toàn là đúng mà phải không Huynh luutunha?
"Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh"
Không biết có HTĐM có ý nào khác không? Riêng HQ tìm hiểu là như thế!

Câu chú : " Nam mô Cao Đài Tiên Ông - Đại Bồ Tát - Ma Ha tát "
niệm " Nam mô Cao Đài Tiên Ông - Đại Bồ Tát - Ma Ha tát " là để nhắc nhở mình tập hạ mình xuống một chút , học chữ NHẪN, khi mình có uy quyền thì cái bãn ngã mình cao lắm,
 
Sửa lần cuối:

luutunha

New member
Kính quý Huynh !

Điểm hay của câu chú danh hiệu Thầy ở chỗ : Các câu danh hiệu xưa như Nam mô A Di Đà Phật hay Nam Mô Thái Thượng Đạo Tổ v.v... có thể giúp người học đạo hiểu nguồn ánh sáng tối linh đó là to lớn và uy quyền nhưng khiến cho người tu không nhận ra thực thể hiện hữu nơi thân phàm. Danh hiệu Cao Đài Tiên Ông chỉ rất rõ nơi nguồn hào quang đó hiện ra mà lại cho thấy khối ánh sáng nầy hình thể không lớn.

Đại Bồ Tát thì cho thấy đó là ánh sáng rất lớn - Ma Ha Tát thì cho biết ánh sáng nầy ở dạng nước. Chữ CAO thì cao lớn nhưng chữ ĐÀI thì có nhiều diễn lý rất hay.

Chữ Đài đây nên dùng chữ Đài trong câu " Cổ danh bửu cảnh Lạc Thiên Thai " để khai mở - Chữ THAI cũng là chữ ĐÀI ; gồm có chữ Khư và chữ Khẩu tạo thành. Chữ khẩu là cái miệng, chữ khư là đồ ăn thức uống. Trên cái miệng có đồ ăn và thức uống đó là Thai - Và cũng là Đài.

Người tu rất muốn biết cái thánh thai nó có hình dáng thế nào, nhưng gần như hiện nay chẳng ai rõ lý, chỉ mơ hồ đó là thể vô hình, nhưng với đạo Thầy thì là hữu hình. Đức Phật khi xưa cũng phải dùng cái bình bát để nói lên bí nhiệm nầy. Không có bình bát thì đừng mong thỉnh được chân lý Phật pháp. ( Tây Du ký ). Ngày nay Thầy dùng chữ ĐÀI bao gồm được lý đạo của Phật : Bình bát - Tiên: Bầu rượu - Nho: Chữ Đài - Chúa : Rượu nho . . . . Chữ Đài thêm chữ tử hay chữ nguyệt hoặc chữ vi thì thành chữ Thai có nghĩa là thai nhi.

txq07uyglqylm03d6602.jpg
 

Facebook Comment

Top